Sẽ xuất hiện trong chương trình nhạc Hát Cho Quê Hương
Trân Hương/Viễn Đông
VienDongDaily.Com - 10/03/2012
Vào lúc 3 giờ chiều ngày Chủ Nhật 15 tháng 4, 2012 tới đây, một buổi văn nghệ có tên Hát Cho Quê Hương sẽ được tổ chức với mục đích gây quỹ cho các hội thiện nguyện Hope Today và Viet Heart cũng như gây quỹ sinh hoạt cho ban hợp xướng Ngàn Khơi.
Hát Cho Quê Hương là chương trình nhạc thính phòng và hùng sử ca, ngoài Ban Ngàn Khơi và Ban Thiếu Nhi Ngàn Khơi cùng 2 nhạc trưởng Vũ Tôn Bình và Lee Lee Trương, còn gồm có các ca sĩ thính phòng tên tuổi: Quang Tuấn, Bích Liên, Thảo Vi, Nguyệt Hân, Mộng Thủy cũng như các nhóm ca của Ngàn Khơi, hứa hẹn một chiều nghe nhạc thích thú cho thính giả. Vé bán trước tại Tú Quỳnh (714) 531- 4284, Ngàn Khơi (714) 531- 2773, và báo Viễn Đông (714) 379-2851.
Lee Lee Trương, nữ nhạc trưởng
Lee Lee Trương, nữ nhạc trưởng
Khi xem DVD Hùng Ca Sử Việt của trung tâm Asia, mọi người đều thắc mắc về người phụ nữ có mái tóc dài buông thả rất thơ mộng, đứng xoay lưng ra khán giả, trong tay là chiếc đũa “thần” có sức mầu nhiệm khiến hơn 20 nhạc công của dàn nhạc hòa tấu nghe lời răm rắp. Đó chính là Lee Lee Trương, một nữ nhạc trưởng sinh ra và lớn lên ở Mỹ nhưng đã tham gia vào sinh hoạt âm nhạc của cộng đồng người Việt từ nhiều năm nay.
Lee Lee Trương là Phó Nhạc Trưởng của Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi và Giám Đốc Âm Nhạc của ban Thiếu Nhi Ngàn Khơi cũng như phụ tá cho nhạc trưởng Vũ Tôn Bình trong ban nhạc của nhà thờ First Presbytarian of Laguna Niguel. Ngoài những “chức vụ” nói trên, Lee Lee Trương gần đây còn được biết đến rất nhiều nhờ bài viết “người nghệ sĩ quay lưng ra khán giả” của MC Nam Lộc, được gửi đi qua trang mạng internet khắp nơi. Nhạc trưởng thì phải quay lưng ra khán giả rồi vì phải nhìn thẳng vào các nhạc công đang chơi trong dàn nhạc đại hòa tấu. Đó là vai trò Lee Lee đảm nhận trong DVD Hùng Ca Sử Việt của trung tâm Asia, một cuốn băng được sự tán thưởng nồng nhiệt của khán giả. Trong vai trò nhạc trưởng, Lee Lee phải tìm hiểu phần hòa âm phối khí của một bài hát thật kỹ lưỡng hầu có thể điều khiển dàn nhạc. Một dàn nhạc dù có gồm những nhạc công giỏi cách mấy mà không có nhạc trưởng giỏi điều khiển thì cũng rất khó thành công vì nhạc trưởng là người có nhiệm vụ tìm hiểu cái hồn của bài nhạc và truyền sự hiểu biết đó cho dàn nhạc khiến bài nhạc trở nên sống động, nói lên được tâm tình mà tác giả gửi gấm trong đó.
Nữ nhạc truởng Lee Lee Trương và dàn nhạc cùng ban hợp xuớng Ngàn Khơi
trên sân khấu Asia Hùng Ca Sử Việt
Và Lee Lee đã thực hiện vai trò này một cách hoàn hảo khiến khán giả ngồi nhà cũng nhận ra được vai trò quan trọng của người nữ nhạc trưởng trẻ trung này. Thư đã được gửi về Asia rất nhiều để hỏi thăm về cô nhạc trưởng có mái tóc dài đen mượt và hai cánh tay “phù thủy” thổi hồn vào những nét nhạc.
Tôi hỏi Lee Lee:
- Lee Lee có cảm tưởng gì khi lần đầu tiên được điều khiển cho dàn nhạc và hợp xướng chơi những bài hát hùng sử ca Việt Nam, ngôn ngữ mà Lee Lee, sinh ra ở Mỹ, ít quen thuộc.
- Lee Lee rất thích thú được làm nhạc trưởng cho DVD Hùng Ca Sử Việt của Asia. Lee Lee được học hỏi về lịch sử Việt Nam qua những bài hùng sử ca. Những bài hát này đều có giai điệu rất hay và phần hòa âm rất hào hứng, đem ý nghĩa cho bài hát khiến các nhạc công - đa số là người bản xứ - cũng rất thích thú và muốn cộng tác thêm trong những DVD sau nữa. Do đó, Lee Lee sẽ tiếp tục điều khiển dàn nhạc của Asia trong những cuốn băng mới.
- Lee Lee có cảm tưởng gì khi lần đầu tiên được điều khiển cho dàn nhạc và hợp xướng chơi những bài hát hùng sử ca Việt Nam, ngôn ngữ mà Lee Lee, sinh ra ở Mỹ, ít quen thuộc.
- Lee Lee rất thích thú được làm nhạc trưởng cho DVD Hùng Ca Sử Việt của Asia. Lee Lee được học hỏi về lịch sử Việt Nam qua những bài hùng sử ca. Những bài hát này đều có giai điệu rất hay và phần hòa âm rất hào hứng, đem ý nghĩa cho bài hát khiến các nhạc công - đa số là người bản xứ - cũng rất thích thú và muốn cộng tác thêm trong những DVD sau nữa. Do đó, Lee Lee sẽ tiếp tục điều khiển dàn nhạc của Asia trong những cuốn băng mới.
Và Lee Lee Trương, cô nhạc trưởng khả ái trẻ măng, sẽ xuất hiện trong chương trình nhạc Hát Cho Quê Hương ngày 15 tháng 4, 2012 này để điều khiển ban Ngàn Khơi và ban Thiếu Nhi Ngàn Khơi trong những khúc hùng sử ca chúng ta muốn nghe. Quí vị khán giả nhớ đến tham dự để “coi mặt” cô nhạc trưởng này.
Lee Lee Trương và hai ca viên ban Thiếu Nhi Ngàn Khơi
Lee Lee Trương và Ban Thiếu Nhi Ngàn Khơi
Trong tháng 11 năm 2007, viện nghiên cứu Harris Interactive đã công bố kết quả cuộc khảo sát về ảnh hưởng của âm nhạc đến đời sống và sự thành công của con người. Sau khi phỏng vấn 2565 người, viện đưa ra kết luận: những người từng sinh hoạt âm nhạc (học đàn piano, học xướng thanh, hát trong các ban hợp xướng, chơi đàn trong các ban nhạc tài tử ở garage...) thường có trình độ học vấn cao, kiếm được nhiều tiền hơn và quan trọng hơn cả: cảm thấy cuộc đời họ đầy đủ hơn. 88 phần trăm những người tốt nghiệp đại học cao cấp đã từng chơi nhạc trong trường khi còn nhỏ và 83 phần trăm những người kiếm hơn 150.000 đô la mỗi năm đã từng học nhạc.
Ông John Mahlmann thuộc Viện Giáo Dục Âm Nhạc Quốc Gia ở Reston, Virginia cho biết: Học âm nhạc tập cho các em nhỏ tính có kỷ luật và khi chơi hay hát trong một ban nhạc, ban ca, các em học được cách làm việc chung với người khác. Những năng khiếu này giúp người ta rất nhiều khi lớn lên ra đời làm việc, khiến họ dễ thành công. Hơn thế nữa, nhiều người vẫn tiếp tục chơi nhạc khi họ đã trưởng thành và âm nhạc đã làm cho cuộc sống của họ đầy đủ và nhiều ý nghĩa hơn lên.
Ban Thiếu Nhi Ngàn Khơi là một ban hợp xướng thiếu nhi đã ra đời và sinh hoạt gần 7 năm nay tại Little Saigon. Hiện nay ban thiếu nhi gồm 30 em, đa số là trong tuổi 7, 8, 9; một số nhỏ trong tuổi teen. Các em sẽ trình diễn 3 bài hùng sử ca trong chương trình Hát Cho Quê Hương.
Có tham dự các buổi tập của các em mới thấy sự kiên nhẫn, tinh thần chuyên nghiệp cao độ và lòng yêu trẻ em cũng như âm nhạc của Lee Lee và Đan Tâm, phụ tá ca trưởng. Nói theo kiểu một phụ huynh: “Con mình mà nhiều khi còn thấy muốn phát vào mông tụi nó vì quậy quá. Vậy mà ngạc nhiên thay, Lee Lee và Đan Tâm không bao giờ to tiếng, lúc nào cũng êm ái, nhẫn nại với các em.”
Tôi hỏi Lee Lee:
- Làm cách nào mà Lee Lee có thể điều khiển 60 đứa con nít cho chịu đứng yên và hát?
- Làm cách nào mà Lee Lee có thể điều khiển 60 đứa con nít cho chịu đứng yên và hát?
Lee Lee cười duyên:
- Lee Lee chia ra làm hai nhóm, nhóm nhỏ tuổi tập từ 5 giờ rưỡi tới 7 giờ, nhóm lớn hơn từ 6 giờ rưỡi tới 8. Khoảng giữa nửa tiếng là hai nhóm tập chung. Các em thường hát những bài có 2 bè. Về chuyện tập cho các em hát, Lee Lee và phụ tá Đan Tâm phải có cách sắp xếp giờ tập hát rất chặt chẽ, chuyện đầu tiên là phải có một “routine” tức những điều các em cần phải hiểu và phải làm, những điều các em được phép và những điều không được phép làm. Các em rất thông minh và biết rõ những chuyện không được làm. Chúng tôi phải luôn luôn nhắc nhở các em là làm gì thì làm, các em không được làm gì nguy hiểm cho chính các em hay các bạn, hoặc phá rầy người kế bên. Các em có thể di động, nhưng chỉ trong khoảng không gian của chính mình mà thôi, đừng đụng đến khoảng không gian của người khác. Lee Lee cũng dạy các em là khi Lee Lee muốn các em chú ý, Lee Lee sẽ vỗ tay theo một kiểu nhất định. Khi nghe tiếng vỗ tay này, các em phải vào chỗ và đứng yên. Chuyện này là chuyện Lee Lee dạy các em đầu tiên cả. Và khi nghe tiếng vỗ tay như vậy, các em thường đứng yên và chú ý nghe Lee Lee nói. Đây là một cách khởi đầu thôi. Trong lúc tập hát, Lee Lee và Đan Tâm phải “đi trước” các em, học được một chuyện rồi là phải lập tức đi qua chuyện khác, không có khoảng trống ở giữa. Nhờ vậy năng lượng của các em kéo dài và các em không thấy chán.
Đầu tháng 12 vừa qua, các em đã tham dự 2 buổi nhạc Giáng Sinh lớn ở nhà thờ Laguna Niguel với khoảng 1000 người tham dự. Các em hát với dàn giao hưởng và hát chung với ca đoàn gồm hơn 60 người của nhà thờ và rất được hoan nghênh, nhất là những nhân vật lớn trong đó. Tất cả mọi người đều khen không tiếc lời tinh thần kỷ luật cũng như kỹ thuật hát trội vượt bực của các em. Mỗi ngày Lee Lee đều có nghe lời khen của những người trong nhà thờ này.
- Lee Lee chia ra làm hai nhóm, nhóm nhỏ tuổi tập từ 5 giờ rưỡi tới 7 giờ, nhóm lớn hơn từ 6 giờ rưỡi tới 8. Khoảng giữa nửa tiếng là hai nhóm tập chung. Các em thường hát những bài có 2 bè. Về chuyện tập cho các em hát, Lee Lee và phụ tá Đan Tâm phải có cách sắp xếp giờ tập hát rất chặt chẽ, chuyện đầu tiên là phải có một “routine” tức những điều các em cần phải hiểu và phải làm, những điều các em được phép và những điều không được phép làm. Các em rất thông minh và biết rõ những chuyện không được làm. Chúng tôi phải luôn luôn nhắc nhở các em là làm gì thì làm, các em không được làm gì nguy hiểm cho chính các em hay các bạn, hoặc phá rầy người kế bên. Các em có thể di động, nhưng chỉ trong khoảng không gian của chính mình mà thôi, đừng đụng đến khoảng không gian của người khác. Lee Lee cũng dạy các em là khi Lee Lee muốn các em chú ý, Lee Lee sẽ vỗ tay theo một kiểu nhất định. Khi nghe tiếng vỗ tay này, các em phải vào chỗ và đứng yên. Chuyện này là chuyện Lee Lee dạy các em đầu tiên cả. Và khi nghe tiếng vỗ tay như vậy, các em thường đứng yên và chú ý nghe Lee Lee nói. Đây là một cách khởi đầu thôi. Trong lúc tập hát, Lee Lee và Đan Tâm phải “đi trước” các em, học được một chuyện rồi là phải lập tức đi qua chuyện khác, không có khoảng trống ở giữa. Nhờ vậy năng lượng của các em kéo dài và các em không thấy chán.
Đầu tháng 12 vừa qua, các em đã tham dự 2 buổi nhạc Giáng Sinh lớn ở nhà thờ Laguna Niguel với khoảng 1000 người tham dự. Các em hát với dàn giao hưởng và hát chung với ca đoàn gồm hơn 60 người của nhà thờ và rất được hoan nghênh, nhất là những nhân vật lớn trong đó. Tất cả mọi người đều khen không tiếc lời tinh thần kỷ luật cũng như kỹ thuật hát trội vượt bực của các em. Mỗi ngày Lee Lee đều có nghe lời khen của những người trong nhà thờ này.
- Lee Le thấy các em đã có được ích lợi gì khi tham gia sinh hoạt hợp xướng như vậy?
- Rất nhiều. Cái đầu tiên là các em có được phương tiện để diễn tả tâm tư của mình. Theo kinh nghiệm của Lee Lee, lớn lên trong một gia đình Việt Nam, Lee Lee thấy khó mà diễn tả được tình cảm của mình tới những người trong gia đình. Qua âm nhạc, các em có thể diễn tả những niềm vui, nỗi buồn, lòng vui sướng khi được làm những gì mình thích mà không sợ bị chỉ trích hay phê bình. Điều này rất quan trọng để khi lớn lên, các em có thể trở thành một người quân bình trong xã hội.
Tôi hỏi:
- Còn các phụ huynh thì sao? Họ có vui không?
- Còn các phụ huynh thì sao? Họ có vui không?
Lee Lee trả lời:
- Nhiều người nói với Lee Lee: nụ cười trên môi các em là những vật vô giá đối với họ. Phụ huynh ai cũng muốn cho con em mình đạt được niềm vui sướng như vậy nên các anh chị cô chú đã giúp ích và hỗ trợ rất nhiều trong việc lo lắng cho các em. Sau các buổi trình diễn, các em rất thích chụp hình. Các em chạy đến đứng gần Lee Lee, Đan Tâm rồi kêu cha mẹ đến chụp. Điều này cho thấy các em cảm nhận có liên hệ chặt chẽ với tập thể. Phụ huynh đã thấy được điều nầy. Các em không chỉ được học nhạc mà có một liên hệ mật thiết với một tổ chức mà các em có thể hãnh diện trong cộng đồng cả Việt Nam lẫn Mỹ.
- Nhiều người nói với Lee Lee: nụ cười trên môi các em là những vật vô giá đối với họ. Phụ huynh ai cũng muốn cho con em mình đạt được niềm vui sướng như vậy nên các anh chị cô chú đã giúp ích và hỗ trợ rất nhiều trong việc lo lắng cho các em. Sau các buổi trình diễn, các em rất thích chụp hình. Các em chạy đến đứng gần Lee Lee, Đan Tâm rồi kêu cha mẹ đến chụp. Điều này cho thấy các em cảm nhận có liên hệ chặt chẽ với tập thể. Phụ huynh đã thấy được điều nầy. Các em không chỉ được học nhạc mà có một liên hệ mật thiết với một tổ chức mà các em có thể hãnh diện trong cộng đồng cả Việt Nam lẫn Mỹ.
Tôi cảm thấy cần đóng góp ý nghĩ của mình:
- Trong một bài trước tôi cũng có viết là các em đã làm rạng mặt cộng đồng Việt Nam đối với cộng đồng bản xứ. Hơn nữa, cái cảm giác được “thuộc về” một tập thể là một cảm giác rất vui thích. Được vô trong ban, được chờ đợi giờ đi tập hát. Đó chính là những cảm giác tôi có được khi còn trẻ, do đó tôi muốn có ban thiếu nhi để tạo cơ hội cho các em có đuợc những cảm giác thích thú đó. Các em tập hát ở tại trung tâm điểm của Little Saigon, điều này sẽ làm cho các em có một liên hệ với cộng đồng để nhớ về khi các em lớn lên. Còn Lee Lee thì sao? Em có cảm tưởng gì khi làm việc với các em thiếu nhi? Em có vui thích?
- Trong một bài trước tôi cũng có viết là các em đã làm rạng mặt cộng đồng Việt Nam đối với cộng đồng bản xứ. Hơn nữa, cái cảm giác được “thuộc về” một tập thể là một cảm giác rất vui thích. Được vô trong ban, được chờ đợi giờ đi tập hát. Đó chính là những cảm giác tôi có được khi còn trẻ, do đó tôi muốn có ban thiếu nhi để tạo cơ hội cho các em có đuợc những cảm giác thích thú đó. Các em tập hát ở tại trung tâm điểm của Little Saigon, điều này sẽ làm cho các em có một liên hệ với cộng đồng để nhớ về khi các em lớn lên. Còn Lee Lee thì sao? Em có cảm tưởng gì khi làm việc với các em thiếu nhi? Em có vui thích?
- Có, rất vui.
Nhạc trưởng Vũ Tôn Bình, người dìu dắt của Lee Lee, xen vào:
- Tôi xin được nói thêm về Lee Lee. Tôi gặp Lee Lee cách đây 10 năm. Khi nhìn thấy Lee Lee điều khiển các em, tôi đã thấy là Lee Lee có một năng khiếu đặc biệt thu hút trẻ em. Tôi đã nói cho Lee Lee biết điều này và khuyến khích em đi học về ngành giáo dục âm nhạc cho thiếu nhi vì cộng đồng mình đang cần một người có thể dạy hát cho các em. Dạy hát cho thiếu nhi không dễ vì người dậy cần hiểu rõ về tâm lý cũng như cơ thể của các em. Lee Lee đã nghe theo và hoàn tất ban cử nhân, hiện đang học cao học về ngành giáo dục âm nhạc ở Cal State Fullerton. Lee Lee đã tham dự nhiều workshop trên khắp nước Mỹ, học từ những người thầy giỏi nhất. Hiện Lee Lee còn có môi trường để trau dồi và áp dụng những điều đã học hỏi được: làm việc ở nhà thờ, làm phó giám đốc âm nhạc cho Ngàn Khơi và điều khiển ban thiếu nhi Ngàn Khơi. Lee Lee là một người rất đặc biệt của cộng đồng vì ở vị thế làm việc ở cả 2 môi trường Mỹ và Việt, có dịp so sánh những đặc thù của nền văn hóa khác nhau. Lee Lee còn có một điều lợi nữa là Lee Lee nhỏ người, nét mặt trẻ thơ nên nếu không nói thì ai cũng tưởng em là bạn của các em thiếu nhi thành ra rất dễ thân và rất dễ dạy các em.
- Tôi xin được nói thêm về Lee Lee. Tôi gặp Lee Lee cách đây 10 năm. Khi nhìn thấy Lee Lee điều khiển các em, tôi đã thấy là Lee Lee có một năng khiếu đặc biệt thu hút trẻ em. Tôi đã nói cho Lee Lee biết điều này và khuyến khích em đi học về ngành giáo dục âm nhạc cho thiếu nhi vì cộng đồng mình đang cần một người có thể dạy hát cho các em. Dạy hát cho thiếu nhi không dễ vì người dậy cần hiểu rõ về tâm lý cũng như cơ thể của các em. Lee Lee đã nghe theo và hoàn tất ban cử nhân, hiện đang học cao học về ngành giáo dục âm nhạc ở Cal State Fullerton. Lee Lee đã tham dự nhiều workshop trên khắp nước Mỹ, học từ những người thầy giỏi nhất. Hiện Lee Lee còn có môi trường để trau dồi và áp dụng những điều đã học hỏi được: làm việc ở nhà thờ, làm phó giám đốc âm nhạc cho Ngàn Khơi và điều khiển ban thiếu nhi Ngàn Khơi. Lee Lee là một người rất đặc biệt của cộng đồng vì ở vị thế làm việc ở cả 2 môi trường Mỹ và Việt, có dịp so sánh những đặc thù của nền văn hóa khác nhau. Lee Lee còn có một điều lợi nữa là Lee Lee nhỏ người, nét mặt trẻ thơ nên nếu không nói thì ai cũng tưởng em là bạn của các em thiếu nhi thành ra rất dễ thân và rất dễ dạy các em.
Lee Lee nói thêm:
- Lee Lee vui vì có thể mang đến cho các em niềm vui âm nhạc mà các em sẽ đem theo suốt đời. Lee Lee không bao giờ nghĩ là có ngày âm nhạc sẽ đưa mình đến con đường tốt đẹp này, được làm việc với âm nhạc và được hướng dẫn các em. Lee Lee cũng muốn cám ơn Đan Tâm đã giúp Lee Lee rất nhiều trong thời gian qua. Đan Tâm biết đàn piano giỏi lại có thể hát đúng pitch (cao độ của nốt nhạc) nên làm việc rất đắc lực. Mỗi khi cần biểu diễn cho các em xem phải hát như thế nào, Lee Lee và Đan Tâm biểu diễn rất hợp cả cách hát đúng lẫn cách hát sai. Mấy em rất thích thấy Lee Lee và Đan Tâm biểu diễn, nhất là cách hát sai.
- Lee Lee vui vì có thể mang đến cho các em niềm vui âm nhạc mà các em sẽ đem theo suốt đời. Lee Lee không bao giờ nghĩ là có ngày âm nhạc sẽ đưa mình đến con đường tốt đẹp này, được làm việc với âm nhạc và được hướng dẫn các em. Lee Lee cũng muốn cám ơn Đan Tâm đã giúp Lee Lee rất nhiều trong thời gian qua. Đan Tâm biết đàn piano giỏi lại có thể hát đúng pitch (cao độ của nốt nhạc) nên làm việc rất đắc lực. Mỗi khi cần biểu diễn cho các em xem phải hát như thế nào, Lee Lee và Đan Tâm biểu diễn rất hợp cả cách hát đúng lẫn cách hát sai. Mấy em rất thích thấy Lee Lee và Đan Tâm biểu diễn, nhất là cách hát sai.
Tôi kết luận:
- Rất mừng là chúng ta có ban Thiếu Nhi Ngàn Khơi mà nhiều anh chị ca viên Ngàn Khơi đã cho con tham dự, bảo đảm một thế hệ thứ ba ca viên cho Ngàn Khơi vậy.
Viendongdaily.com và tác giả giữ bản quyền bài trên trang này. Xin đừng trích đăng dưới bất cứ hình thức nào.
- Rất mừng là chúng ta có ban Thiếu Nhi Ngàn Khơi mà nhiều anh chị ca viên Ngàn Khơi đã cho con tham dự, bảo đảm một thế hệ thứ ba ca viên cho Ngàn Khơi vậy.
Viendongdaily.com và tác giả giữ bản quyền bài trên trang này. Xin đừng trích đăng dưới bất cứ hình thức nào.
Trân Hương/Viễn Đông
.
.
.
No comments:
Post a Comment