Saturday, March 10, 2012

NHÀ LÃNH ĐẠO CHUYỂN ĐỔI SAI LẦM NHỮNG GÌ? (Joseph S. Nye, Jr.)



Joseph S. Nye, Jr.

BS Hồ Hải dịch
Thứ bảy, ngày 10 tháng ba năm 2012

Bài viết của ông Joseph S. Nye, Jr. Ông là cha đẻ của lý thuyết “Quyền lực mềm”, cũng là một cựu trợ lý bộ trưởng quốc phòng, là một giáo sư tại Đại học Harvard và là tác giả của cuốn Tương lai của Quyền lực(The Future of Power).

CAMBRIDGE - Chiến dịch vận động tranh cử tổng thống năm nay tại Hoa Kỳ đã được đánh dấu bởi các lời kêu gọi từ những người sẽ là đối thủ của Barack Obama thuộc đảng Cộng hòa, đó là một sự chuyển biến căn bản về chính sách đối ngoại của Mỹ. Chiến dịch luôn luôn khắc nghiệt hơn so với thực tế cuối cùng, nhưng các quốc gia trên thế giới nên thận trọng với những lời kêu gọi thay đổi để biến đổi. Mọi thứ không phải luôn luôn diễn ra như dự định.

Chính sách đối ngoại hầu như không có vai trò quan trọng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào năm 2000. Năm 2001, George W. Bush (Bush con - ND) bắt đầu nhiệm kỳ đầu tiên của mình với ít sự quan tâm đến chính sách đối ngoại. Nhưng thông qua những mục tiêu chuyển đổi sau các cuộc tấn công khủng bố của i ngày 11 Tháng Chín 2001, giống như Woodrow Wilson, Franklin Roosevelt, Harry Truman, các đời tổng thống trước ông, Tổng thống Bush đã nhấn mạnh dân chủ để tập hợp những người theo ông trong thời kỳ khủng hoảng.

Bill Clinton cũng đã nói về việc mở rộng vai trò của nhân quyền và dân chủ trong chính sách đối ngoại của Mỹ, nhưng hầu hết người Mỹ thờ ơ ở thời điểm những năm 1990s, và một thời kỳ hòa bình sau chiến tranh Lạnh là để kiếm lợi nhuận chứ không phải là để thay đổi. Ngược lại, Chiến lược An ninh Quốc gia năm 2002 của Tổng thống Bush, đã phải ra đời với cái gọi là Học thuyết Bush, học thuyết này tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ "xác định và loại bỏ những kẻ khủng bố, cùng với các chế độ đang nuôi dưỡng chúng, chúng đang ở đâu". Các giải pháp cho các vấn đề khủng bố đã đẩy dân chủ lan tỏa ở khắp mọi nơi.

Trong tiến trình Bush xâm lăng Iraq được che đậy bề ngoài là để loại bỏ khả năng sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt của Saddam Hussein, nhưng thực ra là để thay đổi chế độ. Bush không thể đổ lỗi cho những thất bại tình báo về vũ khí của Saddam, và dự đoán rằng nhiều quốc gia khác chia sẻ kho vũ khí hạt nhân này với Iraq. Nhưng khi nhìn tỉ mỉ về việc những mục tiêu chuyển đổi của Tổng thống Bush, nó cho ta thấy sự không đủ hiểu biết về bối cảnh Iraq và khu vực, cùng với một kế hoạch và một sự quản lý yếu kém của chính quyền ông Bush. Mặc dù một số người bảo vệ Tổng thống Bush cố gắng tin rằng ông Bush đã làm nên cuộc cách mạng "Mùa xuân Ả Rập" hiện nay, nhưng những người tham gia vào mùa xuân Ả Rập lại bác bỏ luận điểm này.

Bush được bệnh vực dưới cái nhìn của Nhà Kinh Tế học là "bị ám ảnh bởi ý tưởng là một tổng thống chuyển đổi, không chỉ đơn thuần là một một nhà điều hành giữ nguyên trạng như Bill Clinton". Rồi đến lược Ngoại trưởng Condoleezza Rice cũng được ca ngợi như là một quý bà đức hạnh của chiến lược "ngoại giao chuyển đổi". Trong khi đó các lý thuyết gia về lãnh đạocác nhà viết xã luận cũng có xu hướng nghĩ rằng các quan chức chính sách ngoại giao chuyển đổi đã làm tốt hoặc đạo đức hoặc vì hiệu quả, nhưng những bằng chứng trên thực tế lại không hỗ trợ quan điểm này.

Những kỹ năng lãnh đạo khác nhau quan trọng hơn sự khác biệt thông thường giữa các nhà lãnh đạo chuyển đổi (transformational leader) nhà lãnh đạo "hành động" (“transactional” leader)(1). Hãy xem xét Tổng thống George H.W. Bush (Bush cha – ND), người đã không làm được cái gọi là “Tầm nhìn Đại cuộc" (“The vision Thing”), nhưng lại có vẻ là người tung ra sự kiểm soát và thực hiện việc củng cố một trong những chương trình nghị sự về chính sách đối ngoại thành công nhất của Mỹ trong vòng nửa thế kỷ qua. Có lẽ các kỹ sư di truyền học một ngày nào đó sẽ có thể sản xuất ra các nhà lãnh đạo thiên phú với cả tầm nhìn và những kỹ năng quản lý, nhưng nếu so sánh hai cha con ông Bush (những người chia sẻ cho nhau một nửa thông tin di truyền nòi giống), rõ ràng thiên nhiên đã chưa giải quyết được vấn đề này.

Đây không phải là một luận cứ chống lại những nhà lãnh đạo chuyển đổi. Mohandas Gandhi, Nelson Mandela, và Martin Luther King, Jr., họ đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi bản sắc và nguyện vọng của người dân. Cũng không phải là một luận cứ chống lại những nhà lãnh đạo chuyển đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Song Franklin Roosevelt và Truman đã có những đóng góp rất quan trọng(2). Tuy nhiên, trong đánh giá các nhà lãnh đạo, chúng ta cần phải chú ý đến những việc họ làm ở cả hai mặt được và mất, những cái không tránh được và những cái ngăn chặn được, cho đến việc đánh giá được rằng những lãnh đạo chỉ biết nói mà không làm và những lãnh đạo chỉ làm mà không nói (nguyên văn là, chó sủa nghĩa là chó không cắn và chó cắn là chó không sủa: the dogs that barked and to those that did not).

Một vấn đề lớn trong chính sách đối ngoại là sự phức tạp của hoàn cảnh. Chúng ta đang sống trong một thế giới của những nền văn hóa đa dạng, chúng ta hiểu biết rất ít về việc ứng dụng kiến thức xã hội (social engineering) và làm thế nào để "xây dựng cộng đồng những quốc gia". Khi chúng ta không có thể chắc chắn là sẽ làm thế nào để cải thiện thế giới, thì sự thận trọng sẽ trở thành một đức tính quan trọng, và một tầm nhìn quá vĩ đại có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng.

Trong chính sách đối ngoại cũng giống như trong y học, điều cực kỳ quan trọng là cần nhớ Lời Thề Hippocratic: Lời thề quan trọng đầu tiên trong tất cả mọi lời thề là, không được làm gì để gây nguy hại. Đối với những lý lẽ này, những đức tính tốt của các nhà lãnh đạo hành động thì cách sử dụng trí thông minh của mình trong bối cảnh tốt là rất quan trọng. Một người nào đó giống như George H.W. Bush (Bush cha – ND), không thể phác họa trước một tầm nhìn, nhưng có thể chỉ đạo thành công trong suốt quá trình của một cuộc khủng hoảng, hóa ra ông Bush cha lại là một nhà lãnh đạo tốt hơn so với con trai của ông, vì ông Bush con có một tầm nhìn đầy quyền lực, nhưng lại có một trí thông minh để xử lý tình huống hoặc kỹ năng quản lý lại kém.

Cựu bộ trưởng ngoại giao Mỹ George Shultz, người phục vụ dưới thời Tổng thống Ronald Reagan, một lần so sánh vai trò của mình như một nhà làm vườn "là nuôi dưỡng liên tục một sự sắp xếp hợp lý có hệ thống phức tạp của 3 yếu tố là các thành viên ngoại giao (actors), với yếu tố lợi ích, và mục tiêu của công việc". Nhưng đồng nghiệp của Shultz ở Đại học Stanford, Condoleezza Rice, muốn một chính sách ngoại giao chuyển đổi tham vọng hơn, không chấp nhận một trật tự thế giới , đã cố gắng để thay đổi nó. Dưới cái nhìn của một quan sát viên thì, "bà Rice tham vọng không chỉ là một người làm vườn - muốn là một kiến ​​trúc sư cảnh quan".một vai trò cho cả hai người làm vườn và kiến trúc sư cảnh quan, tùy thuộc vào bối cảnh, nhưng chúng ta nên tránh những sai lầm thông thường của một tự duy tự phát rằng, kiến trúc sư cảnh quan cho sự chuyển đổi là một nhà lãnh đạo tốt hơn so với người làm vườn cẩn thận.

Chúng ta nên luôn ghi nhớ điều này trong tâm trí khi chúng ta đánh giá các cuộc tranh luận của các ứng viên tổng thống Mỹ hiện nay, với sự tham khảo liên tục của họ đến tình hình suy thoái của nước Mỹ. Suy thoái là một phép ẩn dụ gây hiểu nhầm. Mỹ không phải đang tình trạng suy thoái tuyệt đối, mà, đang trong tình trạng tương đối chấp nhận được, có một xác suất hợp lý rằng nước Mỹ sẽ vẫn duy trì được quyền lực to lớn hơn so với bất kỳ nước nào khác trong những thập niên tới. Chúng ta không sống trong một "thế giới hậu nước Mỹ", nhưng chúng ta cũng không sống trong thời đại của nước Mỹ vào cuối thế kỷ XX.

Mỹ sẽ phải đối diện với sự gia tăng các nguồn sức mạnh của nhiều quốc gia khác - cả hai nơi tổ chức của chính phủngoài chính phủ (state and non-state actors)(3). Nước Mỹ cũng sẽ đối đầu với một số lượng ngày càng tăng của các vấn đề đòi hỏi quyền lực với những nước khác, và nước Mỹ phải ngày càng nhiều quyền lực hơn những nước khác để có được kết quả thích hợp cho đất nước. Khả năng duy trì liên minh và tạo ra mạng lưới hợp tác của Mỹ sẽ là một chiều kích quan trọng của quyền lực cứng và mềm của nước Mỹ.

Vấn đề vai trò của Mỹ trong thế kỷ XXI không phải là một quốc gia của "suy thoái"(một cách tồi tệ), mà là phát triển trí thông minh theo bối cảnh của toàn cầu, để hiểu rằng ngay cả những quốc gia hùng mạnh nhất cũng không thể đạt được những gì nó muốn mà, không cần sự giúp đỡ của những nước khác. Giáo dục công chúng hiểu được thời đại thông tin toàn cầu hóa phức tạp này, và những gì là cần thiết để hoạt động thành công trong thời đại hiện nay, đây sẽ là nhiệm vụ của nhà lãnh đạo chuyển đổi thực thụ. Với ý nghĩa đó cho đến nay, chúng ta không được nghe nhiều về nó từ các ứng cử viên đảng Cộng hòa.

Bản quyền: Project Syndicate, 2012.

Ghi chú của người dịch:

1. Transformational Leader và Transactional Leader: Theo tác giả có 2 loại lãnh đạo: loại lãnh đạo không muốn có sự chuyển đổi một tổ chức hay một quốc gia, mà chỉ làm việc cẩn thận trên cở sở cái cũ đã có sẵn để phát triển tổ chức hoặc quốc gia tốt đẹp hơn. Loại lãnh đạo thứ hai là lãnh đạo chuyển đổi.

Lãnh đạo chuyển đổi lại chia làm 2 loại, một loại chuyển đổi có vạch trước một kế hoạch mà tác giả gọi là tầm nhìn để thực hiện. Còn loại thứ hai của loại lãnh đạo chuyển đổi là loại hành động(transactional leader), không cần vạch kế hoạch trước mà chỉ cần hành động tốt những hiện thực bày ra trước mắt.

Với phân loại này của tác giả thì, Bush con thuộc loại Transformational Leader – nói nhiều mà làm không hiệu quả. Còn Bush cha thì thuộc loạn transactional leader, hành động hiệu quả trong bối cảnh thực tế kết thúc chiến tranh Lạnh, trong khi ông không có kế hoạch lớn lao trước đó.

2. Franklin D. Roosevelt 30/01/1882 – 12/4/1945) là vị tổng thống thứ 32 và duy nhất của nước Mỹ làm hơn 2 nhiệm kỳ. Ông đã lèo lái đất nước Mỹ đến nhiệm kỳ thứ 4 từ một người bị sốt bại liệt từ thời niên thiếu, phải mang trên người 10kg sắt cho bộ phận 2 chi giả, để đi lại. Nhưng với sức làm việc kinh người ông đã chiến thắng tàn phế và mọi đối thủ ứng viên tổng thống Mỹ và kể cả các đối thủ toàn cầu. Lên nắm nước Mỹ vào ngày 04/3/1933 và làm tổng thống đến ngày qua đời, trong lúc cơn đại khủng hoảng toàn cầu và chiến tranh thế giới II. Ông nắm nước Mỹ cho đến ngày bị xuất huyết não trong lúc nghỉ ngơi sau hội nghị Yalta giữa 3 đại cường: Mỹ - Nga và Anh quyết định kết thúc chiến tranh thế giới II.

Franklin D. Roosevelt ngoài việc ông hoạt động ngoại giao dẫn đắt nước Mỹ vượt qua và đặt nền tảng cho chiến thắng của phe đồng minh trong chiến tranh thế giới II. Ông còn để lại cho nước Mỹ một chính sách Kinh tế mới với cái tên là New Deal. Nó đã đưa nước Mỹ trở thành siêu cường thế giới vượt qua Anh, buộc hơn 70 quốc gia phải ngồi lại họp ở thành phố Bretton Woods để Mỹ trở thành thủ lĩnh kinh tế tài chính toàn cầu và thị trường chứng khoán London phải nhượng vai trò cầm đầu cho New York, cũng như quy định bản vị vàng cho việc sản xuất tiền cho các quốc gia thành viên vào cuối năm 1944. Cuộc họp này làm nên Hiệp Định Bretton Woods mà tôi đã ghi chú trên blog này trong bài "Quay về hệ thống Bretton Woods".

Harry S. Truman (08/5/1884 – 26/12/1972) là vị tổng thống thứ 33 nước Mỹ và là phó tổng thống của ông Franklin D. Roosevelt. Ông lên nhậm chức tổng thống thay thế cái chết đột ngột của Franklin D. Roosevelt và nắm 2 nhiệm kỳ 1945 – 1953, quyết định quan trọng nhất của ông là cho thả 2 quả bom nguyên tử vào Hiroshima và Nagasaki kết thúc chiến tranh thế giới II, thắng lợi về phe đồng minh.

Ông là người ra những quyết định quan trọng như loại bỏ phân biệt chủng tộc trong quân đội. Chống và diệt căn bệnh trầm kha của nước Mỹ lúc bấy giờ: tham nhũng. Đặc biệt các thành viên của đảng cộng sản Mỹ là cha đẻ của tham nhũng ở Mỹ, họ có xuất thân từ giai cấp thợ thuyền ở các khu ổ chuột đã len lỏi vào chính quyền, ông cũng cắt chức loại bỏ hàng ngàn người thân với cộng sản trong các cơ quan nhà nước. Hàng trăm người được ông bổ nhiệm bị buộc phải từ chức trong hàng loạt các vụ bê bối về tài chính. Nhờ đó, một nước Mỹ trong sạch như hôm nay.

Ông cũng là người tiêu diệt sức mạnh của đảng cộng sản Mỹ chuyên cầm đầu đình công bãi thị ở tất cả các bến cảng và công xưởng Mỹ, lập lại trật tự một nước Mỹ phát triển hùng mạnh bằng Học Thuyết Truman của ông ra đời và được quốc hội thông qua ngày 22/5/1947 với chủ trương nêu rõ: “Hoa Kỳ sẽ viện trợ cho bất kỳ nước tự do nào đang bị đe dọa bởi chủ nghĩa Cộng sản”. Cũng từ học thuyết này mà có những cuộc chiến như ở Việt Nam và Triều Tiên trong quá khứ cũng như mùa xuân Á Rập trong năm qua… Tuy vậy, ông là một trong những vị tổng thống nghèo nhất nước Mỹ.

Sau khi về hưu do nghèo vì làm ăn phá sản từ khi còn trẻ, nợ nần của ông lên đến 30 ngàn đô là là một số tiền lớn thời đó, không trả nổi, buộc vợ chồng ông sống trong nghèo đói và là 2 công dân Mỹ đầu tiên nhận trợ cấp từ chương trình Medicare (chương trình chăm sóc y tế và an sinh xã hội Mỹ) do tổng thống thứ 36 Lyndon Johnson ký thành luật.

3. State and non-state actors: các tổ chức liên quan đến nhà nước và các hỗ trợ cộng đồng theo luật Liên Bang thì gọi là State Actors. Các tổ chức phi chính phủ hoặc ngoài chính phủ theo luật của Liên Bang Mỹ thì gọi là Non-state Actors.


Bài viết cùng tác giả:
.
.
.



No comments: