Thanh Trúc, phóng viên RFA
2012-03-21
Một thuyền nhân Việt ở Philippines, anh Trần Thiên Ái, đến định cư tại Canada chưa được mười hai năm, đang có nhiều hy vọng thắng giải di dân hàng đầu nhờ nổ lực vươn lên của bản thân cũng như quá trình đóng góp và phục vụ xã hội cho đất nước Canada.
Anh Trần Thiên Ái chụp ngày tốt nghiệp Đại học Mc Gill ở Canada. Photo from Thien Ai
Một trong những tổ chức đứng ra bảo trợ cho giải thưởng này là báo Canadian Immigrant bên cạnh các đại diện chính phủ. Thanh Trúc thuật lại câu chuyện như sau:
“Giải hai mươi lăm di dân hàng đầu của Canada được thiết lập từ năm 2009. Đây là một giải quốc gia, tuyển chọn những gương mặt mà người ta coi như có đóng góp nhiều trong cộng đồng của họ và cho xã hội Canada nói chung.
Theo như em biết năm 2012 này có trên năm trăm người được đề cử từ các cộng đồng sắc tộc khác nhau khắp Canada. Ban tổ chức là của tạp chí Canadian Immigrant, cộng thêm với những người từng thắng giải này trước đây và những lãnh đạo của các cộng đồng mà họ tuyển chọn vào trong ban tổ chức. Thì cuối cùng họ chọn ra bảy mươi lăm người vào vòng chung kết. Bởi vì giải này gọi là “public choice award ” tức là do công chúng chọn lựa, do đó bảy mươi lăm người trong vòng chung kết này phải được chọn lựa online và hai mươi lăm người được nhiều phiếu nhất sẽ là hai mươi lăm người thắng cuộc.
Ngoài vấn đề dựa trên số phiếu của những người thắng cuộc ra thì ban tuyển chọn cũng sẽ xem xét lại sau khi cuộc bỏ phiếu chấm dứt, và họ sẽ chọn ra hai mươi lăm di dân hàng đầu của Canada. “
“Giải hai mươi lăm di dân hàng đầu của Canada được thiết lập từ năm 2009. Đây là một giải quốc gia, tuyển chọn những gương mặt mà người ta coi như có đóng góp nhiều trong cộng đồng của họ và cho xã hội Canada nói chung.
Theo như em biết năm 2012 này có trên năm trăm người được đề cử từ các cộng đồng sắc tộc khác nhau khắp Canada. Ban tổ chức là của tạp chí Canadian Immigrant, cộng thêm với những người từng thắng giải này trước đây và những lãnh đạo của các cộng đồng mà họ tuyển chọn vào trong ban tổ chức. Thì cuối cùng họ chọn ra bảy mươi lăm người vào vòng chung kết. Bởi vì giải này gọi là “public choice award ” tức là do công chúng chọn lựa, do đó bảy mươi lăm người trong vòng chung kết này phải được chọn lựa online và hai mươi lăm người được nhiều phiếu nhất sẽ là hai mươi lăm người thắng cuộc.
Ngoài vấn đề dựa trên số phiếu của những người thắng cuộc ra thì ban tuyển chọn cũng sẽ xem xét lại sau khi cuộc bỏ phiếu chấm dứt, và họ sẽ chọn ra hai mươi lăm di dân hàng đầu của Canada. “
Đó là lời Trần Thiên Ái, quê ở Qui Nhơn, vượt biển đến Philippines năm 1989 khi được hai mươi tuổi. Kẹt lại Philippines mười một năm, một mình bương chải tìm kế sinh nhai trong hy vọng đến một quốc gia thứ ba, năm 2001 Trần Thiên Ái được chính phủ Canada chấp thuận cho qua định cư tại Montreal thuộc tỉnh bang Quebec.
Sức mạnh của ý chí
Trần Thiên Ái nói tiếp :
Trần Thiên Ái nói tiếp :
Đến Montreal hai tuần sau thì em bắt đầu đi kiếm việc, em đi tới rất nhiều nhà máy và hãng xưởng,cuối cùng em xin được vào trong một hãng sản xuất mẫu mã xây dựng. Thì em vào làm một công nhân bình thường thôi.
Làm việc tại đây gần một năm, Trần Thiên Ái được ban giam đốc đưa lên làm việc trên văn phòng của hãng, phụ với những người trong ban quản đốc để thực hiện các dự án liên quan đến vấn đề sản xuất mẫu mã. Được mấy tháng sau thì người nhân viên văn phòng, chuyên lo việc thâu nhận công nhân cho hãng, đến tuổi về hưu:
Em cũng không hiểu tại sao lúc đó ban giám đốc lại quyết định chọn em, họ nói là bây giờ họ muốn em thử cái “job” tuyển chọn người này đi. Em nói với ông manager của em lúc đó là em không biết nói tiếng Pháp, mà ở Montreal là phải nói tiếng Pháp, thì làm sao em có thể làm công việc tuyển chọn người như vậy. Ông manager của em nói là ban giám đốc đã bàn với nhau và họ nghĩ rằng em có thể làm được, họ muốn em thử.
Em nhận lời và không ngờ cuối cùng em làm được công việc rất là tốt. Sau đó thì em làm công việc của một human resource coordinator, một người điều phối về nhân sự cho hãng, em lo tất cả vấn đề nhận người cho hãng đó, có khoảng một trăm ba mươi nhân viên. Và trong quá trình làm toàn thời gian như vậy vào ban ngày thì buổi tối em đi học tại trường đại học McGill. Đến tháng Chín 2007 thì em xin nghỉ để đi học toàn thời gian tại đại học McGill.
Anh Trần Thiên Ái chụp tại Ottawa năm 2011. Photo from Thien Ai
Con đường vào đại học Canada không dễ dàng cho một người mới đến Canada chưa được vài năm và chưa có bằng cấp . Làm thế nào để đến năm 2004 thì anh được nhận vào đại học McGill:
Nhưng mà trước đó khi em nộp đơn lần đầu thì đại học McGill bác đơn, nói rằng em không có đủ những “cua” học ở Canada để chứng minh cho họ thấy điểm của em. Em cũng xin nói trước khi em qua Canada thì em may mắn thi đậu vào một đại học tư thục tại Manila là trường Trinity College và em học ngành Tâm Lý, đó là vào năm 2000. Thì em là một trong rất ít những thuyền nhân kẹt lại Philippines mà có khả năng và được may mắn thi đậu vào đại học và có thể học chương trình đại học. Học tới 2001 tức là hết năm đầu thì em sang Canada.
Em mới chuyển cái credit từ trường đại học Trinity bên Philippines sang McGill. Họ cũng nhận một vài credit nhưng mà họ vẫn muốn em phải có những “cua” học tại Canada này. Lần đầu bị từ chối em mới phải vào học tại trường cao đẳng Dawson, em lấy một số “cua” trong đó và không ngờ những “cua” em lấy đều được những điểm rất cao, trong đó có “cua” Introduction To Psychology Dẫn Nhập Tâm Lý em lấy được điểm toàn phần cuối năm là 99/100.
Nhờ đó mà đến 2004, dùng những điểm cao tại trường Dawson, Trần Thiên Ái nộp đơn vào đại học McGill lần thứ hai và được nhận ngay. Lúc đó anh vẫn đi làm việc ban ngày và đi học ban đêm ở McGill như đã kể. Khi được đại học McGill nhận cho học toàn thời gian, Trần Thiên Ái ghi danh vào chương trình Social Work, Công Tác Xã Hội.
Thành quả của sự quyết tâm
Năm 2006, Trần Thiên Ái đạt điểm GPA 4 tức điểm cao nhất tại McGill, được vào top 15% của chương trình học. Nhờ thành quả học tập này, anh được Golden Key International Honor Society, một tổ chức chuyên vinh danh những sinh viên ưu tú trên khắp thế giới, nhận làm lifetime member tức thành viên suốt đời. Thừa cơ hội đó, Trần Thiên Ái nộp đơn xin học bổng của Golden Key International Honor Society:
Mà học bổng này chỉ dành cho những thành viên của Gloden Key thôi, những thành viên từ các trường đại học người ta chọn vào tổ chức. Rất may mắn em thắng được học bổng quốc tế đó và em là một trong mười sinh viên trên toàn thế giới thắng giải đó.
Để có đủ tiêu chuẩn tốt nghiệp đại học McGill, từ 2005 đến 2009 Trần Thiên Ái phải thực tập nhiều trăm giờ cho khoa Công Tác Xã Hội, một chương trình học cử nhân. Anh đã thực tập tại nhiều nhà dưỡng lão, và các khu gia cư của những người có thu nhập thấp. Trong thời gian đó, một giáo sư đại học nhân thấy năng lực cùng ý chí làm việc của Trần Thiên Ái nên đã có ý đề cử anh vào giải di dân hàng đầu Canada.
Anh Trần Thiên Ái chụp hồi còn ở trại tỵ nạn Philippines cùng với một số thiện nguyện viên quốc tế
Năm 2008, Trần Thiên Ái được đại học McGill chỉ định làm phụ tá nghiên cứu tại đại học McGill vẫn trong bộ môn Công tác Xã Hội. Đây là kết quả ba năm làm việc đắc lực để giúp đỡ người già cả thuộc các sắc dân khác nhau chứ không riêng Việt Nam. Năm 2009, anh được giải thưởng Sadie Aronof về Phẩm Chất Lãnh Đạo. Đây là giải thưởng mà trường đại học McGill chỉ dành cho một sinh viên tốt nghiệp mỗi năm mà thôi.
Cũng trong năm đó, 2009, Trần Thiên Ái tốt nghiệp đại học McGill với bằng danh dự. Những bước thành công về học lực, việc làm, những hoạt động trong lãnh vực giúp đỡ bảo vệ người cao tuổi đã giúp Trần Thiên Ái đạt nhiều bằng khen . Anh trở thành chủ tịch của Liên Hội Người Việt Canada và Trung Tâm Việt Nam Canada năm 2009.
Cũng trong năm đó, 2009, Trần Thiên Ái tốt nghiệp đại học McGill với bằng danh dự. Những bước thành công về học lực, việc làm, những hoạt động trong lãnh vực giúp đỡ bảo vệ người cao tuổi đã giúp Trần Thiên Ái đạt nhiều bằng khen . Anh trở thành chủ tịch của Liên Hội Người Việt Canada và Trung Tâm Việt Nam Canada năm 2009.
Tháng Mười Một 2011, Trần Thiên Ái được Uỷ Ban Cải Huấn Canada (Correctional Service Of Canada) công nhận về những hoạt động thiện nguyện của anh từ 2010 đến 2011 trong Uỷ Ban Cố Vấn Công Dân Canada. Anh trở thành người sắc tộc duy nhất trong Uỷ Ban này.
Đối với một người có nhiều ý chí phấn đấu như Trần Thiên Ái, nỗi khó khăn lớn nhất không phải chuyện vươn lên ở xứ người mà là sự xa cách cha mẹ trong hai mươi năm. Nay thì anh đã đoàn tụ cùng song thân trên đất nước Canada đã nuôi nấng anh vững chải và trưởng thành:
Em cảm thấy vinh dự khi được đề cử giải thưởng di dân hàng đầu Canada, và em cũng cảm thấy rất vinh dư là em được chọn vào vòng chung kết. Em muốn chia sẻ giải thưởng này với người Việt ở Canada, đặc biệt với thuyền nhân cùng cảnh ngộ với em và từng sống với em tại Philippines trong những năm tháng rất dài mà không có định hướng tương lai.
Nếu như em trở thành một trong hai mươi lăm di dân hàng đầu ở Canada thì em hy vọng rằng những nỗ lực mà em cố gắng và em đạt được, những thành tựu mà em có được hôm nay sẽ là một động lực nào đó không chỉ là cho người trẻ của Việt Nam mà đặc biệt cho những người di dân đến một đất nước mới.Nếu như em có thể lực để vượt qua những khó khăn thì những người khác chắc chắn cũng sẽ làm được như vậy.
Được biết hạn cuối để bầu chọn từ bảy mươi lăm người vào chung kết ra hai mươi lăm người di dân hàng đầu Canada là ngày 13 tháng Tư. Kết quả chính thức sẽ được công bố cuối tháng Năm tới.
Theo dòng thời sự:
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
.
.
.
No comments:
Post a Comment