Trần Tỉnh – Lê
- Kính thưađồng bào Việt Nam!
- Kính gửi các tổ chức chính trị, đảng phái, tôn giáo, báo giới, truyền thông Việt ngữtoàn cầu !
Ðảng Cộng Sản Việt Nam, nhà cầm quyền Hà Nội đã tổ chức một cuộc đấu thầu cho việc chuẩn bị xây dựng một nhà máy điện nguyên tử, dự định xây dựng tại tỉnh Ninh Thuận với sự mời gọi bốn quốc gia: CH Nga, CHND Trung Hoa, CH Ấn Ðộ và Nhật Bản . Nếu đúng như tiến trình bàn thảo và quyết định thì sẽ tiếp tục gây ra sựthiệt hại to lớn và nguy hiểm cho nhiều vấn đề: An ninh sinh mạng cho hàng triệu con người, ngân sách, kinh tế, đối ngoại, môi trường, an ninh quốc gia…
*Ngân sách, kinh tế:
1 -Giá mua và xây dựng một nhà máy điện nguyên tử loại, hạng trung bình trọn giá hiện nay là khoảng 3 đến 5 tỷ USD. Nếu với số tiền này để cung ứng cho việc học tập, đào tạo một đội ngũ chuyên viên kỹ thuật đúng mức thì khoảng 15, 20 năm sau Việt Nam sẽ không cần phải mua nhà máy điện nguyên tử của nước ngoài. Hiện tại đời sống nhân dân vẫn còn hơn 70 % đang cần phải xoá đói, giảm nghèo cùng rất nhiều vấn nạn khẩn thiết cần giải quyết cho ổn định đời sống nhân dân cả nước.
2 -Dự tính 20 đến 30 năm sau, tất cả các nhà máy điện nguyên tử trên toàn thếgiới đang vận hành bằng nhiệt năng từ than đá, dầu mỏ đều quá lỗi thời và lạc hậu. Ðiện năng phục vụ cho con người ngày ấy sẽ chủ yếu là: Nguyên tử điện sản sinh từ ánh sáng, gió, nước và sóng ngầm hải lưu trong lòng biển... (Tất cả điều kiện thuận lợi này đất nước Việt Nam đang dư thừa vì có tới hơn 3.500 Km bờ biển với lượng mưa lớn, sức gió rất mạnh và nguồn ánh nắng ngập tràn không gian bầu trời, biển đảo ).
* Ðối ngoại:
1– Dù nhìn nhận ở góc độ nào thì việc xây dựng nhà máy điện nguyên tử của một nhà nước độc tài khó kiểm soát, không minh bạch cũng là hành vi thách đố, đe dọa, khiêu khích… các quốc gia lân bang. Đặc biệt, nếu nhà máy điện nguyên tử nằm trong quyền cai trị của chế độ Cộng sản Việt Nam độc đảng, độc tài thì sự nguy hại khôn lường sẽ không thểgiám sát được .
2 -CHXHCN Việt Nam mua và xây dựng xong một nhà máy điện nguyên tử thì diễn biến chung toàn thể đời sống chính trị, kinh tế, xã hội…Việt Nam sẽ có thểlặp lại một Bắc Triều Tiên hiện hữu. Đó, là chưa kể đến nếu bị Trung Quốc đe dọa toàn diện trên Biển Đông và tràn ngập người Hoa trên đất liền thì tương lai đất nước Việt Nam sẽ đi về đâu?. Vì, về địa danh, lãnh hải Biển Ðông đã mất cả hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa với hàng chục nghìn km2 hải phận cùng gần 1.000 Km2 biên giới phía Bắc. Các điểm cao quốc phòng Việt Nam hầu như đang bịkhống chế tuyệt đối.
* Môi trường:
1 -Hiệu quả kinh tế của một nhà máy điện nguyên tử, nếu được bảo hành chuẩn xác có hiệu quả tối đa cũng khoảng trăm năm . Nhưng, điều kiện nhân sự, kỹ thuật và tri thức con người ở chế độ độc tài Cộng sản Việt Nam hiện nay không có 10% bảo đảm, do nhiều vấn đề kỹ thuật, điều hành, chất thải, người sử dụng…với những lý do:
+ Không có nguồn cung ứng bảo đảm để có số ngoại tệ mạnh ổn định, không có chuyên viên kỹ thuật cao hoặc đúng mức để bảo trì, bảo hành đúng hạng mục, quy trình…
+ Ðây là những quả bom nguyên tử nổ chậm, không hẹn ngày, giờ và sự nguy hiểm không lường hết được từ các lò phản ứng hạt nhân cùng vấn nạn lưu trữ,bảo đảm an toàn chất thải, phóng xạ.
+Ai sẽ chịu trách nhiệm bảo hiểm, bảo toàn cho sức khoẻ con người và môi trường sinh thái khu vực cư ngụ và cho toàn thể người dân Việt Nam khi có sự cố tai nạn ( Bởi vì nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam không phải là một nhà nước vì dân, do dân bầu ra). Và, ngược lại thể chế ấy cũng không có một văn bản khế ước, ký kết bảo đảm an toàn, an ninh cụ thể nào với nhân dân hay với mỗi công dân Việt Nam )
2 –Nếu như các công trình thuỷ điện, cáp điện lưới cấp quốc gia hiện hữu của CHXHCN Việt Nam đang là những sản phẩm phản khoa học, tàn phá sinh thái đất nước, con người như: Thủy điện Hoà Bình, Trị An, Yên Bái, Lào Cai, đường dây cao thế 500 KW Bắc – Nam … gây nên biết bao nghìn tỷ đồng thiệt hại thì việc mua và xây dựng nhà máy điện nguyên tử sẽ dẫn đến sựnguy khốn gấp trăm, ngàn lần chưa ai có thể tiên đoán được.
* An ninh:
1 -Một thể chế độc đảng, độc quyền, độc tài như đảng CSVN thì ai và lực lượng nào có thể kiểm tra, giám sát được việc chế tạo, sản xuất vũ khí, bom, đạn nguyên tử dạng nhỏ ( mini ) cung cấp cho các tổ chức khủng bố, bọn cướp, lũ tội phạm mafia giết người hàng loạt ở một khu vực hay phạm vi vài, ba Km2 ?
2 -Sự ngạo mạn, gian manh và dối trá vốn có trong hệ thống của thể chế độc tài,độc quyền Cộng Sản Việt Nam càng trở nên đố kỵ, khiêu khích các nước láng giềng . Do đó, vấn đề an ninh quốc gia sau khi Việt Nam có một nhà máy điện nguyên tử thì lại càng bị ảnh hưởng, chi phối nặng nề, phức tạp, nghi ngờdẫn đến nguy hại, bất an cho tương lai nền hòa bình lâu dài, ổn định và phát triển bền vững của đất nước Việt Nam.
Xin mời gọi tất cả những nhân sĩ Việt Nam yêu nước hãy nhập cuộc.
Xin kêu gọi những trí thức trong nước cùng hải ngoại hãy cùng lên tiếng ngăn chặn kịp thời hành vị tội ác, phản khoa học của nhà cầm quyền Cộng sản Hà Nội
Trân trọng
Trần Tỉnh - Lê
Nguyen Quang Duy duyact@yahoo.com.au gửi cho DienDanCTM
------------------------------------------
VOA
Thứ Sáu, 09 tháng 3 2012
Việt Nam tổ chức hội nghị tư vấn về các hoạt động pháp quy liên quan tới điện hạt nhân.
Tin của Tân Hoa Xã cho biết hội nghị do Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội hôm thứ Năm có sự tham dự của các nhà khoa học và chuyên gia nước ngoài đến từ Nga, Pháp, Nhật, Mỹ, Nam Triều Tiên, Đức và Anh.
Theo bản tin trên trang nhà của Bộ Khoa học và Công nghệ, Thứ trưởng Lê Đình Tiến cho biết Việt Nam mong muốn nhận được sự chia sẻ thông tin và kinh nghiệm từ các chuyên gia các nước có ngành công nghiệp điện hạt nhân phát triển về nhiều vấn đề như xây dựng khuôn khổ pháp qui hạt nhân, xây dựng cơ quan pháp quy độc lập, quản lý rủi ro trong xây dựng, lắp đặt và vận hành nhà máy điện hạt nhân.
Hội nghị này được tổ chức trong khi giới hữu trách Việt Nam quyết định xúc tiến kế hoạch xây dựng 14 lò phản ứng hạt nhân trước năm 2030, mặc dù vụ khủng hoảng nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản tạo ra nhiều mối quan tâm về vấn đề an toàn hạt nhân.
Việt Nam đã ký hợp đồng với Nga và Nhật để xây hai nhà máy điện hạt nhân ở tỉnh Ninh Thuận. Theo kế hoạch, nhà máy đầu tiên do công ty Rosatom của Nga xây dựng sẽ được khởi công vào năm 2014 và bắt đầu hoạt động vào năm 2020.
Tin của Tân Hoa Xã cho biết hội nghị do Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội hôm thứ Năm có sự tham dự của các nhà khoa học và chuyên gia nước ngoài đến từ Nga, Pháp, Nhật, Mỹ, Nam Triều Tiên, Đức và Anh.
Theo bản tin trên trang nhà của Bộ Khoa học và Công nghệ, Thứ trưởng Lê Đình Tiến cho biết Việt Nam mong muốn nhận được sự chia sẻ thông tin và kinh nghiệm từ các chuyên gia các nước có ngành công nghiệp điện hạt nhân phát triển về nhiều vấn đề như xây dựng khuôn khổ pháp qui hạt nhân, xây dựng cơ quan pháp quy độc lập, quản lý rủi ro trong xây dựng, lắp đặt và vận hành nhà máy điện hạt nhân.
Hội nghị này được tổ chức trong khi giới hữu trách Việt Nam quyết định xúc tiến kế hoạch xây dựng 14 lò phản ứng hạt nhân trước năm 2030, mặc dù vụ khủng hoảng nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản tạo ra nhiều mối quan tâm về vấn đề an toàn hạt nhân.
Việt Nam đã ký hợp đồng với Nga và Nhật để xây hai nhà máy điện hạt nhân ở tỉnh Ninh Thuận. Theo kế hoạch, nhà máy đầu tiên do công ty Rosatom của Nga xây dựng sẽ được khởi công vào năm 2014 và bắt đầu hoạt động vào năm 2020.
Nguồn: Xinhua, most.gov.vn
--------------------------------
Inrasara / Quốc Phương - BBC
Cập nhật: 15:26 GMT - thứ bảy, 10 tháng 3, 2012
Nhà nghiên cứu văn hóa Chăm, Inrasara nói với BBC về việc người dân ở Ninh Thuận và cộng đồng người Chăm cảm thấy "bất an" về dự án xây nhà máy điện hạt nhân ở tỉnh này.
NGHE : Nghe14:06
Ông Inrasara e rằng nếu sự cố xảy ra, người dân địa phương sẽ bị "tác động", mà riêng với đồng bào Chăm ảnh hưởng có thể là sâu sắc về tính mạng, về xáo trộn văn hóa, kinh tế, truyền thống, tôn giáo và tâm linh.
Ông cho rằng "rất cần thiết" trưng cầu dân ý, nhưng lưu ý trước đó, người dân cần được cung cấp đầy đủ thông tin, tạo môi trường "cởi mở," được làm rõ về ý thức dân chủ, để lên tiếng được hiệu quả.
"Điều này động đến hai vấn đề rất là lớn là đời sống của đồng bào, đồng thời là vấn đề tâm linh của một dân tộc, mà vùng đất đó họ đã sống rất lâu đời, 2000 năm nay. Nên chuyện đó tôi nghĩ rất là cần thiết," ông nói với Quốc Phương của BBC hôm 10/3/2012.
Ủng hộ hay phản đối điện hạt nhân và dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Ninh Thuận vẫn đang là đề tài tranh cãi, gây chú ý của nhiều người Việt Nam trong, ngoài nước và dư luận xã hội. Bbbvietnamese.com sẽ tiếp tục giới thiệu các ý kiến đa chiều xung quanh chủ đề này, mời quý vị đón theo dõi.
Các bài liên quan
--------------------------------
Cô Takahashi Seiko / Nguyễn Hoàng – BBC
Cập nhật: 16:33 GMT - thứ sáu, 9 tháng 3, 2012
Vấn đề điện hạt nhân ở Việt Nam
(Tài liệu lưu trữ của GS Trần Hữu Dũng)
.
.
.
No comments:
Post a Comment