ĐinhTấnLực
Mar 11, '12 8:07 PM
Hỏi thế là hỏi khó.
Thời buổi này, kêu bằng kỹ thuật số, cho nên, cái gì chưa rõ thì tra gú-gờ, nghe chửa!
Bèn bậm môi nghiến lợi thử một phát “gú-gờ-chấm-cấm-làm”. Trang mạng gú-gờ của hàng tiến sĩ búa liềm rỗ mặt này phọt ra một đống những 19 kết quả, trong vòng …82 năm. Vận tốc ngang bằng Phạm Tuân mang dép lốp chạy bộ trên đường băng, ngỡ chừng sắp hết hạn vé quá giang, mà cứ lu loa như thử tàu vũ trụ là của chính mình.
Rà chuột vô từng cái coi 19 điều cấm này nó kêu đừng làm những chuyện gì. Mới tá hỏa. May. Ngồi cà phê bệt. Chứ ngồi ghế đẩu quán cuốc lủi thì đã ngã ngửa té giếng mất tăm rồi.
Phải đọc đi đọc lại, nghiến ngấu/nghiền ngẫm/nghiêng tai/nghiêm mật/nghiệm thu, theo kiểu con ong đã rõ đường đi lối về các hội nghị quán triệt, mới kịp vỗ đùi (mình), như có kẻ lần đầu đọc Lê-nin mà thấy sáng lòa con đường bán nước hiến dân, “ngộ” ra rằng văn kiện QĐ115 biến thể thành QĐ47 bao gồm 19 điều cấm này là …của ai, nhằm gửi …cho ai.
Thời buổi này, kêu bằng kỹ thuật số, cho nên, cái gì chưa rõ thì tra gú-gờ, nghe chửa!
Bèn bậm môi nghiến lợi thử một phát “gú-gờ-chấm-cấm-làm”. Trang mạng gú-gờ của hàng tiến sĩ búa liềm rỗ mặt này phọt ra một đống những 19 kết quả, trong vòng …82 năm. Vận tốc ngang bằng Phạm Tuân mang dép lốp chạy bộ trên đường băng, ngỡ chừng sắp hết hạn vé quá giang, mà cứ lu loa như thử tàu vũ trụ là của chính mình.
Rà chuột vô từng cái coi 19 điều cấm này nó kêu đừng làm những chuyện gì. Mới tá hỏa. May. Ngồi cà phê bệt. Chứ ngồi ghế đẩu quán cuốc lủi thì đã ngã ngửa té giếng mất tăm rồi.
Phải đọc đi đọc lại, nghiến ngấu/nghiền ngẫm/nghiêng tai/nghiêm mật/nghiệm thu, theo kiểu con ong đã rõ đường đi lối về các hội nghị quán triệt, mới kịp vỗ đùi (mình), như có kẻ lần đầu đọc Lê-nin mà thấy sáng lòa con đường bán nước hiến dân, “ngộ” ra rằng văn kiện QĐ115 biến thể thành QĐ47 bao gồm 19 điều cấm này là …của ai, nhằm gửi …cho ai.
*
Một cách tổng quát (và chỉ cần biết bấm ngón tay đếm số), người đọc có thể nhận xét ngay tại chỗ:
© Điều đầu tiên, quyết định 115 ghi rõ cấm làm những việc mà “pháp luật không cho phép công dân, cán bộ, công chức làm”. Tức là cấm tuốt cả 3 giai cấp (cả trong lẫn ngoài công dân cả nước) cùng lúc?
© Cụ thể hơn, toàn bộ 18 điểm còn lại “quyết định” chứa những điều cấm (nguyên văn) làm “trái quy định của pháp luật” (11 lần) và làm trái “pháp luật của nhà nước” (4 lần).
© Hóa ra, nhờ Quyết định 115 và Quy định 47 mà thế giới phải ngưỡng phục VN ta là nước duy nhất trên hành tinh này có nhiều loại pháp luật, (như thực đơn quán phở có) loại thường và loại đặc biệt (của nhà nước)?
© Hóa ra, cũng chỉ Việt Nam ta mới có đầy đủ cùng lúc một rừng luật đầu nguồn chỉ áp dụng ở phía cuối nguồn, và quan trọng hơn nữa, là có cả những quy định cụ thể cấm công dân làm những việc trái luật!
© Hóa ra, những việc khác, dù trái quy định của pháp luật (chung chung) hay pháp luật của nhà nước, mà “quyết định” không đánh vần ghi chép cụ thể ra đây thì …cứ vô tư/tự nhiên/tùy hỉ/tự coi như …khách trú?
© Hóa ra, từ một góc nhìn cận cảnh và đúng theo nguyên tắc chuyên chính, pháp luật là để áp dụng cho mọi thường dân, còn đảng viên vốn là siêu công dân, chỉ cần tuân thủ các quyết định của “trên” là vừa đủ?
© Nói cho rõ, quyết định 115 hay quy định 47 này đều thuộc loại “văn bản trên hiến pháp”? Nghĩa là văn bản tối cao, bởi vì do chính bộ chính trị làm ra?
© Điều đầu tiên, quyết định 115 ghi rõ cấm làm những việc mà “pháp luật không cho phép công dân, cán bộ, công chức làm”. Tức là cấm tuốt cả 3 giai cấp (cả trong lẫn ngoài công dân cả nước) cùng lúc?
© Cụ thể hơn, toàn bộ 18 điểm còn lại “quyết định” chứa những điều cấm (nguyên văn) làm “trái quy định của pháp luật” (11 lần) và làm trái “pháp luật của nhà nước” (4 lần).
© Hóa ra, nhờ Quyết định 115 và Quy định 47 mà thế giới phải ngưỡng phục VN ta là nước duy nhất trên hành tinh này có nhiều loại pháp luật, (như thực đơn quán phở có) loại thường và loại đặc biệt (của nhà nước)?
© Hóa ra, cũng chỉ Việt Nam ta mới có đầy đủ cùng lúc một rừng luật đầu nguồn chỉ áp dụng ở phía cuối nguồn, và quan trọng hơn nữa, là có cả những quy định cụ thể cấm công dân làm những việc trái luật!
© Hóa ra, những việc khác, dù trái quy định của pháp luật (chung chung) hay pháp luật của nhà nước, mà “quyết định” không đánh vần ghi chép cụ thể ra đây thì …cứ vô tư/tự nhiên/tùy hỉ/tự coi như …khách trú?
© Hóa ra, từ một góc nhìn cận cảnh và đúng theo nguyên tắc chuyên chính, pháp luật là để áp dụng cho mọi thường dân, còn đảng viên vốn là siêu công dân, chỉ cần tuân thủ các quyết định của “trên” là vừa đủ?
© Nói cho rõ, quyết định 115 hay quy định 47 này đều thuộc loại “văn bản trên hiến pháp”? Nghĩa là văn bản tối cao, bởi vì do chính bộ chính trị làm ra?
*
Thọc sâu vào chi tiết, những “quyết định cốt lõi” trong bản văn cho phép người đọc ghi nhận/thu hoạch/đúc kết được một số “chứng cứ không thể tranh cải” về nguồn gốc của nó viết bởi ai, viết vì ai, và viết cho ai:
Điều 18: Chủ ý xách mé về cơ ngơi khu Nhà Thờ Họ ở Kiên Giang, được xếp vào hàng hoành tráng nhất VN, và to đẹp gấp vạn lần đền thờ anh hùng Nhật Tảo Nguyễn Trung Trực của đất Kiên Giang.
Điều 17: Ngay cả Tổng thống Mỹ George W. Bush, trong dịp ghé VN tham dự hội nghị APEC, cũng nhắc khéo trường hợp Nguyễn Thanh Phượng kết hôn cùng một công dân Mỹ.
Điều 16: Là một dấu hỏi to đùng về ngân sách tài trợ du học của Nguyễn Thanh Nghị (đại học George Washington, Mỹ), Nguyễn Thanh Phượng (International University – Geneva, Thụy Sĩ) và Nguyễn Minh Triết (đại học Queen Mary, Anh).
Điều 12: Gián tiếp điểm mặt kẻ nhận quà “lại quả”150 triệu USD nhằm đặc cách dành gói thầu “chủ trương lớn” khai thác bauxite ở Tây Nguyên cho Trung Quốc.
Điều 11 (cũ lẫn mới) và Điều 8 (mới): Cốt yếu nhắc người đọc đừng quên các trường hợp Nguyễn Thanh Nghị, mới vào ghế ủy viên dự khuyết BCH/TW, nhậm chức thứ trưởng bộ Xây dựng; Nguyễn Thanh Phượng, lúc 27 tuổi đã là vào ghế chủ tịch Quỹ đầu tư Bản Việt; Nguyễn Minh Triết, vừa tốt nghiệp là được cơ cấu vào ghế Trung ương Đoàn TNCS-HCM.
Điều 10: Lặp lại lần nữa các trường hợp Nguyễn Thanh Nghị/Nguyễn Thanh Phượng/Nguyễn Minh Triết “được bổ nhiệm, đề cử, ứng cử, đi học, đi nước ngoài”.
Điều 10: Nhắm vào quy trình ăn chia và bao che cho Lương Ngọc Anh, Tổng Giám đốc công ty TNHH Phát triển Công nghệ CFTD, về vụ nhận hối lộ “lại quả” lên đến 10 triệu đô Úc để tạo điều kiện giành thầu dự án in tiền polymer cho Cty Securency của Úc.
Điều 10: Nhắm vào trường hợp chính phủ bao che cho Thống đốc NHNN Việt Nam Lê Đức Thúy, liên hệ đến số tiền hoa hồng (dưới dạng học bổng cho con trai là Lê Đức Minh) để giúp Cty Securency giành được hợp đồng in tiền polymer cho VN.
Điều 10: Một cách điểm lại trường hợp bao che giảm tội từ án chung thân xuống 20 năm cho Huỳnh Ngọc Sĩ, nguyên giám đốc ban quản lý dự án xa lộ Đông Tây, trong vụ nhận hối lộ của PCI để chia gói thầu từ tiền viện trợ phát triển ODA của Nhật Bản.
Điều 10: Xóa tội cho thường vụ tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Hữu Khai trong vụ kê khống giá mua tàu Hải Âu, cả vụ rút ruột công trình xây dựng công viên An Hòa và bệnh viện Bình An, Kiên Giang.
Điều 10: Bao che cho bí thư Kiên Giang Trương Quốc Tuấn quy hoạch đất tỉnh để kinh doanh địa ốc, và tự cấp học bổng 700 triệu cho con du học.
Vân…vân…
Điều 18: Chủ ý xách mé về cơ ngơi khu Nhà Thờ Họ ở Kiên Giang, được xếp vào hàng hoành tráng nhất VN, và to đẹp gấp vạn lần đền thờ anh hùng Nhật Tảo Nguyễn Trung Trực của đất Kiên Giang.
Điều 17: Ngay cả Tổng thống Mỹ George W. Bush, trong dịp ghé VN tham dự hội nghị APEC, cũng nhắc khéo trường hợp Nguyễn Thanh Phượng kết hôn cùng một công dân Mỹ.
Điều 16: Là một dấu hỏi to đùng về ngân sách tài trợ du học của Nguyễn Thanh Nghị (đại học George Washington, Mỹ), Nguyễn Thanh Phượng (International University – Geneva, Thụy Sĩ) và Nguyễn Minh Triết (đại học Queen Mary, Anh).
Điều 12: Gián tiếp điểm mặt kẻ nhận quà “lại quả”150 triệu USD nhằm đặc cách dành gói thầu “chủ trương lớn” khai thác bauxite ở Tây Nguyên cho Trung Quốc.
Điều 11 (cũ lẫn mới) và Điều 8 (mới): Cốt yếu nhắc người đọc đừng quên các trường hợp Nguyễn Thanh Nghị, mới vào ghế ủy viên dự khuyết BCH/TW, nhậm chức thứ trưởng bộ Xây dựng; Nguyễn Thanh Phượng, lúc 27 tuổi đã là vào ghế chủ tịch Quỹ đầu tư Bản Việt; Nguyễn Minh Triết, vừa tốt nghiệp là được cơ cấu vào ghế Trung ương Đoàn TNCS-HCM.
Điều 10: Lặp lại lần nữa các trường hợp Nguyễn Thanh Nghị/Nguyễn Thanh Phượng/Nguyễn Minh Triết “được bổ nhiệm, đề cử, ứng cử, đi học, đi nước ngoài”.
Điều 10: Nhắm vào quy trình ăn chia và bao che cho Lương Ngọc Anh, Tổng Giám đốc công ty TNHH Phát triển Công nghệ CFTD, về vụ nhận hối lộ “lại quả” lên đến 10 triệu đô Úc để tạo điều kiện giành thầu dự án in tiền polymer cho Cty Securency của Úc.
Điều 10: Nhắm vào trường hợp chính phủ bao che cho Thống đốc NHNN Việt Nam Lê Đức Thúy, liên hệ đến số tiền hoa hồng (dưới dạng học bổng cho con trai là Lê Đức Minh) để giúp Cty Securency giành được hợp đồng in tiền polymer cho VN.
Điều 10: Một cách điểm lại trường hợp bao che giảm tội từ án chung thân xuống 20 năm cho Huỳnh Ngọc Sĩ, nguyên giám đốc ban quản lý dự án xa lộ Đông Tây, trong vụ nhận hối lộ của PCI để chia gói thầu từ tiền viện trợ phát triển ODA của Nhật Bản.
Điều 10: Xóa tội cho thường vụ tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Hữu Khai trong vụ kê khống giá mua tàu Hải Âu, cả vụ rút ruột công trình xây dựng công viên An Hòa và bệnh viện Bình An, Kiên Giang.
Điều 10: Bao che cho bí thư Kiên Giang Trương Quốc Tuấn quy hoạch đất tỉnh để kinh doanh địa ốc, và tự cấp học bổng 700 triệu cho con du học.
Vân…vân…
*
Tuy nhiên, những điều vi phạm kể trên, cho dù ở mức kinh thiên động địa đối với thường dân cả nước, thì vẫn không đáng làm bộ chính trị bận tâm. Bởi vì đó chỉ là những chuyện thường ngày, cả đảng nói chung và bộ chính trị nói riêng, không ai là không phạm.
Mười chín điều cấm chỉ được long trọng nhấn mạnh trong các hội nghị quán triệt (thuộc hàng vĩ đại nhất xưa giờ) không bởi những cái gai đạo đức trong mắt, mà bởi những mũi lê ganh tỵ trong lòng:
Từ nhỏ tới lớn là cây xăng Cầu Quay của mẹ Dũng; là đoàn taxi Gia Thảo/Phương Trinh/Hoàn Mỹ của Tư Thắng, em Dũng.
Là Nguyễn Thanh Phương là Chủ tịch Hội đồng quản trị của VCCS, Giám đốc đầu tư của quỹ Vietnam Holding (thị trường chứng khoán London), Giám đốc tài chính của Công ty Liên doanh Holcim (Thụy Sĩ – VN), và là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Quản lý Quỹ Bản Việt. Tức là đương nhiên trở thành chiếc phểu hứng trọn nguồn tiền đầu tư từ tư nhân người nước ngoài.
Là cái phương án đưa Nguyễn Thanh Nghị về làm chủ tịch UBND Hải Phòng trước khi lên bí thư Tỉnh Ủy xứ giang hồ đất Cảng và leo vào Bộ Chính Trị. Kế hoạch đó thất bại mới đành chuyển qua ngả thứ trưởng bộ Xây Dựng.
Là một hệ thống chằng chịt các Tổng Công Ty (tập đoàn kinh tế) tập trung về mỗi mình phủ thủ tướng toàn quyền điều hành chi thu kết toán: 1-Tập đoàn Dệt May; 2- Tập đoàn Điện Lực Việt Nam; 3- Tập đoàn Dầu Khí Quốc gia Việt Nam; 4- Tập đoàn Công nghiệp Than (Khoáng sản Việt Nam); 5- Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam; 6- Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; 7- Tập đoàn Xăng Dầu Quốc gia Việt Nam; 8- Tập đoàn Công nghiệp Hoá chất Việt Nam; 9- Tổng công ty Giấy Việt Nam; 10-Tập đoàn Thuốc lá Việt Nam; 11- Tổng công ty Sông Đà; 12- Tập đoàn Thép Việt Nam; 13- Tổng công ty Hàng Không Việt Nam; 14- Tổng công ty Công nghiệp Xi-măng Việt Nam; 15- Tổng công ty Lương thực miền Bắc (đang có kế hoạch sáp nhập Tổng công ty Lương thực miền Nam làm một); 16- Tổng công ty Lương thực miền Nam; 17- Tổng công ty Cà phê Việt Nam; 18- Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam; 19- Tập đoàn Hàng Hải Việt Nam; 20- Tập đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel… Tức là từ thời lập đảng tới giờ, chưa có một thủ tướng nào lộng quyền thao túng kinh tế và tài nguyên cả nước cho bằng Nguyễn Tấn Dũng. Cũng không ngoa mà bảo rằng chưa có một đảng viên nào giàu ngang bằng, đừng nói là giàu hơn Nguyễn Tấn Dũng. Không một ai biết được chính xác Nguyễn Tấn Dũng đã thâu tóm bao nhiêu phần trăm tổng sản lượng quốc gia về cho gia đình và thân tộc.
Càng lắm tiền thì càng nhiều quyền. Thành ngữ các nước vẫn bảo “kẻ nào chi tiền, thằng đó ra lệnh”. Các chức vụ tổng bí thư đảng và chủ tịch nước không khác mấy tấm tranh cổ động dùng cho việc trang trí đường phố mùa lễ hội. Quyền uy của Nguyễn Tấn Dũng gần như ăn trùm toàn đảng. Đến mức cái cóc gì cũng dí mũi vào, với các tít giật gân trên báo đài là “thủ tướng vào cuộc”. Và thường là thất bại. Vinashin là một bàn thua trắng tay. Ngân Hàng Nông Nghiệp là một cái phủi tay khác. Cả hai cộng lại tương đương với số tiền ky cóp của hết thảy lao động xuất khẩu gửi về trang trải nợ nần trong năm năm.
Dù vậy, không một ai gánh chịu trách nhiệm. Bầu đoàn của Nguyễn Tấn Dũng lại càng hưng phấn gia tăng nỗi đam mê phá sản các Tổng Cty hay các Tập đoàn Kinh tế. Bởi đó là giải pháp hữu hiệu nhất để tự tạo lấy giải độc đắc cá cặp trước khi hạ cánh an toàn. Phần trả nợ thế giới đã có toàn dân VN anh hùng chu tất.
Hệ quả là bộ hạ/đàn em của Nguyễn Tấn Dũng lại càng khắng khít/ton hót hắn nhiều hơn. Chính phủ ăn đứt đảng ở đó.
Hệ quả cấp hai là Nguyễn Tấn Dũng mặc nhiên trở thành đầu đảng của bọn kiêu binh mà phía đảng, dù không thuộc sử Việt bằng sử Tàu, cũng lõm bõm nhớ đến thời chúa Trịnh lộng hành đối với vua Lê hơn 200 năm trước ngay tại Bắc Hà này.
Nói chung là …phải đạp phanh, trước khi cỗ xe lao xuống vực.
Mười chín (19) điều cấm được phủi bụi trong các hội nghị quán triệt, về diện là để nhắc nhớ cho tất cả đảng viên một số quy định cực nhàm và nhảm, nhưng về điểm thì là để trưng ra cho toàn thể đảng viên có thể mở mắt cùng thấy như nhau về một nguy cơ khuynh loát quyền lực và độc quyền vơ vét ở VN (nhưng đừng vội so với Putin ở Nga – bởi gia đình của Putin chưa chắc đã nắm hết kinh tế cả nước như gia đình 3D).
Cận cảnh thấy được trước mắt là Nguyễn Tấn Dũng thu tóm và chi phối nhân sự cả hệ thống tỉnh ủy (vốn thuộc đảng chứ không thuộc chính phủ), và sử dụng một số tướng công an lên tiếng lăm le “bình định bốn cõi”, trước khi tự khoác long bào như một Đặng Tiểu Bình của khu tự trị An Nam.
Đó là lý do mà Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang cùng câm như thóc về vụ Tiên Lãng. Tầm vóc của Tiên Lãng chỉ là cái móng tay so với tình hình Trịnh Sâm đã quật ngã Lê Duy Kỳ thường xuyên đo ván từ nhiệm kỳ trước tới nay. Tiên Lãng, nhìn ở góc thanh trừng, chỉ là một ván cờ thế giữa cung vua và phủ chúa.
Nhân dân ta có cần một phép thử không? Hãy điềm chỉ cho phe đảng (Nguyễn Phú Trọng) về những kiêu binh địa phương (tầm như bí thư tỉnh ủy Hải Phòng) vi phạm 19 điều cấm này, để xem thử phe đảng xử lý ra sao, ắt rõ. Ngược lại, có khi chính Nguyễn Tấn Dũng bắt bí phe đảng để tước dần vây cánh của Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang, bằng chính 19 điều cấm này, diễn dịch theo cách riêng của Dũng, kêu bằng loại trừ những con sâu rọm của bầy sâu đảng. Cho chừa.
Chỉ cần thế, gút lại, rõ ràng, Quy Định 47-QĐ/TW, ngày 01-11-2011 của BCH/TW (khóa XI), biến thể của Quyết định số 115 – QĐ/TW, ngày 07-12-2007 của Bộ Chính trị (khoá X), vả được long trọng nhắc nhở và nhấn mạnh thành trọng điểm của các cuộc hội nghị quán triệt gần đây, chính là 19 Thông Điệp Nhắn Gửi Gia Đình Nguyễn Tấn Dũng. Người gửi là Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang.
Nội dung cốt lõi của nó, dài dòng là Cấm một mình cầm chuôi chính trị để mài lưỡi kinh tế mà thẻo hết thịt da đất nước chẳng chừa ai. Còn ngắn gọn chỉ ba từ: “Đủ Rồi, Dũng”.
Thanks a lot, gú-gờ-chấm-3D.
10-03-2012– Nhân dịp kỷ niệm 24 năm vụ việc phạm phòng dẫn đến tử vong của cố thủ tướng Phạm Hùng (10/3/1988); đồng thời, kỷ niệm 44 năm ngày vào đảng của đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (10/3/1968); và chuẩn bị kỷ niệm sinh nhật đại gia Nguyễn Thanh Phượng (20/3/1980).
Mười chín điều cấm chỉ được long trọng nhấn mạnh trong các hội nghị quán triệt (thuộc hàng vĩ đại nhất xưa giờ) không bởi những cái gai đạo đức trong mắt, mà bởi những mũi lê ganh tỵ trong lòng:
Từ nhỏ tới lớn là cây xăng Cầu Quay của mẹ Dũng; là đoàn taxi Gia Thảo/Phương Trinh/Hoàn Mỹ của Tư Thắng, em Dũng.
Là Nguyễn Thanh Phương là Chủ tịch Hội đồng quản trị của VCCS, Giám đốc đầu tư của quỹ Vietnam Holding (thị trường chứng khoán London), Giám đốc tài chính của Công ty Liên doanh Holcim (Thụy Sĩ – VN), và là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Quản lý Quỹ Bản Việt. Tức là đương nhiên trở thành chiếc phểu hứng trọn nguồn tiền đầu tư từ tư nhân người nước ngoài.
Là cái phương án đưa Nguyễn Thanh Nghị về làm chủ tịch UBND Hải Phòng trước khi lên bí thư Tỉnh Ủy xứ giang hồ đất Cảng và leo vào Bộ Chính Trị. Kế hoạch đó thất bại mới đành chuyển qua ngả thứ trưởng bộ Xây Dựng.
Là một hệ thống chằng chịt các Tổng Công Ty (tập đoàn kinh tế) tập trung về mỗi mình phủ thủ tướng toàn quyền điều hành chi thu kết toán: 1-Tập đoàn Dệt May; 2- Tập đoàn Điện Lực Việt Nam; 3- Tập đoàn Dầu Khí Quốc gia Việt Nam; 4- Tập đoàn Công nghiệp Than (Khoáng sản Việt Nam); 5- Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam; 6- Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; 7- Tập đoàn Xăng Dầu Quốc gia Việt Nam; 8- Tập đoàn Công nghiệp Hoá chất Việt Nam; 9- Tổng công ty Giấy Việt Nam; 10-Tập đoàn Thuốc lá Việt Nam; 11- Tổng công ty Sông Đà; 12- Tập đoàn Thép Việt Nam; 13- Tổng công ty Hàng Không Việt Nam; 14- Tổng công ty Công nghiệp Xi-măng Việt Nam; 15- Tổng công ty Lương thực miền Bắc (đang có kế hoạch sáp nhập Tổng công ty Lương thực miền Nam làm một); 16- Tổng công ty Lương thực miền Nam; 17- Tổng công ty Cà phê Việt Nam; 18- Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam; 19- Tập đoàn Hàng Hải Việt Nam; 20- Tập đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel… Tức là từ thời lập đảng tới giờ, chưa có một thủ tướng nào lộng quyền thao túng kinh tế và tài nguyên cả nước cho bằng Nguyễn Tấn Dũng. Cũng không ngoa mà bảo rằng chưa có một đảng viên nào giàu ngang bằng, đừng nói là giàu hơn Nguyễn Tấn Dũng. Không một ai biết được chính xác Nguyễn Tấn Dũng đã thâu tóm bao nhiêu phần trăm tổng sản lượng quốc gia về cho gia đình và thân tộc.
Càng lắm tiền thì càng nhiều quyền. Thành ngữ các nước vẫn bảo “kẻ nào chi tiền, thằng đó ra lệnh”. Các chức vụ tổng bí thư đảng và chủ tịch nước không khác mấy tấm tranh cổ động dùng cho việc trang trí đường phố mùa lễ hội. Quyền uy của Nguyễn Tấn Dũng gần như ăn trùm toàn đảng. Đến mức cái cóc gì cũng dí mũi vào, với các tít giật gân trên báo đài là “thủ tướng vào cuộc”. Và thường là thất bại. Vinashin là một bàn thua trắng tay. Ngân Hàng Nông Nghiệp là một cái phủi tay khác. Cả hai cộng lại tương đương với số tiền ky cóp của hết thảy lao động xuất khẩu gửi về trang trải nợ nần trong năm năm.
Dù vậy, không một ai gánh chịu trách nhiệm. Bầu đoàn của Nguyễn Tấn Dũng lại càng hưng phấn gia tăng nỗi đam mê phá sản các Tổng Cty hay các Tập đoàn Kinh tế. Bởi đó là giải pháp hữu hiệu nhất để tự tạo lấy giải độc đắc cá cặp trước khi hạ cánh an toàn. Phần trả nợ thế giới đã có toàn dân VN anh hùng chu tất.
Hệ quả là bộ hạ/đàn em của Nguyễn Tấn Dũng lại càng khắng khít/ton hót hắn nhiều hơn. Chính phủ ăn đứt đảng ở đó.
Hệ quả cấp hai là Nguyễn Tấn Dũng mặc nhiên trở thành đầu đảng của bọn kiêu binh mà phía đảng, dù không thuộc sử Việt bằng sử Tàu, cũng lõm bõm nhớ đến thời chúa Trịnh lộng hành đối với vua Lê hơn 200 năm trước ngay tại Bắc Hà này.
Nói chung là …phải đạp phanh, trước khi cỗ xe lao xuống vực.
Mười chín (19) điều cấm được phủi bụi trong các hội nghị quán triệt, về diện là để nhắc nhớ cho tất cả đảng viên một số quy định cực nhàm và nhảm, nhưng về điểm thì là để trưng ra cho toàn thể đảng viên có thể mở mắt cùng thấy như nhau về một nguy cơ khuynh loát quyền lực và độc quyền vơ vét ở VN (nhưng đừng vội so với Putin ở Nga – bởi gia đình của Putin chưa chắc đã nắm hết kinh tế cả nước như gia đình 3D).
Cận cảnh thấy được trước mắt là Nguyễn Tấn Dũng thu tóm và chi phối nhân sự cả hệ thống tỉnh ủy (vốn thuộc đảng chứ không thuộc chính phủ), và sử dụng một số tướng công an lên tiếng lăm le “bình định bốn cõi”, trước khi tự khoác long bào như một Đặng Tiểu Bình của khu tự trị An Nam.
Đó là lý do mà Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang cùng câm như thóc về vụ Tiên Lãng. Tầm vóc của Tiên Lãng chỉ là cái móng tay so với tình hình Trịnh Sâm đã quật ngã Lê Duy Kỳ thường xuyên đo ván từ nhiệm kỳ trước tới nay. Tiên Lãng, nhìn ở góc thanh trừng, chỉ là một ván cờ thế giữa cung vua và phủ chúa.
Nhân dân ta có cần một phép thử không? Hãy điềm chỉ cho phe đảng (Nguyễn Phú Trọng) về những kiêu binh địa phương (tầm như bí thư tỉnh ủy Hải Phòng) vi phạm 19 điều cấm này, để xem thử phe đảng xử lý ra sao, ắt rõ. Ngược lại, có khi chính Nguyễn Tấn Dũng bắt bí phe đảng để tước dần vây cánh của Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang, bằng chính 19 điều cấm này, diễn dịch theo cách riêng của Dũng, kêu bằng loại trừ những con sâu rọm của bầy sâu đảng. Cho chừa.
Chỉ cần thế, gút lại, rõ ràng, Quy Định 47-QĐ/TW, ngày 01-11-2011 của BCH/TW (khóa XI), biến thể của Quyết định số 115 – QĐ/TW, ngày 07-12-2007 của Bộ Chính trị (khoá X), vả được long trọng nhắc nhở và nhấn mạnh thành trọng điểm của các cuộc hội nghị quán triệt gần đây, chính là 19 Thông Điệp Nhắn Gửi Gia Đình Nguyễn Tấn Dũng. Người gửi là Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang.
Nội dung cốt lõi của nó, dài dòng là Cấm một mình cầm chuôi chính trị để mài lưỡi kinh tế mà thẻo hết thịt da đất nước chẳng chừa ai. Còn ngắn gọn chỉ ba từ: “Đủ Rồi, Dũng”.
Thanks a lot, gú-gờ-chấm-3D.
10-03-2012– Nhân dịp kỷ niệm 24 năm vụ việc phạm phòng dẫn đến tử vong của cố thủ tướng Phạm Hùng (10/3/1988); đồng thời, kỷ niệm 44 năm ngày vào đảng của đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (10/3/1968); và chuẩn bị kỷ niệm sinh nhật đại gia Nguyễn Thanh Phượng (20/3/1980).
Blogger Đinh Tấn Lực
.
.
.
No comments:
Post a Comment