Friday, March 16, 2012

BÁO TỔ QUỐC - SỐ 131 - NGÀY 15-3-2012



Nghịch lý Putin đang chấm dứt
Phát hành: 15/03/2012

Cuộc bầu cử tổng thống Nga ngày 4-3 vừa qua đã đem lại thắng lợi ngay vòng đầu cho Vladimir Putin với 64%. Trong một tháng nữa thủ tướng cựu tổng thống Putin sẽ lại trở thành tổng thống như năm 2008 và tổng thống cựu thủ tướng Medvedev sẽ lại làm thủ tướng. Tuy vậy vở hài kịch chính trị này không làm ai cười, kể cả Putin.

Tỷ lệ 64%, dù đạt được nhờ gian lận, cũng đã là một thất bại so với tỷ lệ đắc cử 72% của Putin tám năm trước đây. Hơn thế nữa các quan sát viên đều đồng ý rằng nếu cuộc bầu cử diễn ra một cách lương thiện nhiều lắm Putin chỉ được sấp sỉ 50%, có thể ít hơn. Gian lận bầu cử có kết quả là khiến Putin và chính quyền của ông không chính đáng. Cuộc bầu cử này, sau cuộc bầu cử quốc hội còn gian trá hơn và trong đó đảng Nước Nga Thống Nhất của Putin còn thoái bộ nặng hơn ba tháng trước, xác nhận nước Nga đã thay đổi nhiều, rất khác với nước Nga năm 2008. Putin và đảng của ông đã bị phản đối rất mạnh và có mọi triển vọng là phong trào chống Putin sẽ ngày càng mạnh thêm.

Năm 1999, khi được Boris Yeltsin bổ nhiệm làm thủ tướng, Putin chỉ là một trung tá tình báo vô danh. Putin đã thu phục được cảm tình và sự ngưỡng một của đa số người Nga vì đã chứng tỏ bản lĩnh của một tay anh chị. Sau một giai đoạn hỗn loạn kéo dài do lối cai trị bê bối của Yeltsin kế tiếp sự sụp đổ của chế độ cộng sản, người Nga cần trước hết sự ổn định, điều mà Putin có thể làm bởi vì ông xuất phát từ công an và hiểu rõ bộ máy an ninh. Putin cũng chưa hề giữ một chức vụ cao cấp nào để mang tiếng tham nhũng như tất cả những người tiền nhiệm. Một lý do khác là Putin đã biết kích thích tự hào dân tộc của người Nga sau sự tan vỡ quá bi đát và ô nhục của Liên Bang Xô Viết bằng ngôn ngữ anh chị và phong cách hung bạo trong cách đối xử với các lực lượng ly khai. Putin là một nghịch lý lớn bởi vì ông đã được ưa chuộng nhờ di sản hắc ám của chế độ cộng sản mà chính ông đã góp phần đắc lực xây dựng trong vai trò của một sĩ quan KGB. Phương pháp Putin là không cần cấm tự do ngôn luận và đảng phái, chỉ cần hành hung và ám sát, mượn tay các băng đảng xã hội đen nếu cần. Chính quyền Putin đã tỏ ra đặc biệt sáng tạo trong nghệ thuật ám sát. Trật tự mà Putin đem lại cho nước Nga là trật tự khủng bố. Xã hội Nga sau 12 năm Putin là một xã hội bi quan, tệ nghiện ngập gia tăng, tuổi thọ trung bình giảm, dân số giảm, dù dầu khí và vàng, hai nguồn thu nhập chính của Nga, liên tục tăng giá.

Nghịch lý Putin đang chấm dứt. Nhân dân Nga đã thay đổi. Thời gian và các phương tiện truyền thông hiện đại cũng đã làm công việc của chúng. Putin đã được nhìn như đúng con người thực của ông. Ngày trước ông được ủng hộ vì được nhìn như con người của sự ổn định mà nhân dân Nga mong muốn, ngày nay ông bị chống đối vì bị nhìn như trở ngại của một đổi mới bắt buộc. Đối lập dân chủ Nga sau khi tan rã và kiệt quệ vì chính sách khủng bố của Putin đã chấn tĩnh được và ngày càng gia tăng sức mạnh. Tình hình đang biến chuyển nhanh chóng và nhiệm kỳ tổng thống sắp tới của Putin sẽ rất sóng gió. Làn sóng dân chủ đã tới Nga và chẳng bao lâu nữa Trung Quốc. Các chế độ độc tài ngày càng trần trụi và khốn đốn.

Thêm một tín hiệu mạnh báo tin mừng rằng nhân loại sắp vất bỏ được các tập đoàn bạo ngược.

Ban biên tập Tổ Quốc

DOWNLOAD :



MỤC LỤC
Thư tòa soạn   -   Tổ Quốc 131
Nguyễn Gia Kiểng   -  Trí thức là một khái niệm chính trị
Việt Hoàng   -  Phong trào Thỉnh Nguyện Thư: Khi bàn tay nắm lấy bàn tay
Phạm Thị Hoài   -  Hai con số
Nguyễn Thanh Giang   -  Đảng Cộng Sản Việt Nam là Đảng của ai?
Phạm Hồng Sơn   -  Đảng Cộng Sản chỉ còn vai trò kìm hãm xã hội
Hà Sĩ Phu   -  Cặp đôi hoàn hảo chuyên chính và tham nhũng
Phạm Quế Dương   -  Nhà thương hay nhà tù?
Nguyễn Nghĩa 650   -  Chỉnh Đảng? Âm mưu gì của Nguyễn Phú Trọng - Trung Quốc?
Bùi Tín   -  Chiến tranh biên giới, 33 năm trước
Nguyễn Thượng Long   -  19 điều cấm đối với đảng viên
Trần Nhơn   -  Văn hóa Đảng và Chỉnh đốn Đảng
Mai Thái Lĩnh   -  Sự thật về thác Bản Giốc (Tiếp theo TQ số 130
Vi Đức Hồi   -  Đối Mặt  (Tiếp theo TQ số 130)

.
.
.

No comments: