Anh Vũ - RFI
Thứ tư 14 Tháng Ba 2012
AFP dẫn nguồn tin báo chí tại Việt Nam hôm nay, 14/03/2012, cho biết, 8 người Hmong tham gia vào các cuộc biểu tình kéo dài nhiều tuần tại Mường Nhé, Điện Biên hồi cuối tháng Tư, đầu tháng Năm năm 2011, đã bị chính quyền kết án tù giam vì tội « phá rối an ninh».
Hôm qua, Tòa án Nhân dân Ðiện Biên đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 8 người Hmong tham gia vào vụ biểu tình hồi cuối tháng 4, đầu tháng 5/2011, tại bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Ðiện Biên. Theo Thông tấn xã Việt Nam, các bị cáo nói trên bị buộc « tội phá rối an ninh trong vụ tụ tập đông người, gây sức ép với chính quyền, yêu sách đòi thành lập “Vương quốc Mông” ». Hai bị cáo bị kết án 2 năm rưỡi tù giam, 6 người khác lĩnh án 2 năm. Ngoài ra, các bị cáo trên còn bị 2 4 tháng quản chế.
Vào khoảng cuối tháng 4 đầu tháng 5 năm 2011, hàng nghìn người Hmong, đa số theo đạo Tin Lành, đã tụ tập biểu tình tại Mường Nhé. Về nguyên nhân tập hợp của hàng ngàn người Hmong này, nhiều thông tin khác nhau đã được đưa ra. Chính quyền Việt Nam nói, những người Hmong vì mê tín dị đoan, nên đã bị xúi giục kích động. Trong khi đó, theo một số nguồn tin khác, đặc biệt là từ các tổ chức bảo vệ nhân quyền hay đấu tranh cho quyền lợi của người Hmong, thì những người biểu tình đòi quyền tự do tôn giáo, quyền sở hữu đất đai.
Tuy nhiên, sự việc xảy ra khi đó đã bị chính quyền tìm cách bịt kín. Báo chí không được phép đến tác nghiệp, địa bàn bị phong tỏa. Cuộc biểu tình với quy mô lớn chưa từng có của người Hmong sau đó đã bị chính quyền giải tán và hàng trăm người bị bắt giữ. Nhiều người Hmong đã chết, theo nguồn tin của một số tổ chức phi chính phủ.
Vào lúc đó, có nguồn tin cho biết, chính quyền đã phải huy động cả lực lượng quân đội can thiệp. Tuy nhiên thông tin này đã bị Hà Nội bác bỏ.
Hôm nay, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch - HRW - lên tiếng cho rằng, nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh các bản án đối với những người Hmong này, ví dụ như tội trạng thực sự của họ là gì để có thể bị kết tội.
Phụ trách khu vực châu Á của HRW, ông Phil Robertson tỏ ý lấy làm tiếc vì « chính quyền Việt Nam đã ngăn cản các quan sát viên độc lập đánh giá những gì đã xảy ra ở Mường Nhé hồi năm ngoái ».
-------------------------
Gia Minh, biên tập viên RFA
2012-03-14
Hôm qua, những người bị cho là chủ xướng vụ tập trung đông người Hmong tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đã bị đưa ra xét xử về tội vị cho là gây rối an ninh quốc gia.
Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên đưa ra xét xử tám người về cuộc tập trung đông người hồi cuối tháng tư và đầu tháng năm năm ngoái tại bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Tội phá rối an ninh theo điều 89 BLHS Việt Nam
Phán quyết của tòa trong phiên sơ thẩm là phạt hai người Giàng A Sì và Vàng A Giàng mỗi người 30 tháng tù giam. Sáu bị cáo khác gồm Mùa A Thắng, Thào A Khay, Chang A Dơ, Thào A Lâu, Cư A Báo, Giàng Seo Phừ mỗi người hai năm tù giam kể từ ngày bị giam giữ. Ngoài ra số này còn bị hai năm quản chế sau khi mãn án tù.
Tội danh mà tòa án nhân dân tỉnh Điện biên buộc cho những người vừa nói là tội phá rối an ninh theo điều 89 của Bộ luật hình sự Việt Nam.
Tin tức từ phiên xử còn cho biết có ba đối tượng đang trốn là Váng A Ía, Thào A Lu, Thào A Sẻo. Cơ quan an ninh điều tra tỉnh Điện Biên đang truy nã họ.
Tội phá rối an ninh theo điều 89 BLHS Việt Nam
Phán quyết của tòa trong phiên sơ thẩm là phạt hai người Giàng A Sì và Vàng A Giàng mỗi người 30 tháng tù giam. Sáu bị cáo khác gồm Mùa A Thắng, Thào A Khay, Chang A Dơ, Thào A Lâu, Cư A Báo, Giàng Seo Phừ mỗi người hai năm tù giam kể từ ngày bị giam giữ. Ngoài ra số này còn bị hai năm quản chế sau khi mãn án tù.
Tội danh mà tòa án nhân dân tỉnh Điện biên buộc cho những người vừa nói là tội phá rối an ninh theo điều 89 của Bộ luật hình sự Việt Nam.
Tin tức từ phiên xử còn cho biết có ba đối tượng đang trốn là Váng A Ía, Thào A Lu, Thào A Sẻo. Cơ quan an ninh điều tra tỉnh Điện Biên đang truy nã họ.
Bị cáo Cư A Báo tại tòa phiên tòa sơ thẩm ngày 13/3/2012 ở Điện Biên. Photo Quoc Hung/vietnamplus
Tin phiên xử được truyền thông trong nước loan đi hôm nay, nhưng khi được hỏi thì một người sống ngay tại huyện Mường Nhé cho biết là không hay tin gì về phiên xử đó cả:
Không nghe thấy thông tin gì cả.
Ngoài ra người này còn nói là từ khi xảy ra vụ việc tại bản Huổi Khon, xã Nậm kè, huyện Mường Nhé thì chính quyền địa phương luôn tuyên truyền cho dân chúng như sau:
Chính quyền người ta bảo làm ăn sinh sống ở đâu thì lo ổn định cho gia đình mình. Đừng nghe những người khác nói điều không được làm như bán nhà cửa đi nơi khác…
Xin được nhắc lại hồi cuối tháng tư và đầu tháng năm năm ngoái, hằng nghìn người Hmong theo đạo Thiên Chúa, trong đó có cả Công giáo La Mã và Tin Lành, từ một số tỉnh gồm Lào Cai, Lai Châu, Đắc Lắc, Đắc Nông đã kéo nhau về tại bản Huổi Khon.
Truyền thông trong nước loan tin là những người Hmong được tuyên truyền về một ngày tận thế và mọi người đến để đón Vua Mông. Tờ Nhân dân hôm ngày 14 tháng 3 nhắc lại là những người tập trung gây sức ép với chính quyền địa phương và người dân yêu sách đòi cấp đất để thành lập Vương quốc Hmong.
Sự thực về Mường Nhé vẫn bị bưng bít
Theo một số tổ chức của người Hmong đang hoạt động ở nước ngoài thì chính quyền đã điều động quân đội, và ngay cả trực thăng lên Mường Nhé để trấn dẹp cuộc tập trung và có mấy mươi người thiệt mạng và bị thương. Tuy nhiên tất cả đều không thể nào kiểm chứng bằng một nguồn tin độc lập.
Ngay sau khi 8 người Hmong tham gia vụ tập trung tại huyện Mường Nhé bị kết án, tổ chức Human Rights Watch đã lên tiếng. Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á phát biểu:
‘Đại ý theo ông này thì cơ quan chức năng Việt Nam liên tục ngăn trở những nhà điều tra độc lập đến luận định những gì thực sự đã diễn ra tại Mường Nhé hồi năm ngoái; trong đó có việc điều tra về những báo cáo vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Đến khi những nhà quan sát bên ngoài được phép đến, thì mọi hoạt động của họ đều bị kiểm soát chặt chẽ. Chính quyền Việt Nam đã sử dụng kiểm soát thông tin hửu hiệu đối với khu vực đó nhằm đưa ra cái nhìn một chiều về các sự biến xảy ra. Công bố về những bản án mới đây đối với những người tổ chức cuộc biểu tình về tội gây rối an ninh lại nêu ra nhiều câu hỏi, ví dụ như thực sự những việc làm của họ là gì để phải bị truy tố và nhận những bản án như thế.
Việt Nam nổi tiếng về thành tích vi phạm các quyền tự do ngôn luận, lập hội, và tập trung một cách ôn hòa.’
Nhà cầm quyền Việt Nam không hề nhắc đến việc huy động quân đội trong việc giải tán vụ tập trung ở Mường Nhé; thế nhưng sau đó một vị lãnh đạo địa phương trong một trả lời phỏng vấn của một tờ báo quân đội trong nước cho rằng những người Hmong tập trung tại đó có trang bị vũ khí.
Vào thời điểm đó có một số cơ quan báo chí nước ngoài muốn đến tận nơi nhưng chính quyền Hà Nội cho rằng điều kiện không thuận lợi nên chưa thể cho phép họ đến để tìm hiểu về vụ việc.
Hãng thông tấn AFP hôm ngày 14 tháng 3 trích dẫn nguồn của Tổ chức Đoàn kết Thiên chúa giáo Tòan Thế giới (CSW) cho rằng người Hmong có niềm tin là sẽ có đấng cứu tinh đến và thành lập vương quốc Hmong.
CSW cho rằng lời tiên tri của nhà truyền giảng Harold Camping cho rằng tận thế xảy ra hồi ngày 21 tháng 5 năm ngoái là yếu tố chính cho thời điểm của cuộc tập trung của người Hmong tại Mường Nhé.
Vụ việc hằng ngàn tín đồ Thiên chúa giáo người Hmong tập trung tại Mường Nhé được cho là vụ nghiêm trọng nhất kể từ những vụ hồi năm 2001 và 2004 khi người dân tộc thiểu số Tây Nguyên biểu tình đòi hỏi đất đai. Họ bị trấn áp và nhiều người phải bỏ chạy sang Campuchia lánh nạn.
Video: hàng ngàn người H'mong biểu tình ở Mường Nhé
Không nghe thấy thông tin gì cả.
Ngoài ra người này còn nói là từ khi xảy ra vụ việc tại bản Huổi Khon, xã Nậm kè, huyện Mường Nhé thì chính quyền địa phương luôn tuyên truyền cho dân chúng như sau:
Chính quyền người ta bảo làm ăn sinh sống ở đâu thì lo ổn định cho gia đình mình. Đừng nghe những người khác nói điều không được làm như bán nhà cửa đi nơi khác…
Xin được nhắc lại hồi cuối tháng tư và đầu tháng năm năm ngoái, hằng nghìn người Hmong theo đạo Thiên Chúa, trong đó có cả Công giáo La Mã và Tin Lành, từ một số tỉnh gồm Lào Cai, Lai Châu, Đắc Lắc, Đắc Nông đã kéo nhau về tại bản Huổi Khon.
Truyền thông trong nước loan tin là những người Hmong được tuyên truyền về một ngày tận thế và mọi người đến để đón Vua Mông. Tờ Nhân dân hôm ngày 14 tháng 3 nhắc lại là những người tập trung gây sức ép với chính quyền địa phương và người dân yêu sách đòi cấp đất để thành lập Vương quốc Hmong.
Sự thực về Mường Nhé vẫn bị bưng bít
Theo một số tổ chức của người Hmong đang hoạt động ở nước ngoài thì chính quyền đã điều động quân đội, và ngay cả trực thăng lên Mường Nhé để trấn dẹp cuộc tập trung và có mấy mươi người thiệt mạng và bị thương. Tuy nhiên tất cả đều không thể nào kiểm chứng bằng một nguồn tin độc lập.
Ngay sau khi 8 người Hmong tham gia vụ tập trung tại huyện Mường Nhé bị kết án, tổ chức Human Rights Watch đã lên tiếng. Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á phát biểu:
‘Đại ý theo ông này thì cơ quan chức năng Việt Nam liên tục ngăn trở những nhà điều tra độc lập đến luận định những gì thực sự đã diễn ra tại Mường Nhé hồi năm ngoái; trong đó có việc điều tra về những báo cáo vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Đến khi những nhà quan sát bên ngoài được phép đến, thì mọi hoạt động của họ đều bị kiểm soát chặt chẽ. Chính quyền Việt Nam đã sử dụng kiểm soát thông tin hửu hiệu đối với khu vực đó nhằm đưa ra cái nhìn một chiều về các sự biến xảy ra. Công bố về những bản án mới đây đối với những người tổ chức cuộc biểu tình về tội gây rối an ninh lại nêu ra nhiều câu hỏi, ví dụ như thực sự những việc làm của họ là gì để phải bị truy tố và nhận những bản án như thế.
Việt Nam nổi tiếng về thành tích vi phạm các quyền tự do ngôn luận, lập hội, và tập trung một cách ôn hòa.’
Nhà cầm quyền Việt Nam không hề nhắc đến việc huy động quân đội trong việc giải tán vụ tập trung ở Mường Nhé; thế nhưng sau đó một vị lãnh đạo địa phương trong một trả lời phỏng vấn của một tờ báo quân đội trong nước cho rằng những người Hmong tập trung tại đó có trang bị vũ khí.
Vào thời điểm đó có một số cơ quan báo chí nước ngoài muốn đến tận nơi nhưng chính quyền Hà Nội cho rằng điều kiện không thuận lợi nên chưa thể cho phép họ đến để tìm hiểu về vụ việc.
Hãng thông tấn AFP hôm ngày 14 tháng 3 trích dẫn nguồn của Tổ chức Đoàn kết Thiên chúa giáo Tòan Thế giới (CSW) cho rằng người Hmong có niềm tin là sẽ có đấng cứu tinh đến và thành lập vương quốc Hmong.
CSW cho rằng lời tiên tri của nhà truyền giảng Harold Camping cho rằng tận thế xảy ra hồi ngày 21 tháng 5 năm ngoái là yếu tố chính cho thời điểm của cuộc tập trung của người Hmong tại Mường Nhé.
Vụ việc hằng ngàn tín đồ Thiên chúa giáo người Hmong tập trung tại Mường Nhé được cho là vụ nghiêm trọng nhất kể từ những vụ hồi năm 2001 và 2004 khi người dân tộc thiểu số Tây Nguyên biểu tình đòi hỏi đất đai. Họ bị trấn áp và nhiều người phải bỏ chạy sang Campuchia lánh nạn.
Video: hàng ngàn người H'mong biểu tình ở Mường Nhé
Theo dòng thời sự:
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
-------------------------------------
.
.
.
No comments:
Post a Comment