Nguyễn Đăng Hưng
June 6th, 2011
Năm ngoái chiều ngày 10/9/2010, sau khi xem xong trên mạng mấy phút quảng cáo về cuốn phim trên đây, tôi đã gởi ngay cho Blog Nguyễn Xuân Diện : “Cảm nghĩ sau khi xem đoạn quảng cáo phim “LÝ CÔNG UẨN - ĐƯỜNG TỚI THÀNH THĂNG LONG” và những bình luận này đã xuất hiện ngay sau đó kèm theo lời phản đối quyết liệt của Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh.
Xin nhắc lại đây ý tưởng chính của cảm nghĩ này:
“Mới xem qua thôi mà tôi đã thấy hãi, nếu không nói kinh hoàng!
Từ trang phục cho đến cảnh quan, từ áo mão cho đến búi tóc, hình ảnh toát ra cho ta thấy: Đây là một phim Trung Quốc, chẳng khác gì những phim lịch sử Trung Quốc khác mà đông đảo người Việt Nam quen xem.
Than ôi, người ta vô tình (hay cố ý ai biết!), đang dẫn dắt dân Việt chúng ta tiến nhanh tiến mạnh đến bóng đêm của ngàn năm lệ thuộc!
Chỉ có mấy phút hình ảnh thôi mà những điều nhiều các nhà văn hóa đích thực thường trăn trở, lo âu bấy lâu nay, như được mở toang ra, một sự kiện có sức tố cáo đanh thép trước công luận: Từ chỗ vô văn hóa đến chỗ văn hóa nô dịch chỉ là khoản cách những bước đi nhỏ… Phim nhắc đến trên đây là một trong những bước đi ấy”.
Tôi xin khẳng định lại là những lời nhận định trên của tôi là chính xác.
Sau đó, tôi có hai lần tham gia thảo luận thêm về phim trên: bài “Xin đừng đem trứng giao cho ác…” và bài “Xin hầu chuyện cùng nhà sử học Dương Trung Quốc” với những lý lẽ chi tiết cần thiết cho những cảm nhận nhanh ban đầu.
Một đợt phản kháng rầm rộ đã tự nhiên bộc phát và cuối cùng giới thức giả Việt Nam rất hoan hỉ vì chính phủ đã ra quyết định không chiếu phim này trong dịp Đại lễ ngàn năm Thăng Long.
Thế mà mới đây, Bộ Văn hóa-thể thao-Du lịch (VHTTDL) gửi cho đài truyền hình Việt Nam (THVN) một công văn (ghi ngày 15/3/2011) làm mọi người hoang mang :
“Kịch bản phim đã thêm lời dẫn chuyện vào những chỗ cần thiết để làm rõ thông tin muốn chuyển tải cho người xem biết và tự hào về một giai đoạn lịch sử của nước ta, các diễn viên Việt Nam được chọn rất hợp vai, diễn xuất tốt, âm nhạc phù hợp với Việt Nam. Về cơ bản, tinh thần lịch sử trong phim được tôn trọng, không bị bóp méo, luôn đề cao tầm vóc và tình cảm của một vị vua vì dân, thương dân biết đặt lợi ích của dân tộc lên trên lợi ích cá nhân. Nội dung phim không có gì vi phạm chính trị cũng như mối quan hệ Việt Nam- Trung Quốc”…. Trên cơ sở đó, Bộ VHTTDL đã đề nghị Đài THVN xem xét, quyết định việc phát sóng phim Lý Công Uẩn- Đường tới thành Thăng Long theo quy định của Luật Điện ảnh và Luật Báo chí.
Thú thật tôi rất đỗi ngạc nhiên khi đọc tin trên.
Bởi vì những lệch lạc cơ bản của kịch bản nhằm xuyên tạc lịch sử, làm hiểu sai ý nghĩa văn hoá của giai đoạn trỗi dậy của một dân tộc, không thể chỉnh sữa một cách dễ dàng như vậy, nhất là trong khoản thời gian chỉ hơn sáu tháng. Ngoài ra, còn nhiều thứ khác : xiêm y, trang phục, cảnh trí. Đối với những thiếu sót trầm trọng như vậy, chỉ có một cách hành xử thôi: thay đổi đạo diễn, viết lại kịch bản và quay lại đại bộ phận cuốn phim.
Nay đọc bài phỏng vấn giáo sư Lê Văn Lan do Nguyễn Xuân Diện thực hiện, thì tôi thấy những nghi ngờ của tôi là có cơ sở. Và một lần nữa Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh lại kêu gọi tẫy chay phim này. Ông bảo đây là một phim có nội dung phản quốc.
Trước tình hình căn thẳng hiện nay khi Trung Quốc cố tình gây hấn tại Biển Đông Nam Á, xâm phạm trắng trợn chủ quyền lãnh hải Việt Nam, gây công phẩn trong lòng ngưòi Việt ở khắp nơi, tôi cho rằng quyết định này của Bộ VHTTDL là một lỗi lầm chính trị. Tôi chân thành mong mỏi Bộ nhanh chóng rút lại quyết định này. Thật vậy, tôi quả tình không thấy việc chiếu phim này tại Việt Nam mang lại lợi ích chính trị văn hoá cỏn con nào cho chính phủ Việt Nam.
Tôi cho rằng tên tuổi của nhà sử học Lê Văn Lan đã bị lạm dụng. Tôi nghĩ nhà sử học khả kính này nên khởi kiện hãng phim Trường Thành để bảo vệ danh dự mình. Trên nguyên tắc việc không tôn trọng một nhà sử học, việc đề tên GS Lên Văn Lan trên danh sách chủ trương (générique) với danh hiệu là người tu chỉnh kịch bản, mà không có sự đồng ý của đương sự, là đủ để cấm phim lưu hành theo pháp luật.
Bằng không, một đợt phản kháng mới sẽ bùng phát. Hằng ngàn người Việt, theo cụ Nguyễn Trọng Vĩnh, TS Nguyễn Xuân Diện, hay nhà sử học Lê Văn Lan …, sẽ kịch liệt gởi lời phản đối phim này qua điện thoại sau khi xem phim.
Còn nếu phim này được chiếu qua các rạp xi-nê-ma thì chính việc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào phản đối.
Tôi còn nhớ tại Châu Âu trong những năm 60 thế kỷ trước có xảy ra một hiện tượng phim ảnh đáng nhớ. Số là thời ấy có xuất hiện một phim có tên là “Z” của đạo diễn Pháp gốc Hy Lạp Costa Gravas. Phim được các tài tử sáng giá Yves Montand, Jean-Louis Trintignant diễn xuất (và ủng hộ) trên nền nhạc tuyệt vời của nhạc sỹ Hy Lạp Mikis Theodorakis. Phim kể lại cuộc điều tra của một thẩm phán về việc quân phiệt Hy Lạp (1967) đã tổ chức ám sát dân biểu Quốc Hội Gregorios Lambraki. Nội dung phim là một bản án với nhiều tình tiết hấp dẫn, tố cáo chính quyền toàn trị quân phiệt trước dư luận, đã gây một sự đồng tình rộng rãi ở khắp nơi. Mỗi lần phim được chiếu xong, khản giả không chịu ra về ngay mà còn nán lại đứng lên dành cho phim những tràn pháo tay vang dội. Và hành động này, như một phản ứng tự nhiên của người thường, yêu chuộng lẽ phải và công lý, cứ kéo dài mãi như vậy cho đến khi tập đoàn quân phiệt sụp đỗ và một chính phủ dân chủ lên thay thế. Phim Z đã được giải của Giải Ban Giám Khảo (Prix du Jury, 1969) tại liên hoa phim Cannes và giải Oscar “phim và đạo diễn nước ngoài hay nhất” của Hàn Lâm Viện nghệ thuật Hoa Kỳ cũng trong năm ấy.
Tại sao người Việt Nam chúng ta, khi đi xem phim “Lý Công Uẩn, đường tới Thăng Long”, không dành cho phim này những phản ứng ngược thích đáng, ngay tại rạp chiếu?
Nguyễn Đăng Hưng
Liège ngày 5/6/2011
-------------------------------------
CHUYỆN PHIM LÝ CÔNG UẨN VÀ TRẦN THỦ ĐỘ
Trung Quốc đã quảng cáo cho phim "Lý Công Uẩn" như thế này đây:
http://www.56.com/u53/v_NTA5NTM2MjY.html
http://www.56.com/u53/v_NTA5NTM2MjY.html
Từ bài học “Chuyện người con gái Nam Xương” tới bộ phim “Đường đến thành Thăng Long” (dantri.com.vn)
Đường tới sự ti tiện và nhược tiểu điển hình (vn.360plus.yahoo.com/tuanddk)
Vua mặc áo Tàu, quân mặc váy Tây - Phùng Tân Côi (talawas.org)
Trình chiếu bộ phim hoạt hình 3D về Lý Công Uẩn (tgvn.com.vn)
Đấu khẩu về bản quyền kịch bản phim “Khát vọng Thăng Long” (laodong.com.vn)
CÓ NÊN LÀM PHIM VỀ TRẦN THỦ ĐỘ ? (newvietart.com)
Phim nào cho 1000 năm Thăng Long – Hà Nội ? (nld.com.vn)
TỪ “PHÉP THỬ” CỦA ĐỖ NGỌC BÍCH ĐẾN “PHÉP THỬ” CỦA BỘ PHIM “LÝ CÔNG UẨN…” ĐỐI VỚI “TINH THẦN DÂN TỘC” (trannhuong.com)
BÌNH LUẬN NÓNG VỀ PHIM LÝ CÔNG UẨN (ndanghung.com)
‘Đường tới thành Thăng Long gây cảm giác là phim Trung Quốc’ (vnexpress.net)
Vẫn là ước mơ xa - Về vấn đề trường quay phim VN (nguoidaibieu.com.vn)
Phim hợp tác giữa hai bên không hiểu nhau - Phan Cẩm Thượng (phapluattp.vn)
(PLTP).
NGUYỄN XUÂN DIỆN PHỎNG VẤN PHAN CẨM THƯỢNG (nguyenxuandien.blogspot.com)
PHIM “LÝ CÔNG UẨN…” – NGƯỜI TRUNG QUỐC NÓI GÌ? (/nhkien61.wordpress.com)
CÓ NÊN LÀM PHIM VỀ TRẦN THỦ ĐỘ ? (newvietart.com)
Phim nào cho 1000 năm Thăng Long – Hà Nội ? (nld.com.vn)
TỪ “PHÉP THỬ” CỦA ĐỖ NGỌC BÍCH ĐẾN “PHÉP THỬ” CỦA BỘ PHIM “LÝ CÔNG UẨN…” ĐỐI VỚI “TINH THẦN DÂN TỘC” (trannhuong.com)
BÌNH LUẬN NÓNG VỀ PHIM LÝ CÔNG UẨN (ndanghung.com)
‘Đường tới thành Thăng Long gây cảm giác là phim Trung Quốc’ (vnexpress.net)
Vẫn là ước mơ xa - Về vấn đề trường quay phim VN (nguoidaibieu.com.vn)
Phim hợp tác giữa hai bên không hiểu nhau - Phan Cẩm Thượng (phapluattp.vn)
(PLTP).
NGUYỄN XUÂN DIỆN PHỎNG VẤN PHAN CẨM THƯỢNG (nguyenxuandien.blogspot.com)
Nội dung cuộc trao đổi với họa sĩ Trịnh Quang Vũ về Phim Lý Công Uẩn - Nguyễn Xuân Diện (nguyenxuandien.blogspot.com)
Xung quanh phim “Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long”: hai bài của Đoan Trang (boxitvn.wordpress.com)
Chùm bài về phim Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long ((boxitvn.wordpress.com)
Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long; “Phim Trung nói tiếng Việt” - Đỗ Trung Quân, Nguyễn Nhã, Nguyễn Hồng Kiên (phapsluattp.vn)
Phim "Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long" (Bài 1): Phải chỉnh sửa những gì? (thethaovanhoa.vn)
Dẫn chứng bằng sử liệu, hình ảnh để đập tan luận điệu xuyên tạc về phim Lý Công Uẩn - Đường đến Thăng Long – Bài này bênh vực Phim Lý Công Uẩn (danluan.org)
Phim “Lý Công Uẩn” và bài học 100 tỷ đồng - Sông Thao (danviet.vn)
.
.
.
No comments:
Post a Comment