Friday, June 17, 2011

TRUNG QUỐC - VIỆT NAM : ĐƯỢC & MẤT NẾU CHIẾN TRANH XẢY RA Ở BIỂN ĐÔNG (Michael Martin)



17-06-2011
http://dcvonline.net/modules.php?name=News&file=article&sid=8522

Theo các nhà phân tích cho hay, cả Việt Nam lẫn Trung Quốc không rõ là họ sẽ có được bao nhiêu diện tích trong vùng biển này nếu tiếp tục phùng mang trợn mắt như mấy tuần qua, nhưng cái giá phải trả là có thể tính được.

Chính xác lượng dầu nằm dưới lòng biển Nam Hải là bao nhiêu thì vẫn chưa ai biết.

Một vài nguồn tin từ Trung Quốc thì ước tính có khoảng 200 tỉ thùng (barrel, mỗi thùng xấp xỉ 150 lít), nghĩa là khoảng chừng 80 phần trăm lượng dầu dự trữ của Saudia Arabia, nhưng những nguồn tin khác thì cho rằng đó là con số phóng đại quá lố.

Cái lợi thì có lẽ không rõ ràng, nhưng Bắc Kinh có thể tính được cái giá phải trả - nếu quyết ăn thua đủ với Việt Nam để dành phần lớn ở biển - cho nền kinh tế Trung Quốc.

Cái giá thấy được trước mắt, là 12 tỉ 7 đô-la – là giá trị thâm hụt mậu dịch của Việt Nam đối với Trung Quốc trong năm 2010, theo Văn phòng Thống kê Việt Nam cho hay.

Đó là bảy phần trăm thặng dư mậu dịch của Trung Quốc trong năm rồi, tuy nhỏ nhưng vẫn có ý nghĩa so với lợi tức Trung Quốc thu được hằng năm.

Nhưng, được và thua không chỉ có chừng đó, các nhà phân tích thời cuộc cho hay nếu có một cuộc chiến tranh toàn diện, sự mất mát sẽ được tính toán phức tạp hơn nhiều.

Đáp ứng lại với cuộc tập trận có bắn đạn thật của Việt Nam kéo dài sáu giờ ở vùng biển Nam Hải, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc ông Hong Lei cho hay là Trung Quốc “sẽ không dùng vũ lực” để đáp lại cái mà Trung Quốc xem như là tấn công trong khu vực Trung Quốc xem như có “chủ quyền không thể tranh cãi được.”

Ông Nariman Behravesh, nhà kinh tế chính ở IHS Global Insight, là một công ty phân tích kinh tế hàng đầu nói từ Luân Đôn: “Tôi nghĩ kinh tế chắc chắn có liên quan đến lời phát biểu của ông Hong Lei.”

Kinh tế Trung Quốc có quan hệ mậu dịch ngày càng chằng chịt với các nền kinh tế Á châu, đặc biệt là các nước có quyền lợi gắn liền với quần đảo Trường Sa,” ông Behravesh nói, ám chỉ quần đảo đang nằm trong vòng tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Các nhà phân tích thời cuộc tin rằng Trung Quốc có lẽ sẽ giữ thái độ như đã hứa là làm giảm sự căng thẳng mặc dù đang có những lời lên án với lời lẽ nặng nề, kết tội Việt Nam hăm dọa quyền tự trị của Trung Quốc trong vùng.

“Có cách để đánh giá những chuyện này có khả năng đưa đến sự đối đầu quân sự hay không,” Giám đốc Diễn đàn Đông Nam Á châu ở Đại học Standford tiến sĩ Donald K. Emmerson nói.

Ông Emmerson tham dự buổi hội thảo Shangri-La ở Singapore mới đây, sau khi tàu tuần tra Trung Quốc cắt dây cáp tàu khảo sát thuộc công ty dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) tháng rồi. Lúc đó, giọng điệu của Trung Quốc mang hơi hướm hoà giải, cho đến khi lần tấn công thứ nhì ngày 9 tháng Sáu, khi một tàu tuần tra khác của Trung Quốc lại cắt dây cáp một chiếc tàu khác thuộc PetroVietnam lần thứ hai, mà phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam bà Nguyễn Phương Nga nói là một sự tấn công “có chủ mưu, được tính toán trước”.

“Trung Quốc ngày càng dựa vào lượng dầu nhập cảng từ Trung Đông. Số dầu này đi qua Vịnh Malaca để vào vùng biển Nam Hải. Nếu Trung Hoa tiến hành một cuộc chiến tranh ở ngay khu vực chuyên chở chính cho xăng dầu nhập cảng của họ, thì đó là một quyết định kém khôn ngoan,” ông Emmerson nói.

Đó là một lý do không tiến hành cuộc chiến tranh ở vùng biển Nam Hải.

Một lý do khác cho các nước trong Hiệp hội Các Nước Đông Nam Á châu và cũng là những nước cho mình có chủ quyền trong vùng biển này – sáu nước tất cả, bao gồm Việt Nam, Phi Luật Tân và Đài Loan – là việc không đối đầu quân sự với Trung Quốc sẽ duy trì sự ổn định về mặt địa chính trong vùng này.

“Các quốc gia có chung biên giới ý thức rằng một cuộc chiến tranh toàn diện sẽ qúa sức nguy hiểm cho các nước liên quan đến,” ông nói, và giải thích là nền kinh tế thế giới sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng vì sự gián đoạn của con đường vận chuyển then chốt đi ngang qua vùng này.

Một nữa hàng hoá của thế giới được chuyên chở bằng đường biển đi ngang qua vùng biển Nam Hải hằng năm, ông Emmerson nói.

“Đó là huyết mạch lớn vô cùng của mậu dịch thế giới. Mặc dù sự thật biển Nam Hải là con đường giao thông chính trên biển, vẫn có những con đường khác để đi nhưng đắt đỏ hơn, là đi về hướng đông qua Phi Luật Tân và Nam Dương.”

Giải pháp cho vấn đề, cả hai ông Emmerson và Behravesh đều thấy sự hợp tác trong tương lai của Trung Quốc với các đối tác thương mãi trong khối ASEAN nằm ở hướng Nam.

Và đã có tiền lệ.

Ông Emmerson giải thích rằng vào tháng Bảy năm 2005, một cuộc thăm dò địa chấn chung ở biển đã được thực hiện bởi Trung Quốc, Phi Luật Tân và Việt Nam – các công ty ký kết vào công trình này bao gồm công ty dầu khí PetroVietnam – chứ không phải bộ trưởng bộ ngoại giao hay thủ tướng. Công trình khai thác chung này mang danh các công ty -- bắt đầu tìm kiếm để xem lượng dầu nằm dưới lòng biển là bao nhiêu.

“Thoạt đầu họ muốn tìm tìm kiếm chung và rồi là khai thác chung. Thế nhưng dự án này ngưng, không còn hiệu lực nữa trong năm 2008,” ông nói.

Trung Quốc rõ ràng cần nguồn cung cấp năng lượng để thúc đẩy cho nền kinh tế đang phát triển của họ, Việt Nam cũng thế.

“Tôi chắc rằng Việt Nam có khả năng khai phá nguồn năng lượng dự trữ qua sự đầu tư chung,” ông Behravesh nói, ông giải thích một sự hợp tác mà ai cũng có lợi về mặt khai thác dầu có thể giúp làm vơi sự căng thẳng địa-chính trong vùng và cho phép một sự khai thác chung nguồn năng lượng trong vùng.


© DCVOnline

Nguồn: (1) China-Vietnam: Weighing the Cost-Benefit of War in South China Sea Face-Off. International Business Times, by Michael Martin, 15 June 2011
.
.
.

No comments: