Monday, June 13, 2011

NƯỚC NGA : 20 NĂM CỦA NHỮNG LẦM LẠC (Timur Sharafutdinov)



Tác giả Timur Sharafutdinov
Nguồnk2kapital.com
Kichbu post on thứ hai, 13.06.2011

Mô hình quản lý nhà nước đã hình thành ở Nga không đáp ứng được các nhu cầu của thời đại. Sau hai mươi năm qua kể từ khi thông qua Tuyên bố về chủ quyền quốc gia của Nga, trong nước đã không xuất hiện hệ thống bảo vệ sở hữu, không xuất hiện giai cấp trung bình quan tâm đến sự ổn định chính trị. Để bảo vệ cấu trúc chính quyền đã hình thành, ở Nga có một tương lai đen tối.

Những người tham dự hội nghị “20 năm sau Liên Xô: điều gì tiếp theo?” diễn ra tại Nhà trung tâm của doanh nhân đã nói về điều này. Quỹ “Viện thế giới hậu khủng hoảng” cùng với công ty “Wittel và các nhà đối tác” đã tổ chức hội nghị này.

Những người tham dự cần thảo luận  các vấn đề đang làm xã hội Nga hôm nay quan tâm:
Tại sao sự sụp đổ của Liên Xô tưởng như bất di bất dịch xảy ra?
Đất nước sau hai mươi năm đã đạt được điều gì?
Tương lai như thế nào đang chờ đón đất nước?
Các chính trị gia và các nhà khoa học, các nhà chính trị học, các doanh nhân đã được mời tham dự trong các cuộc tranh luận.

Trong số các nguyên nhân sụp đổ các đại biểu phát biểu cho rằng sự tham gia nhiều năm của Liên Xô vào cuộc chiến tranh Afghanistan, sự sụt giá  sâu sắc trên thị trường dầu mỏ, những sai lầm tiền định của ban lãnh đạo nhà nước, mà vì những nguyên nhân đó thu nhập ngân sách của Liên bang sụp đổ. Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu là sự thoái hóa quyền lực chính trị kéo dài hàng chục năm. Đồng thời, một số đại biểu nhân xét, ở Nga hiên nay cũng nhận thấy các quá trình đặc trưng cho Liên Xô trước khi sụp đổ.

“Vào năm 1991 chúng ta đã mất Liên bang Xô Viết như một đất nước, nhưng đã bảo vệ được sindrom hậu cường quốc, - đại biểu Duma quốc gia, phó chủ tịch ủy ban Duma về an ninh Gennadi phát biểu trước hội nghị nói. – Trong ý nghĩa này Ngày của Nga có nghĩa sự độc lập khỏi Liên Xô, và di sản của nó”.

Đại biểu nhận xét rằng vì tương lai của Nga chúng ta cần học rút ra những bài học từ quá khứ. Hai mươi năm qua nhà nước nomenclature * được bảo vệ, chỉ có hệ tư tưởng. Chính quyền nomenclature chỉ quan tâm đến các lợi ích của mình. Sự thất thoát tư bản  ra khỏi đất nước gấp ba lần đã xảy ra theo các nguồn chính thống. Dòng người di cư trong những năm gần đây cũng phát triển với tốc độ khoảng như vậy. Điều đó có nghĩa rằng tầng lớp thượng lưu đã không còn gắn tương lai của mình với nước Nga”.

Khi bảo vệ hệ thống chính trị hiện hành có một tương lai không tươi đẹp đang chờ đón chúng ta. Sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết trong hệ thống này đã trở thành chỉ là thời kỳ bán sụp đổ nói chung của bộ máy lãnh đạo Nga, Gudkov nói.

Những người tham dự hội nghị nhận xét rằng sự phát triển nền dân chủ ở Nga đã bị chậm trễ chỉ sau năm 1993 khi quốc hội bị bắn. Còn hôm nay đa phần dân chúng đã bị tách biệt thế nào đó với bộ máy quản lý đất nước, các đảng chính trị đã biến thành các dự án của đảng cầm quyền. Quốc hội Nga đã mất các chức năng của mình và không có thể ảnh hưởng đến tổ chức chính phủ, chính sách cán bộ. Chế độ quân chủ tuyệt đối trong hình thức của một một nhà nước độc tài nửa dân chủ , về thực chất, đã hình thành.

Tuy nhiên cái thời của chế độ quân chủ đã qua. Để giữ gìn sự nguyên trạng, cuộc khủng hoảng chính quyền sẽ kéo dài bốn-năm năm nữa, và những hậu quả có thể sẽ kinh khủng hơn vào thời 1991.

Giám đốc quỹ “Viện thế giới hậu khủng hoảng” bà Ekaterina Shipova thử xem xét hai mươi năm qua trong ngữ cảnh của các quá trình hiện đang xảy ra ở cấp độ toàn cầu. Theo kết luận của bà, thế giới đang trải qua giai đoạn của thời kỳ quá độ đến thế giới đa cực mà nó diễn ra với sự cạnh tranh vô cùng gay gắt  cả trong chính trị, và cả trong kinh tế. Các cơ hội của Nga giữ cho mình vị trí trong số các thủ lĩnh địa chính trị theo các chuyên gia đánh giá là 50:50.

Thế giới đang trở nên khó lường hơn. Ranh giới giữa các nước giàu và các nước nghèo tăng lên, những mâu thuẫn thậm chí trong các nước châu Âu cũng tăng cao. Bởi vậy có thể giải thích rằng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đang dần dần chuyển thành khủng hoảng chính trị mà nó bùng lên ở cấp độ các mâu thuẫn cục bộ và dẫn đến sự lật đổ chế độ hiện hành. Thời kỳ quá độ chuyến sang thế giới đa cực sẽ tăng thêm các rủi ro, bà E. Shipova nói. “Chúng ta cho rằng sự mất ổn định có thể lan sang cả không gian hậu Xô Viết, - bà nhận xét. – Các yếu tố mà 5 năm trước được xem là ít quan trọng: tính tích cực chính trị của giai cấp giữa và thanh niên, khuynh hướng tự tổ chức song song của công dân, sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc đã bắt đầu xuất hiện”.

Các đại biểu tham dự hội nghị nhận xét rằng mô hình quản lý nhà nước và chính trị hiện hành ở Nga đang phải chịu những thánh thức của thời đại.-Kichbu-

---
*nomenclature: Nhờ các bạn dịch giúp cho Kichbu từ này trong kết hợp với từ “nhà nước “ và “chính quyền”.
 .
.
.

No comments: