Monday, June 13, 2011

LÀM SAO ĐỂ TRUNG QUỐC TRÁNH KHỎI CUỘC XUNG ĐỘT TỚI ĐÂY (Minxin Pei)



Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei)
Cập nhật : 13/06/2011 13:03

Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei) - chuyên gia chính quyền học (Claremont McKenna College và Carnegie Endowment for International Peace)

Cuộc tranh chấp Trung-Việt đang leothang ởvùng biển ở Nam Hải (Biển Đông) xảy ra vào thời điểm xấu nhấtđối với Bắc Kinh. Cách đây chưa đầy một năm, Ngoạitrưởng Hoa Kì Hillary Clinton đã cảnh báo với Trung Quốcrằng hòa bình và tự do giao thông ở Nam Hải thuộc vềlợi ích quốc gia của Hoa Kì, và bằng cung cách không tếnhị cho lắm, bà Clinton cũng đã kêu gọi Trung Quốc giảiquyết những tranh chấp lãnh thổ với các nước lánggiềng của mình bằng phương tiện hòa bình và theo đúngpháp luật quốc tế.

Nay chúng ta biết rằng lời phát biểucủabà Clinton tháng bảy năm 2010 ở Hà Nội đã đánh dấumột khúc ngoặt trên hai phương diện quan trọng. Nó đãlàm thay đổi hẳn nhậnthức vềcân bằng quyền lực ởkhu vực. Trước đó, người ta nghĩ rằng Trung Quốc đãgiành được thế thượng phong ở vùng này sau nhiều nămkiên trì « tiến công quyến rũ ». Sau cú sốc dongoại trưởng Mĩ gây ra – trong thâm tâm, tất cả cácnước ASEAN đều hoan nghênh – thì xem ra Trung Quốc đãbị cô lập trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở NamHải. Thêm nữa, sự đối đáp vụng về của Trung Quốc– những lời đe dọa úp mở đối với các nước lánggiềng – cùng với một loạt thất thố ngoại giao khácđã biến 2010 thành một năm tồi tệ nhất về đối ngoại của Trung Quốc từnăm 1989 đến nay.

Để giành lại thế chủ động ngoại giaovà sửa chữa những tổn hại do chính mình gây ra, gầnđây Trung Quốc đã mở ra một cuộc « tiến côngquyến rũ » mới, mang lại một vài kết quả khảquan. Quan hệ với Hoa Kì đã được ổn định từ khi chủtịch Hồ Cẩm Đào đi thăm Washington hồi tháng giêng2011. Cuộc đối thoại giữa hai giới quân sự Trung-Mĩ đãđược nối lại. Ngay với Nhật Bản, quan hệ cũng đãđược cải thiện đáng kể trong mấy tháng qua.

Cho nên, ở thời điểm này, một cuộc đụngđộ xấu xa và có tiềm năng trở thành nguy hiểm là điềucuối cùng mà Trung Quốc mong muốn xảy ra.

Song mặt khác, Bắc Kinh cũng cần chứngtỏrằng họ sẽ không chịu thỏa hiệp trong vấn đề tranhchấp lãnh thổ. Khốn nỗi, tại Việt Nam, Trung Quốc lạiđụng phải một đối phương cũng không kém kiên quyếtvà từ chối mọi thỏa hiệp.
Trong các mối tranh chấp ở Nam Hải,cuộctranh chấp Trung-Việt có khả năng lớn nhất dẫn tớixung đột vũ trang. Năm 1974, hải quân Trung Quốc đã kiểmsoát toàn bộ quần đảo Paracel (Hoàng Sa) sau khi đánh bậtđược hải quân Nam Việt Nam. Năm 1988, Trung Quốc và ViệtNam đã giao chiến ngắn ở quần đảo Spratly (TrườngSa). Thứ nữa, những khẳng định chủ quyền về Spratlycủa Trung Quốc được coi là không vững vàng đứng vềmặt luật pháp quốc tế vì, căn cứ vào Công ước vềluật biển của Liên Hợp Quốc (UNCLOS), Trung Quốc khó cóthể chứng minh rằng những khối đá mà họ đang chiếm giữđáp ứng những tiểu chuẩn về những hòn đảo có ngườiở và lâu bền (như thế mới có vùng đặc quyền kinh tếEEZ 200 hải lý). Trường hợp quần đảo Paracels (HoàngSa) thì khác, Trung Quốc đang thực sự kiểm soát, nhưngViệt Nam vẫn tiếp tục khẳng định chủ quyền. VùngEEZ 200 hải lí của Paracels và vùng EEZ 200 hải lí tính từ đường cơ sở của Việt Nam có chỗ chồng lấn lênnhau. Theo những thông tin có được thì sự cố tàu hải giám của Trung Quốc làm hư hỏng dây cáp thăm dò địachấn trị giá mấy triệu đô la của tàu thăm dò của PetroVietnam đã xảy ra trong vùng tranh chấp này.

Trong quá khứ, sự ứng phó của TrungQuốcđối với các hoạt động thăm dò của những nướctranh chấp với Trung Quốc ở Nam Hải đều tùy mức độ.Về mặt ngôn từ, Trung Quốc tố cáo họ vi phạm chủquyền lãnh thổ của mình, nhưng hành động của TrungQuốc thì kiềm chế và có phân biệt. Thật ra, nhiềunước đã tiến hành thăm dò và khai thác dầu khí gầnvùng biển của họ ở quần đảo Spratlys, nhưng cho đếnnay Trung Quốc không đưa chiến hạm hải quân của họđến ngăn cản các hoạt động này (Sự kiện ngày 9tháng sáu 2010 một tàu đánh cá Trung Quốc làm đứt dâycáp của một tàu khảo sát của Việt Nam đã xảy ra ởmột địa điểm thuộc khu vực quần đảo Spratlys ở xabờ biển Việt Nam). Nếu so sánh, thì phản ứng củaTrung Quốc đối với những hoạt động tương tự ởvùng Paracels (Hoàng Sa) mãnh liệt hơn nhiều. Cách đây mấynăm, được biết một tàu tuần tra Trung Quốc đã cắtđứt cáp thăm dò địa chấn của một công ti Tây phươngđã kí thỏa thuận với Việt Nam để thăm dò dầu khí.

Trong điều kiện ngang nhau về bối cảnh,thì cao nhất là xác suất xảy ra đụng độ giữa TrungQuốc và Việt Nam ở vùng quần đảo Paracels.

Nhưng Việt Nam không phải là một đốithủ« ngon xơi ». Hải quân Việt Nam không mạnh,nhưng họ đã nhiều phen tỏ ra họ không sợ Trung Quốc.Để cho Trung Quốc thấy rằng họ sẵn sàng chiến đấu,Việt Nam đã đặt mua 6 tàu ngầm loại K của Nga (vài nămnữa sẽ đi vào hoạt động). Về mặt ngoại giao, ViệtNam cũng đã khôn khéo sử dụng những con bài của mình.Quan hệ với Hoa Kì đã được cải thiện rõ rệt, hainước cựu thù đã cùng tập trận lần đầu tiên ở NamHải vào tháng tám năm ngoái.

Ai cũng đoán định rằng lập trường mớicủa Washington ở Nam Hải và quan hệ Mĩ-Việt được cảithiện đã làm cho Hà Nội mạnh dạn hơn trong việc đươngđầu với Bắc Kinh. Vấn đề đối với Bắc Kinh là làmsao tránh được một cuộc đụng độ nữa với Việt Namở Paracels (Hoàng Sa). Với việc Việt Nam tuyên bố sẽtập bắn ở khu vực này vào ngày 13 tháng sáu, rửi ro vềmột cuộc xung đột ngẫu nhiên là một rủi ro có thực.

Trong hai bên, thì bên Trung Quốc cầnđứngở vị thế đạo lí vì trong những cuộc tranh chấp nhưvậy, dư luận quốc tế bao giờ cũng thiên về bên yếu.Trước tiên, Trung Quốc cần phải tạm ngưng những cuộcthăm dò trong các vùng tranh chấp để tránh những xung độtcó thể ngẫu nhiên mà xảy ra. Bắc Kinh cũng phải chủđộng đề xuất với Hà Nội những biện pháp cụ thểđể tránh xảy ra những cuộc đụng độ tương tự trongtương lai. Chẳng hạn áp đặt việc cả hai bên tạmngưng mọi hoạt động thăm dò ở những vùng biển cótranh chấp để trấn an thần kinh các bên.

Tiếp theo những biện pháp cụ thể ấyphải có những sáng kiến ngoại giao mạnh mẽ nhằm tạora một giải pháp đa phương cho các cuộc tranh chấp ởNam Hải. Cuộc cãi cọ giữa Trung Quốc và Việt Nam cóthể đã gây ra khủng hoảng, nhưng đó cũng là vận hộiduy nhất để Trung Quốc và ASEAN đẩy nhanh cuộc thươnglượng đi tới một bộ Luật hành xử kiên quyết hơn. ỞTrung Quốc, có người có thể nghĩ rằng một bộ luậtnhư thế sẽ gây thêm ràng buộc không cần thiết cho khảnăng chọn lựa của Trung Quốc. Nhưng đối với một quốcgia đang gây ra căng thẳng với các nước láng giềng vìý đồ và khả năng quân sự ngày càng tăng của mình,thì đó có thể là một trong một vài động tác thực tếlàm cho người ta có thể tin được vào những lời tuyênbố về « phát triển hòa bình ».

裴敏欣 Bùi Mẫn Hân


MinxinPei (裴敏欣BùiMẫn Hân) làgiáo sư bộ môn chính quyềnhọc tại Claremont McKenna College và phó nghiên cứu sư liênkết của Carnegie Endowment for International Peace. Các nghiêncứu của ông đã được công bố trên các tạp chí Foreign Policy, ForeignAffairs, The National Interest, Modern China,China Quarterly, Journal of Democracy, những bài bình luận củaông đã được đăng trên các báo Financial Times, New YorkTimes, Washington Post, Newsweek International và InternationalHerald Tribune.

NGUYÊN TÁC TIẾNG ANH: TheDiplomat, 12 tháng 6-2011.

© bản dịch tiếng Việt : Diễn Đàn

.
.
.

No comments: