Saturday, June 18, 2011

HIỆP HAI : QUÂN TA ĐẤU VỚI QUÂN MÌNH (Philip Stephens, The Financial Times)



Philip Stephens
The Financial Times  -   Ngày 16 tháng 6 năm 2011

Người dịch: Hiền Ba
Đăng bởi anhbasam on 18.06.2011

Thỉnh thoảng một kinh nghiệm khôn ngoan được thừa nhận rộng rãi nào đó lại bị làm đảo lộn bởi một dòng tít báo mà ta thoáng nhìn thấy. Chuyện này đã xảy ra hôm nọ khi tờ Financial Times [Thời báo Tài chính] đưa tin “Việt Nam đang tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ trong vấn đề tranh chấp với Trung Quốc”. Từ một sự kiện cụ thể như vậy bài báo bằng quan điểm ước lệ hóa đã ví von trật tự thế giới mới như là một sự tranh giành giữa phương tây đã xác lập địa vị của mình xong xuôi rồi với phần còn lại đang trỗi dậy của thế giới. Điều thú vị ở chỗ đây lại là một câu chuyện về quân ta đấu với quân mình.

Vụ cãi nhau om xòm giữa Hà Nội và Bắc Kinh là vụ mới nhất xảy ra trong một loạt những tranh chấp về quyền kiểm soát Biển Hoa Nam [Biển Đông] giàu tài nguyên. Trung Quốc đã dùng những ngôn từ lỗ mãng để khẳng định chủ quyền của họ đối với toàn bộ vùng biển này. Nhưng cái đường đứt đoạn quy định ranh giới cho tham vọng nói trên ở trên các tấm bản đồ của Trung Quốc lại đang bị hầu hết các nước khác phản đối kịch liệt. Philippine, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng có những tuyên bố khẳng định chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền biển của riêng mỗi nước. Nhật Bản có tranh cãi riêng với Trung Quốc về một cụm đảo nằm ở Biển Hoa Đông [East China Sea].
Như vậy là những xung đột nói trên đều không phải là điều gì mới mẻ. Sự hận thù giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng chẳng phải là mới. Người Mỹ mới bỏ đi chưa được 5 năm thì hai nước trên đã nện nhau chí chết ở biên giới vào cuối những năm 1970. Điều mới mẻ nằm ở những căng thẳng đột ngột gia tăng rõ rệt sau khi Trung Quốc thông qua một chính sách láng giềng quyết đoán rõ rành rành.

Nằm ở vị trí chiến lược của Biển Hoa Nam, Vịnh Cam Ranh từng là một căn cứ không quân và hải quân then chốt của Mỹ trong cuộc chiến tranh giữa miền Nam và miền Bắc Việt Nam. Giờ đây Hà Nội nói rằng tàu nước ngoài (tức là tàu của Mỹ) có thể lại được phép sử dụng căn cứ hải quân này. Tín hiệu đánh về phía Bắc Kinh thế là đủ rõ. Nếu chèn ép quá đáng thì Việt Nam sẽ cung ứng sự hỗ trợ vật chất cho hải quân Mỹ để hải quân Mỹ đảm bảo tự do hàng hải.

Các nước khác cũng đang sửa sang lại phên giậu của nhà mình và hâm nóng mối quan hệ với Washington khi Trung Quốc bắt đầu vung gậy gộc. Những tranh chấp này có ý nghĩa rất lớn chứ không chỉ đơn thuần là việc Bắc Kinh muốn khôi phục lại hệ thống chư hầu cho phép vua chúa xưa kia của Trung Quốc có quyền bá chủ đối với những láng giềng nhỏ hơn.

Những tranh chấp này báo hiệu một hình thù phức tạp hơn của toàn thế giới chứ không chỉ đơn thuần là sự bất đồng được cho là giữa các cường quốc xưa nay và cường quốc mới nổi. Nếu chỉ vì thuận tiện mà vẽ một bức tranh địa chính trị ở đó lợi ích của các quốc gia đang nổi đụng độ với các lợi ích tương ứng của các nước thuộc khối phương tây, thế thì trật tự mới rất có thể sẽ nằm trong những đường viền không đều chồng chéo lên nhau. Một số nước thuộc phần còn lại của thế giới sẽ thích làm bạn với phương tây.

Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc nom có vẻ như được coi bất di bất dịch là quan trọng nhất trong thế kỷ này, song điều khó lường nhất sẽ là những mối quan hệ đối đầu nhau giữa các nước không thuộc phương tây. Các cường quốc mới nổi hiển nhiên có chung những khao khát và khuynh hướng tự nhiên, nhất là họ đều phản đối sự thống trị của phương tây đối với những “bãi đất công” [commons: ý nói những khu vực của chung toàn thế giới, thí dụ như các tuyến đường hải hải quốc tế]. Nhưng thông thường sự kình địch giữa chính những quốc gia này lại còn sâu sắc hơn sự kình địch giữa họ với phương tây.

Tổ chức Hợp tác Thượng Hải [SCO] được thành lập cách đây mười năm đang khẳng định Trung Quốc, Nga và các nước Trung Á như Kazakhstan và Tajikistan có những mối quan tâm gặp gỡ nhau. SCO coi Ấn Độ, Pakistan và Iran nằm trong số các nước được hưởng địa vị quan sát viên. Một số người có lẽ đang coi tổ chức này như là một sự đối trọng tự nhiên đối với NATO. Nhưng cứ thử liệt kê các nước tham gia SCO thì sẽ thấy được sự mong manh của tổ chức này.

Nước Nga của Vladimir Putin đã khẳng định đứng về phía những nước không thuộc khối phương tây. Điều khôi hài ở chỗ là một quốc gia đến lúc này vẫn thích làm ra vẻ mình là một siêu cường ngang với Mỹ nhưng lại có vẻ hài lòng khi được chọn là một nước thuộc khối BRIC [các “cường quốc” mới nổi, gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nga].
Sự chọn lựa lập trường nói trên đã xảy ra ngẫu nhiên trong lịch sử hậu chiến tranh lạnh. Cách nhìn nhận thế giới của ông Putin chịu ảnh hưởng bởi sự nhục nhã của đất nước này sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ. Ông Putin là người Nga thuộc thế hệ không thể rũ sạch quan niệm rằng đối thủ tự nhiên của nước Nga là liên minh NATO do Mỹ dẫn đầu.

Chỉ cần một sự đánh giá khách quan chiến lược thì người ta sẽ khẳng định điều ngược lại. Những mối nguy lớn nhất đối với nước Nga hiện nay là nằm ở trong chính đất nước họ – nền kinh tế lỗi thời và dân số sụt giảm nhanh chóng. Những thách thức đến từ bên ngoài đều nằm ở phía nam và phía đông nước Nga: từ chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo cho đến những sức ép nhằm vào một vùng Siberia dân số cứ mỗi ngày lại giảm đi và một Trung Quốc đang ti toe.

Trung Quốc khinh thường Nga là một quốc gia đang suy tàn không đủ khả năng sản xuất bất cứ cái gì có ích ngoài dầu khí và không chóng thì chầy sẽ vùi giập đời mình trong rượu chè. Ngay cả kỹ thuật quân sự [của Nga] giờ đây cũng không đáp ứng những tham vọng của Bắc Kinh. Người Nga ắt phải biết điều này. Một viễn kiến chiến lược gạt bỏ mọi sự cảm tính sẽ cho ta thấy Moscow đang đánh đổi vai trò làm thằng khờ bị Bắc Kinh lợi dụng để hòa nhập vào nền kinh tế của phương tây.

Có thể thấy một điều rành rành là hiện nay Ấn Độ và Trung Quốc đang ganh đua nhau. Kể từ lần hai nước có chiến tranh đến nay thì nửa thế kỷ đã trôi qua. Ấn Độ nói rằng tình hình ở biên giới của nước họ với Trung Quốc hiện đang yên ắng hơn bao giờ hết. Song những dòng chảy thương mại và đầu tư đang lan rộng với tốc độ nhanh chóng đã khiến cho Ấn Độ chưa thể loại bỏ hoàn toàn những mối ngờ vực.

Trung Quốc đang là đối thủ lớn nhất của Ấn Độ trong cuộc vận động cho chiếc ghế ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Chiến lược quân sự của Ấn Độ vẫn bị tác động bởi khả năng xảy ra chiến tranh với nước láng giềng hùng mạnh của họ – Ấn Độ vẫn còn nuôi những mối ngờ vực bởi vì Bắc Kinh có mối quan hệ quân sự mật thiết với Pakistan.

Chính phủ Pakistan trong tháng này đã đề xuất Trung Quốc có thể được tạo cơ hội để sử dụng một căn cứ hải quân nằm ở phía tây nam cảng Gwadar. Chẳng điều gì nằm trong sự tính toán có thể khiến cho Ấn Độ bấn loạn cực điểm trước những tham vọng hải quân của Trung Quốc ở Đại Tây Dương cho bằng điều này; cũng chẳng điều gì đẩy Ấn Độ lại gần hơn về phía Washington cho bằng điều này.

Những điều sau đây dường như là những vấn đề đặc thù của châu Á: di sản của các cuộc chiến tranh trong quá khứ và những biên giới vẫn đang tranh chấp. Song, sự nổi lên của các cường quốc mới mặt khác sẽ tạo ra sự căng thẳng ở những nơi khác nữa. Thổ Nhĩ Kỳ được phương tây xem như là đang công khai ủng họ chế độ hiện nay ở Iran. Thế nhưng hai nước này cũng là đối thủ của nhau để tranh giành vị thế bá chủ trong vùng.

Những mối quan tâm chung đã kéo các nền kinh tế mới nổi lại gần với nhau hơn. Họ đang bớt phụ thuộc hơn vào phương tây so với trước. Sự mở rộng quan hệ nam-nam sẽ thúc đẩy thời kỳ tăng trưởng tiếp theo của thế giới. Nhưng còn lâu mới là điều hiển nhiên nếu cho rằng các nước ở vùng Mỹ La Tinh và châu Phi sẽ mãi mãi bằng lòng với vai trò là nước cung cấp nguyên liệu cho mấy nước lớn ở châu Á. Brazil đã tự coi mình là một trong những nước chỉ trích một cách nghiêm khắc nhất cái chính sách hối đoái của Trung Quốc.

Từ tất cả những điều nói trên sẽ thấy hiện ra một bức tranh toàn cầu trong đó sẽ có sự cạnh tranh lẫn thù địch rồi những liên minh trong vùng và sự hình thành những đường biên giới chằng chịt mà chẳng dựa trên cơ sở thực tế nào cả ngăn phương tây và phần còn lại của thế giới. Châu Âu rất có thể sẽ lựa chọn cách đứng ngoài vùng ảnh hưởng. Vai trò thích hợp của nước Mỹ sẽ là vai trò của sự cân bằng sức mạnh không thể không có.

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

Lưu ý: Các bài dịch đều có đường liên kết/link tới bài báo gốc, ngay tại tên trang báo, phía trên tựa bài, mời bà con bấm vào để truy cập. Riêng những bài phải đăng ký, như bài này, sẽ có nội dung bài gốc bên dưới.

———-

Round two: the rest versus the rest
By Philip Stephens
Published: June 16 2011 20:20 | Last updated: June 16 2011 20:20

Once in a while received wisdom is upturned by a fleeting headline. It happened the other day when the FT reported that “Vietnam seeks US support in China dispute”. The stylised view of the new global order frames it as a contest between the established west and the rising rest. The more interesting story is the one about the rest versus the rest.
The spat between Hanoi and Beijing is the latest in a series of disputes over control of the resource-rich South China Sea. In crude terms, China claims all of it. But the dotted line that marks out this ambition on Chinese maps is hotly contested by just about everyone else. The Philippines, Malaysia, Brunei and Taiwan have their own territorial and maritime claims. Japan has a separate argument with China about a cluster of islands in the East China Sea.
These clashes, then, are not new. Nor is the animosity between Vietnam and China. The Americans had not been gone five years before the two countries fought a vicious border war during the late 1970s. What’s new is the marked heightening of tension as China has adopted a strikingly assertive neighbourhood policy.
Strategically sited on the South China Sea, Cam Ranh Bay served as a pivotal US air and naval base during the war between South and North Vietnam. Now Hanoi says foreign (that means American) ships could again be given access to the naval facility. The signal to Beijing is clear enough. Push too hard and Vietnam will provide physical support to the US fleet in guaranteeing freedom of navigation.
Others have also been mending fences and warming their relationships with Washington as China waves its stick. There is more to such disputes than Beijing’s desire to restore the tributary system that afforded imperial China suzerainty over its smaller neighbours.
They are a harbinger of a global geometry more complex than the assumed standoff between status quo and emerging powers. Convenient as it is to paint a geopolitical landscape in which the interests of rising nations are in symmetrical collision with those of the west, the new order is more likely to have irregular and overlapping contours. Some among the rest will prefer the company of the west.
The relationship between the US and China looks set to be the most important of the present century, but the most volatile will be those that see the rest square up to the rest. The new powers, of course, have aspirations and instincts in common, not least in challenging western domination of the global commons. As often as not, however, the rivalries between these states are deeper than those with the west.
The decade-old Shanghai Co-operation Organisation speaks to an apparent confluence of interests between China, Russia and central Asian states such as Kazakhstan and Tajikistan. The SCO counts India, Pakistan and Iran among states with observer status. Some might consider the organisation a natural counterpoint to Nato. Yet to list the participants in the SCO is also to see the fragility of the enterprise.
Vladimir Putin’s Russia has put itself firmly on the side of the rest. Curiously for a state that still likes to pretend it is a superpower equal to the US, it seems happy to be designated one of the Bric nations.
This positioning is an accident of post-cold war history. Mr Putin’s worldview was shaped by national humiliation after the collapse of the Soviet Union. He is of a generation of Russians that cannot shake off the notion that Russia’s natural adversary is the US-led Nato alliance.
An objective strategic assessment would say the opposite. The biggest threats to Russia are internal – economic obsolescence and rapid population decline. The external challenges come from the south and east: from Islamist extremism and the pressures on a depopulated Siberia from a burgeoning China.
China scorns Russia as a declining nation, unable to produce anything useful except oil and gas, and slowly but surely drinking itself to death. Even its military technology now falls short of Beijing’s ambitions. Russians must know this. A strategic outlook unburdened by emotion would see Moscow exchange the part of useful idiot in Beijing for economic integration with the west.
The more obvious competition is between India and China. Half a century has passed since the two countries went to war. Indian officials say the country’s border with China is now one of its quietest. Yet the rapid expansion of trade and investment flows has not removed the suspicions.
China is the strongest opponent of India’s pitch for permanent membership of the UN Security Council. Indian military strategy is still shaped by the possibility of war with its powerful neighbour – its suspicions nourished by Beijing’s close military ties with Pakistan.
This month the Pakistan government suggested China could be offered a naval base at the south-western port of Gwadar. Nothing could be more calculated to heighten Indian neuroses about Beijing’s naval ambitions in the Indian Ocean; nor to nudge Delhi a little further in the direction of Washington.
These may seem peculiarly Asian problems, the legacies of past wars and still-disputed borders. But the rise of new powers will also create stresses elsewhere. Turkey is seen by the west as overly sympathetic to the present regime in Iran. Yet the two countries are also natural rivals for regional primacy.
Shared interests have pulled rising economies closer together. They are less dependent on the west. The expansion of south-south ties will fuel the next round of global growth. But it is far from self-evident that Latin American and African states will be forever content with the role of raw material producers for the Asian giants. Brazil already counts itself as one of the sternest critics of China’s exchange rate policy.
What emerges from all this is a global landscape in which competition and rivalries and regional alliances and hedging criss-cross the notional boundaries between the west and the rest. Europe may well choose to sit on the margins of influence. The likely role of the US will be that of the indispensable balancing power.

.
.
.

No comments: