Bùi Tín viết riêng cho VOA
Thứ Tư, 13 tháng 4 2011
Từ Côte d’Ivoire, tin vui truyền đi khắp nơi; 15 giờ ngày thứ hai 11-4-2011, Laurent Gbagbo, nguyên tổng thống nước Cộng hòa Côte d’ Ivoire ở Tây Phi từ năm 2000 đến 2010, cầm đầu quân phiến loạn chống lại Tổng thống Alassane Ouattara vừa được bàu tháng 11-2010, đã bị bắt giữ.
Cuộc tiến công cuối cùng của phe ông Ouattara diễn ra vừa đúng 2 tuần lễ, được Liên Hợp Quốc và khối NATO yểm trợ có hiệu quả, đã kết thúc thắng lợi gọn ghẽ. Thế lực cuối cùng của ông Gbagbo gồm có 800 quân, bộ tham mưu, các cố vấn, gia đình nguyên tổng thống gồm vợ là bà Simone Gbagbo, 6 con và cháu, tất cả cố thủ trong Khách sạn lớn Golf, đã lần lượt bỏ súng đầu hàng, chịu sự cai quản của lực lượng mũ xanh giữ gìn Hoà bình của LHQ.
Cuộc tiến công được thuận lợi nhờ 6 chiếc trực thăng của quân đội Pháp và một chục xe tăng, xe bọc thép của lực lượng Licorne (Kỳ lân) cũng của Pháp biệt phái sang, đã bắn phá tiêu diệt các ổ đề kháng quanh khách sạn Golf từ sáng 11-4, tạo điều kiện cho bộ binh của Tổng thống Ouattara xung phong hoàn thành nhiệm vụ.
Ngay sau đó, Tổng thống Ouattara lên đài truyền hình quốc gia loan tin chiến thắng, kêu gọi tàn quân của ông Gbagbo buông súng, long trọng tuyên bố chấm dứt nội chiến, thực hiện ngay cuộc hòa giải và hòa hợp quốc gia. Hôm sau 12-4, ông Gbagbo cũng qua đài phát thanh kêu gọi quân lính ông chấm dứt cuộc chiến, tuân thủ chính quyền mới.
Một loạt 5 ông tướng quân đội và cảnh sát từng theo ông Gbagbo cũng trình diện tổng thống mới, ngỏ lời nhận tội lỗi và sẵn sàng phục vụ chính quyền mới theo tinh thần hòa hợp và thống nhất quốc gia...
Ông Gbagbo cùng vợ và một số kẻ thân cận nhất đang bị giam giữ bởi lực lượng LHQ, sẽ được xét xử về tội giết hại thường dân, khủng bố các nhà dân chủ, đồng thời về nhũng lạm tham ô trong 10 năm nắm quyền.
Laurent Gbagbo năm nay 66 tuổi, tốt nghiệp Đại học 7 (Diderot) Paris về lịch sử, từng là giáo sư sử học, hoạt động chính trị từ năm 1980, hoạt động công đoàn từ năm 1981, năm 1982 lập ra Mặt trận Nhân dân Ivoire (Front Populaire d’Ivoire-FPI), từ năm 1988 là Tổng bí thư của FPI., là đại biểu quốc hội từ năm 1990. Ông được bầu làm tổng thống năm 2000.
Sau khi hết nhiệm kỳ tổng thống năm 2005, ông Gbagbo không chịu tổ chức cuộc bầu tổng thống mới, cứ ở lỳ tại chức, trong khi chính quyền ngày càng trở nên độc đoán, đàn áp dân, chia rẽ bè phái giữa các bộ tộc, để vợ và họ hàng lũng đọan các ngành kinh tế béo bở, nạn tham nhũng ngang nhiên hoành hành, từ đó tạo nên cuộc nội chiến âm ỉ từ năm 2007.
Đến 11-2010, ông chịu tổ chức bầu cử. Ủy ban bầu cử quốc gia tuyên bố ông Ouattara trúng cử với 54,1% phiếu bầu, được dư luận quốc tế và LHQ công nhận. Do ông Gbagbo giật dây. Uỷ ban Hiến pháp phủ nhận kết quả trên đây, ngang ngược tuyên bố ông Gbagbo trúng cử. Cả 2 ông đều tuyên thệ, ông Ouattara chiếm khu vực phía Bắc, đồi núi, sa mạc. Cuộc nội chiến diễn ra dữ dội từ tháng 11-2010, đến đầu năm 2011 thêm gay gắt, phe ông Gbagbo sa sút nhanh do không được quốc tế thừa nhận, bị nhân dân phản đối do tệ nạn tham nhũng, đàn áp và gia đình trị hoành hành.
Sau 2 tuần lễ tiến công cuối cùng, được quốc tế hỗ trợ, phe hợp pháp đã thắng, hòa bình đã trở lại. Hòa hợp dân tộc đang thành hiện thực. Nhân dân Côte d’ Ivoire bắt tay xây dựng lại đất nước, được cả thế giới yểm trợ.
Đây là một thắng lợi cổ vũ thêm phong trào dân chủ đang dâng cao lan rộng ở Bắc Phi, Trung Cận Đông, có tác động tốt đến tiến trình dân chủ toàn cầu.
Ngay tối 11-4- 2011 Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã gửi lời chúc mừng đến Tổng thống Ouattara với những lời lẽ rất nhiệt thành. Một cuộc nội chiến dài đã chấm dứt. Xây dựng, hòa hợp và dân chủ đã đến với đất nước Cộte d’ Ivoire giàu tiềm năng.
Bà ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton phát biểu: "Sự kiện này là một tín hiệu mạnh gửỉ đến những kẻ độc tài và những tên bạo chúa". Bà còn nói thêm: “Họ không thể coi thường tiếng nói của nhân dân nước họ”.
Ngày 12 -4-2011, tại Quốc hội Pháp, Thủ tướng François Fillon thông báo tình hình Côte d’Ivoire, tuyên dương sự hỗ trợ có hiệu quả của quân đội Pháp tại đó, nói rõ quân lính của Thủ tướng.Ouattara đã bắt sống ông Gbagbo và giao cho người của LHQ tại chỗ quản lý. Thủ tướng Pháp nhấn mạnh: “Đây là thông điệp và cũng là sự cảnh cáo nghiêm khắc đối với mọi chế độ độc tài”.
Các báo lề phải trong nước mấy hôm nay rất tiết kiệm, thậm chí im re về các tin trên đây, về sự kết thúc nội chiến ở Côte d’ Ivoire. Nhân dân Việt Nam trong nước không được biết chút gì về những câu nói đặc sắc trên đây của ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng như của thủ tướng Pháp, nếu không có các mạng thông tin, các blog tư do đang trở thành nguồn truyền thông vỉa hè, ngoài luồng, rất kịp thời và đáng tin cậy.
Một loạt các tên bạo chúa ở Bắc Phi, Tây Phi, Trung Đông…đã lăn kềnh hay đang ngắc ngoải. Trái đất như sạch sẽ hơn, đáng sống hơn. Cuộc tổng vệ sinh toàn cầu còn tiếp tục. Để mọi công dân của thế giới đều là công dân tự do thất sự, không nơi nào người dân chỉ là dân loại hai, có thể bị tù dài qua những phiên xét xử phi pháp, không có biện hộ, kết tội không lý lẽ, không chứng cứ.
Cuộc tiến công cuối cùng của phe ông Ouattara diễn ra vừa đúng 2 tuần lễ, được Liên Hợp Quốc và khối NATO yểm trợ có hiệu quả, đã kết thúc thắng lợi gọn ghẽ. Thế lực cuối cùng của ông Gbagbo gồm có 800 quân, bộ tham mưu, các cố vấn, gia đình nguyên tổng thống gồm vợ là bà Simone Gbagbo, 6 con và cháu, tất cả cố thủ trong Khách sạn lớn Golf, đã lần lượt bỏ súng đầu hàng, chịu sự cai quản của lực lượng mũ xanh giữ gìn Hoà bình của LHQ.
Cuộc tiến công được thuận lợi nhờ 6 chiếc trực thăng của quân đội Pháp và một chục xe tăng, xe bọc thép của lực lượng Licorne (Kỳ lân) cũng của Pháp biệt phái sang, đã bắn phá tiêu diệt các ổ đề kháng quanh khách sạn Golf từ sáng 11-4, tạo điều kiện cho bộ binh của Tổng thống Ouattara xung phong hoàn thành nhiệm vụ.
Ngay sau đó, Tổng thống Ouattara lên đài truyền hình quốc gia loan tin chiến thắng, kêu gọi tàn quân của ông Gbagbo buông súng, long trọng tuyên bố chấm dứt nội chiến, thực hiện ngay cuộc hòa giải và hòa hợp quốc gia. Hôm sau 12-4, ông Gbagbo cũng qua đài phát thanh kêu gọi quân lính ông chấm dứt cuộc chiến, tuân thủ chính quyền mới.
Một loạt 5 ông tướng quân đội và cảnh sát từng theo ông Gbagbo cũng trình diện tổng thống mới, ngỏ lời nhận tội lỗi và sẵn sàng phục vụ chính quyền mới theo tinh thần hòa hợp và thống nhất quốc gia...
Ông Gbagbo cùng vợ và một số kẻ thân cận nhất đang bị giam giữ bởi lực lượng LHQ, sẽ được xét xử về tội giết hại thường dân, khủng bố các nhà dân chủ, đồng thời về nhũng lạm tham ô trong 10 năm nắm quyền.
Laurent Gbagbo năm nay 66 tuổi, tốt nghiệp Đại học 7 (Diderot) Paris về lịch sử, từng là giáo sư sử học, hoạt động chính trị từ năm 1980, hoạt động công đoàn từ năm 1981, năm 1982 lập ra Mặt trận Nhân dân Ivoire (Front Populaire d’Ivoire-FPI), từ năm 1988 là Tổng bí thư của FPI., là đại biểu quốc hội từ năm 1990. Ông được bầu làm tổng thống năm 2000.
Sau khi hết nhiệm kỳ tổng thống năm 2005, ông Gbagbo không chịu tổ chức cuộc bầu tổng thống mới, cứ ở lỳ tại chức, trong khi chính quyền ngày càng trở nên độc đoán, đàn áp dân, chia rẽ bè phái giữa các bộ tộc, để vợ và họ hàng lũng đọan các ngành kinh tế béo bở, nạn tham nhũng ngang nhiên hoành hành, từ đó tạo nên cuộc nội chiến âm ỉ từ năm 2007.
Đến 11-2010, ông chịu tổ chức bầu cử. Ủy ban bầu cử quốc gia tuyên bố ông Ouattara trúng cử với 54,1% phiếu bầu, được dư luận quốc tế và LHQ công nhận. Do ông Gbagbo giật dây. Uỷ ban Hiến pháp phủ nhận kết quả trên đây, ngang ngược tuyên bố ông Gbagbo trúng cử. Cả 2 ông đều tuyên thệ, ông Ouattara chiếm khu vực phía Bắc, đồi núi, sa mạc. Cuộc nội chiến diễn ra dữ dội từ tháng 11-2010, đến đầu năm 2011 thêm gay gắt, phe ông Gbagbo sa sút nhanh do không được quốc tế thừa nhận, bị nhân dân phản đối do tệ nạn tham nhũng, đàn áp và gia đình trị hoành hành.
Sau 2 tuần lễ tiến công cuối cùng, được quốc tế hỗ trợ, phe hợp pháp đã thắng, hòa bình đã trở lại. Hòa hợp dân tộc đang thành hiện thực. Nhân dân Côte d’ Ivoire bắt tay xây dựng lại đất nước, được cả thế giới yểm trợ.
Đây là một thắng lợi cổ vũ thêm phong trào dân chủ đang dâng cao lan rộng ở Bắc Phi, Trung Cận Đông, có tác động tốt đến tiến trình dân chủ toàn cầu.
Ngay tối 11-4- 2011 Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã gửi lời chúc mừng đến Tổng thống Ouattara với những lời lẽ rất nhiệt thành. Một cuộc nội chiến dài đã chấm dứt. Xây dựng, hòa hợp và dân chủ đã đến với đất nước Cộte d’ Ivoire giàu tiềm năng.
Bà ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton phát biểu: "Sự kiện này là một tín hiệu mạnh gửỉ đến những kẻ độc tài và những tên bạo chúa". Bà còn nói thêm: “Họ không thể coi thường tiếng nói của nhân dân nước họ”.
Ngày 12 -4-2011, tại Quốc hội Pháp, Thủ tướng François Fillon thông báo tình hình Côte d’Ivoire, tuyên dương sự hỗ trợ có hiệu quả của quân đội Pháp tại đó, nói rõ quân lính của Thủ tướng.Ouattara đã bắt sống ông Gbagbo và giao cho người của LHQ tại chỗ quản lý. Thủ tướng Pháp nhấn mạnh: “Đây là thông điệp và cũng là sự cảnh cáo nghiêm khắc đối với mọi chế độ độc tài”.
Các báo lề phải trong nước mấy hôm nay rất tiết kiệm, thậm chí im re về các tin trên đây, về sự kết thúc nội chiến ở Côte d’ Ivoire. Nhân dân Việt Nam trong nước không được biết chút gì về những câu nói đặc sắc trên đây của ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng như của thủ tướng Pháp, nếu không có các mạng thông tin, các blog tư do đang trở thành nguồn truyền thông vỉa hè, ngoài luồng, rất kịp thời và đáng tin cậy.
Một loạt các tên bạo chúa ở Bắc Phi, Tây Phi, Trung Đông…đã lăn kềnh hay đang ngắc ngoải. Trái đất như sạch sẽ hơn, đáng sống hơn. Cuộc tổng vệ sinh toàn cầu còn tiếp tục. Để mọi công dân của thế giới đều là công dân tự do thất sự, không nơi nào người dân chỉ là dân loại hai, có thể bị tù dài qua những phiên xét xử phi pháp, không có biện hộ, kết tội không lý lẽ, không chứng cứ.
-----------------------------
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
.
.
.
No comments:
Post a Comment