Saturday, April 2, 2011

KẾ HOẠCH 5 NĂM CỦA TRUNG QUỐC VÀ LÃI SUẤT TOÀN CẦU (Martin Feldstein)

Martin Feldstein

BS Hồ Hải dịch
Thứ sáu, ngày 01 tháng tư năm 2011

Martin Feldstein, Giáo sư Kinh tế tại Harvard, ông là Chủ tịch Hội đồng các cố vấn kinh tế của Tổng thống Ronald Reagan và là cựu Chủ tịch Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ.

CAMBRIDGE – Kế hoạch 5 năm mới của Trung Quốc sẽ có ý nghĩa quan trọng cho nền kinh tế toàn cầu. Tính năng chính của nó là để thay đổi chính sách chính thức từ tối đa hóa tốc độ tăng trưởng GDP chuyển hướng sang nâng cao tiêu thụ và tiêu chuẩn trung bình của cuộc sống công nhân. Mặc dù sự thay đổi này được thúc đẩy bởi các đặc điểm trong nước của Trung Quốc, nhưng nó có thể có một tác động đáng kể đến dòng vốn và lãi suất toàn cầu.

Tỷ lệ tăng trưởng GDP cao của Trung Quốc trong thập kỷ qua, tất nhiên, đã làm tăng thu nhập thực tế của hàng trăm triệu người Trung Quốc, đặc biệt là những người sống trong hoặc gần các khu vực đô thị. Và số tiền mà người lao động đô thị gửi về cho thân nhân - những người ở lại trong ngành nông nghiệp - đã giúp nâng cao mức sống tốt.

Nhưng lương thực tế và tiêu dùng đã tăng chậm hơn so với tổng GDP của Trung Quốc. Phần lớn thu nhập từ tăng trưởng GDP
là ở các doanh nghiệp lớn của nhà nước, tăng cường sức mạnh độc quyền của chúng. Và một phần đáng kể sản lượng của Trung Quốc xuất ra nước ngoài, với xuất khẩu vượt nhập khẩu đủ để tạo ra một thặng dư tài khoản vãng lai của hơn 350 tỷ đô la trong năm qua.

Trung Quốc hiện có kế hoạch nâng cao tốc độ tăng trưởng tương đối của tiền lương thực tế và khuyến khích
gia tăng chi tiêu tiêu dùng. Hiện cũng sẽ được chú trọng nhiều hơn về việc mở rộng các ngành dịch vụ và ít hơn vào sản xuất. Doanh nghiệp nhà nước sẽ buộc phải cố gắng làm ra nhiều lợi nhuận hơn. Giá trị gia tăng của đồng nhân dân tệ sẽ làm các nhà sản xuất Trung Quốc chuyển trọng tâm từ thị trường xuất khẩu sang sản xuất cho các thị trường trong nước. Và chính phủ sẽ chi tiêu nhiều hơn cho những gia đình có thu nhập thấp và mở rộng dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Tất cả điều này sẽ đồng nghĩa với sự tiết kiệm quốc gia và tăng chi tiêu của hộ gia đình,
và tăng chi tiêu của chính phủ Trung Quốc. Trung Quốc hiện có tỷ lệ tiết kiệm cao nhất thế giới, có thể là gần 50% GDP của mình, nó quan trọng cả ở trong nước và trên toàn cầu, bởi vì nó quyết định thặng dư tài khoản vãng lai của đất nước.

Một đất nước mà tiết kiệm nhiều hơn
, và đồng tiền tiết kiệm đó được đầu tư vào thiết bị và các cấu trúc (như Trung Quốc) đã làm cho cung xuất khẩu gia tăng như là một thặng dư tài khoản vãng lai, trong khi một quốc gia đầu tư nhiều hơn tiết kiệm (như Hoa Kỳ) để lấp đầy khoảng trống này thì phải bằng cách nhập nhiều hơn từ phần còn lại của thế giới so với xuất khẩu. Và một quốc gia có thặng dư tài khoản vãng lai có dư vốn để cho vay và đầu tư đến phần còn lại của thế giới, trong khi một quốc gia có mức thâm hụt tài khoản vãng lai tài chính của mình phải lấp đầy bằng cách vay từ phần còn lại của thế giới. Chính xác hơn, số dư tài khoản vãng lai của một quốc gia là bằng chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư của quốc gia đó.

Việc giảm trong tương lai của Trung Quốc
bằng vào sư tiết kiệm sẽ có nghĩa là giảm thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc - và do đó sẽ làm giảm sút trong khả năng cho vay đối với Mỹ và các nước khác. Nếu sự chú trọng mới về tiêu thụ tăng đã làm giảm tỷ lệ tiết kiệm của Trung Quốc bằng 5% GDP của nó, thì Trung Quốc vẫn sẽ có tỷ lệ tiết kiệm cao nhất thế giới. Nhưng một sự giảm điểm với tỷ lệ 5% hoàn toàn có thể loại bỏ thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc. Điều đó không thể xảy ra, nhưng chắc chắn có thể xảy ra vào giai đoạn cuối của kế hoạch 5 năm.

Nếu có, các tác động trên thị trường vốn toàn cầu sẽ là rất lớn. Không có thặng dư tài khoản vãng lai, Trung Quốc sẽ không còn là một người mua ròng trái phiếu chính phủ Mỹ và chứng khoán
các nước khác. Hơn nữa, nếu chính phủ Trung Quốc và các công ty Trung Quốc muốn tiếp tục đầu tư vào các nguồn tài nguyên dầu mỏ và trong các doanh nghiệp ở nước ngoài, Trung Quốc sẽ phải bán trái phiếu đô la hoặc nợ có chủ quyền khác từ danh mục đầu tư của mình. Kết quả cuối cùng sẽ là mức lãi suất sẽ tăng cao hơn đối với những trái phiếu chính phủ Mỹ và các nước khác trên thế giới.

Dù lãi suất
bị làm gia tăng cũng sẽ phụ thuộc vào cách thức tiết kiệm và đầu tư Mỹ tiến triển so với cùng kỳ. Tỷ lệ hộ gia đình tiết kiệm của Mỹ đã làm tăng khoảng 3% GDP kể từ năm 2007. Doanh nghiệp tiết kiệm được cũng tăng lên. Nhưng việc tăng thâm hụt của chính phủ đã thu hút tất cả tiết kiệm và nhiều hơn nữa.

Thật vậy, lý do duy nhất mà mức thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ đã thấp hơn trong năm 2010 so với các năm trước là đầu tư vào nhà ở và
các công trình xây dựng khác giảm mạnh. Nếu nhu cầu người Mỹ về nhà ở nâng lên và các doanh nghiệp muốn tăng đầu tư của họ, một cuộc đụng độ giữa tỷ lệ tiết kiệm thấp hơn của Trung Quốc, thâm hụt tài chính tại Mỹ tiếp tục cao có thể làm tăng lãi suất toàn cầu đáng kể.

Bản quyền:
Project Syndicate, 2011.
www.project-syndicate.org

.
.
.

No comments: