Saturday, April 2, 2011

TẠI SAO TRUNG QUỐC XÂY DỰNG CÁC HẦM TRÚ ẨN CỰC KỲ HIỆN ĐẠI & KIÊN CỐ ?

Nguyễn Hoàng Hà
2/04/2011

Theo tin mới được Trung Quốc công khai công bố thì Thượng Hải xây khu trú ẩn khẩn cấp và các tỉnh thành trong cả nước Trung Quốc cũng bắt đầu xây hầm trú ẩn kiên cố vào thứ Tư, 30/03/2011 này. Số tiền được công bố không chính xác là bao nhiêu nhưng riêng ở Thượng Hải để xây hầm này họ chi bước một là là 76 triệu USD. Thực ra Trung Quốc đã định xây hấm trú ẩn này từ rất lâu nhưng không có lý do sợ dư luận quốc tế lưu ý thì nay thời cơ ngàn năm có một, sau thảm họa ở Nhật Bản, chính quyền Thượng Hải (Trung Quốc) tuyên bố kế hoạch ứng phó thiên tai bằng cách xây dựng khu trú ẩn khẩn cấp ở 30 công viên trong vòng 5 năm. Người ta dự đoán Trung quốc sẽ chi ra hàng chục tỷ đô-la để tiến hành mục đích chiến lược này.

Theo kế hoạch của Cục Diện mạo và Phủ xanh đô thị Thượng Hải, 76 triệu USD sẽ được chi cho việc biến một phần diện tích của 30 công viên trở thành khu trú ẩn khẩn cấp, dự kiến hoàn thành vào năm 2016. Mục đích của dự án là bảo đảm cho người dân có nơi sinh sống trước những thiên tai bất ngờ. Các khu trú ẩn mới sẽ được xây dựng ở 16 công viên, trong khi đó 14 khu trú ẩn hiện có được cải tạo. Các nhà vệ sinh, hệ thống tín hiệu và băng ghế sẽ được xây dựng tại các khu trú ẩn. Ngoài ra, thiết bị giám sát và màn hình kỹ thuật số cũng được cài đặt để cập nhật thông tin về tình huống khẩn cấp. Tại khu trú ẩn, chất thải sẽ được tái chế, nước mưa được thu gom để sử dụng lại và năng lượng mặt trời được tận dụng nhằm tạo ra điện. Nhưng dư luận cho rằng đây là hầm có khả năng chống hỏa tiễn từ Đài loan hay trước một cuộc tấn công của Hoa Kỳ hoặc một thế lực nào khác từ bên ngoài nã vào Trung Quốc. Đặc biệt có những địa điểm nhạy cảm ở Thượng Hải và Bắc kinh còn có khu hầm chống được một cuộc tấn công bằng hạt nhân.

Cuộc chiến giữa Mỹ và Bắc Tiều Tiên hoặc giữa Mỹ và Trung quốc về tranh chấp biển Đông đang làm cho Trung Quốc thấy cần phải đào nhiều hầm kiên cố như vậy để đối phó. Có người đã họi đây là đường hầm Tần Thủy Hoàng hay Vạn Lý Địa Đạo. Chắc chắn Hoa Kỳ đang phải khó khăn đối phó với tình trạng này một khi Trung Quốc quyết định khai hỏa Hạm đội Mỹ trên biển bằng hỏa tiễn đất đối hạm. Đây là dấu hiệu mới diễn ra sau khi Trung Quốc tuyên bố không để cho bất kỳ một quốc gia nào lấy biển đảo của họ ( hàm ý cả Hoàng sa và Trường Sa của Việt Nam lẫn cả khu vực Biển Đông theo đường lưỡi bò mà họ đã công bố). Tình hình đang đặt Mỹ và các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á phải cảnh giác. Người ta còn lưu ý Trung Quốc dùng viện trợ kinh tế hay liên kết sản xuất hỏa tiễn tầm ngắn và tầm trung với Indonesia để gây chia rẽ trong nội bộ các quốc gia đông Nam Á. Cũng tương tự như thế họ giúp Lào xây dựng nhà máy thủy điện để tách Lào ra khỏi ảnh hưởng truyền thống của Việt nam.

Việc Việt Nam nhiều năm qua đã vì nâng niu quá mức tình hữu nghị giữa hai nước, đã có các cuộc mặc cả song phương và đề nghị giải quyết vấn đề nhức nhối về lãnh hải, đảo biển với Trung Quốc và các nước trong khu vực đang có tranh chấp về chủ quyền nhưng đã liên tục bị phía Trung Quốc bác bỏ, không những thế lại tăng cường võ trang lực lượng hải quân, đổ tiền của và đưa lính ra chiếm các đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đặc biệt nghiêm trọng là Bắc Kinh đã chi hàng chục tỷ đô la để xây dựng khu vực Vịnh Bắc bộ mà phần lớn là thuộc chủ quyền lãnh hải của Việt Nam đã như giọt nước cuối cùng làm tràn ly. Ngay Philipine cũng không chịu nhường nhịn với Bắc Kinh khi các cuộc đàm phán không đi đến kết quả nào, họ cũng đã đưa quân đội và bắt đầu thăm dò và khai thác dầu khí tại Nam Biển Đông. Rõ ràng thời kỳ đàm phán đơn phương đã bị phá sản và chỉ là cơ hội để Trung Quốc có thời gian chuẩn bị sức mạnh độc quyền xâm chiếm Biển Đông, bất chấp sự phản đối của các nước trong khu vực này.

Giờ là lúc Việt Nam phải thể hiện rõ quan điểm của mình về chủ quyền chính đáng của mình. Dư luận rất hoan nghênh việc Việt Nam và Tập đoàn dầu khí Mỹ ExxonMobil sẽ bắt đầu khoan thăm dò ở Biển Đông, ngoài khơi bờ biển Việt Nam kể từ tháng Tư tới, là thể hiện rõ ý chí đó.

Việt nam với dải bờ biển dài trước sự hung hăng của hàng ngàn hạm đội và tàu chiến “nước lạ” chuyên khát khao dầu hỏa và đảo biển, chắc chắn ngoài việc phải tăng cường lực lượng pháo và hỏa tiễn thì việc xây hầm kiên cố cũng là lá chắn để tự bảo vệ mình. Còn cách nào khác cũng là để “chống lại sóng thần” một khi nã vào bờ. Rõ ràng ở bên cạnh một ông “bạn” rất bất thường này là sự nhức nhối và nhiều khi dẫn đến khổ đau cho đất nước hình chữ S rất đỗi hiền hòa này. Nhưng biết làm sao được? Tốt nhất như cha ông ta vẫn dạy:” yêu thương nhau rào dậu cho kín”.

Người Tây Nguyên có câu: “sống trong rừng nhiều hổ báo dữ phải có cung nỏ và giáo mác không rời tay”. Thật là câu nói chí lý!

Ngày 1 tháng 4 năm 2011.
N.H.H
Tác giả g]ri trực tiếp cho BVN

---------------------

Phụ lục:

Thứ năm 31 Tháng Ba 2011
Tập đoàn dầu khí Mỹ ExxonMobil sẽ bắt đầu khoan thăm dò ở Biển Đông, ngoài khơi bờ biển Việt Nam kể từ tháng Tư tới, tái khởi động dự án đã làm cho Bắc Kinh giận dữ trước đây. Hãng thông tấn Pháp AFP dẫn thông tin từ tờ báo chính thức của Nhà nước, Vietnam News, đã cho biết như trên.
Việc khoan thăm dò sẽ được tiến hành ở bloc 119 ngoài khơi Đà Nẵng và Quảng Ngãi. Quyết định này đã được đưa ra sau cuộc họp giữa Tập đoàn với các viên chức thành phố Đà Nẵng. Tập đoàn ExxonMobile không đưa ra lời bình luận nào.
Xin nhắc lại, vào tháng 7/2008, Bắc Kinh đã yêu cầu ExxonMobil từ bỏ dự án thăm dò trên, đe dọa nếu tiếp tục sẽ ảnh hưởng đến các hợp đồng tương lai của tập đoàn này tại Trung Quốc. Trước đó vào năm 2007, Bắc Kinh cũng đã chỉ trích việc Việt Nam và tập đoàn BP của Anh ký hợp đồng hợp tác dầu khí gần quần đảo Trường Sa.
Ông Ian Storey, chuyên gia về an ninh khu vực thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore nhận định: «Khó thể biết được Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao. Đây là một thử nghiệm thú vị về việc xung đột sẽ diễn tiến theo hướng nào».
Bắc Kinh và Hà Nội đang tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Biển Đông. Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ của Hoa Kỳ, đặc biệt về chủ trương giải quyết các tranh chấp biên giới trong khu vực trên cơ sở đa phương.
Philippines, Bruney, Malaysia và Đài Loan cũng đòi chủ quyền một phần quần đảo Trường Sa. Mới đây Philippines đã phản đối việc tàu bè của mình bị Hải quân Trung Quốc đe dọa. Năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã lên tiếng chỉ trích hành động trấn áp nước khác của Trung Quốc. Cũng theo chuyên gia Ian Storey, thì các tập đoàn dầu khí Mỹ được sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ Hoa Kỳ.
T.M
.
.
Trng Nghĩa  -  RFI
Thứ sáu 01 Tháng Tư 2011

« Vai trò lãnh đo ca M ti Châu Á - Thái Bình Dương là điu thiết yếu cho li ích quc gia lâu dài ca chúng ta ». Tr lý Ngoi trưởng Hoa Kỳ đc trách Đông Á và Thái Bình Dương, Kurt Campbell đã khng đnh như trên vào hôm qua 31/03/2011 nhân mt bui điu trn ti Quc hi M.

Đ duy trì vai trò lãnh đo ca Hoa K, theo ông Kurt Campbell, chính quyn Obama đang thc hin mt chiến lược bao gm 5 thành t, trong đó có vic m rng quan h vi Vit Nam và các đi tác đang ngày càng tr nên quan trng trong khu vc.

Nhân vt đc trách châu Á ti b Ngoi giao M lit kê năm ch trương đó như sau :
« Đu tiên là tăng cường và hin đi hoá các liên minh vi Nht Bn, Hàn Quc, Úc, Thái Lan và Philippines.
Th hai : M rng quan h vi các đi tác ngày càng quan trng như Indonesia, Vit Nam, Mông C, New Zealand, Singapore, Malaysia, và đc bit là n Đ.
Th ba : Phát trin mt quan h rõ ràng, n đnh, và toàn din vi Trung Quc.
Th tư : Tham gia và đu tư vào kiến trúc đa phương ca khu vc đang trên đà phát trin.
Và th năm : Phát huy mt chiến lược thương mi và kinh tế t tin và năng n. »

Riêng v quan h vi Vit Nam, tr lý Ngoi trưởng M xác đnh : « Trong nhiu năm qua, chúng ta đã m rng và làm sâu sc thêm quan h vi Vit Nam trên mt lot vn đ, bao gm thương mi, an ninh, chng ph biến vũ khí ht nhân, y tế, giáo dc, và môi trường. Vit Nam cũng nm trong s tám đi tác đang cùng vi M, đàm phán v hip đnh thương mi TPP (Đi tác Xuyên Thái Bình Dương).
Trong các cuc hp ti Hà Ni vào năm ngoái (2010), Ngoi trưởng Clinton và Th tướng Vit Nam Nguyn Tn Dũng đã đng ý nâng cao thêm quan h bng cách hướng ti mt quan h đi tác chiến lược. »

Tuy nhiên, ông Kurt Campbell vn nêu bt mi ưu tư ca M trước tình trng nhân quyn ti Vit Nam : "Chúng ta vn rt quan ngi v s thiếu tiến b trên mt nhân quyn... (và) s tiếp tc làm rõ vi chính ph Vit Nam rng các quyn t do chính tr không phi là ngun gc ca bt n đnh mà là ca sc mnh". Theo ông, Hoa Kỳ s tiếp tc phát huy ba lãnh vc qun tr tt, tuân th nhà nước pháp quyn và tôn trng nhân quyn ti Vit Nam và Trung Quc.

Nói v châu Á, không th không đ cp đến vn đ Bin Đông. Trong bài điu trn ca mình, tr lý Ngoi trưởng M đã nhc li quyết tâm ca Hoa K trong vic bo v «các nguyên tc v quyn t do hàng hi ti vùng Bin Đông ».
.
.
.

No comments: