Saturday, April 2, 2011

NGA ĐÃ NHƯỜNG VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC CHÂU Á CHO TRUNG QUỐC ? (VOA)

VOA
Thứ bảy, 02/04/2011, 08:19(GMT+7)

Nghiên cứu mới nhất cho thấy, nền kinh tế Nga phát triển tụt hậu và bị kìm hãm bởi Trung Quốc, trong lĩnh vực khai thác chiến lược tại Viễn Đông, Trung Á và khu vực Đông Á không những Nga theo sau Trung Quốc mà còn phải dựa vào Trung Quốc. Về cơ bản Nga đã nhường ngôi vị cường quốc chiến lược tại châu Á cho Trung Quốc.
Việc xây dựng kinh tế vùng Viễn Đông của Nga luôn là một biểu tượng cho thực lực của Nga tại châu Á. Báo cáo “Nga thất bại khi thiết lập trật tự mới tại châu Á” mà ông Stephen Blank, giáo sư Viện nghiên cứu chiến lược thuộc Học viện chiến tranh lục quân Mỹ mới công bố cho thấy, từ năm 1990 đến nay, nền kinh tế Nga phát triển tương đối tụt hậu, chưa nắm bắt được cơ hội để khai thác hiệu quả khu vực Viễn Đông, do đó ảnh hưởng kinh tế của Nga tại châu Á cũng bị tác động theo.
Trong lúc tuyệt vọng, Nga buộc phải tìm kiếm sự giúp đỡ của Trung Quốc, để các doanh nghiệp Trung Quốc nắm lấy cơ hội, tích cực tham gia xây dựng kinh tế vùng Siberia.
Ông Blank bày tỏ với Voice of America rằng: “Kế hoạch khai thác vùng Viễn Đông của Nga đã chính thức hòa vào một với kế hoạch khai thác Hắc Long Giang Trung Quốc, Trung Quốc đang bắt đầu tích cực đầu tư vào khu vực Viễn Đông Nga, thậm chí đã đạt tới mức độ Nga cho Trung Quốc thuê đất dài hạn. Đến cuối năm ngoái, tổng cộng Trung Quốc đã thuê 850 nghìn mẫu đất, để người Trung Quốc cày cấy trồng trọt”.

Trung Quốc tích cực đầu tư vào Nga
Giới truyền thông cho biết, Chính phủ Nga còn phê chuẩn 8 dự án hợp tác đầu tư của Trung Quốc vào vùng Siberia, bao gồm khai thác tài nguyên than đá tại khu vực Chukotka, xây nhà máy phát điện tại vùng Amur để truyền điện cho Trung Quốc, xây nhà máy tại hồ Baikal để sản xuất nước đóng chai, xây cầu đường sắt xuyên qua Hắc Long Giang nối thành phố Đồng Giang của tỉnh Hắc Long Giang với khu tự trị Do Thái của Nga, xây doanh nghiệp chế biến gỗ tại Sakhalin.
Ngoài ra, Trung Quốc còn tích cực đầu tư phát triển năng lượng khu vực Viễn Đông. Đường ống dầu khí Siberia do Công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc đầu tư xây mới đã đi vào vận hành được một phần, vận chuyển nguồn dầu khí cho Trung Quốc. Cũng theo ông Blank, mặc dù được Trung Quốc đầu tư, nhưng về lâu dài, Nga có thể sa vào việc trở thành nước cung cấp năng lượng cho Trung Quốc, lợi ích quốc gia sẽ bị tổn hại.
“Đường ống dẫn dầu Đông Siberia – Thái Bình Dương hiện đang trở thành đường ống vận chuyển dầu mỏ cho Trung Quốc, với mức giá thấp hơn giá thị trường, bởi vì họ đã cung cấp khoản vay 25 tỷ USD cho dự án đường ống này. Trong 20 năm tới, Nga phải dùng tài nguyên dầu khí để hoàn trả khoản vay kèm theo lãi suất, đành phải khấu trừ bằng việc cung cấp dầu khí, số dầu mà Trung Quốc nhận được luôn thấp hơn giá thị trường”, ông Blank cho biết thêm.
Tài nguyên quặng sắt của khu vực Tây Siberia cũng đang thu hút sự quan tâm của Trung Quốc. Ngân hàng Công thương Trung Quốc năm ngoái đã xem xét mỏ quặng KimKan, nơi tàng trữ nguồn quặng sắt dồi dào, hơn nữa còn bắt đầu đàm phán với Công ty khai thác quặng Petropavlovsk, dự định cung cấp khoản vay 400 triệu, để cùng khai thác.

Trung Á và Đông Á
Báo cáo còn cho hay, thách thức Trung Quốc đối với kinh tế Nga không chỉ dừng ở vùng Viễn Đông, khu vực Trung Á và Đông Á cũng tương tự như vậy. Theo ông Blank, trọng điểm đầu tư của Trung Quốc vào khu vực Trung Á nằm ở ngành công nghiệp năng lượng, họ đã đặc biệt thành công khi hợp tác với Turkmenistan, khiến lợi ích của Nga tại nơi đây bị ảnh hưởng.
“Năm 2015, lượng khí đốt mà Turkmenistan vận chuyển sang Trung Quốc sẽ vượt qua Nga; Năm 2010, Trung Quốc hợp tác với Uzbekistan, ngăn cản thành công Nga can thiệp vào Kyrgyzstantrong sau khi Kyrgyzstan xảy ra bạo loạn. Tại Đông Á, Trung Quốc cũng cạnh tranh với Nga trong một loạt vấn đề kinh tế và đã thu được thành công trước Nga”, ông Blank cho biết thêm.
Nếu chiều hướng này tiếp tục phát triển, ảnh hưởng kinh tế chính trị của Trung Quốc đối với Nga cũng sẽ tăng theo. Một khi mối băn khoăn quân sự của Trung Quốc đối với Nga bị loại trừ, trật tự mới của Trung Quốc xây tại châu Á cuối cùng sẽ trở thành một thách thức đối với Mỹ và các đồng minh.

Theo VOANews
Tin dịch
Nguồn tin: Voanews

.
.
.

No comments: