Wednesday, April 20, 2011

HỘI TRÁI TIM BÁC ÁI HỘI THẢO VỀ HỘI CHỨNG TỰ KỶ (Lâm Hoài Thạch, Việt Herald)

(04/20/2011)

WESTMINSTER,California (VH): Vào lúc 9 giờ 30 sáng Chủ Nhật, ngày 17 tháng 4, 2011, buổi hộithảo nói về hội chứng tự kỷ (Autism) do Hội Trái Tim Bác Ái (Hearts of CharityFoundation) được tổ chức tại hội trường Nhật Báo Người Việt 14771 Moran St.,Westminster, California. Với khoảng trên 60 người đến tham dự gồm các bác sĩ, dược sĩ, quí phụ huynh, cácem có hội chứng tự kỷ (HCTK), các đài truyền thông - báo chí... Mục đích của buổihội thảo nầy là để tìm hiểu cũng như phương pháp hướng dẫn cho những phụ huynhcó những con em có HCTK, làm thế nào để cho các phụ huynh hiểu được cách hướngdẫn đúng để cho các em có thể có sự tiến bộ, hiểu biết, hầu giúp cho các em cómột đời sống cũng như sự học hành được tốt đẹp hơn.

Đượcbiết dược sĩ Mai Nguyễn là Hội trưởng của Hội Trái Tim Bác Ái (HTTBA), DS MaiNguyễn chia sẻ với PV/ Việt Herald như sau: “Trong cộng đồng Việt Nam thì bệnhnầy rất là mới, ít có gia đình hiểu biết về bệnh nầy, cho nên không điều trị sớmthì càng ngày bệnh nhân sẽ bị trầm trọng thêm. Và cái bệnh nầy nó không phải làmột chứng bệnh mà nó sẽ gây ra thêm vài chứng bệnh khác. Cho đến bây giờ chứngbệnh nầy vẫn chưa có phương thuốc nào để chữa trị.”

DSMai Nguyễn cũng cho biết thêm là chứng bệnh nầy mỗi đứa trẻ có những tánh nết,cử chỉ thường khác nhau, nên phương pháp trị liệu cho các em cũng tùy theo từngem có những biến chứng nào để người săn sóc, giúp đỡ cho các em theo cách hướngdẫn của ABA (sẽ nói cách thức hướng dẫn ABA vào đoạn sau). Nhân cơ hội nầy, DSMai Nguyễn cũng xin kêu gọi quí đồng hươnglà ngày 15 tháng 5/ 2011, HTTBA sẽ tổ chức buổi Hội Chợ Y Tế gọi là Walk forAutism (Đi bộ gây quỹ cho bệnh Tự Kỷ). Xin quý đồng hương cố gắng ghi nhớ ngàynầy để đến ủng hộ cho HTTBA được làm tròn công tác để giúp cho các em nhỏ đangmắc căn bệnh nầy.

Trongbuổi hội thảo HTTBC, các thiện nguyện viên cô Kim Chi, Bà Hà Võ, bác sĩ SharanKen đã lên thuyết trình về hội chứng tự kỷ, cho mọi người biết được cách pháthiện cũng như phương pháp trị liệu theo kinh nghiệm của nhiều bác sĩ, nhiều giađình đã có các em mắc phải bệnh nầy như sau: Cho đến bây giờ các bác sĩ vẫn chưatìm ra tại sao lại có Hội Chứng Tự Kỷ (HCTK) nầy, họ chỉ nghĩ là do sự rối loạnhay bị tổn thương tại não. Theo thống kê, cứ 150 em bé thì có một em có hội chứngnầy.

Làmsao phát hiện sớm để biết con em mình có bị HCTK không? Sau đây vài sự việc mà các phụ huynh cần phải chú ý và theo dõi những hành động, cũng như tư tưởng của các con em của mình:
-Không biết bắt chước.
-Chỉ thích chơi một mình.
-Hay la hét nếu không bằng lòng, dễ bực tức khi không diễn tả được.
-Không nói bập bẹ được dù đã hơn 1 tuổi, hoặc nói lung tung.
-Hay thích nhìn chăm chú vào một vật gì.
-Thích chơi một mình và chỉ thích chơi một món vật gì thích nhất.
-Chạy nhiều hơn đi.
-Không phân biệt được người thân hay người lạ.
-Hung bạo, thích tự hành hạ thể xác, hay đánh đập người khác.

TheoKidshealth, để giúp các em bé có HCTK có một tương lai sáng lạn, đó là các emphải được chăm sóc bởi các bác sĩ chuyên trị Bệnh Tự Ky, cũng như các giáoviên, phụ huynh, anh chị em, bạn bè, đó là cách tốt nhất để giúp các em.
Do đó,nhóm hỗ trợ cho các em có hội chứng Tự Kỷ ra đời nhằm:
-Chia sẻ kinh nghiệm chính bản thân cũng như gia đình.
-Học hỏi từ các bác sĩ, chuyên gia tâm lý, các thầy cô.
-Được các chuyên viên hướng dẫn cách dinh dưỡng và môi trường.
-Đem các em đến sinh hoạt cùng với những em cùng HCTK.
-Giúp đỡ tìm trường học đặc biệt cho các em.
-Biết cách phát hiện sớm, vì để lâu bệnh sẽ trở nên trầm trọng.
-Nâng đỡ tinh thần cho các phụ huynh.
-Trao đổi ý kiến với nhau.

Kếtiếp bác sĩ Joseph Khang lên hướng dẫn cho các phụ huynh có những con em mắc phảibệnh nầy về cách chữa trị bằng thương thức ABA (Applied Behavior Analysis). Trịtheo phương pháp nầy BS J. Khang cho mọi người thấy trên màn ảnh đoạn DVD mộtem bé có hội chứng tự kỷ được người mẹ ném trái banh cho em, em bé chụp lấy đượctrái banh, rồi sau đó người mẹ vỗ tay để khen thưởng em bé... Và BS J. Khang cũnghướng dẫn cho các phụ huynh những kinh nghiệm về cách vật lý- tâm lý trị liệuqua những tài liệu như đã nêu trên.

Trongdịp nầy, PV/ Việt Herald có gặp gỡ bà Hà Võ, bà cũng là một thiện nguyện viêntrong HTTBA và cùng có một đứa con đang có hội chứng tự kỷ, bà Hà Võ chia sẻ nhưsau: “Cảm giác của tôi rất buồn khi biết đứa con của mình có hội chứng tự kỷ,vì mình không biết có thể giúp được những gì cho của mình không? Tôi phát hiệnra bệnh của con tôi cách đây đã 12 năm, cho đến bây giờ tôi cũng đã học hỏi vềchứng bệnh nầy rất nhiều, từ đọc sách cũng như đến gặp những bác sĩ và họ đãcho mình biết rằng cái bệnh nầy không có thuốc chữa, nhưng vẫn trị được. Lúctôi nghe các bác sĩ nói như thế, thì tôi cũng cảm thấy có hy vọng có phươngcách chữa trị cho con của tôi.”
BàHà Võ cho chúng tôi biết thêm là khi con của bà được 3 tuổi, nhưng đầu óc của đứatrẻ nầy chỉ chừng 1 tuổi thôi, rồi bà phải dạy con của mình theo đứa mới 1 tuổi.Càng ngày càng lớn lên. Bà thấy con của bà cũng chậm hơn những đứa trẻ bình thườngnên bà phải để ý đến những hành động của con, hơn nữa con của bà cũng không nóichuyện được! Nên bà phải cho con đi tập nói bằng cách cho thầy dạy bằng phươngpháp ABA mỗi tuần 40 tiếng.
Sốtiền đi học cho bệnh nầy rất tốn kém, mỗi năm chi phí cho học ABA cho một đứabé mắc bệnh tự kỷ từ $100,000 đến $200,000. Số tiền nầy do General Center trả mộtphần và trường học cũng trả một phần. Khi xin tiền chữa trị cho những đứa trẻ bịbệnh nầy, thì các phụ huynh phải mướn luật sư để xin được quyền lợi cho con củamình. Nhưng nếu mình không nhận được số tiền trên thì bà Hà Võ khuyên các phụhuynh có những con em mắc phải bệnh nầy, quý vị cũng có thể tự mình để trị liệucho con cháu của quý vị bằng phương pháp ABA trong sách, hoặc quý vị có thế đếnnhững buổi hội thảo của HTTBA để được hướng dẫn phương pháp trị liệu ABA.

Sauđây là lời kêu gọi của HTTBA: Vì là hội bất vụ lợi cho nên chúng tôi rất mongmuốn những chuyên gia hoặc những ai có tài liệu về hội chứng tự kỷ xin giúp chochúng tôi một bàn tay để công việc cho nhóm hỗ trợ được thành công. Một lần nữaxin mời các phụ huynh có bất cứ câu hỏi gì hoặc thắc mắc xin gọi cho chúng tôi,chúng tôi sẽ chuyển những câu hỏi cho các chuyên viên có thẩm quyền để trả lờicho quí vị. Nhóm hỗ trợ sẽ tổ chức để gặp mặt vào những buổi trưa Chủ Nhật củatuần lễ thứ 3 mỗi tháng, giờ và địa điểm sẽ được thông báo khi nhóm có đủ danhsách của những phụ huynh và con em đến dự.

Mọithắc mắc, xin liên lạc với dược sĩ Mai Nguyễn: 714 867 8074, hoặc bác sĩ ThùyAnh: 714 317 9710, hoặc vào trang www.heartsofcharityfoundation.org  (LHT)
.
.
.

No comments: