(04/18/2011)
WESTMINSTER,California (VH): Thuyền Nhân có ý nghĩa nôm na là những người đi trên thuyền...đối với những người khác thì như vậy, nhưng đối với chúng ta là những người đãtừng vượt biển để đi tìm tự do thì hai chữ Thuyền Nhân có ý nghĩa lớn hơn, sâuxa hơn nhiều. Thuyền Nhân là những hình ảnh cực kỳ đau thương, bi đát... nhưng đồng thời ngược lại, Thuyền Nhân là biểu tượng của sức sống mãnh liệt mà không một sức mạnh nào có thể ngăn cản được. Đó cũng là một thái độ hiên ngang, quên mình: Được Tự Do hoặc chết!
Đêm Hát Cho Thuyền Nhân do Việt Việt Học (VVH) tổ chức vào lúc 7 giờ 30 tối Thứ Bảy,ngày 16 tháng 4/ 2011 tại VVH 15355 Brookhurst St., Ste. 222, Westminster,California. Với sự tham dự trên 200 khán giả. Được biết, trưởng ban tổ chức là cô Kim Ngân. Ý nghĩa của đêm nầy là để tưởng nhớ đến những viễn biến đau thương sau ngày 30 tháng 4/ 1975, một biến cố lịch sử, một cuộc đổi đời bi đát! Nhiều hơn hết, là để tưởng nhớ đến những Thuyền Nhân đã chết trên biển cả cũng vì hai chữ Tự Do.
Chúng ta hát cho Thuyền Nhân là hát cho chúng ta.
Đêm hội nhạc gồm 30 tiết mục trong chủ đề HCTN được những nghệ sĩ, những sinh viên, học sinh và những đồng hương tại Nam California đóng góp. Với một nghĩa cử cao đẹp: Không tiền thù lao và cũng không bán vé vào cửa. Mở đầu chương trình là màn nhạc cảnh Đêm Chôn Dầu Vượt Biển sáng tác của NS Châu Đình An với 3 tiếng hát Nguyễn Minh, Phan Dần và D Hoàng.
Kế tiếp là phần giới thiệu chương trình do MC Bùi Đường (một trong những người điều hợp chương trình). Chương trình tiếp nối có nội dung nói lên những bi đát củanhững xác người trong lòng biển, nổi thương đau của những người trong trại tị nạn,những uất hận của những chiến sĩ và những viên chức VNCH trong ngục tù cải tạo...gồm 3 bài nhạc Xin Đời Một Nụ Cười (của NS Nam Lộc), Biển Máu (của NS PhạmDuy), Ai Về Xứ Việt (của NS Phan Văn Hưng) với 3 tiếng hát: Thy Hậu. B Khánh và Lam Dung.
Trên diễn đàn, cô Kim Ngân chia sẻ với khán giả về ý nghĩa của buổi tổ chức HCTN.Sau đó, cô tỏ lời giới thiệu một nhà văn đã từng đóng góp cho ngành truyền thông- báo chí tại Nam California. Có đoạn cô Kim Ngân bày tỏ: “ Qua những chặnđường khổ ải trên đường vượt biên, chị đã định cư tại Hoa Kỳ, vừa đi làm toànthời gian vừa cộng tác với báo chí, chị cũng đã góp phần xây dựng trong ngànhtruyền thông- báo chí của chúng ta. Mỗi buổi chiều chúng ta nghe trên làn sóng106.3 FM của đài VNCR thính giả đã từng nghe một giọng nói ngọt ngào, trầm ấmthiết tha... Đây là tiếng nói của người phụ nữ đã từng chịu nhiều nổi khốn khổtrong hoàn cảnh tị nan. Chị đã biết vươn lên để xây dựng cho chính mình và gia đình.Hơn thế nửa trong cộng đồng của chúng ta có được một môi trường trong sáng,lành mạnh. Kim Ngân xin trân trọng giới thiệu Thuyền Nhân- nhà văn Bùi BíchHà.”
Quagiọng nói nghẹn ngào, xúc động, bà Bùi Bích Hà đã chia sẻ nổi khốn khổ của gia đìnhmình trong hoàn cảnh đất nước vào năm 1979, Bà đã bị mất một người con trai khicon của bà mới 18 tuổi. Một trong những hoàn cảnh bi đát mà rất nhiều gia đìnhngười Việt bị mắc phải trong nhiêu tình huống! Có đoạn Bà nói: “ Thật ra chúngtôi là một trong rất nhiều gia đình có được cuộc sống khá hơn những lúc còn ởquê nhà. Rất tiếc là số phận của con tôi quá ngắn ngủi. Nhưng sau nầy chúng tôinghĩ là cháu nó vẫn có một đời sống yên bình, tốt đẹp như chúng tôi mong đợi,cho dù cháu nó đang ở một thế giới khác. Rất tiếc... cháu nó không được đến đâynhư những thanh niên khác để có một đời sống có những cống hiến tốt đẹp cho xãhội.”
“Tôihy vọng trong buổi hát trong đêm nay, chúng ta hát cho những người bỏ mình trênbiển cả, bỏ mình trên những chặn đường họ không vượt qua được... hát để vinhdanh những việc làm của họ... để sau nầy trong chúng ta sẽ có thêm những ngườilàm những việc tốt đẹp hơn cho bản thân mình, cho xã hội và cho cộng đồng.Chúng tôi mong rằng sau buổi hát nầy, khi chúng ta đến đây, chúng ta có cơ hộilàm lại cuộc đời để được trở thành những người lý tưởng. Đó là niềm mơ ước củachúng tôi.”
Chương trình được tiếp nối với nhiều tiếc mục có nội dung hát cho Thuyền Nhân và thânphận của người Việt tị nạn gồm những ca khúc được nhiều người yêu thích như:Bên Em Đang Có Ta (của Cố NS Trầm Tử Thiêng & NS Trúc Hồ), Đêm nhớ Về SàiGòn (của Cố NS Trầm Tử Thiêng), Vĩnh Biệt Sài Gòn (của NS Nam Lộc), Một LầnMiên Viễn Xót Xa (của NS Nguyễn Đức Thành), người Di Tản Buồn (của NS Nam Lộc),Bonjour Việt Nam, Chút Quà Cho Quê Hương (của NS Việt Dũng)...
Trongdịp nầy, PV/ Việt Herald có trò chuyện với một trong những khán giả cao niên nhấtđó là Luật Sư Trần Thanh Hiệp và LS đã chia sẻ với PV/Việt Herald như sau:
-LSTrần Thanh Hiệp: “Hôm nay, tôi thấy có một buổi văn nghệ Hát Cho Thuyền Nhân(HCTN) nên tôi đến đây để ủng hộ sự cố gắng của anh em, và tôi nghĩ rằng ThuyềnNhân là một sự kiện mới trong lịch sử Việt Nam, khi nhớ đến Thuyền Nhân là nhớ đếntình hình đất nước và chúng ta cũng không quên rằng rất nhiều Thuyền Nhân đã bỏmình trên đường đi tìm tự do. Do đó, Thuyền Nhân là những chứng nhân trong mộtgiai đoạn nhất định của lịch sử Việt Nam. Đêm nay tôi đến đây cũng vì mang tâmtrạng đó cùng với thiện cảm đặc biệt đối với Thuyền Nhân.”
Cô Trần Kim Yến là một trong những nghệ sĩ đáng đóng góp cho chương trình HCTN, PVViệt Herald có cuộc phỏng vấn ngắn như sau:
-VH: Xin cô Kim Yến cho biết cảm giác khi hát bài Nhân Chứng?
-Kim Yến: “Tôi rất là xúc động vì tôi cũng là Thuyền Nhân. Tôi vượt biên năm1978. Cuộc vượt biên nầy tôi trải qua rất nhiều gian nan. Trên ghe của tôi cóhai người bị chết trên đường vượt biển. Bài nhạc Nhân Chứng thơ của Trần MộngTú, nhạc Vũ Tiến Dũng đã làm cho tôi nhớ lại những kỷ niệm nhiều đau thươngtrên đường đi tìm tự do. Đây là lần thứ hai tôi đến hát cho VVH, và tôi cũng đãcó hát giúp cho những buổi tổ chức hát quyên góp cho những người khuyết tật, nhữngtrẻ em mồ côi còn trong nước...”
Chươngtrình được chấm dứt khoảng 11 giờ đêm sau lời cảm tạ của cô Kim Ngân đại diệncho ban tổ chức. Đêm Hát Cho Thuyền Nhân là đêm hát cho những người đã bỏ mìnhvì lý tưởng tự do, hát cho những đồng bào tại hải ngoại, hát cho những đồng bàothân thương đang còn tại quê nhà, hát cho tự tình dân tộc Việt Nam còn trongchúng ta muôn thuở.
.
.
.
No comments:
Post a Comment