Nam Dao
Cập nhật : 22/04/2011 16:42
Ngày 6-5-2011 sắp tới là ngày kỷ niệm một năm sau khi ông qua đời. Nhân dịp này NXB Hội Nhà Văn và công ty Nhã Nam vừa ra mắt một tuyển tập thơ Hoàng Cầm, với nhiều tranh ảnh minh hoạ và thủ bút. Đặc biệt có ba bài viết của các nhà văn Hoàng Hưng, Nam Dao và Nguyễn Thuỵ Kha. Chúng tôi đã đăng bài của Hoàng Hưng. Nay xin giới thiệu bài của Nam Dao, bản do tác giả gửi Diễn Đàn.
------------------
Trongdòngthơ Việt Nam ở thiên niên kỷ 20,thơ Hoàng Cầm là những giọt nướctrong veo nhưng mặn chát vị đắng,vị của thuốc mang tên Hoàng Cầm.Gặpanh đầu thập niên 80 kỷ trước,liên hệ trân quí này hẳn đãảnh hưởng đến nghiệp viết củatôi, và hàng năm, cứ dịp Tếttôi lại điện thoại thăm hỏichúc tụng anh. Mỗi lần, anh lặp đilặp lại “cốvề, để anh em còn gặp nhau…’’.Tết năm ngoái, đứa cháu anh trảlời : “ôngcháu nay chẳng còn nhớ gì nữarồi!’’ Cho nên, tuy tin anh về mộtcõi khác không đột ngột, nhưngsao vẫn rất đỗi đau lòng. ThơViệt Nam lại vắng thêm một cáibóng khổng lồ, bóng anh.
Xinchép dăm câu thơ anh làm trêngường bệnh gửi tôi :
Thì em cứ đi
đã quá vòng định mệnh
Sao còn loanh quanh bên số phận củarừng
Tưởng đã đến một tầng sâu giun bướm
Hóa ra còn con dế vẫn dưng dưng
đã quá vòng định mệnh
Sao còn loanh quanh bên số phận củarừng
Tưởng đã đến một tầng sâu giun bướm
Hóa ra còn con dế vẫn dưng dưng
Và,thay nén nhang thắp lên tưởng nhớanh trong ngày giỗ đầu, tôi xin tríchđoạn những gì tôi viết vềanh.
*
Thếđấy. Anh chép miệng cười. Nụcười rất tươi, rực lên cùngánh mắt. Anh bảo: «...tênnó vận vào người»,lại rót rượu. Ðó là mộtloại rượu ngâm với mơ, màuvàng óng, vị hơi ngọt, uống kháđầm. «Rượu làng Vân, ngâmmơ thế này là đã cả nămrồi», anh lại cười, tay với điếucày. Tiếng nước reo sòng sọc.Mùi thuốc lào hăng hắc xông lên.Anh ngả đầu ra sau, mắt lim dim. Tôingắm anh. Những nét hào hoa nay hằnxuống, nhưng vẫn là những néthào hoa.
Anhquả là một người hào hoa.
Chịđi đâu về. Tôi đứng dậy.Chịbảo «...à, chú đấy à !».Rồi chị ra ngồi, tay rót nước.Tôi nhìn chị. Chị quả là mộtngười đàn bà đẹp. So vớingười Hà Nội những năm đó,chị đỏm dáng. Có lẽ chịbiết là mình đẹp.
Tôiđưa ly rượu lên môi, bângkhuâng nhớ người con gái trùngtên chị đã hẹn tôi rồikhông đến một năm xưa. Tôinhìn anh, vẩn vơ hồi tưởng lầnđầu đến quán rượu này.Tai tôi lại văng vẳng tiếng cườiròn rã của họa sĩ Hoàng LậpNgôn «... muốn thì đi với tớ,không đi lại chê Hà Nội khôngcó !» Ngồi trên chiếc ghế đẩuchông chênh chỉ chực đổ soàira, tôi nghe tiếng ngâm thơ. Anh ngâmmột cách ngâm lạ lùng. Ngâm nhưthan, như khóc, như rên rỉ, như vanvỉ. Như hát chầu văn. Như rủngười nghe nhập đồng.
Quáilạ. Lời thơ lại vượt khỏi tầmtrí tuệ. Nó lơ lửng ở chốnnửa nhân gian nửa thần thánh. Nóchém xuống tâm linh, để lại vếtcắt, thứ vết cắt hằn sâu xuốngở lớp thứ tám. Vâng, hiểu thìchỉ cần lớp một cho đến lớpba, bốn. Sau đến lớp năm, lớp bảylà cảm. Khi đó chữ nghĩa hếtlà chữ nghĩa. Nó thành nhữngtác động tâm - sinh lý. Nhịp timkhông còn đều đặn đẩymáu đi như làm thứ nghiệp vụbuồn tẻ trong một cơ thể bìnhthường. Nhịp thở không còn đềuđặn như khi người ta ngủ say đếnmất hết khả năng tiếp nhận bấtcứ gì. Còn lớp tám ? Tôi phảinói thế nào ? Tôibiết nhưkẻ có lòng tin vào Thượng Ðế,nhưng làm sao nói đây ?
Tôilẩm nhẩm «...Ta soi. Chỉ còn ta đạp lùi tinh tú.Ngủ say rồi đôi cá đòngđong». Ởtầng thứ tám, một bàn chânngười nhỏ bé đạp vào khônggian mênh mang bí ẩn đẩy lùi lạinhững vì sao long lanh trên dải ngânhà trong suốt. Cúi xuống, cũng ởtầng thứ tám đó, con ngườinhỏ bé soi mình trong lạch nước,và an bình thay, đôi cá đòngđong còn nhỏ bé hơn nữa đãngủ say rồi. Từ vô cùng lớn, chỉvài chữ là đến li ti nhỏ. Ởgiữa, con người kia cô đơn làmcái ảo tác đạp lùi tinh tú.Hình ảnh đó còn bi tráng hơnhuyền thoại Sisyphe lăn đá lêncao. Hòn đá tới đỉnh lạilăn xuống như một thứ địnhnghiệp vô căn do, lăn xuống đểrồi lại phải đẩy lên, theo cáchdiễn tả sự phi lý kiếp ngườicủa Camus. Lăn đá là hình phạtcủa Zeus, thứ thần linh hóa ra đạibàng đi đánh cắp một cô congái nhưng bị Sisyphe - kẻ đượcbàn dân coi như một vì vua mong xâydựng một vương quốc có vănminh - nhận diện và tố cáo. Vănminh nằm ép dưới quyền lực. Cònluân lý, luân lý đã nhiềulần chùn bước trước sức mạnhtrong lịch sử nhân loại.
Hìnhảnh lăn đá của Sisyphe khắc nghiệthơn đôi cá đòng đong ngủsay. Con người cô đơn nổi loạnđạp lùi tinh tú, nhưng hiểu ra sựbất lực của ảo tác đó nênvội quay về tìm an nhiên bằng giấcngủ của đòng đong. May thay, đòngđong vẫn có đôi. Ðó làmột cách an ủi. Dĩ nhiên kémtriệt để, nhưng bao dung hơn. Phảichăng Ðông khác Tây là vậy ?Nhưng thế thì sao «nóvận vào người»được nhỉ ?
*
Buổisáng hôm ấy lành lạnh gió. Haimươi năm sau, cứ mỗi lần giónhư thế, tôi lại nhớ, lại mang mấytấm ảnh cũ ra nhìn. Ảnh có cụSìn, có Văn Cao, có Thái báVân, những người đã khuất.Có anh. Có Duy. Có tôi. Những ngườivẫn còn. Có chị Băng, dĩ nhiên.Còn có T và L, hai cô gái nuôicủa cụ Sìn, một họa sĩ đầuđàn của Hà Nội vào nhữngnăm ba mươi. T kéo violon cho dàn nhạcgiao hưởng. Duy làm bài thơ kháđẹp về bàn tay và chiếc vĩcầm. Còn L, cô dạy học ở HảiPhòng, nhưng nay đã lưu lạc đâuđâu bên Hòa Lan rồi. Duy đèotôi bằng chiếc xe đạp PhượngHoàng cứ dăm trăm thước lạituột xích. Chúng tôi đi dọc đạilộ Lê Duẩn về hướng Nghi Tàm.Tôi bảo «Chẳng biết các ôngấy gặp nhau thì thế nào nhỉ ?».Khi mời anh, Duy chỉ nói «...anh lênxem bức tranh cụ Sìn vẽ anh năm tiếpthu thủ đô !». Khi mời Văn Cao, tôichỉ nói «...cụ Sìn nhắn anhlên, lại khà khà bảo không cóanh thì thôi không đình đámnữa. Cụ yếu lắm rồi...». Chúngtôi đều biết là từ cáithuở Nhân Văn gần ba mươi nămxa lơ xa lắc, anh và Văn Cao không gặpnhau nữa. Lý do? Tôi kêu lên «...miễnbàn !». Cả nước hòa hợphòa giải. Văn hóa thì thế. Mộtdúm tác phẩm. Dăm ba ông đứngđầu, ông nọ tránh không nhìnmặt ông kia. Con cháu sau này trôngvào thì sẽ nghĩ gì ? Thái báVân gật gù, nhỏ nhẻ «Cho tôiđi với !» rồi hồn nhiên tiếp«...cũng đến lúc các ông ấynên gặp nhau rồi !»
Tôikhông hề hỏi đếnlúc làđến lúc nào. Tôi cũng vôtâm, chẳng thắc mắc thế nào lànên,thế nào là khôngnên .Bữa ăn nhà cụ Sìn khá vui vẻ.T và L chạy lên chạy xuống. Cụbà đi vào đi ra. Tôi vui trong bụng,chỉ cảm thấy một thoáng sượngsùng khi hai anh bắt tay nhau, để ýcác anh tránh nói với nhau, nhưng cảhai đều góp chuyện. Văn Cao thíchlàm dáng, đôi khi hơi gượngtrong dăm ba hoạt cảnh đầy tínhkịch. Còn anh, anh hồn nhiên. Cụ Sìnmang bức tranh cũ ra. Bức tranh không cókhung, vải bố nhem nhuốc, nhưng anh, anh cườitrong bộ quân phục màu vàng, đọâimũ có đính sao. Cụ Sìn lạikhà khà móm mém bảo «...línhVệ quốc đẹp thế đấy !».Anh mơ màng «...đẹp và trẻ.Có lẽ đẹp vì trẻ...», mắtnhìn T và L đang cúi xuống thẹnthùng. Quả thế. Tôi cũng nhìn.Cô giáo ở Hải Phòng đằmthắm hơn. Cô nhìn lại rồi chạyvụt đi. Cô nhạc sĩ vĩ cầm dángdấp có nét bốc lửa, nhưng mắtlại mơ màng chút u uẩn than tro. Côlàm vẻ thản nhiên, nhìn về phíasân, nơi nước ao đã tràn lênmấp mé ven bờ.
Buổitrưa hôm đó qua đi, rất nhẹ,không khác cơn gió lành lạnhchớm đông. Cõi nhân duyên chậpchờn oái oăm. Hai anh lại chia chung cáichiếu rượu này. Và chia vớichúng tôi. Mỗi kẻ một vẻ đời.Làm lính. Làm thơ. Kéo đàn.Dạy học. Ðến từ một bờ ÐạiDương xa lắc bên kia. Lên từ Cảng,quê hương của người tài tìnhthõng một câu thơ nhập « Sinh ratôi đã có Hải Phòng...»cho bản trường ca Nhữngngười trên cửa biển dínhdấp đến vụ quyền lực hãm vàhiếp văn học vào năm 1956. Ðèxuống rồi nằm lên dăm ba tờ báođể che bớt đi cái ê chề cótên là cải cách ruộng đất,quyền lực thở phì phò, xong việckéo quần lên, tay chùi mép dínhnước bọt phán lửng một lời«...có phải con gái nhà lànhđâu, quí báu đéogì !». Chữ đéokhông thừa. Nó vạch ra tính chấtcủa hệ tương quan giữa chính trịvà văn hóa. Con gái nhà lànhthì dĩ nhiên không phải là congái tạch tạch sè thành thị. Họdẫu còn trinh nhưng điều đókhông thể bảo đảm rằng họthuộc thành phần cốt cán củadân tộc. Nước ta vốn là mộtnước nông nghiệp và sẽ cònlâu vẫn là một nước có rấtnhiều nông nô. Nhưng chuyện đãxưa rồi. Bây giờ khác, ngườicày có ruộng và công bằng rathì người viết có giấy cóbút để góp phần xây dựngmột xã hội tươi đẹp. Cólẽ chính vì vậy là đãđến lúc các ông ấy nêngặp nhau ? Tôi ngây thơ nghĩ thế.Còn anh, hồn nhiên như anh, chắc anhcũng nghĩ thế. Cụ Sìn, cụ chỉcười khà khà. Cụ không nhầm,mặc dù tuổi đã cao.
Tốiăn cơm, không biết là chân ai khềunhè nhẹ vào chân tôi. Hẳn vôtình. Giá mà cố ý nhỉ. Aibiết được, lại chuyện nhânduyên. Ðêm hôm đó, tôi ngủlại nhà cụ Sìn với Duy. Hai đưalau sàn xi măng đã lên dầu mồhôi sáng bóng rồi mắc màn. Tvà L cũng thế, hai cô nằm chiếubên cạnh.
Tiếngễnh ương bờ ao. Vẫn gió. Gióxào xạc. Ngọn đèn hoa kỳ vặnxuống li ti sáng một màu xanh biếc.Tiếng cụ Sìn ho. Tiếng đập muỗi.Tiếng thở dài nhè nhẹ chiếubên. Duy bắt đầu ngáy. Tôi thiếpdần đi trong mùi đàn bà baythoang thoảng. Tôi mơ bay lên thật cao,cao đến độ trái đất ởdưới chỉ còn là một hònbi ve óng ánh màu hy vọng một hạnhphúc trong tầm với của cả dântộc tôi. Thú thật, tôi đãlà một kẻ có niềm tin như vậy.Cho đến tận bây giờ, tôi vẫncố gắng tin và còn hy vọng nênmới viết được những giòngchữ này, dẫu rằng đôi khi bóngtối có lúc đã bao trùm cảđời tôi lẫn đời những ngườitôi yêu.
Hìnhnhư ai thò tay sang nắm lấy tay tôi.Tôi để yên, lòng ngậm ngùi,vờ ngủ. Cho đến nay tôi vẫn chưabiết bàn tay đó là tay L hay tay T.Tôi chỉ biết tờ mờ sáng L đãđi ra bến xe về Hải Phòng. Vàsau đó tôi rồi cũng phải bay sangbờ Ðại Dương bên kia. Nỗi ngậmngùi sau này đọng lại đượcđúng hai câu :Em đi rón rén trời chưa sáng.Bước động ao bèo bỗng hóasông.
*
Thuởđó anh biết tôi yêu thơ. Thậtra, tôi yêu tất cả những cáiđẹp. Và yêu, dĩ nhiên là mùquáng. Là như bị thôi miên. Làbuông hết, và thả luôn đờimình vào cái mình yêu, hệtnhư những kẻ tử vì đạo. Cáiđẹp, gộp luôn cả chân - thiện,trở thành tất yếu cho sự tồnsinh, và mặc dầu tôi là ngườingoại đạo, thỉnh thoảng lại mậpmờ mang hình tượng Ðức Chúađóng đinh trên thánh giá cứurỗi, sườn loang lổ máu một vếtdao đâm vì lòng tham tàn cộngthêm sự ngu muội.
Tôiđến chơi với anh như đến vớicái đẹp. Người ta chặc lưỡi«...giao du phải cẩn thận.» Tôibảo «Nếu phải xin phép thì chotôi một cái danh sách, những ai làngười không nên giao du !». Ngườita trừng mắt. Tôi quay lưng đi. Ngườita cho là tôi thách thức quyền lực.Tôi thì không. Vì tôi nghĩ, rấtngây thơ, là đã «đếnlúc»vì bây giờ chỉ có ta, và taphải «cùngnhau»góp tay vào xây lại một mảnhđất đã quá đọa đầy.Ðòi hỏi của hai từ ghép «cùngnhau»là phải xóa đi lằn ranh dĩ vãngđã chia nhau ra thành đôi, thànhba, thành năm thành bảy mảng. Nhữngmảng băng rời trôi mỗi mảng mộthướng. Nước ơi, chỉ có tìnhcủa nước mới làm tan những mảngbăng chia cắt lạnh lẽo kia. Ngườita lắc đầu nghi ngại. Tôi đếnchơi với anh. Với Trần Dần, LêÐạt. Với Ðặng Ðình Hưng.Người ta nhăn mặt «Trải chiếuhoa cho mà không biết lên ngồi à? ». Tôi giật mình. Thì ra phảichọn giữa mảnh chiếu hoa đã trảivà cái đẹp ! Nhưng tôi đãthưa, cái đẹp là tất yếucho sự tồn sinh, và tôi xin trả lạimột góc chiếu vẽ hoa đỏ khônghợp tạng.
Anhbiết tạng tôi, cái tạng con trẻkhông làm sao cho khôn ngoan thích ứnghơn được với cuộc đời.Tôi không kể cho anh cái đêm cómột bàn tay đàn bà thò qua mànnắm lấy tay tôi ở chiếu bên. Anhtặng tôi một chai rượu mơ anh ngâm,dán thêm hai chữ Men Quê và Bốncâu thơ. Anh kể :
«...Tên nàng cũng là Yến. Chúngmình lên đồi, mặt đất xanhrì, nhấp nhô mềm dịu như môngnhư vú đàn bà. Nắng đãbắt màu vàng tươi trên máichùa Phật Tích ngói đỏ xa xa.Ngả mình nằm xuống thảm cỏ, nàngnhìn, cái nhìn như bảo ban. Bỗngnàng chồm dậy, hai tay bíu lấy đầumình kéo xuống, rồi áp môi hônnhững nụ hôn cuồng nhiệt. Khi buôngnàng ra, mình đọc «Mộtcon bướm lửa đậu môi».Nàng nắm hai tay mình kéo ra, miệngthầm thì «Hainhành hoa lửa chia đôi tay cầm».Nhìn lên trời, những ráng mâyxa óng ánh như sắp cháy bùnglên, mình tiếp «Balàn mây lửa về thăm».Nàng như say sóng, ôm choàng lấymình để giữ thăng bằng trong mộtcơn bão biển bất ngờ ào vàothân thể, mắt nửa khép nửa mở,tay quơ lên, miệng thở dốc. Mìnhlao vào nàng, vào cơ thể nàng,vào tâm hồn nàng bằng tất cảsinh lực đàn ông, cứ thế cho đếnkhi cùng kiệt. Nàng ngước mắt,vừa cười dịu dàng, vừa đếm«... Bốnlần chim lửa đến nằm rậm hoang».
Haimươi năm sau, tôi vẫn nghĩ cho đếnnay câu chuyện anh kể không chỉ làmột câu chuyện thật. Nó có chấtcốt tủy như khi anh bảo với tôirằng nàng Thơ vốn dĩ lẳng lơ,gặp ai cũng quyến rũ, nhưng chung chạgối chăn với nàng lại là chuyệnkhác... Tôitin lời anh. Anh hồn nhiên nhận mìnhlà người may mắn. Như vậy cáigì có thể lại «vậnvào người»anh?
*
Mẹ,Chị, rồi Vợ anh và những ngườiđàn bà yêu anh đều là cốtđồngcho anh nhập vào tâm giới của nàngThơ. Hiện tượng này nằm dướitầng ý thức của chính anh. Thậmchí, nó nằm ngoài anh, và chínhvì thế mà anh kể là thơ anh«... vài ba câu đầu bao giờ cũngkhông phải là tôi nghĩ ra, màđúng thật là những lời văngvẳng bên tai như có một giọng nữđang hát, hay đang đọc... mà tôixin gọi là lời của thần linh đọccho mình chép lại được.».
Vâng,nghe đâu anh chép được nguyênbài LáDiêu Bông.Lần cuối gặp anh năm ngoái, anh hỏi«Thơ mình được mấy bài?». Tôi tần ngần, đếm có Vềvới Ta, Ðợi mùa, Cây tam cúc, Quảvườn ổi.Ðó là những bài thơ lạ,ngôn ngữ thơ biết thở, biết hátvà biết im lặng. Tôi đáp «năm,sáu bài...». Anh cười «...thếlà lấy của thiên hạ quá nhiềurồi !» và hồn nhiên nói tiếp«... à, em mới kể có năm thôi!». Thật ra còn bài Ugìanh làm gửi cho Ðặng Ðình Hưng.Bài Ðợimùa,ít người nhắc. Thú vị nhấtlà tiếng chim tu hú, thứ chim lớn hơnsáo, lông đen nhạt điểm trắng,đẻ trứng thì đẻ vào tổsáo hay tổ chim ác là, và cuốiXuân là kêu để gọi Hè về:
Mùa chưa về
Tu hú gọi Em đi tìm Mẹ
Dãy tre xa giấu biệt giải khănđiều
Khi gậy nắng ăn mày đã quăngsau núi
Hàng tre nhà
yếm trả
Mẹ về
lều dột đón mưa đêm
Thì chị đi
mấy lối chân chim
Ðể Mẹ về bao phương bèo nổi
Riêng Em nằm trơ đợi giờ tuhú gọi
Tu hú gọi Em đi tìm Mẹ
Dãy tre xa giấu biệt giải khănđiều
Khi gậy nắng ăn mày đã quăngsau núi
Hàng tre nhà
yếm trả
Mẹ về
lều dột đón mưa đêm
Thì chị đi
mấy lối chân chim
Ðể Mẹ về bao phương bèo nổi
Riêng Em nằm trơ đợi giờ tuhú gọi
Câubốn và năm trong đoạn này rủngười đọc thở một nhịp thởgấp gáp, tiếp đó, nhịp thởlại chậm đi, rồi nức nở nghẹnlại. Tôi xin trích thêm một đoạn:
Em bước vào đình
ôm cột bốn người ôm
Em rẽ sang chùa
lay chân hộ pháp
Sau chùa tát đêm một, chạp
Gầu giai ai vớt Chị ơi lòalõa thân trăng
Chị lỡ xe hồng
Mẹ đi lấy chồng
Cỗ cưới chênh vênh khoai luộc
Mật vàng mọng rách vỏ nâu non
ôm cột bốn người ôm
Em rẽ sang chùa
lay chân hộ pháp
Sau chùa tát đêm một, chạp
Gầu giai ai vớt Chị ơi lòalõa thân trăng
Chị lỡ xe hồng
Mẹ đi lấy chồng
Cỗ cưới chênh vênh khoai luộc
Mật vàng mọng rách vỏ nâu non
Giữacâu bốn và năm trong đoạn này,thơ chuyển mạch bằng cách im lặng(đọc ở giữa hai câu, nghĩa làkhông có chữ nào ). Và đâylà đoạn cuối:
Có hôm Em lần xuống bếp
Cậy cháy sành vỡ toác chônniêu
Một con mèo mướp ruỗi chânchiều
Lưỡi gió liếm gio vờn tócrụng
Tưởng như Mẹ về
Vai áo toạc ba vá chằng tơdứa
Tưởng như Chị về
Tơ tóc đêm xưa giờ rễ tre
Bao giờ Chị về
tóc phủ vai Em chiều hươngnhu
Bao giờ Mẹ về
Buộc yếm đào phai vỗ hát ru
Khấn thầm như gặp Chị
Mắt nứa cứa tay Em
vẫy đón đầu làng
Khấn thầm
như mẹ lỡ đò ngang
Miệng hé hạt na nhòa bến vắng
Cổ tay tròn đẫn mía gie
Không
Bầu mẹ không tròn
Bưởi Chị không hoa
Ðã hết năm tu hú gọi rừng già
Ðã sang mùa
tu hú ngủ rừng xa
Cậy cháy sành vỡ toác chônniêu
Một con mèo mướp ruỗi chânchiều
Lưỡi gió liếm gio vờn tócrụng
Tưởng như Mẹ về
Vai áo toạc ba vá chằng tơdứa
Tưởng như Chị về
Tơ tóc đêm xưa giờ rễ tre
Bao giờ Chị về
tóc phủ vai Em chiều hươngnhu
Bao giờ Mẹ về
Buộc yếm đào phai vỗ hát ru
Khấn thầm như gặp Chị
Mắt nứa cứa tay Em
vẫy đón đầu làng
Khấn thầm
như mẹ lỡ đò ngang
Miệng hé hạt na nhòa bến vắng
Cổ tay tròn đẫn mía gie
Không
Bầu mẹ không tròn
Bưởi Chị không hoa
Ðã hết năm tu hú gọi rừng già
Ðã sang mùa
tu hú ngủ rừng xa
Haicâu cuối cùng, thơ là thơ biếthát. Trong đoạn vừa trích, thơbiết im lặng sáu lần và hátlên hai lần. Còn thở, thơ thở hắtra ba lần, thở kiểu máu nhồi cơtim một lần. Mờibạn tìm, xem sao.
Ðiềutôi thực sự muốn nói bằng cáchnói trên : Thơhaylà Thơ có tác động sinh lýlên người đọc qua nhịp thở vànhịp tim. Chính tác động đóảnh hưởng đến tâm lý, tạora cái đa dạng của thất tình :buồn, vui, bâng khuâng, bực dọc, phẫnnộ... Ðã nói đến nhịp, lànói về nhạc. Thơ hay không phảichỉ một câu hay. Thơ hay, không phảimột chữ hay. Trò kén chữ cho khéolà trò kén chồng, kén đểlàm lễ cưới cho có pháo nổvà họ hàng hai bên cười cợt,xong lễ thì ém nhẹm đi cuộc sốnglứa đôi dẫu ổn thỏa hay khôngổn thỏa. Thơ hay là thơ nhìn dướigóc độ một tổng thể. Tácđộng câu chữ là tác độngtrên trí tuệ. Thêm một mức, mộtmức cao hơn mới tới tâm cảm, hệquả của tác động trên nhịpthở - nhịp tim, yếu tố sinh lý gâylên thất tình. Thơhay chính nó là Nhạc.Và thường thường, chúng ta đơngiản hóa Nhạc vào vần, vàođiệu. Nhưng vần thì thật ra thừa,và điệu, rất sáo mòn, nhấtlà vần điệu của lục bát,tứ tuyệt hay thất ngôn (nhưng nóithế, không phải bảo rằng Thơ haykhông có thơ lục bát, tứ tuyệthay thất ngôn ). Thơ anh ra ngoài thểloại vần điệu đó. Thơ anhmang âm vận của Từ đời Tốngvà những bài Phú thời Nguyên -Minh, tự do hơn, phóng khoáng hơn,nhưng là thơ Việt Nam vì mang mang tínhcách Quan họ đặc biệt đấtBắc Ninh. Thơ anh có Mẹ, có Chị.Những «Bầu Mẹ không tròn, bưởiChị không hoa». Cũng vì vậy nênthơ anh là thơ của Lỡ Làng. «Chịlỡ xe hồng. Mẹ đi lấy chồng, cỗcưới chênh vênh khoai luộc...». Sựlỡ làng chỉ đổi lại bằngkhoai, «mật vàng mọng rách vỏnâu non». Vỏ khoai có khác ai hơnlà Em, tâm hồn tả tơi làm thơkhóc những lỡ làng ?
*
Năm1982 là một năm đầy oan tráinghiệp nghiệt. Ngẫm lại, hình nhưnhững vết chém phi lý và vônghĩa, những vết chém không làmsao tìm được căn do, đều chọnđược loại nạn nhân riêng củanó. Cả anh lẫn tôi đều nằmọp bốn năm liền nhấm nháp cáivị tanh của máu ứa ra từ nhữngvết chém đó. Anh chịu cả phầnxác lẫn phần hồn trong lao ngục. Phầntôi, tôi chịu phần hồn trong mộtnhà tù không cần cửa sắt chấnsong.
(…)Về Hà Nội lần này, tôi gầnnhư tuyệt vọng : thế quyền đã«co cụm» lại sau Ðại Hội IV,vẫn khăng khăng một thứ giáo điềulưỡi gỗ, ngược hẳn lại vớinhững điều tôi đã trình bàyvề phương thức dùng qui luật thịtrường nhằm ổn định kinh tếViệt Nam trong một đề nghị chuyênngành với cấp cao nhất có thẩmquyền. Chống lại niềm tuyệt vọng,thấy ánh đèn là tôi lao vào,cứ như loài thiêu thân. Dễ nhấtlại là lao vào tình yêu. Hay bấtcứ gì đồng dạng với tìnhyêu. Anh cho tôi một món quà mừngcái tình yêu đó : tập thơVềKinh Bắcanh hì hục chép tay trên một quyểnvở học trò. Tôi vào Sài Gòntrước khi bay sang Pháp. Một ngườibạn vào báo anh vừa bị công angiữ để điều tra. Tập thơ VềKinh Bắctôi trao cho những người trong nướcgiữ lại, không mang theo khi đi, tránhkhông để ai kết tội anh chuyển thơ«chống đối» ra nước ngoài.Thật ra, VềKinh Bắcchẳng chống đối gì cả : nhàxuất bản Văn Học đã in nónăm 1994. Còn bắt anh, họ bắt vìlý do gì rồi giam cầm anh một thờigian khá dài ? Bán rượu ? Hútthuốc phiện ? «Hủ hóa» ViệtKiều ? Trên Métro từ Luxembourg đếnPlace Italie, tôi giở tờ Le Monde đọc.Báo loan tin anh bị tù. Hôm ấy, tôiđọc rồi nước mắt ứa ra. Cứthế, tôi khóc. Kẻ đi qua thảnnhiên hay chỉ khẽ nhăn mặt. Duy cómột người da đen đến chìa chotôi mẩu thuốc lá hút dở, vànói «Bonne chance !»
Sauđó, tôi có xin về nước,nhưng người ta không cấp thị thựcnhập cảnh, bảo có lệnh cấm. Lệnhmiệng. Và chịu. Eo ôi !
*
(…)Năm 1988, giải tỏa lệnh cấm. Dĩnhiên, Ðại Hội VI đã ÐổiMới Tư Duy, và thấp thoáng mộtnền kinh tế thị trường có địnhhướng xã hội chủ nghĩa. Vậythì những đề nghị ngày xưacủa tôi đâu là tội. Tôi,con gà gáy trước khi trời sáng,chỉ là thứ gà non, gà ngoại,gà lai giống, gà vừa đạp vỡvỏ trứng đã vội khập khiễngđi tìm rạng đông.
Tôimen ngách vào nhà anh, số 43 LýQuốc Sư. Nhà vẫn vậy, nhưng quánrượu thì dẹp rồi. Cháu nộigọi ông, anh từ gác xép leo xuống.Anh đây. Anh gày gò, tóc bạcgần hết đầu, mắt trũng sâu,răng cửa đã khuyết một cái.Anh ngẩn ngơ nhìn. Tôi ôm lấyanh. Chúng tôi ngồi nhìn nhau. Giữachúng tôi là bốn năm tù củaanh. Tôi nói «... có điều gìkhúc mắc anh cứ hỏi». Anh bảo«... giá em về trước hai năm thìanh em mình chẳng được thế nàyđâu». Tôiim lặng. Trong tù đầy, hỏi cung, quayquắt ra biết bao nhiêu thêu dệt thựchư. Tôi hỏi «Tập thơ anh chépcho em, anh đã lấy lại rồi chứ?». Anh cười, cái cười đauxót. Ðó là cái lấy lạiđược, nhưng vừa ra khỏi tùthì anh mất ngay chị, rồi liền sau đóanh mất con gái anh, cũng tên là Yến.Nước mắt ứa ra, anh kể :
«...đêm hôm đó, anh đang chậpchờn ngủ, sao lại ở đâu cómột con bướm vàng bay vào lảngvảng quanh màn. Mở cửa màn, con bướmchui vào. Anh linh cảm, anh biết, anh khấn.Bướm bay rồi đậu lên bànthờ. Anh lại khấn «Yến ơi, con ơi,con về đấy à, khổ thân con».Bướm từ bàn thờ bay xuống quấnquít bên anh như không nỡ rời dẫuâm dương cách trở».
Nắmtay anh, tôi không muốn để anh mấtmát thêm bất cứ gì. Sau, tặngtôi tập thơ Men Ðá Vàng, anh viết«...để cùng nhớ những nămtháng đầy oan nghiệp nhưng cũng đầyhạnh phúc». Ðấy, cặp bàitrùng oan nghiệp - hạnh phúc. Vàhạnh phúc của nhà thơ lúc nàocũng là một điều thật bíẩn. Bí ẩn như ngôi sao trên kialong lanh sáng, nhưng xa lơ xa lắc, kẻbình thường như tôi có giơtay lên với cũng không nắm bắtđược.
Cómột người Anh như anh, là một niềmhạnh phúc. Anh nghiêm mặt bảo «...cáivốn từ của cậu chưa đủ. Phảiđọc đi đọc lại truyện Kiều.Rồi đọc cô tổ Xuân Hương...»Tôi cãi, chữ cho đơn giản chứbí hiểm quá, sang quá, hay điểntích quá thì đều là «quátải». Hôm ấy có cả TrầnDần và Lê Ðạt. Anh Ðạt khéokết chữ cũ cho ra mới. Còn anh Dần,anh đi tìm chữ mới, đang thửnghiệm loại thơ cực ngắn, đôikhi chỉ đúng hai chữ. Anh quay hỏi«...nó nói thế, chúng màynghĩ thế nào ?» Anh Ðạt lýgiải. Còn anh Dần, anh nhìn tôi chằmchằm, buông gọn, cũng cực ngắn,«cứ làm !».
Cãithế, nhưng tôi về tôi nghĩ. Tôiđọc đi đọc lại Truyện Kiều.Tôi đọc đi đọc lại thơXuân Hương. Tôi học chữ Hánđể đọc cả Bắc Hành Thi Tập.Rồi tôi dịch lại hai trăm bài thơÐường mà khi chuyển sang tiếngViệt, những người đi trước tôilại dùng thể lục bát. Rồi tôidịch lại cả Chinh Phụ Ngâm củaÐặng Trần Côn cho sát lối TậpCổ, tránh kiểu song thất lục bátcủa bà Ðiểm. Ðấy, chỉ mộtcâu anh nó thôi mà khi hiểu ra tôiđã đổ mồ hôi như vậy.Chuyện này, tôi chỉ mới nóithoáng cho anh nghe. Nay nói lại, một cáchgửi lời cảm tạ anh. Quả là vốntừ của tôi nay có hơn xưa. Song cóân ái được với nàng Thơhay không lại là một chuyện khác.
Hợprồi tan. Tôi lại phải ra đi. Cứmỗi lần như thế, anh nhắn nhe «...lạianh thêm dăm phút». Lúc tôi về,anh lại đạp xe đạp theo đếnkhách sạn. Và khi chia tay, anh ôm tôi,anh hôn, anh khóc. Tôi nhìn theo anh trongbóng đêm. Mái tóc anh trắngbồng bềnh lồng lộng gió ven hồHoàn Kiếm. Bóng anh mãi cũng xa dầnrồi mất tăm. Lúc ấy tôi cũngkhóc.
Chúngtôi là những kẻ mau nước mắt.
*
Làmột người có tự do, tôi lạicàng hiểu thế nào là tù ngục.Những năm anh tù tội nằm trong trạigiam lại ám ảnh tôi. Anh tội gì?Ai có quyền cướp sống dăm ba nămmột đời người? Nhân danh ai, nhândanh gì? Và hẳn anh rồi không cótội nên anh mới được phục hồi«hội tịch» vào năm 89 !
Phụchồi, chắc cũng trả cho tí tiền.Liệu tiền đó có đổi đượcnhững đêm dài lắng nghe muỗi vove, tiếng chuyện trò duy nhất vớinhững tội nhân. Riêng anh, loại tộinhân có cái tội là chót làmnhà thơ. Và tội to hơn, thơ lạilà thơ hay. Nhưng hình như có ainói dân tộc ta toàn là nhữngnhà thơ. Ðó là một điềuđáng hãnh diện. Ðồng thời đócũng là một điều bất hạnhtrong cái cặp biện chứng oan nghiệt -hạnh phúc.
Thôiim đi, tiếng hát ngọng nghịu củathứ gió định mệnh khắc nghiệtsụp về đánh úp hạnh phúc.Thôi im đi, những lạc quan đen, nhữngcú phất cờ hô khẩu hiệu, hoan hôvà đả đảo. Hãy trả chochúng tôi những cái tay bắt chânthành, những cốc rượu của tìnhbạn, những cuộc đoàn viên cótiếng cười, những phi vụ vui chơilương thiện... Tôi bị cấm về,chỉ thỉnh thoảng nghe tin anh qua bè bạn,là ông ấy năm nọ ốm đãtưởng đi,ông ấy khỏe lại yêu, yêu PQ, yêuB.Ng, Yêu ÐÐ..., yêu vân vân vàvân vân. Tôi mừng, ông ấy vẫnđó. Cho đến 1998 tôi mới lạiđặt chân trở lại Hà Nội.Lần này về, về cho bè bạn. Vàđi kèm có cháu Việt, con trai lớncủa tôi.
Lạimen cái ngách 43 Lý Quốc Sư. Ngáchvẫn thế nhưng nhà anh nay khác, lênba tầng, trước nhà vẫn còn mộtđống cát, xi-măng, và dăm ba chiếcxẻng. Bây giờ, không ai réo tênnhau. Phải bấm chuông. Tôi hồi hộp.Cửa mở. Anh thò đầu nhìn, mắtnhắm mắt mở. Tóc anh xù ra bạctrắng màu mây. Anh còm xuống. Răngthật rụng hết, nay chỉ có rănggiả. Anh cười. Ở một cáituổi nào đấy, cười làm saothì cũng như hơi mếu máo. Anh ngồixuống ghế salon bọc simili-cuir. Bàn kính.Nhà lát gạch hoa. Thế thì đâurồi những chiếc ghế đẩu nằmsoài ra trên nền đất nện ? Thếthì đâu rồi cái điếu cày,dăm chiếc đóm, chai rượu mơ vàngọn đèn hoa kỳ bấc vặn thậtthấp li ti đốm cháy ? Tôi xin anh, thôilên chỗ anh ở, chứ ngồi salon làmgì. Leo gác hai, anh đẩy cửa. Mộtcái giường đơn. Trên sàn,trải chiếu, khay nước nằm tênhcạnh ngọn đèn hoa kỳ. Và chiếcđiếu với dăm vê thuốc lào.Rồi dăm chiếc đóm. Tôi ngồisụp xuống đất. Tôi bắt đầunhận ra anh. Anh cười. Bấy giờ, cáicười mới hết mếu máo.
Về,tôi hẹn đến đưa anh đi ăncơm trưa với Việt ngày mai. Khi bốcon tôi đến thì người nhàanh bảo anh ốm lắm. Chúng tôi lạileo gác hai. Trong phòng, anh co quắp trênchiếc chiếu giải trên sàn, mìnhđắp chăn. Tôi cúi xuống nhìn.Mắt anh nửa khép nửa mở, trắngđục, vô hồn. Anh không nhận ratôi.
Anhphải vào viện. Năm ngày sau, bốcon tôi đến thăm anh trong nhà thương.Anh bị xưng phổi sau cái chuyến đi«trình diễn» thơ ở TháiBình thì phải. Mỗi chuyến đithế, cũng được thù lao mộthai triệu, nghĩa là một, hai trăm đôMỹ. Lộc thơ chỉ có thế, vàphải chờ những ngày cuối năm.Chúng tôi đến thì đã códăm ba phóng viên những tờ nhậtbáo của Hà Nội. Anh lại khềutôi, miệng cười rất tươi, chỉmột chị phóng viên ước độtrên dưới ba mươi, và hỏi«...trông được chứ nhỉ !».Rồi anh víu vai cháu Việt, nói bằngtiếng Pháp, «Bác về là sẽhỏi cô ta làm vợ». Ngớ ra, Việtkhông hiểu nhìn tôi dò hỏi. Anhtiếp tục, rất chân thành, «Maisoui, je vais lui demander sa main... C’est sur». Sau, contôi cứ cười, bảo «...quả bácấy là nhà thơ. Un poète-fou !»
Ðúngđấy. Có nhà thơ nào khôngđiên? Tôi lại nhớ lời ra tiếngvào của một người bạn, bàn«Ông ấy nỡm lắm. Già thếmà lên tivi cứ nói tình yêunày, tình yêu kia... Nghe ngượng đỏcả mặt!». Thưa anh bạn đứngđắn, anh Cầm thế, vì anh ấy sốngphút nào là chong mắt tìm mộtcốt đồng để nhập vào, hyvọng thêm một lần ân ái vớinàng Thơ. Nỡm ư ? Nhưng ngẫm kỹmà xem, cứ giả thử như chúng tacó tất cả nhưng không còn yêuthương được nữa, giả thửnhư trái đất này đánh rơivào cái rọ đen - black hole - tất cảtình yêu và đam mê. Chúng ta cótất cả đấy, nhưng lại khôngcòn gì ngoài cái hành trìnhcủa những người không tim trong thiênhà mênh mang kia. Anh bạn đứng đắnơi, trong hành trình đó anh cứđi một mình. Chúng tôi xin ởlại.
*
Chúngtôi ở lại. Với nghiệp dĩ củanhững kẻ tin rằng hoang tưởng chẳngthừa trên cõi người. Thiếu, thiếuvô cùng, hoang tưởngnhưnước trong sa mạc. Và ảo ảnh mộtcái hồ long lanh nhấp nhoáng sau nhữngđụn cát vàng cháy là lýdo để không bỏ hành trình đếnsự sống. Hoàng Cầmlen vào tiểu thuyết Trăng Nguyên Sơcủa tôi. Nhânvật ‘‘hắn‘‘ trong tríchđoạn cuốn tiểu thuyết đẻ non,mới in thì không được phépphát hành, đi tìm bảo vật bảoquốc hộ dân hòng giải phép trấnyểm đất Đại Việt của tay phùthủy Cao Biền phương Bắc:
(…)Lầntheo bản đồ chi chít tên đường,tôi tìm được phố Lý QuốcSư. Trước mặt một quảng trường,Nhà Thờ nghễu nghện chọc trời,tường xám xịt dấu vết nhữngtháng năm không chăm sóc tu bổ.Dưới nắng rừng rực chực bốclửa, tôi vội bước, nhìn sốnhà rồi rẽ vào một cái ngách.Chục năm trước, tôi có đếnđây một lần nhưng bây giờchẳng còn nhận ra gì nữa. Quánrượu ngày xưa giờ là căn nhàba tầng bằng gạch, cửa sắt khóabằng một sợi dây xích sắt tobằng ngón tay cái. Tôi bấm chuông.Một đứa bé ra bảo: "Ông cháuđau, không xuống được!". Tôinhờ cháu lên gác báo, khẩnkhoản dặn: "Cháu cứ nói thế,chắc ông cho gặp!". Quả vậy. Uốnngười, tôi leo một cái cầu thanghẹp, bậc không đều, cao thấp khólường.
Nhàthơ ngước mắt nhìn tôi. Ôngta đây sao? Mười lăm năm trước,ông đã đứng tuổi nhưng vẫncường tráng mặc dầu khi tôi gặp,ông mới bị quản chế đâu gầnba năm vì cái tội chính thứclà… bán rượu lậu. Nay, tócông bạc phau, móm mém, mắt lờđờ, nằm nghiêng phì phò thở.
"Nhàthơ chắc không nhận ra... tôi!"
Ônglắc. Tôi nhắc lại buổi tôi gặpông với hắn cách đây mớithế mà đã mười lăm năm.Ông mỉm cười:
"Lâunhỉ! Mình trí nhớ kém rồi...Lại mới ngã cầu thang, xương chậubị vỡ, ngồi lên không được!Xin lỗi phải tiếp khách trong cái thếkhó coi này!", ông khẽ cười.
Hỏiông đã gặp hắn chưa, ôngnhắm mắt, đáp:
"Baogiờ về cậu ấy cũng đến thămtôi. Sau dịp Tết vừa qua, cậu ấytừ Đà Nẵng vào..."
"Anhấy có nhắc sẽ đi tìm chùaBáo Thiên... Thưa nhà thơ, chùaấy ở đâu?"
"À...Chùa xây cuối đời Lý, bịphá thế kỷ trước mất rồi...Người Pháp xây Nhà Thờ Lớnngay trên móng nhà chùa, ở gócphố. Làm gì còn chùa BáoThiên? Khi cậu ấy hỏi, tôi đãbảo vậy!"
Tôicân nhắc, rồi ngập ngừng:
"Nhàthơ có biết anh ấy đi tìm gìkhông?"
"Biết..."
"Nhưngđó là một niềm hoang tưởng..."
Tôinhẩn nha kể lại cho nhà thơ nghe nộidung những bức e-mail tôi nhận đượcvà kết luận:
"Sợanh ấy hoang tưởng ở mức bệnhhoạn... Cho nên tôi mới về gấp!"
Nhàthơ mỉm cười, từ tốn:
"Đừngsợ. Một thứ vật quý hiếm nhưvậy, có hoang tưởng thì cũng tựnhiên thôi. Vả lại, người nghệsĩ nào chẳng hoang tưởng. Độngcơ tái tạo mọi hiện thực phảigiẫy bỏ để giải phóng sángtạo... Hoang tưởng càng lớn thìkhả năng nghệ thuật càng cao. Nhưcái nghiệp ấy mà!"
Ngưnglại lấy hơi, nhà thơ thều thàotiếp:
"...Thế là tháng nay không thấy mặt,chẳng hiểu đã tìm ra chưa, rõcơ khổ!"
Rađường, tôi vòng lại NhàThờ. Đứng dưới mái hiên mộtcửa hàngbán mỹ nghệ cho khách du lịch, tôingước nhìn cây thập tự cao vútchọc vào nền trời sáng lóamắt, tưởng tượng cảnh xe bòchở tượng Phật đi để lấytượng Chúa thay vào thế chântrong một cuộc thay nhà đổi chủ.
Thếquyền và tâm linh phải chăng làhai mặt một đồng xu trong một thểcân bằng không bao giờ ổn định.Đồng xu quay sau cái búng tay của tênphù thủy biến chuyện đời thànhtrò ảo thuật quay tít thò lò,và tiếng hô: "Nàođặt cược nào, sấp hay ngửa!".
*
Bâygiờ, trên đầu hai thứ tóc nêntôi rất sợ hô khẩu hiệu. Chẳnghạn loại khẩu hiệu như «... tấtcả cho mai sau», hoặc «Tự do hay làchết». Bây giờ, trên đầu haithứ tóc, tôi rất do dự khi đụngvào cái chết. Tôi linh cảm rằngsự sống quí hơn tất cả. Nóđèo bồng trên lưng tự do. Vàcàng tự do thì gánh nặng càngnhiều. Cái gánh nặng đó nằmtrong câu hỏi là ta làm gì vàsống ra sao với cái tự do đó.Cho những người theo đòi nghiênbút, làm gì là viết gì. Sốngra sao đồng nghĩa với ý thức tráchnhiệm thế nào với người vàvới mình.
Ngàybức tường Bá Linh sụp đổ, cóngười bạn gửi cho tôi một cụcđá nhỏ. Anh ta viết kèm «... kểtừ nay, tự do không còn là mộtcụm từ trong thứ ngôn ngữ chết.Con người biết tự mình cởi ranhững sợi dây trói buộc, kể cảđám lính kín, công an. Chúngta có quyền hy vọng...». Anh ta kể rahoài bão thực hiện một bộ tiểuthuyết về bức tường mà khôngcòn sợ hãi gì nữa. Mươinăm qua, anh vẫn chưa viết gì được.Tôi hỏi, anh đáp hai trăm trang đãviết là viết trước ngày bứctường sụp đổ. Từ đó,anh chịu. Tự do đấy, nhưng anh chỉthêm được vài trang. Còn hai trămtrang kia, anh đã lặng lẽ viết trongnỗi lo âu. Lo và sợ. Ðến độvợ con anh cũng không hay biết. Tôi lạihỏi, tại sao, tại sao thế. Anh buồn bãtrả lời «...ngày trước, tôiviết chống một cái gì đểcho một cái gì khác chưa có.Nó thật rõ ràng. Bây giờ ư? Cái gì đó chưa có đãthành ra có, nhưng có đấy màlại mù mờ nên tôi không cònđịnh hướng viếtchocái gì được nữa. Có nhàxuất bản bảo tôi, hãy viết đểgiải trí cho công chúng ngườiđọc thôi, vừa dễ viết, vừadễ bán. Viết hay sẽ dịch ra tiếngAnh, có cả thị trường toàn thếgiới. Tôi đã thử, nhưng rồixấu hổ đem đốt cả đi. Tôikhông muốn là một nhà văn vôtrách nhiệm...».
Nhưngtrách nhiệm đó là gì? Cólẽ với anh là ca ngợi Tình Yêuchăng? Chỉ năm ngoái tôi mới đượcanh cho tập thơ VềKinh Bắc,tập cuối cùng anh giữ lại. Sáchin lem nhem, bìa photocopy đen trắng trên nềnxanh lơ, mặc dầu để là nhàxuất bản Văn học in năm 1994. Tôicầm cuốn sách, lòng ngậm ngùi.Những vần thơ mượt mà nhấttrong thơ Việt Nam thế kỷ hai mươibị tình phụ trong nền kinh tế thịtrường có định hướng xãhội chủ nghĩa ? Đó là nhữngvần thơ tình rất đẹp. Tìnhyêu Kinh Bắc. Bắt đầu bằng nămđêm, trong ngũ hành. Rồi anh điliền bảy nhịp, trong một cuộc tuầndu có Mẹ, có Chị và Lỡ Làng.Lỡ làng, bến tình không ngườiđợi. Lỡ làng, mắt mỹ nhânkhép đến thiên thu. Lỡ làng,những mảng hoa bèo ao cá quẫy. Lỡlàng, xinChị một quả ương,Chị lại dối quảương chim khoét thủng dẫuchẳng con chim nào lại chọn quả ương.Lỡ làng, cúinhặt chiều mưa dăm quả rụng...Lỡ làng,quan đốc đồng áo đen nẹp đỏ,thả tịnh vàng cưới Chị võngmây trôi.Lỡ làng, emđứng nhìn theo em gọi đôi.Lỡ làng, đứa con anh thai nghén saunhững đêm ân ái với nàngThơ. Lỡ làng, cơn đau của con tằmrút ruột nhả tơ. Lỡ làng, làđời anh. Bởi anh biết yêu. Biếtyêu là yêu đến cuồng dại(…)
Ðểkết một cuốn sách đọc lâurồi nên tôi đã quên tên,André Breton - một cột sống trong pháisiêu thực - viết «Je vous souhaite d’êtrefollement aimée.» (Xin chúc bạn đượcyêu đến cuồng dại). Ðượcyêu thôi ư? Cũng tạm. Nhưng tôi,tôi chúc anh khác, chúc anh hơn vậynhiều. Tôi chúc anh yêu đến cuồngdại, với chữ Yêu cùng một lúchiểu như danh từ, trạng từ vànhất là như động từ. Vâng,yêu có bao giờ lại là tĩnh từ.Nhất quyết Yêu là hành động,và cho một nhà thơ, Yêu làtrách nhiệm cứu rỗi của nhữngconchữ cónghĩa.Những con chữ đẹp.Những con chữ có đờisống.Muốn đẻ ra chúng, thì có hềchi những cơn đau trở dạ. Thì cóhề chi những lỡ làng.
Tôinhớ đã hỏi anh Hoàng Cầm, tạisao là Hoàng Cầm, và Hoàng Cầmcó nghĩa gì? Anh cười, có chútgì như là chua xót, «HoàngCầm là tên một vị thuốc đắng...Tên nó vận vào người».
HoàngCầm cònvận vào thành một vị thơ. Vịcủa những vần thơ sang nhất, đẹpnhất, nhưng cũng xót xa nhất củadòng thơ Việt Nam ở thế kỷ 20.Cơn mây mưa giữa nàng Thơ vàAnh đã sinh hạ ra Lỡ Làng, dấuvết cặp oan nghiệp -hạnh phúc nhưvết chân con rắn và trái táocắn dở của Eva.
Nhưnghề chi, có hề chi.
*
Chéplại, như để khép một vếtthương, dăm câu viếng anh:
Ánhsao vun vút
băngqua Thiên hà
môngmênh
mưaThuận Thành nhe nhẹ
ướttà váy Đình Bảng gió lộng
bồngbềnh
Bây giờ
nhữnggiấc mơ vuột khỏi tầm tay
chiềuhoang quả rụng, chẳng ai hay
Bây giờ
tiếngtu hú gọi bình minh khản cổ
tiếngcon chào mào hót muộn ngày mai
Nhưngthôi…
Bâygiờ
xinAnh cứ yên ả nằm nghiêng
trêngiải sông Ngân
mộtdòng phẳng lặng
chảyxuôi đến an nhiên,
nơichắc không cần nước mắt.
băngqua Thiên hà
môngmênh
mưaThuận Thành nhe nhẹ
ướttà váy Đình Bảng gió lộng
bồngbềnh
Bây giờ
nhữnggiấc mơ vuột khỏi tầm tay
chiềuhoang quả rụng, chẳng ai hay
Bây giờ
tiếngtu hú gọi bình minh khản cổ
tiếngcon chào mào hót muộn ngày mai
Nhưngthôi…
Bâygiờ
xinAnh cứ yên ả nằm nghiêng
trêngiải sông Ngân
mộtdòng phẳng lặng
chảyxuôi đến an nhiên,
nơichắc không cần nước mắt.
Nam Dao
Nguồn:Bàiin trong tuyển tập Thơ Hoàng Cầmdo
Công ty Nhã Nam phát hành tháng4/2011
không biếtcóbịbiên tập cắt, sửa cắtgì không?
Công ty Nhã Nam phát hành tháng4/2011
không biếtcóbịbiên tập cắt, sửa cắtgì không?
i*Trích một phần từ ‘’ Một vị thuốc đắng, một vị thơ ‘’ đã in trong ‘’Những con người, những bóng ma’’, NXB Văn Mới, California, 2006, và mộtphần từ tiểu thuyết Trăng Nguyên Sơ, NXB Lao Động và Trung Tâm Văn HóaNgôn Ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2008.
.
.
.
No comments:
Post a Comment