Hoàng Hưng
Cập nhật : 19/04/2011 21:51
Nguồn : Bàiin trong tuyển tập Thơ Hoàng Cầm doCông ty Nhã Nam phát hành tháng4/2011 đã bị biên tập cắt, sửamột số chỗ. Đây là bản gốctác giả gửi Diễn Đàn.
Là nhà thơ được yêu mến bậcnhất trong đời sống thơ đươngđại, gần một năm sau khi lìa trần,Hoàng Cầm vẫn là một hồ sơchưa được bạch hóa. Cả vềđời lẫn về thơ.
Vềđời, tuy ông đã kể khánhiều với người hâm mộ, vớigiới truyền thông, nhưng tiếc thay phầnlớn chỉ là những câu chuyện tìnhđã được thi vị hóa vàhuyền thoại hóa trước tiên bởichính người kể và khuyếch đạisau đó bởi người nghe, trong khi phầnquan trọng nhất trong văn nghiệp cùngnhững hệ lụy của nó lại chưacó cơ hội trình ra ánh sáng.Về thơ, có thể nói ngoài nhữngtác phẩm tình ý rõ ràng nhưĐêm liên hoan, Bên kiasông Đuống..., thànhtựu lớn nhất của ông là VềKinh Bắc chưa đượchiểu và phân tích đến nơi,một phần do tính chất mơ hồ, đadiện, đa nghĩa của một số bàiquan trọng, mà chính tác giả cũngnói rằng mình không minh địnhđược, ông còn sẵn sàngkhoác thêm một màn sương khóihư hư thực thực bằng những câuchuyện kiểu như bài thơ ra đờitừ tiếng ai văng vẳng trong đêm…
Lạinữa, truyền thông nước ta gópphần lớn vào việc làm cho côngchúng cảm nhận Hoàng Cầm mộtcách phiến diện. Trong suốt hai thậpniên trở thành gương mặt vănhọc “ăn khách” bậc nhất,ông luôn xuất hiện như một kháchthơ tài hoa đa tình quanh quẩn vớihai loại tình: tình quê hươngquan họ và tình “chị - em” độcđáo, ông như bị chế biếnthành món giải trí dễ dãi chomột số đông tò mò hơn làthực sự thưởng thức văn chương.
Cólẽ đây là dịp để, sau nhữngtràng vỗ tay ồn ào cũng như nhữngvòng hoa thương tiếc, cả sau khi nhữngân oán thời cuộc thường chi phốisự nhìn nhận tác giả và tácphẩm đã lùi xa vừa đủ, tacó điều kiện lắng xuống, tịnhtâm để nhận diện con người vàthơ Hòang Cầm một cách thuần túyhơn.
Tôichưa dám nói về kịch thơ, truyệnthơ Hoàng Cầm, ở đó ngay từKiều Loan, vàsau đến Người con gáinước Tần, TrươngChi, tài năng của mộtnhà soạn kịch sóng với tàinăng của người nhuần nhụy ngônngữ thơ đảm bảo giá trị chonhững tác phẩm thuộc một thểloại sân khấu tiếc rằng vì hoàncảnh lịch sử đã không đượcnuôi dưỡng. Tôi tự hạn chếtrong lĩnh vực THƠ viết hoa.
Điềuđầu tiên tôi muốn nói, HoàngCầm đa dạng hơn những gì côngchúng quen nhìn thấy.
Ởnửa cuối cuộc đời, người tadễ thấy ông, mà ông cũng thườngtự nhận, là con người dễ dãi,uỷ mị, thậm chí nhu nhược, cógì đó nữ tính,“theodòng mẫu hệ”. Cóthể trong sâu xa con người ông phần“âm” có sẵn đã nổilên do hoàn cảnh khốn cùng ôngbị đẩy vào, trong hoàn cảnh ấycái “âm”, cái “ẩn”có tác dụng bảo toàn, che chở.Cũng nên lưu ý đến tính nữở những vai nam trong quan họ hay chèo, mộtđặc trưng văn hóa dân gian đồngbằng Bắc Bộ mà Hoàng Cầm thấmđẫm. Vì thế người ta dễ quênđi gương mặt hùng của anh bộđội Hoàng Cầm trong tấm ảnh mũnan áo trấn thủ chụp ngày mớigiải phóng thủ đô, quên đigiọng ngâm thơ sang sảng trên đàiphát thanh của một Hoàng Cầm trongĐêm liên hoan “Đầunhấp nhô như sóng bể ngang tàng/Ta muốn hét cho vỡ toang lồng ngực/ Vìsay sưa tình thân thiết vệ quốcđoàn”. Mê mảinhững “em mặc yếm thắmem thắt lụa hồng” bên kia sôngĐuống, tabỏ qua những anh “bộđội bên sông đã trở về/Con bắt đầu xuất kích/ Đồngiặc bắt đầu run trong sương/ Daolóe giữa chợ/ Gậy lùa cuốithôn.” Cũng như khicùng tác giả trở vềKinh Bắc, bị ám ảnhquá nhiều vì cái láDiêu Bông, cỗ bài tam cúc chịchị-em em, người ta không mấy quan tâmđến tâm trạng bi phẫn Trănglên chém đầu ngọn gió, Cànhsi bưng chậu máu chát chao… Ngườita cũng tránh nhắc đến dũng khícủa một nhân vật chủ chốt NhânVăn – Giai Phẩm, người quyết địnhcông bố Nhất địnhthắng và sau đókhẳng khái bênh vực tác giả củanó (Con người TrầnDần).
Tấtnhiên thơ Hoàng Cầm cũng đa dạngnhư con người ông. Và thay đổikhá nhiều theo theo thời gian, hoàn cảnh.Không thể nhận ra tác giả nhữnglời thơ lãng mạn tuổi 20 “Nhữngkhoảng chiều buồn phơ phất lại/Anh đàn em hát níu xuân xanh”trong những giai đoạn khángchiến, đầu hòa bình. Nhưng đếnnhững năm tháng của tuổi 70, 80 thìta nhiều lúc bắt gặp ông trở lạinhạc điệu, thi ảnh, và cả ngôntừ của thời “vớtmắt em về bến hoá sinh”. Vâng,ở cái tuổi xưa nay hiếm, HoàngCầm vẫn chạy theo những mối tìnhđơn phương, ảo vọng, vẫn “níuxuân xanh” với hếtsinh lực (không còn bao nhiêu) và thilực (vẫn tràn đầy).
Giữahai đầu lãng mạn đầu đờivà “níu lãng mạn” cuốiđời, ta có Hoàng Cầm thơ khángchiến lượng không nhiều mà nổiđình đám chỉ cần với mộtBên kia sông Đuống. MộtHoàng Cầm thơ trữ tình phê phánsắc sảo và cay độc thói quanliêu đạo đức giả: “Rúcđầu vào nách vợ/ Hút hítnhư chó con…Mắt thầy nhắm nghiềnlại/ Thầy đọc kinh giáo điều…Dao ngọc với gươm vàng/ Chém nátnhừ trận gió…”,“Diễn văn cót kétchân giường mới/ Gặm hết tìnhyêu hết ước mơ. Tacó cả một Hoàng Cầm biết tụngca anh hùng với những hình tượngsáng tạo “Anh đứnglà lưỡi cày/ Anh nằm là dòngmương/ Anh ngồi là cót thóc/ Anhđi là con đường”. Rấtít người để ý đến mộtHoàng Cầm mới lạ của tổ khúcthơ rock siêu thực – xuất biểu cómột không hai trong thơ Việt Nam (Ugì, tặng khối u củaĐặng Đình Hưng) đầy bi phẫnkinh hoàng ác mộng: “Lỗchỗ chín chậu nắng tóe mắt võngrách tụt cân đai yên ngựa quèkéo đen ngòm cỗ xe bánh vuông(không thấy mui) sa lầy bãi sông thubùn lũ ngược vẫy sen tàn (đihoang ư) ngậm miệng nghỉm gió thốclốc cung rê-ma-giơ quắt nhức ba cạnhnhung gai lì ái ân gì dài thon mườibúp lóa kim cương trắng sữa đầuvú núi cao ngất lùm cỏ ngọtước ao”… “lố nhố nhiềuu gì sau xe hình mắt lé mã tấutrùng trùng răng chuột mặt nạngười đẹp ngọt xớt thanh xànép lá bồ đề”.
Về Kinh Bắc
Nhưngcó thể nói, tác phẩm gắn chặtnhất với tên Hoàng Cầm truyềnlại cho hậu thế phải là VềKinh Bắc. Hoàn cảnh ra đờitối ưu cho một kiệt tác: tác giảbị dồn đẩy vào tâm thế chìmđắm hoàn toàn trong thế giớihoài niệm với thơ là nơi bấuvíu, là nguồn sống, là nănglượng giải thoát độc nhất(“cô đơn là cứphải toàn phần mới sinh năng lượng”– Đặng ĐìnhHưng); tác giả đang ở độ chíntới của tuổi tác và tài năng.
Về Kinh Bắc là tổkhúctám nhịp hồi quang một vùng vănhóa lịch sử, trên nền ấy nổilên nhịp Năm gửi gắm tâm sựcủa một đứa “Em” (không) gửitới “Chị”, người mà “Em”thầm yêu, cả tin, rồi vỡ mộng,nhưng chẳng dám thốt ra lời gìhơn là nỗi lòng bơ vơ, ngậmngùi, có chút hờn trách.
Hồiquang Kinh Bắc đầy màu sắc. Vớinhững chớp lóe ấn tượng thậtgợi cảm trong nhịp Một, cũng làkhúc dạo (prelude) của một đại tổkhúc, gồm năm đêm Kim, Mộc, Thủy,Hỏa, Thổ - lướt nhanh một Kinh Bắchuyền tích (Néo ĐôngTriều khép mở gió kỳ lân/ Chớprạch dáng tiên vén xiêm xõangủ…), Kinh Bắc huêtình non tơ (Chũm cau căngnứt mạch tằm/ Yếm may ba ngày mẹvá lại… Gióra hồng da trinh nữ… ong bay vai áo tiểuthon mình), Kinh Bắc bi tráng(Chợt mê thét giữasân/ Nét mác chữ thiên toạclưng trâu mộng), Kinh Bắcma mị (Châu chấu ma vờncổ yếm xây…Trò chuyện gìai đâu/, mồ tháng giêng mưa ướtsũng…), Kinh Bắc củanhững sinh hoạt văn hóa dân gian giàubản sắc (Hình nhân máđiệp tóc mực tàu/ Mắt nghiêngdựa liếp/ Mai nhảy vào đám lửagiỗ đầu… Kèn già lam ai tậpthổi/ Gió mất chồi xuân đaynghiến luỹ tre dầy… Đằm ca daosáo diều chiều lịm tím lưngtrâu…).Với lịch sử bi hùngđược kể trong ba nhịp Hai, Ba, Bốn.Với chân dung những người con gáiđa tình, đa truân trong nhịp Năm.Với phác hoạ những hội hè trongnhịp Sáu. Có thể nói VềKinh Bắc cùng với truyệnthơ Tiếng hát quan họvà nhiều bài thơ lẻcuối đời cho thấy Hoàng Cầm làkết tinh vùng văn hóa nghìn nămKinh Bắc, là thi sĩ của đất quanhọ, chẳng khác thi sĩ Tây Ban NhaFederico Garcia Lorca với quê hương Andalusiaqua những khúc cante hondo (trầmca) và romance.
Nhưngcũng phải nhận rằng, VềKinh Bắc in đậm vàodư luận và sống trong lòng côngchúng phần nhiều ở chùm thơ đặcbiệt trong nhịp Năm: bộ ba Cây,Lá, Quả (Cây Tam cúc, lá Diêubông, Quả vườn ổi),mở rộng là bộ bốn (Cây,Lá, Quả, Cỏ - Cỏ Bồng thi).Không nói tới việc số phận đoạntrường của chùm thơ này kéotheo số phận đoạn trường củatác giả đã góp phần khôngnhỏ làm cho chúng nổi tiếng vàđược yêu mến, “đến hômnay, thoát khỏi mọi vướng víuthời cuộc, bộ ba cây-lá-quảvẫn cứ ngây ngây men erotic của nhữngẩn ức ấu thơ sực mùi ổ rơmtóc ấm trộn với một liều lượngđắng cay của tuổi trẻ thất vọngđượm một nỗi u ẩn thế sự,vẫn nguyên sức cám dỗ của thứrượu lâu năm nhấp môi thìngọt, nuốt vào thì đắng, uốngrồi thì chuếnh choáng ngậm ngùi.”(HH- Bài giới thiệu tập thơ MưaThuận Thành, báo LaoĐộng 1991).
Ngoàichùm thơ trên, có Vềvới ta, một bài làmthanh cả nhịp cuối, nhịp kết củatập thơ. Không nổi tiếng với côngchúng rộng, nhưng bài thơ đượcđánh giá cao trong giới bạn thơcủa tác giả và cũng là mộttrong những bài tâm đắc nhất củaông. Tôi nghĩ bài này chứa đựngnhững gì là Hoàng Cầm nhất.
Vềmặt thi pháp, thực ra VềKinh Bắc chưa tạo dựngmột thi pháp nhất quán rõ rệtnhư ở Trần Dần, Lê Đạt, nhưngnó rất riêng một lối thơ HoàngCầm của thời kỳ này, cũng làlối thơ Hoàng Cầm nhất.
Trướctiên là một nhạc điệu HoàngCầm: dặt dìu, đón đưa, dandíu, buông bắt. Có thể nhận ratất cả hồn quan họ ngân nga trong ấy.Thứ nhạc này khiến cho thơ tự dokhông vần của tác giả, trong khi theosát diễn biến của từng tâm trạngcụ thể, thậm chí còn du dươnghơn lối thơ vần điệu (cuối đờitác giả hay tự hát thơ của mìnhtrong những cuộc gặp gỡ bỏ túi).Ta có thể gọi nó là “điệutâm hồn Hoàng Cầm”.
Rấtrõ một lối tạo hình Hoàng Cầm:xen tả với gợi, xen ấn tượng, biểutượng với khắc hằn xuất biểu.Ở những bài thành công nhất,việc sử dụng biểu tượng gửigắm những tâm ý không nói rađược (có thể là “tàndư” của thủ pháp “biểutượng hai mặt” thời Nhân Văn– Giai Phẩm nhưng đã từ tầnglý trí chìm xuống tầng sâutiềm thức, bộc phát, nên sức ámảnh rất cao), kết với sức gợi vàám của nhạc thơ, cho ta một HoàngCầm của thi pháp tượng trưng thờimới – tôi tạm gọi là “tântượng trưng”.
HoàngCầm cũng có một kiểu dắt dẫntuyến thơ: Một cách mở đầuhầu như bao giờ cũng tự phát từsự mách bảo của tiềm thức, bảnnăng, không từ sự lập ý (cho nênông hay nói về tiếng người trongđêm đọc câu thơ mở đầucho bài thơ của mình), rồi pháttriển bài thơ xen kể với tả, vàcấu trúc bài thơ không bao giờthiếu kịch tính.
Ngônngữ thơ Hoàng Cầm tài hoa óngchuốt bay bướm nhưng vẫn tự nhiên,tuy cũng có những lúc hơi lạmphát vàng son song ít khi rơi xuốngsáo mòn.
Cómột nét rất riêng Hoàng Cầmnữa: sự tạo dáng ký thác tâmtrạng trong các bài thơ. Ngay từ Bênkia sông Đuống, cáidáng nghiêng nghiêng củacon sông đã ám ảnh bao nhiêungười yêu thơ ông (có nhànghiên cứu còn ngây thơ thử điđo độ nghiêng của sông Đuốngthực!). Trong một lần chở xe đạpnhà thơ trên phố dịp ông vàoSài Gòn lần đầu, tôi bỗng“phát hiện” cái thế nghiêngnghiêng của con sông cólẽ là từ cái dáng nằm nghiêngnghiêng của chính tácgiả trong cái đêm trằn trọc nhớvề con sông quê sa vào tay giặc. Cáidáng này cũng như tiên cảm sựchông chênh của đời ông! (Đứngkhông yên ổn, ngồi không vữngvàng – Kiều). Trong VềKinh Bắc, ta gặp cái dángbơ vơ Em đứng nhìntheo em gọi đôi, lạclõng Từ đấy em đikhắp sông khắp núi/ Gió quê vivút gọi/ Diêu bông hời… ớidiêu bông, lủi thủiLẽo đẽo em đi vườnmai sau/ Cúi nhặt chiều mưa dăm quảrụng, bị du đưa nhưtrong cơn mộng du Chị đưaem đến chốn này/ Cheo leo mỏm đá,chết đứng khôngtrói mà không đi… em vọng aiđâu mà hóa đá… kìarau muống dại kín em rồi…
Bao trùmtất cả, Về Kinh Bắcdựng lên một khôngkhí, một thế giới Hoàng Cầm.“Thế giới thơ Hoàng Cầm nhưmột cõi mơ giữ nguyên những cáikhông hề có thật, cái “ládiêu bông” là cáilá gì, “cầu bàSấm bến cô Mưa”là ở đâu, nhưng cứ ngỡ nhưlà thật; có những chất liệubình dị của vùng quê Kinh Bắcmột thời vừa đủ xa để nhớtiếc, cỗ bài tam cúc đôi cáđòng đong... nhưng lại kết thànhhư ảo hàm chứa một cái gìbí ẩn. Hoàng Cầm thuộc nòi thisĩ giao tiếp được với ngườiâm, biết cách gọi về những gìđã mất, đẩy cái trướcmắt ra xa vời, nên thơ anh ám ảnhnhư mộng triệu đòi đượcgiải mã.” (HH- Bài giới thiệutập thơ Mưa Thuận Thành,báo Lao Động1991). (Tác giả rất tâmđắc ý cuối này, ông lấy nókhi viết Chân dung tự thúnăm 1994: “Gọichiều xưa trở lại/ Đẩy chiềunay về xa/ Thường trò chuyện vớima/ Như với người đang sống”).
VềKinh Bắc là tập thơđược Hoàng Cầm sáng táctrong mùa Đông-Xuân 1959-1960 tại nhàriêng (43 Lý Quốc Sư Hà Nội),sau khi ông bị kỷ luật vì vụNhân Văn – Giai Phẩm. Bản thảo sauđó được ông chép tặngmột số rất ít người quýmến mà số lượng ngày càngtăng dần, nhất là sau khi đất nướcthống nhất năm 1975. Tuy có tiếng xìxầm về những “ẩn ý” oántrách xã hội của một số bàitrong đó, nhất là bài LáDiêu bông, nhưng chưahề có nhận định hay kết luậnchính thức nào của các cơ quanhữu trách về tập thơ, cũng chưahề có một quyết định nàokhông cho phép lưu truyền nó. Nhưngđến khoảng cuối thập niên 1970 đầuthập niên 1980, khi một số bài thơdo Hoàng Cầm chép tặng đượctruyền ra hải ngoại, thì VềKinh Bắc đã “thànhvấn đề” đối với “cáccơ quan chức năng”.
Năm1982, một nhà văn người Việt từCanada về xin nhà thơ chép tặng toànbộ tập thơ để mang đi. Cùnglúc đó, tình cờ tôi từSài Gòn ra, cũng xin ông chép tặngđể mang vào. Trong bối cảnh ấy vụán Về Kinh Bắc rađời với mục tiêu phá vỡ từtrong trứng một âm mưu“lưu truyền văn hóaphẩm phản động”.
Tháng8 năm 1982, tôi – người mang tậpbản thảo do Hoàng Cầm chép tặngvới phụ bản tranh của hoạ sĩ BùiXuân Phái và bìa của nhạc sĩVăn Cao – bị bắt, ngay sau đó làtác giả của nó.
Trong quátrình điều tra, vì quá yếu mệt,để mong sớm được ra, nhà thơđã nhanh chóng nhận tội nói xấuchế độ qua một số bài thơtrong tập và ông tỏ lòng ăn nănhối lỗi. Điều trớ trêu là,sau khi có lá thư thỉnh nguyện củamột số trí thức Pháp gửi vềxin trả tự do cho nhà thơ, ông lạibị kéo dài thời gian giam giữ. Ôngđược “tạm tha” sau 16 tháng“giam cứu” (giam giữ để điểutra) tại Hỏa Lò (nhà tạm giam HàNội) và Trại tạm giam của Bộ Nộivụ - từ cuối tháng 8 năm 1982 đếncuối tháng 12 năm 1983.
Thờigian bị giam giữ đã ảnh hưởngnặng nề đến sức khỏe tinh thầncủa Hoàng Cầm. Phải đến hàngnăm sau, nhờ sự động viên củabạn bè, ông mới dần hồi phục.
Sau ĐổiMới, một số bài trong VềKinh Bắc được côngbố trong vài tập thơ của HoàngCầm (Mưa Thuận Thành,Lá Diêu bông, Bên kia sông Đuống),trong đó có những bài quan trọngnhất mà dăm năm trước đâycòn bị coi là “phản động”.Đến năm 1994 thì VềKinh Bắc được xuấtbản. Trong giải thưởng Nhà nướcvề VHNT trao cho Hoàng Cầm năm 2007, tuy VềKinh Bắc không đượcnêu danh, nhưng có những tập thơkể trên.
Sau VềKinh Bắc, thơ Hoàng Cầmkhông còn tập trung được sứcmạnh vào một tác phẩm lớn,không còn giữ được nhạc điệurất riêng, nhưng thế giới thơ HoàngCầm vẫn hiện diện một phần ởtâm trạng tải trên hàng trăm bàithơ lẻ. Một tâm trạng tha thiếtđòi yêu, níu yêu, không camchịu, nhưng không giấu đượctiếng thở hắt phẫn chí, ngậmđắng, nuốt cay: Giócấp ba thổi méo thân hình… Vàotim dao khía bịa ra cười… Thứthuốc mà ông mang tên càng giàcàng đắng.
Cuộcđời và thi nghiệp của Hoàng Cầmlà một trường hợp điển hìnhcho điều mà tôi coi là một trongnhững “bí quyết” thành côngtrong văn giới Việt Nam đương đại.Đó là sự “nằm giữa”.Nằm giữa con người thi nhân vàcon người chiến sĩ (dân tộc vàdân chủ), con người Hoàng Cầm làmột mẫu lý tưởng ngấm ngầmcho một bộ phận trí thức văn nghệsĩ; thất bại trong cuộc đời tranhđấu phủ thêm hào quang cho thi nghiệpcủa ông. Nằm giữa lối sáng táctruyền thống coi cảm hứng từ chínhcuộc đời mình là động lựctự nhiên với ý thức về sựlàm mới bút pháp do ảnh hưởngcủa những người bạn mang tinh thầncách tân quyết liệt. Nằm giữamột cái nôi văn hóa dân gian đậmđà tâm thức tập thể và mộtchân trời tự do cá nhân hấp thụtừ văn minh phương Tây. Nằm giữakể chuyện và giãi lòng. Nằmgiữa thực và mộng, lộ và ẩn,hình ảnh và biểu tượng, huyềnthoại và chuyện thật, văn chươngvà thế sự. Thơ Hoàng Cầm dễlan truyền mà không bình dân, đápứng tâm lý thưởng thức củacông chúng trung lưu Việt Nam trong mộthoàn cảnh xã hội khá đặcbiệt, khi văn nghệ đang chuyển mìnhtừ công cụ chính trị trở lạilà chính nó; trong cảnh tranh tốitranh sáng, tiếng xì xào lắm khi cònmạnh hơn lời bình chính thức.
Ngẫm lại một đời thơông, tôi thấy ngay từ thưở 20 đếnkhi về cõi, ông như không thôi bịám ảnh bởi cái nhu cầu nội tâmsâu xa đọng trong một chữ NÍU.
Những khoảng chiều buồn phơphất lại
Anh đàn em hát níu xuânxanh
Anh đàn em hát níu xuânxanh
Bao nhiêutha thiết hàm chứa cái gì bấtlực, tội nghiệp trong câu thơ từ70 năm cũ dự cảm một điều quýbáu nhất sắp vuột khỏi tay.
Đờiông là cả một đời nhớtiếc những cái đãmất ấy (“Đứng bênnày sông sao nhớ tiếc/ sao xót xa nhưrụng bàn tay”), màông chỉ hòng mong níulại bằng thơ. Níuxuân xanh. Níumột mối tình ảo,níu một thờitrầu cay mà đỏ,níu màu dân tộc sángbừng trên giấy điệp…Và có lẽ, thơ Hoàng Cầm níulòng ta cũng vì thế.
Hoàng Hưng
Bánđảo Tân Phong mùa trăng tháng3/2011
.
.
.
No comments:
Post a Comment