Sunday, April 24, 2011

GÂY QUỸ CHO ĐẠI HỘI THANH NIÊN SINH VIÊN VIỆT NAM THẾ GIỚI

(04/23/2011)

Bản tin Mạng Lưới Tuổi Trẻ Việt Nam Lên Đường cho biết Đại Hội Thanh Niên Sinh Viên Việt Nam Thế Giới Kỳ 6 (Đại Hội 6) sẽ diễn ra từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 8, năm 2011 tại Thủ Đô Manila, Philippines.

Chủ đề sẽ là “”Vượt tường la! Hot động mng, cùng thay đổi xã hi” cho đại hi knày. Để to điu kin tài chánh ym trcho Ban T Chc và gii tr Vit Nam tham d Đại Hi 6, Lên Đường và Tng Hi Sinh Viên Vit Nam Nam Cali kính mi đồng hương tham dự buổi cơm trưa gây quỹ sắp tới:

Chủ Nhật, ngày 15 tháng 5, 2011, từ 12:00pm - 2:00pm
Nhà Hàng Emerald Bay, 5015 West Edinger Avenue # V, Santa Ana, CA 92704
(góc Euclid và Edinger)
Giá vé ủng hộ: $20/người

Chi tiết, xin vào trang nhà www.lenduong.net . Check ủng hộ xin đề: Len Duong Foundation và gửi về hợp thư của THSV tại P.O. Box 2069, Westminster, CA 92684. Vé hiện đang có bán tại văn phòng THSV. Mọi chi tiết xin liên lạc Phong Lý số 714-725-8389 hoặc email phong.ly@thsv.org .


-------------------------------


Đại Hội Thanh Niên Sinh Viên Việt Nam Thế Giới Kỳ 6
Ngày 4-7 tháng 8, 2011
Manila, Phi Luật Tân

Các bạn thân mến,

Đại Hội Thanh Niên Sinh Viên Việt Nam Thế Giới đã từng là nơi gặp gỡ để các bạn trẻ trong và ngoài nước trao đổi và vạch ra cho mình một hướng đi cùng những đóng góp cụ thể cho quê hương Việt Nam. Sau 11 năm từ khi Đại Hội I được tổ chức tại Melbourne, Úc Châu, Mạng Lưới Tuổi Trẻ Việt Nam Lên Đường (Mạng Lưới Lên Đường) vẫn tiếp tục tìm kiếm những người lãnh đạo trẻ thiết tha quan tâm đến tương lai của đất nước và vận mệnh của dân tộc Việt Nam.

Trong tinh thần đó, Mạng Lưới Tuổi Trẻ Việt Nam Lên Đường một lần nữa xin hân hạnh kính mời các bạn cùng tham dự Đại Hội Thanh Niên Sinh Viên Việt Nam Thế Giới Kỳ VI (Đại Hội 6) được tổ chức tại Phi Luật Tân vào ngày 4-7 tháng 8, 2011.

Với chủ đề "Vượt tường lửa! Hoạt động mạng, cùng thay đổi xã hội", mục tiêu của Đại Hội 6 rất đơn giản nhưng mạnh dạn, rõ ràng: đó là nói lên sự quan tâm của giới trẻ qua những hoạt động cụ thể và tích cực, phát huy tinh thần sáng tạo và chủ động, trao đổi và liên kết tạo sức mạnh, cũng như khai thác các sáng kiến cùng kỹ thuật điện tử hiện đại để phát triển xã hội về mọi mặt.

Thế giới cũng đã chứng kiến ảnh hưởng mạnh mẽ của kỹ thuật điện tử trong việc nối kết và khơi động sức mạnh quần chúng tại Tunisia và Ai cập. Các nhà đấu tranh tại Bắc Phi đã không chỉ đòi hỏi quyền tự do sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook mà họ đã đòi hỏi công bằng xã hội và tự do nhân quyền. Và họ đã khai thác kỹ thuật truy cập mạng lưới để đưa đến thắng lợi.

Tại quốc nội, sinh viên học sinh, các nhà đấu tranh dân chủ,và người dân nói chung đã nhanh chóng nhận thức được sức mạnh quần chúng, nên đã tham gia những cuộc tụ họp và thảo luận công khai về những vấn đề của đất nước. Mạng Lưới Lên Đường mong Đại Hội 6 tiếp tục là điểm hội tụ để tuổi trẻ, các nhà hoạt động, các dân báo và đồng bào quan tâm trao đổi những ước mơ và khát vọng chung để cùng nhau xây dựng nền tảng cho một xã hội dân sự tại Việt Nam.

Đến với Đại Hội 6, chúng ta sẽ cùng nhau học hỏi, chia sẻ những kinh nghiệm khó quên trên chặng đường đời. Hãy cùng chúng tôi tiến tới hành trình kỳ diệu này.

Mến chào và hẹn gặp lại các bạn tại Phi Luật Tân tháng 8 năm 2011!
Trân trọng,
Ban Tổ Chức
Đại Hội Thanh Niên Sinh Viên Việt Nam Thế Giới Kỳ 6

---------------------

Sứ Mạng của Lên Đường:

Mạng Lưới Tuổi Trẻ Việt Nam Lên Ðường được hình thành vào năm 1999 từ khi Đại Hội I được tổ chức tại thành phố Melbourne, Úc Châu, bởi các nhà lãnh đạo trẻ từ khắp 5 châu thiết tha quan tâm đến tương lai của đất nước Việt Nam. Trong quá trình tranh đấu cho công bằng xã hội, Mạng Lưới Lên Đường rất tự hào về những thành quả đã đạt được trong nỗ lực đoàn kết giới trẻ Việt Nam để nâng cao sự hiểu biết về vấn đề nhân quyền. Mục tiêu của chúng tôi là:

1. Kết nối giới trẻ Việt Nam từ khắp năm châu trong việc tạo sự nhận thức về bản sắc văn hóa và trách nhiệm của chúng ta, để chúng ta có thể cùng chung tay trong các công việc nhân đạo, quảng bá nhân quyền và dân chủ ở khắp nơi trên thế giới cũng như Việt Nam.

2. Hình thành một mạng lưới bao gồm các tổ chức và cá nhân ở khắp năm châu để cùng nhau chia xẻ những suy tư, trao đổi kiến thức, và hỗ trợ lẫn nhau.

3. Khuyến khích sự trao đổi, tham gia, và hoạt động cho những dự án có lợi cho đất nước Việt Nam, trên bình diện địa phương và quốc tế.

-----------------------
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI 6
Chúng tôi sẽ cập nhật thêm thông tin về các diễn giả và đề tài của Đại Hội trong thời gian tới.

Diễn giả

Angelina Trang Huỳnh, tổng biên tập của Blog No Firewall
Cecilia Lero, nhà hoạt động cho công lý và dân chủ
Ethan Zuckerman, đồng sáng lập viên của tổ chức Global Voices và nghiên cứu gia tại viện Berkman Center for Internet and Society thuộc đại học Harvard
Hoàng Tứ Duy, nhà hoạt động dân chủ và phát ngôn viên của Đảng Việt Tân
Kristine Sa, ca nhạc sĩ, người điều khiển chương trình và nhà sản xuất cho chương trình
Mong Palatino, biên tập viên phụ trách Đông Nam Á của mạng Global Voices
Nguyễn Thùy Dương, sáng lập viên và giám đốc điều hành của tổ chức Senhoa
Tactical Tech, nhóm trách nhiệm của tổ chức Tactical Technology Collective
Trịnh Hội, sáng lập viên và giám đốc điều hành của tổ chức VOICE

Đề tài

Quyền lướt mạng
Quyền tự do phát biểu mà không bị kiểm duyệt và không sợ bị đàn áp luôn luôn là một vấn đề nan giải trong lịch sử con người. Khi việc thông tin và thương mại diễn ra trên mạng thì quyền tự do Internet càng trở nên quan trọng. Làm sao để bảo vệ những nhà hoạt động? Vai trò của các công ty công nghệ như thế nào khi đụng đến vấn đề bảo mật và kiểm duyệt? Vai trò của bạn là gì trong việc cổ võ cho tự do Internet?

Tìm hiểu về vượt tường lửa
Mấy con mèo dễ thương có dính dáng gì đến việc vượt tường lửa? Mặc dầu Facebook và các trang web khác bị chận tại Việt Nam, hàng triệu người vẫn tìm cách vào mạng. Công cụ nào giúp vượt tường lửa và làm sao chúng ta giúp cư dân mạng qua mặt giới kiểm duyệt?

Từ thiện 2.0: từ cho đến chỉ
Làm sao để các tổ chức nhân đạo có tác động mạnh nhất, nhiều nhất khi mà nhóm người Việt khốn khổ có quá nhiều nhu cầu thiết yếu? Bạn sẽ nghe trực tiếp từ những người đứng đầu các tổ chức từ thiện về việc cải thiện đời sống của những người khốn khó này.

Tâm tình giới trẻ
Giới trẻ Việt Nam muốn gì cho tương lai đất nước? Vai trò của giới trẻ hải ngoại là gì trong việc canh tân quê nhà? Mẫu số chung và khác biệt nào giữa hai mảng của cùng nòi giống? Những câu trả lời này là chìa khóa để bắt nhịp cầu cảm thông và liên kết trong ngoài. Buổi họp này nhằm tạo một không khí thoải mái để tâm tình và trao đổi cởi mở giữa giới trẻ Việt Nam về những vấn đề ảnh hưởng đến cộng đồng và xã hội.

Bí quyết của người lãnh đạo
Thuật lãnh đạo không phải là chỉ có sự thu hút mà thôi, mà đó là khả năng điều động một nhóm hay một tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra. Bạn sẽ học hỏi cách làm sao trang bị cho thành viên trong nhóm có thêm khả năng, nâng cao tinh thần và gia tăng hiệu suất. Lớp này sẽ tập trung vào các phương tiện thông tin liên lạc, giải quyết xung đột và cách tổ chức buổi họp có kết quả.

Chúng ta là những nhà dân báo
Báo chí nhân dân (dân báo), blog, facebook. Những phương tiện này có thể nào đem lại tự do ngôn luận và cuối cùng giúp đạt được một xã hội cởi mở hơn không? Hay những phương tiện này chỉ là những cái mốt của thời đại? Trong khi truyền thông bị kiểm duyệt tại Việt Nam thì mạng Internet ngày càng bành trướng và cung cấp cho mọi người một môi trường thông tin tự do. Vậy vai trò của những nhà báo độc lập là gì trước bước ngoặt này?

Tweet-2-speak
Các bạn dự Đại hội 6: có sẵn sàng để chơi trò “scavenger hunt” của thế kỷ 21?

Nghệ thuật để cải thiện xã hội
Nghệ thuật và sự diễn đạt sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc cổ võ thay đổi xã hội. Ở khắp nơi trên thế giới, giới trẻ đã lên tiếng cổ xúy việc thay đổi qua âm nhạc, thơ, vẽ tường và vũ múa. Xuyên qua nghệ thuật chúng ta có thể bày tỏ những ý kiến khác thường, nảy ra ý tưởng mới và bật ra những tầm nhìn thách đố những quan niệm cố hữu của xã hội. Bạn sẽ tìm hiểu thuyết trình đoàn có nỗ lực gì để biến đối nghệ thuật giúp thay đổi xã hội dễ dàng hơn.
.
.
.

No comments: