Sunday, April 17, 2011

CÁC CÔNG TY VIỆT NAM THAM GIA BUÔN NGƯỜI (Chris Paschenko, The Daily News)


Chris Paschenko, The Daily News  -  14-04-2011

Ngọc Thu dịch
17/04/2011

Không biết lần này, nếu 2 Công ty Nhà nước chúng ta thua kiện vì đem tính mạng người dân nước mình ra ngoài để bán, và buộc phải đền cho nạn nhân hàng trăm triệu đô la Mỹ, thì bà Phương Nga đã chuẩn bị câu nói nào cho trơn tru về “quyền con người được đảm bảo trọn vẹn” ở cái nước luôn xưng “của dân do dân vì dân” này chưa, và các ngài đang giữ chức giữ quyền phải chỉ đạo “kiểm điểm” bọn buôn người ra sao cho êm thấm để bảo vệ được nhóm lợi ích XHCN của mình nhỉ?
Bauxite Việt Nam
-----------------------------------

Galveston – Một vụ kiện đã được đệ trình tại Tòa án liên bang hôm thứ Tư, yêu cầu bồi thường hơn 200 triệu đô la thiệt hại từ các công ty bị cáo buộc buôn người lao động từ Việt Nam sang Hoa Kỳ để làm việc mà [những người lao động] không hề biết họ phải làm việc như những người đầy tớ đã bị ràng buộc bằng giao kèo.
Luật sư Anthony Buzbee và Tammy Trần nộp đơn kiện tại Tòa án liên bang Galveston để “phơi bày một âm mưu buôn người quốc tế“, theo đơn kiện.

Chín trong số mười hai người đàn ông đứng tên trong đơn kiện hiện sống ở Quận Galveston. Những người khác, gồm bốn mươi ba người đàn ông không rõ tên, cư trú ở Louisiana và Texas.

Vụ kiện cáo buộc Công ty Đầu tư thương mại và Dịch vụ quốc tế, có tên Interserco, và Tổng Công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam, có tên Vinamotors, ở Hà Nội, Việt Nam, tham gia vào nhóm buôn người với “những kẻ đồng chủ mưu” ở Mỹ, có tên: Coast to Coast Resources and ILP Agency.

Công ty Coast to Coast and ILP đã bị kiện hồi tháng 3 năm 2009 tại Tòa án quận Harris sau hai năm tranh chấp và đã đồng ý bản án 60 triệu đô la, theo vụ kiện.

Những người lao động tìm công việc hàn điện

Theo vụ kiện, năm 2008, những người lao động đã bị các mẫu quảng cáo truyền hình Việt Nam cám dỗ, hứa hẹn trả $15/ giờ cho công việc hàn điện ở Houston Ship Channel.
Những người đàn ông này đã đi gần 10.000 dặm từ quê hương của họ để làm việc, về cơ bản là làm việc trong tình trạng nô lệ đã được ký giao kèo trước“, ông Buzbee cho biết trong một tuyên bố.
Theo vụ kiện, để có được việc làm trong 30 tháng, người lao động đã phải trả một khoản lệ phí từ 7.000 đến 15.000 đô la.
Để có đủ điều kiện, những người lao động đã phải đưa cho các bị cáo giấy tờ nhà của mình, theo vụ kiện. Những người lao động nhận được biên lai, và Giám đốc Vinamotors chụp hình với một số người lao động trước khi họ khởi hành. Vụ kiện cho biết.
Mỗi năm Việt Nam xuất khẩu 85.000 lao động trong ngành công nghiệp xây dựng, đánh cá và sản xuất, tạo doanh thu hơn 2 tỉ đô la hàng năm, theo vụ kiện.
Các bị cáo làm ăn như thế, và cả hai công ty có một phần sở hữu thuộc Chính phủ Việt Nam, vụ kiện cho biết.

Sống trong điều kiện tồi tệ

Khi đặt chân đến Hoa Kỳ, những người lao động đã bị giữ trong bốn căn hộ chung cư, hai phòng ngủ, “xiêu vẹo, đổ nát” ở Pasadena. Những người lao động ít học được nhốt trong nhà như những con thú trong điều kiện tồi tệ và bị đối xử như những người đầy tớ bị ràng buộc bằng giao kèo, vụ kiện cho biết.
Những người lao động nói rằng, những ngày làm việc của họ đầy ắp những việc khó khăn và trong điều kiện sống cô lập, ảm đạm.
Một người lái xe, không nói được tiếng Việt đã đưa họ đi làm và đến cửa hàng tạp hóa. Họ ít khi liên hệ với bất cứ ai khác và bị dọa bắt giữ hoặc bạo hành nếu họ nói chuyện với người ngoài, vụ kiện cho biết.
Trong tuần lễ của ngày 23 tháng 2 năm 2009, khi những người lao động đã làm việc được tám tháng thì bị sa thải. Những người lao động được bảo đóng gói đồ đạc để bay trở về Việt Nam. Những người lao động này không thể thu lại được các khoản tiền và chi phí mà họ đã trả trước hoặc kiếm được đồng nào cho gia đình họ.
Các bị cáo cũng đã thay thế những người lao động với “một nhóm người lao động mới đầy hy vọng, không chút nghi ngờ”, vụ kiện cho biết.
Ông Buzbee đòi mỗi công ty bồi thường 100 triệu đô la cho những thiệt hại và các chi phí khác để trừng phạt và làm gương về những điều mà các nguyên đơn cáo buộc là vi phạm Đạo luật Bảo vệ Nạn nhân buôn người (TVPRA) năm 2005, Tu chính án thứ 13 của Hiến pháp Mỹ, Đạo luật đòi Bồi thường thiệt hại của người Nước ngoài (ATCA) và luật pháp tiểu bang và liên bang khác.

Buzbee kêu gọi chứng minh tội hình sự

Chiều thứ Tư, khi gọi điện thoại tới bà Angela Dodge, phát ngôn viên của Văn phòng Chưởng lý Mỹ, hạt Houston, bà không có bình luận gì về việc có nên điều tra hình sự về các cáo buộc kia hay không.
Đặc biệt, bà Shauna A. Dunlap, phát ngôn của Cục Điều tra Liên bang Mỹ ở Houston, cho biết, cơ quan này không thể bình luận gì về vụ kiện đang chờ xét xử và rằng chính sách của cơ quan là không xác nhận cũng không phủ nhận sự tồn tại của một cuộc điều tra.

Chúng tôi hy vọng họ nhìn vào vấn đề, nhưng tôi thấy rằng việc kiện tụng cá nhân tốt hơn [hệ thống] pháp lý hình sự có thể được nhắm tới“, ông Buzbee nói với báo Tin tức hàng ngày qua e-mail.
Trong khi đó, những người lao động Việt Nam tìm cách ở lại Hoa Kỳ và đang làm việc về các vấn đề thị thực với sự hỗ trợ của Trường cao đẳng Luật South Texas, ông Buzbee nói.

Ông Buzbee nói: “Chúng tôi có thể giúp họ chỗ ở và thức ăn từ lòng hảo tâm của các nhà bảo trợ. Vụ kiện này làm cho Chính phủ Việt Nam lo lắng, và họ phải [lo lắng]“

Người dịch gửi trực tiếp cho BVN.

---------------------------------------

TIN LIÊN QUAN :



.
.
.
.

No comments: