Thanh Phương - RFI
Thứ bảy 16 Tháng Tư 2011
Một nhóm người lao động ngày thứ Tư vừa qua đã đệ đơn lên toà án liên bang Galveston, tại bang Texas, Hoa Kỳ, để kiện hai công ty, mà một phần là thuộc quyền sở hữu của chính phủ Việt Nam. Đó là Công ty Đầu tư Thương mại Dịch vụ Quốc tế Interserco và Tổng Công ty Công nghiệp Ô tô Việt Nam Vinamotors.
Hai công ty này bị cáo buộc vi phạm luật của Hoa Kỳ về chống buôn người. Cụ thể, theo đơn kiện mà 13 người lao động đứng tên, khoảng 50 người trong nhóm của họ đã nghe quảng cáo trên đài truyền hình Việt Nam, hứa hẹn những việc làm lương cao tại Houston, Texas. Để được tuyển chọn, họ đã phải trả từ 7 ngàn đến 15 ngàn đôla lệ phí. Hợp đồng làm việc trên nguyên tắc là 30 tháng, với mức lương tổng cộng được hứa hẹn là 100 ngàn đôla, nhưng chỉ sau 8 tháng, họ đã bị sa thải và được lệnh phải trở về Việt Nam, mà không được trả lại những khoản tiền đã đóng.
Cũng theo đơn kiện, những người lao động nói trên phải làm việc như nô lệ vả phải sống chật chội trong những điều kiện rất tồi tệ như là súc vật. Họ lại còn bị dọa sẽ bị đánh đập hoặc bắt giữ nếu nói chuyện với người bên ngoài.
Những người đứng đơn kiện yêu cầu tòa phạt hai công ty Việt Nam bồi thường trên 200 triệu đôla cho họ. Đứng ra bảo vệ quyền lợi cho nhóm người lao động này là hai luật sư Tony Buzbee và Tammy Tran. Theo lời luật sư Buzbee, những người lao động nói trên « Lo sợ cho cuộc sống của họ và cuộc sống của gia đình họ ở Việt Nam. Vì họ không kiếm được tiền như đã hứa, họ còn có nguy cơ bị mất nhà cửa và các tài sản khác ở Việt Nam. » Luật sư Buzbee cũng tố cáo là hai công ty Việt Nam đã thay thế nhóm người lao động nói trên bằng một nhóm khác, cũng được tuyển dụng sau khi trả những món lệ phí tương tự, hình thành một được dây buôn người quốc tế.
Trong khi chờ kết quả vụ kiện, nhóm người lao động này đang làm thủ tục di trú để được ở lại Hoa Kỳ, với sự trợ giúp của các sinh viên Đại học Luật khoa Texas và một luật sư chuyên giúp các nạn nhân đường dây buôn người.
Hai công ty cung cấp nhân dụng của Mỹ có liên quan đến đường dây buôn người này gần đây đã bị một toà án tại Houston ra phán quyết buộc phải bồi thường 60 triệu đôla cho nhóm người lao động mà hiện đang kiện hai công ty Việt Nam.
Trong báo cáo năm 2010 về nạn buôn người trên thế giới, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ trích chính phủ Việt Nam là: « Không có tiến bộ trong việc truy tố hình sự và trừng phạt những kẻ buôn bán người vì mục đích lao động và bảo vệ các nạn nhân của tất cả các hình thức buôn người khác, đặc biệt là nạn nhân của nạn buôn người vì mục đích lao động và buôn người trong nước. Do đó, Việt Nam bị xếp vào danh sách Loại 2 cần theo dõi. »
--------------------------------
Hiền Vy, thông tín viên RFA
2011-04-16
Luật sư Tony Buzbee đại diện cho nhóm công nhân Việt Nam sang lao động tạo Houston, Texas trả lời phỏng vấn RFA về vụ kiện 2 công ty Việt Nam.
Một bài viết với tựa đề Were they"indentured servants"? đăng trên nhật báo Houston Chronicle ngày thứNăm, 14 tháng 4 vừa qua có đoạn mở đầu như sau:
"Chỉ sau vài tuần được một thẩm phán quận hạt Harris, thuộc bang Texas, xử được bồi thường 60 triệu mỹ kim cho thiệt hại dân sự vì bị lợi dụng bởi những công ty cung cấp lao động, nhóm công nhân Việt Nam đã tiếp tục kiện lên tòa án liên bang là họ còn là nạn nhân của một âm mưu buôn người quốc tế rộng lớn."
Bài báo cũng cho biết tổ hợp luật sưTony Buzbee đại diện nhóm công nhân Việt này trong vụ kiện 2 công ty Việt Nam tạitòa án liên bang, với sự cộng tác của văn phòng luật Tammy Trần.
Để tìm hiểu đầu đuôi câu chuyện cũng như các tình tiết pháp lý của vụ kiện này, Hiền Vy, thông tín viên Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do tại Houston, Texas, có phỏng vấn với luật sư Tony Buzbee.
Hiền Vy: Xin kính chào luật sư Buzbee. Xin ông ch othính giả của đài RFA được biết trong vụ kiện này ai là nạn nhân, ai là bị cáo?
LS Tony Buzbee:Nạn nhân là những công nhân người Việt Nam, họ đến từ nhiều nơi trên nước Việt,còn bị cáo là 2 công ty rất lớn, có cổ phần của nhà nước Việt Nam là Intersercovà Vinamotors.
Hiền Vy: Xin ông tóm lược tại sao có vụ kiện này?
LS Tony Buzbee:Xuất cảng lao động là một nghiệp vụ rất lớn của Việt Nam, có năm Việt Nam xuất cảng lên tới 85 ngàn công nhân đi lao động nước ngoài.
Trường hợp này, 2 công ty Việt Nam là Interserco và Vinamotors quảng cáo là muốn đi làm lao động tại Hoa Kỳ, mà đặc biệt là vùng Houston, bang Texas, mỗi công nhân phải đóng số tiền từ 5 ngàn đến15 ngàn Mỹ kim tùy theo công việc.
Có khoảng 50 người được chọn và mỗi công nhân này phải vay mượn tiền bạc của gia đình hay bằng hữu. Có người còn phải cầm cả nhà cửa để có tiền đóng cho khế ước đầy hứa hẹn là có việc làm 30 tháng tại Mỹ. Họ hy vọng là với lời hứa được làm việc 30 tháng, họ sẽ thâu được khoảng 100 ngàn dollars sau gần 3 năm làm việc.
Sau khi nhận tiền của các công nhân, 2 công ty này lo việc Visa cho công nhân đến Mỹ để làm việc. Trong khế ước thì những công nhân này được cung cấp nhà ở và phương tiện di chuyển.
Bản tin trên báo chí Mỹ về vụ 2 công ty Việt Nam bị kiện ra tòa án liên bang Hoa Kỳ.
Hiền Vy: Thưa ông, như vậy là một khế ước tốt quá đó chứ ạ?
LS Tony Buzbee :Nhưng khi đến Mỹ họ gặp những người môi giới, thì họ được đưa tới một khu chung cư tồi tệ, mỗi 4 người ở một phòng. Họ bị trừ 2 ngàn dollars từ lương tháng của mỗi người và còn phải trả thêm tiền di chuyển nhưng họ phải sống trong môi trường nghèo khổ, bẩn thỉu.
Sau khoảng 8 tháng làm việc họ bị đuổi việc và được thông báo là phải trở về Việt Nam. Khi ở tại Mỹ những người môi giới cấm họ không được nói chuyện với người lạ, không được nói với ai họ là những lao động từ nước ngoài.
Mặc dù họ đến đây hợp pháp nhưng lại bị những người môi giới hăm dọa là họ có thể bị bắt hay bị đánh đập nếu người khác biết sự hiện diện của họ.
Hiền Vy: Thưa luật sư, ông kiện 2 công ty này với tội trạng gì ở tòa án liên bang của Hoa Kỳ ạ ?
LS Tony Buzbee: Chúng tôi nộp đơn kiện tại tòa án liên bang thuộc khu vực Galveston để tố cáo những công ty này phạm luật cấm buôn người và vi phạm khế ước với các công nhân.
Kết quả vụ kiện?
Hiền Vy: Thưa ông kết quả cho đến hôm nay như thế nào?
LS Tony Buzbee:Cho đến hôm nay, chúng tôi đã nộp hồ sơ vụ kiện tại tòa. Chúng tôi đang xúc tiến thủ tục pháp lý để thông báo cho 2 công ty bị cáo biết là họ đang bị kiện và họ sẽ phải trả lời trước tòa.
Sau đó, chúng tôi sẽ thẩm vấn các nhân chứng và thu thập tài liệu để đối chứng trước tòa. Chúng tôi tin tưởng rằng chúng tôi sẽ chứng minh được các công ty này hoạt động trong đường dây buôn người.
Hiền Vy: Vì nhà nước Việt Nam có cổ phần trong 2 công ty này thì thưa ông, tòa đại sứ Việt Nam ở Washington DC cũng như tòa lãnh sự Việt Nam tại Houston có vị thế nào trong vụ kiện này?
LS Tony Buzbee:Tôi hy vọng là chính phủ Mỹ và chính phủ Việt Nam sẽ giúp chúng tôi làm sáng tỏ vụ việc này cũng như để ngăn chận tệ nạn buôn người và giúp đỡ những nạn nhân đang gặp khó khăn này.
Hiền Vy: Thưa ông sự cộng tác của văn phòng luật Tammy Trần và công ty luật của ông trong vụ kiện này như thế nào?
LS Tony Buzbee: Tôi là luật sư biện hộ chính tại tòa và luật sư Tammy Trần và văn phòng của bà ấy phụ tôi trong công việc liên hệ trực tiếp với các công nhân vì vấn đề ngôn ngữ.
Hiền Vy: Thưa ông như vậy thì tình trạng di trú tại Hoa Kỳ của những công nhân này như thế nào?
LS Tony Buzbee: Về vấn đề di trú của những công nhân này thì những chuyên viên chuyên về luật di trú của đại học luật khoa South Texas đang phụ trách việc này để giúp đỡ các công nhân.
Hiền Vy: Xin cảmơn luật sư Tony Buzbee đã cho chúng tôi cuộc phỏng vấn hôm nay!
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
------------------------------
Thanh Hằng – Thanh Niên
17/04/2011 0:29
Hôm qua 16.4, sau khi Báo Thanh Niên đăng tải thông tin Hai công ty Việt Nam bị người lao động kiện ở Mỹ, ông Hoàng Văn Hùng - Tổng giám đốc Công ty xuất khẩu lao động, thương mại và du lịch TTLC (thuộc Tổng công ty công nghiệp ô tô VN - Vinamotor) - công ty bị các lao động kiện, cho biết chưa nhận được thông tin trên.
Ông Lê Văn Thanh - Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) cho hay chưa nhận được báo cáo từ phía 2 doanh nghiệp bị khởi kiện.
Được biết, năm 2008, Bộ LĐ-TB-XH cho phép 5 doanh nghiệp thí điểm xuất khẩu lao động VN sang Mỹ làm việc. Trong đó, TTLC là một trong những doanh nghiệp đầu tiên ký được đơn hàng đưa gần 20 lao động sang Mỹ.
T.Hằng
----------------------------------------
.
.
.
No comments:
Post a Comment