TRẦN KHẢI
Việt Báo Chủ Nhật, 11/7/2010, 12:00:00 AM
Coi chừng quên chuyện bô xít... Đó là điều cẩn cảnh giác, bởi vì khi khóa họp quốc hội kỳ này kết thúc, sẽ không còn ai bàn gì nữa, chỉ trừ các blog lề trái. Và ngay cả khi quốc hội đang họp, với mỗi đại biểu chỉ được nói có 7 phút đồng hồ, báo chí mấy ngaỳ qua chỉ nêu duy nhất giaó sư Dương Trung Quốc đặt vấn đề về bô xít. Còn thì là chuyện Vinashin và các thứ linh tinh.
Đời sống ở quê nhà và cả ở hải ngoại đều rất là mệt mỏi, cho nên những người tích cực nhắc nhở quả bom nguyên tử bùn đỏ lơ lửng ở Tây Nguyên đều là những người có lòng. Tuy nhiên, chính phủ VN biết cách làm cho người ta lạc đường kiểu “đánh động đàng Đông để bưng bít đàng Tây...”
Ngoàì chuyện trời hành, trời hại như nạn lũ lụt Miền Trung, rồi là phảỉ cứu trợ, công an và tòa án biết cách làm nóng tình hình bằng chuyện giáo xứ Cồn Dầu. Rồi lại màn công an bắt khẩn cấp người viết blog Cô Gái Đồ Long (phóng viên Hương Trà) trước khi Ngoại Trưởng Hillary Clinton tới Hà Nội, và rồi bắt nhà hoạt động dân chủ Lê Thị Công Nhân để tra vấn ngay sau khi bà Clinton rời Việt Nam. Nghĩa là, nhà nước Hà Nội không kiêng nể gì dư luận quốc tế.
Cần nhắc rằng, trong khi bà Clinton tại Việt Nam hồi cuối tháng 10-2010, bà có nói trong khi họp với Phạm Gia Khiêm rằng đừng nên bắt giam người dân vì quan điểm tôn giáo hay chính trị, và đừng ngăn cản thông tin ở mạng Internet.
Và rồi thôi. Chưa thấy áp lực quốc tế nào thêm nữa, ít nhất là lúc này. Trong khi đó, các đơn vị “ninja đỏ” có tên là Sinh Tử Lệnh vẫn liên tục đột kích các mạng, chiếm trọn 2 trang của Anh Ba Sàm, đánh sập thêm vài trang blog khác.
Và rồi thôi. Chưa thấy áp lực quốc tế nào thêm nữa, ít nhất là lúc này. Trong khi đó, các đơn vị “ninja đỏ” có tên là Sinh Tử Lệnh vẫn liên tục đột kích các mạng, chiếm trọn 2 trang của Anh Ba Sàm, đánh sập thêm vài trang blog khác.
Vinashin mang nợ, và phá sản là chuyện đã rồi. Có truy cứu điều tra, cũng sẽ không làm ông Nguyễn Tấn Dũng mất chức. Thêm nữa, đó là chuyện trong nhà xử lý với nhau, cho dù là tham nhũng cỡ naò, thì Vinashin vẫn là chuyện giữa người Việt Nam với nhau. Có điều tra thế nào đi nữa, dân tộc VN cũng phảỉ è cổ trả nợ cho chính phủ.
Nhưng chuyện bô xit thì khác: đây không phải là chuyện giữa người Việt với nhau, mà là chuyện của đàn anh phương Bắc với dân tộc Việt, không chỉ là những phố Tàu mọc lên giữa núi rừng Tây Nguyên, mà còn là chiến lược mai phục trường kỳ đáng ngại. Và cũng là kiểu giao cho đàn anh phương Bắc những cú đấm thép kiểu trận lũ bùn đỏ Hungary từ các điểm cao Tây Nguyên.
Nhạc sĩ Tô Hải viết blog, với bài gần đây nhan đề “Bớ mấy ông nghị! Cẩn thận kẻo lạc trọng tâm đấy !” đã cảnh báo:“...Qua hai ngày chất vấn Quốc Hội lại bị kéo vào cái chuyện đã gần như đã rõ như ban ngày Vụ con tầu đắm Vinashin! Các nghị sĩ hăng hái nhất cũng mạnh mẽ lên tiếng đòi lập ban thanh tra của Quốc Hội điều tra về các cá nhân chịu trách nhiệm về cuộc phá sản và đổ nợ chưa từng có của một tập đoàn kinh tế nhà nước. Hăng hái và mạnh bạo hơn là đề nghị “tạm thời đình chỉ” công tác của những ai có dính líu tới vụ này để tiện cho việc điều tra của một ban điều tra của Quốc Hội! Liều mạng hơn là đề nghị các vị dính líu, bao che, cho phép hoặc cản trở thanh tra hãy có văn hoá từ chức… Lại một dịp để những người chuyên ngợi ca chính phủ lên tiếng, thậm chí bác bỏ nhứng ý kiến mạnh bạo vừa mới mở miệng… Không thấy một ai đả động đến bô-xít, bộ-xịt gì…Trái lại đại biểu kiêm Bộ Trưởng Tài Nguyên và Môi Trường Phạm Khôi Nguyên lại tranh thủ “chặn đầu” ngay bằng một bài (quá 7 phút qui định) là “bảo đảm không thể xảy ra sự cố bùn đỏ như Hunggary được vì đã có 21 nhà khoa học,viện sĩ đầu ngành, giáo sư nhiều kinh nghiệm đã đi thăm (có quay phim đàng hoàng) tận bên Brazil và… Trung Quốc về và lần này thì… không có chuyện “bảo đảm trên lý thuyết” nữa! Đến hết giờ chất vấn buổi sáng mới có đại biểu Dương Trung Quốc, như bị kê tủ đứng vào mồm, đặt lên bàn vấn đề bô-xít với rất ít lời lẽ thuyết phục hoặc trích dẫn những ý kiến của những nhà nọ, nhà kia đã bác bỏ dự án này trước khi đặt bút ký mà ông thì… không ký vì ông đã gửi thư riêng và… nhân danh đại biểu Quốc Hội sẽ trực tiếp đặt vấn đề công khai trước toàn thể Quốc Hội, “cơ quan lãnh đạo cao nhất của toàn dân”.
Và… hai ngày chất vấn đã chấm hết mà một vấn đề quan ngại của dư luận nhất hiện nay thế là bị cái vấn đề Vinashin chiếm hết thời gian!… Tại sao? Do ai? Bao giờ vấn đề chết người cho chúng ta, cho con cháu chúng ta, cho an ninh và sống còn của đất nước này lại được luận bàn dân chủ, công khai đây? Trong khi các ông nghị hăng hái nhất lần này khó mà được cơ cấu lại vào Quốc Hội của Đảng khoá tới?
Tớ chợt nghĩ tới một chuyện nhỏ như sau: Có một nhà kia, bị kẻ trộm vào nhà giắt đi mất vài con trâu, bò… Trong lúc đó có một “kẻ lạ” đang ngồi trên mái nhà mình cưa một quả bom lấy thuốc súng!… Thế mà… cả gia đình cứ tìm hiểu làm sao mà mình mất bò, ai ăn trộm bò…. còn cái quả bom đang cưa ken két trên mái nhà thì coi như không có!
Và tớ bỗng ngộ ra rằng: Rõ ràng các ông đã bị lái đi mất trọng tâm rồi ới các ông Nghị ơi!
Và tớ cũng thấy cái sự bi quan - nghi ngờ của tớ lần này có thể lại ĐÚNG.”
Và… hai ngày chất vấn đã chấm hết mà một vấn đề quan ngại của dư luận nhất hiện nay thế là bị cái vấn đề Vinashin chiếm hết thời gian!… Tại sao? Do ai? Bao giờ vấn đề chết người cho chúng ta, cho con cháu chúng ta, cho an ninh và sống còn của đất nước này lại được luận bàn dân chủ, công khai đây? Trong khi các ông nghị hăng hái nhất lần này khó mà được cơ cấu lại vào Quốc Hội của Đảng khoá tới?
Tớ chợt nghĩ tới một chuyện nhỏ như sau: Có một nhà kia, bị kẻ trộm vào nhà giắt đi mất vài con trâu, bò… Trong lúc đó có một “kẻ lạ” đang ngồi trên mái nhà mình cưa một quả bom lấy thuốc súng!… Thế mà… cả gia đình cứ tìm hiểu làm sao mà mình mất bò, ai ăn trộm bò…. còn cái quả bom đang cưa ken két trên mái nhà thì coi như không có!
Và tớ bỗng ngộ ra rằng: Rõ ràng các ông đã bị lái đi mất trọng tâm rồi ới các ông Nghị ơi!
Và tớ cũng thấy cái sự bi quan - nghi ngờ của tớ lần này có thể lại ĐÚNG.”
Cảnh báo của nhạc sĩ Tô Hải không chỉ là ngờ vực suông. Khi chúng ta vào các trang web những đài phát thanh quốc tế như VOA, BBC, RFA, RFI... thì không còn thấy nhắc chuyện bô xit trên trang chính nữa.
Đồng ý rằng cũng có nhiều chuyện khác quan trọng. Như bầu cử Hoa Kỳ, như nhân quyền, như lũ lụt, như “ninja đỏ Sinh Tử Lệnh,” như công an tra vấn LS Lê Thị Công Nhân... nhưng nếu vì cớ nào mà bỏ lơ chuyện bô xit thì sẽ mắc mưu của một vở kịch “Trọng Thủy - Mỵ Châu” kiểu mới. Bởi vì chuyện bô xit, ngoàì thảm họa môi sinh vẫn là một tiềm ẩn về cơ nguy quốc phòng.
Đồng ý rằng cũng có nhiều chuyện khác quan trọng. Như bầu cử Hoa Kỳ, như nhân quyền, như lũ lụt, như “ninja đỏ Sinh Tử Lệnh,” như công an tra vấn LS Lê Thị Công Nhân... nhưng nếu vì cớ nào mà bỏ lơ chuyện bô xit thì sẽ mắc mưu của một vở kịch “Trọng Thủy - Mỵ Châu” kiểu mới. Bởi vì chuyện bô xit, ngoàì thảm họa môi sinh vẫn là một tiềm ẩn về cơ nguy quốc phòng.
Trong khi đó, trang blog Bô Xit Việt Nam tính đến ngày 4/11/2010 đã có 2,699 người ký tên vào bản kiến nghị yêu cầu ngừng ngay dự án khai thác bô xít . Nêu trúng ngay trọng tâm vấn đề quan yếu nhất của đất nước, trang Bô Xit VN hôm 5/11/2010 đã đăng một lá “Thư bạn đọc: Ôn cố tri tân ” trong đó có các ý nói thẳng về chuyện cõng rắn cắn gà nhà, trích:“...Tôi kể người nghe chuyện Mỵ Châu,
Trái tim nhầm chỗ để trên đầu;
Nỏ thần vô ý trao tay giặc,
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.
Và:
Rừng điêu tàn là Tổ quốc điêu linh!!!Ôn cố tri tân, rút bài học của lịch sử nhân loại và bài học của đất nước ta về Mỵ Châu – Trọng Thủy, về công cuộc cải cách của nhà Hồ, về Nguyễn Ánh cõng rắn cắn gà nhà, v.v. để trong cuộc hành trình nội tại, mỗi chúng ta hãy tỉnh thức, nâng cao trí tuệ và tình nhân ái, không chấp ngã, biết chữ nhẫn, vị tha và độ lượng, biết cương nhu, biết tiến lui đúng lúc, biết trọng dụng nhân tài, không để chảy máu chất xám và chảy máu tài nguyên, biết dự trữ, để dành tài nguyên cho các thế hệ mai sau và bảo vệ tốt môi trường nhằm tạo thành một tổng lực phát triển bền vững. Có thế mới làm cho non sông, đất nước Việt Nam vẻ vang với năm châu.
Đà Lạt, 24g ngày 30-10-2010
Trần Thế Việt
Nguyên Bí thư Thành Ủy Đà Lạt.”
Từ một nơi cách xa Tây Nguyên nửa vòng địa cầu, nhà báo Bùi Tín trong bài nhan đề “Bùn đỏ giữa Quốc hội: Hai vấn đề chính chưa được nói tới” viết riêng cho đài VOA hôm 2/11/2010 cũng nêu ngay trọng tâm, cũng nhắc tới Bản Kiến Nghị xin ngừng bô xit, trích:“...Trong khi đó Bản kiến nghị thứ nhì về yêu cầu ngừng ngay việc khai thác bauxite ở Tây nguyên đã thu được hơn 2 ngàn chữ ký. Đọc qua danh sách, thật lý thú, cảm động. Nhiều đảng viên cộng sản lão thành, tướng lãnh, sỹ quan bên cạnh tuổi trẻ học sinh, sinh viên, du sinh, thợ thủ công, thương gia, nội trợ, rất nhiều luật sư, giáo sư, giáo viên, văn sỹ, thi sĩ, nhà báo, blogger, một tỷ lệ khá cao ở nước ngoài, Pháp, Anh, Đức, Hoa Kỳ, Canada, Úc, cũng có nhiều trí thức, viên chức sỹ quan từng thuộc chế độ Việt Nam Cộng hòa…
Có cả cựu phó chủ tịch nước, tướng công an tại chức, giáo sư Học viện chính trị quốc gia, nguyên bộ trưởng, thứ trưởng, vụ trưởng cũng tham gia. Chưa bao giờ có một tập họp mang tính đồng thuận dân tộc rộng rãi, sâu sắc, mang tính cứu nước khẩn cấp, chính đáng, được lòng dân đến vậy. Một xã hội dân sự, xã hội công dân đang đứng lên, đàng hoàng, chững chạc, tự khẳng định mình.
Quốc hội đang buộc phải bàn luận, tranh luận, trả lời chất vấn và tỏ rõ thái độ.
Điều rất mới là một số báo quen «lề phải» đã chuyển sang đưa tin khách quan hơn, thậm chí ngả theo chiều yêu cầu chính phủ cân nhắc kỹ, sớm ngừng việc khai thác, nhất là sau sự cố Hungary, và khi được tin nước Slovakia cũng đang báo động về hiểm họa này. Các cuộc thảo luận, tranh luận trao đổi trong và ngoài quốc hội đang diễn ra sôi nổi, phong phú, rộng rãi, khá là ngay thật, thẳng thắn. Nhưng…
Theo dõi thật sát và kỹ, người quan sát có thể thấy có hai vấn đề liên quan đến nguyên nhân của hiểm họa và lối gỡ thoát cho hiểm họa bùn đỏ chưa được đưa ra bàn luận thấu đáo.
Về nguyên nhân sâu xa thật sự của hiểm họa, cần chỉ thẳng ra đó là ý đồ của lãnh đạo đảng CS Trung Quốc và chính phủ Trung Quốc từ 8 năm nay, sau khi nhận ra hiểm họa môi trường khai thác bauxite đã quyết định đóng cửa hàng trăm mỏ bauxite ở trong nước và có «sáng kiến» xuất khẩu hiểm họa này sang nước láng giềng dễ bảo Việt Nam. Như vậy họ vẫn có nhôm để xây dựng nền công nghiệp quốc phòng, làm máy bay, tầu chiến, tên lửa…
Một công 2, 3 chuyện, họ có thể xuất khẩu các nhà máy công nghiệp cũ kỹ sang Việt Nam, kiếm công ăn việc làm cho kỹ sư, công nhân Trung Quốc, thu nhiều lợi nhuận, lại được tiếng thơm là viện trợ, giúp đỡ nước «láng giềng anh em», nước «đồng chí thân thiết», theo «16 chữ vàng».
Cao hơn nữa, họ sẽ nghiễm nhiên chiếm lĩnh một địa bàn chiến lược, cưỡi trên nóc của mái nhà Đông Dương không phải tốn một đồng nhân dân tệ, một viên đạn.Nhất cử lưỡng tiện là thế.
Và nay việc gỡ thoát mới thật khó. Các hiệp định đã ký. Các công ty Trung Quốc đang tận lực hoạt động như trên đất mình. Bút sa gà chết. Ăn nói ra sao đây? Mưu họ thâm lắm. Kế họ độc lắm. Các văn bản tuyên bố chung lịch sử đều có chữ ký cam kết của 2 tổng bí thư, nói cụ thể đến Tân Rai- Lâm Đồng, Nhân Cơ - Đắc Nông. Quà cáp, lại quả, khen thưởng đã quá ư hậu hĩ rồi. Vậy lối ra nào cho thoát hiểm đây?”(hết trích)
Có cả cựu phó chủ tịch nước, tướng công an tại chức, giáo sư Học viện chính trị quốc gia, nguyên bộ trưởng, thứ trưởng, vụ trưởng cũng tham gia. Chưa bao giờ có một tập họp mang tính đồng thuận dân tộc rộng rãi, sâu sắc, mang tính cứu nước khẩn cấp, chính đáng, được lòng dân đến vậy. Một xã hội dân sự, xã hội công dân đang đứng lên, đàng hoàng, chững chạc, tự khẳng định mình.
Quốc hội đang buộc phải bàn luận, tranh luận, trả lời chất vấn và tỏ rõ thái độ.
Điều rất mới là một số báo quen «lề phải» đã chuyển sang đưa tin khách quan hơn, thậm chí ngả theo chiều yêu cầu chính phủ cân nhắc kỹ, sớm ngừng việc khai thác, nhất là sau sự cố Hungary, và khi được tin nước Slovakia cũng đang báo động về hiểm họa này. Các cuộc thảo luận, tranh luận trao đổi trong và ngoài quốc hội đang diễn ra sôi nổi, phong phú, rộng rãi, khá là ngay thật, thẳng thắn. Nhưng…
Theo dõi thật sát và kỹ, người quan sát có thể thấy có hai vấn đề liên quan đến nguyên nhân của hiểm họa và lối gỡ thoát cho hiểm họa bùn đỏ chưa được đưa ra bàn luận thấu đáo.
Về nguyên nhân sâu xa thật sự của hiểm họa, cần chỉ thẳng ra đó là ý đồ của lãnh đạo đảng CS Trung Quốc và chính phủ Trung Quốc từ 8 năm nay, sau khi nhận ra hiểm họa môi trường khai thác bauxite đã quyết định đóng cửa hàng trăm mỏ bauxite ở trong nước và có «sáng kiến» xuất khẩu hiểm họa này sang nước láng giềng dễ bảo Việt Nam. Như vậy họ vẫn có nhôm để xây dựng nền công nghiệp quốc phòng, làm máy bay, tầu chiến, tên lửa…
Một công 2, 3 chuyện, họ có thể xuất khẩu các nhà máy công nghiệp cũ kỹ sang Việt Nam, kiếm công ăn việc làm cho kỹ sư, công nhân Trung Quốc, thu nhiều lợi nhuận, lại được tiếng thơm là viện trợ, giúp đỡ nước «láng giềng anh em», nước «đồng chí thân thiết», theo «16 chữ vàng».
Cao hơn nữa, họ sẽ nghiễm nhiên chiếm lĩnh một địa bàn chiến lược, cưỡi trên nóc của mái nhà Đông Dương không phải tốn một đồng nhân dân tệ, một viên đạn.Nhất cử lưỡng tiện là thế.
Và nay việc gỡ thoát mới thật khó. Các hiệp định đã ký. Các công ty Trung Quốc đang tận lực hoạt động như trên đất mình. Bút sa gà chết. Ăn nói ra sao đây? Mưu họ thâm lắm. Kế họ độc lắm. Các văn bản tuyên bố chung lịch sử đều có chữ ký cam kết của 2 tổng bí thư, nói cụ thể đến Tân Rai- Lâm Đồng, Nhân Cơ - Đắc Nông. Quà cáp, lại quả, khen thưởng đã quá ư hậu hĩ rồi. Vậy lối ra nào cho thoát hiểm đây?”(hết trích)
Quà cáp, lại quả, khen thưởng hậu hĩ? Tư bản đỏ Bắc Kinh đã quà cáp cho ai? Cho Nông Đức Mạnh, hay cho Nguyễn Minh Triết, hay cho Nguyễn Tấn Dũng? Tiền lại quả của dự án đã chuyển từ Bắc Kinh vào túi của ai, vào trương mục quốc tế nào cho gia đình quan chức nào?
Báo Asia Times hôm Thứ Ba 2-11-2010, trong bài viết nhan đề “A revolt of sorts in Vietnam ” (Một kiểu nổi dậy tại Việt Nam) của người ký tên là The Hanoist, nêu nghi vấn rằng có tin đồn từ năm ngoáí rằng Nguyễn Tấn Dũng đã nhận hối lộ 150 triệu đôla để cho các công ty Trung Quốc vào khai thác bô xit Tây Nguyên. Những chuyện naỳ tất nhiên không có chứng cớ cụ thể như chụp hình, quay phim... nhưng dễ dàng lý giải được vì sao bô xit trở thành chủ trương lớn và không có trở ngại bình thường nào từ nhiều năm nay. Kể cả sau trận lũ bùn đỏ Hungary, và kể cả khi Bản Kiến Nghị nhiều ngàn chữ ký xin ngừng bô xit, có vẻ như chuyện này sẽ không được bàn sâu ở Hà Nội. Có thể hiểu là, chuyện này đang được tránh né bàn tới ở Hà Nội?
Chuyện cúng mỏ bô xit dễ dàng cho TQ cũng từng có báo quốc tế khác bàn tới từ lâu. Cụ thể là một báo tài chánh Anh Quốc đã thấy có gì khác lạ từ lâu rồi.
Đài BBC có bản tin hôm Thứ Sáu 8 tháng 5/2009, nhan đề "Món quà bauxite cho Trung Quốc" đã viết, trích:“...Sau hàng loạt bài trên các báo quốc tế về vụ khai thác bauxite gây điều tiếng ở Việt Nam, nay tờ Financial Times của Anh nói hẳn rằng đây chính là "món quà của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng" cho phía Trung Quốc.
Bài của David Pilling hôm 06/05/2009 nhìn vào cách thức một "nước Trung Hoa đang vươn lên" tìm cách làm lu mờ Nhật Bản và tăng sức ép lên các nước láng giềng.
Nhưng trong hoàn cảnh của Việt Nam, tác giả nói vụ khai thác bauxite là vấn đề nổi bật, cho thấy thực chất mối quan hệ với Trung Quốc.
Lần đầu tiên, một báo lớn ở Phương Tây dùng từ "quốc gia phụ thuộc" (client states) để nói về cách mối quan hệ này đang hướng tới.
Theo tác giả, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng có vòng công du một tuần thời gian gần đây để "được tiếp kiến" các lãnh đạo Trung Quốc.
Hiển nhiên, điều này không nói lên gì về cá nhân Thủ tướng Dũng vì ông cũng chỉ làm như Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy "tự đến khách sạn để được gặp ông Hồ Cẩm Đào" trong dịp Hội nghị G20 ở London vừa qua.
Nhưng điểm quan trọng là, theo bài báo, thủ tướng Việt Nam "đã mang theo các món quà bauxite của Việt Nam, thứ tài nguyên tạo ra nhôm" (nguyên văn: He brought with him gifts of Vietnamese bauxite, the main raw material for aluminium).
Tác giả David Pilling gọi đây là cách "triều kiến Trung Quốc" (pay tribute to China) và nói về tương quan thế lực hai bên....”(hết trích)
Đài BBC có bản tin hôm Thứ Sáu 8 tháng 5/2009, nhan đề "Món quà bauxite cho Trung Quốc" đã viết, trích:“...Sau hàng loạt bài trên các báo quốc tế về vụ khai thác bauxite gây điều tiếng ở Việt Nam, nay tờ Financial Times của Anh nói hẳn rằng đây chính là "món quà của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng" cho phía Trung Quốc.
Bài của David Pilling hôm 06/05/2009 nhìn vào cách thức một "nước Trung Hoa đang vươn lên" tìm cách làm lu mờ Nhật Bản và tăng sức ép lên các nước láng giềng.
Nhưng trong hoàn cảnh của Việt Nam, tác giả nói vụ khai thác bauxite là vấn đề nổi bật, cho thấy thực chất mối quan hệ với Trung Quốc.
Lần đầu tiên, một báo lớn ở Phương Tây dùng từ "quốc gia phụ thuộc" (client states) để nói về cách mối quan hệ này đang hướng tới.
Theo tác giả, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng có vòng công du một tuần thời gian gần đây để "được tiếp kiến" các lãnh đạo Trung Quốc.
Hiển nhiên, điều này không nói lên gì về cá nhân Thủ tướng Dũng vì ông cũng chỉ làm như Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy "tự đến khách sạn để được gặp ông Hồ Cẩm Đào" trong dịp Hội nghị G20 ở London vừa qua.
Nhưng điểm quan trọng là, theo bài báo, thủ tướng Việt Nam "đã mang theo các món quà bauxite của Việt Nam, thứ tài nguyên tạo ra nhôm" (nguyên văn: He brought with him gifts of Vietnamese bauxite, the main raw material for aluminium).
Tác giả David Pilling gọi đây là cách "triều kiến Trung Quốc" (pay tribute to China) và nói về tương quan thế lực hai bên....”(hết trích)
Đài BBC vốn có truyền thống dè dặt đối với các bản tin liên hệ tới Hà Nội, nhưng cũng mượn cớ báo Anh để nêu chuyện triều cống như thế. Thậm chí, tới chữ “triều kiến” cũng phải ghi chú Anh ngữ, vì sợ hiểu nhầm là sáng tạo của đài. Mà đó là tin từ năm 2009.
Bây giờ là năm 2010. Cũng là sau trận lũ bùn đỏ Hungary, và cũng là sau các bước gây hấn của TQ ở Biển Đông. Xin đừng để chuyện bô xit bị bỏ quên.
Bây giờ là năm 2010. Cũng là sau trận lũ bùn đỏ Hungary, và cũng là sau các bước gây hấn của TQ ở Biển Đông. Xin đừng để chuyện bô xit bị bỏ quên.
.
.
.
No comments:
Post a Comment