Thursday, November 4, 2010

VỀ CÁI CHẾT THÊ THẢM CỦA LƯU THIẾU KỲ

Dương Danh Dy (dịch và giưới thiệu)   
Thứ bảy, 15 Tháng 5 2010 15:44

VHNA: Về cái chết thê thảm oan khuất của Lưu Thiếu Kỳ, nguyên Phó chủ tịch thứ nhất Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nuớc Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, trong cách mạng văn hoá, sách báo nước ta đã gới thiệu khá nhiều và phần lớn bạn đọc Việt Nam cũng không xa lạ. Tuy nhiên bài viết đăng trên Mạng “Trung Hoa” (một mạng chính thức của Trung Quốc ) ngày 29 tháng 4 năm 2010 ngoài việc cung cấp tình hình một cách hệ thống ra còn đưa ra một số tư liệu mới.
Xin giói thiệu để bạn đọc tham khảo, đồng thời muốn nói một điều: “Lưu Thiếu Kỳ và Mao Trạch Đông vốn là lão chiến hữu đã trải qua những cuộc cùng đấu tranh xuất sinh nhập tử nhiều năm. Năm 1935 tại hội nghị Tuân Nghĩa, Lưu Thiếu kỳ và một số người khác đã kiên quyết đứng về phía Mao Trạch Đông khiến ông giành được quyến lãnh đạo Hồng quân và sau đó tại Diên An, Lưu Thiếu Kỳ cũng là một trong những người đầu tiên đề xuất ra “tư tưỏng Mao Trạch Đông” và ra sức quảng bá tư tưởng này. Trong chiến tranh giải phóng, trong cuộc xây dựng nuớc Trung Hoa mới, tronh cuộc đấu tranh với Liên Xô… ông đều đứng về phía Mao Trạch Đông, đóng góp nhiều công lao to lớn. Thế nhưng do “trái ý” và có thể có ý định chống lại Mao Trạch Đông trên một số vấn đề, nên ông đã bị ngưòi “đồng chí thân thiết” đó quyết đưa vào cõi chết.
-------------------------------- 

Chủ tịch Lưu Thiếu kỳ

Ngày 13 tháng 10 năm 1968, hội nghị toàn thể ban chấp hành trung ương thứ mười hai khoá tám Đảng Cộng sàn Trung Quốc(ĐCSTQ), một hội nghị kỳ lạ, đặc biệt nhất trong lịch sử ĐCSTQ khai mạc tại Bắn Kinh. Kỳ lạ, đặc biệt ở chỗ nào. Theo qui định, số uỷ viên chính thức phải tham dự là 87 ngưòi(vốn là 97 người, nhưng đến lúc đó đã chết 10 ngưòi) và số uỷ viên dự khuyết là 98 người. Thế nhưng do lúc đó(xin nói thêm, đến lúc đó cách mạng văn hoá đã tiến hành được hơn hai năm) đã có một số uỷ viên chính thức và dự khuyết bị đả đảo, bị thẩm tra, bị giam trong ngục nên chỉ có 40 uỷ viên chính thức và 19 uỷ viên dự khuyết tham dự hội nghị, nghĩa là số ngưòi tham dự chưa được một nửa tổng số. Tuy nhiên cái hội nghị trung ương của một dảng cầm quyền họp không đúng điều lệ đảng đó dã ra một quyết nghị quan trọng,”cách mội chức vụ trong ngoài đảng, vĩnh viễn khai trừ đảng tịch..” của “tên phản bội, nội gián, công đoàn vàng, tên tay sai tràn đầy tội ác của bọn đế quốc,tư bản và phản động Quốc Dân đảng”Lưu Thiếu Kỳ
Trong hội nghị đó chỉ có một ngưòi là bà Trần Thiếu Mai, khi biểu quyết về vấn đề trên đã không giơ tay tán thành mà úp mặt xuống bàn để biểu thị phản đối.
Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ vón là chiến hữu gềa, cùng chiến đấu vào sống ra chết trong nhiều năm. 1922, hai người đã từng cùng lãnh đạo phong trào công nhân mỏ Ân Nguyên. Sau đó Lưư Thiếu Kỳ hoạt động ở vùng trắng (chỉ vùng Quốc Dân đảng kiểm soát), Mao Trạch Đông tại vùng căn cứ, trong thời kỳ đưòng lối “tả” của Vưong Minh thống trị trong Đảng cộng sản, cả hai đèu bị xem là đại biểu của chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh và cùng bị đả kích. Tháng 1 năm 1935, tại hội nghị Tuân Nghĩa trên đường vạn lý trường chinh, Lưu Thiếu Kỳ đã ủng hộ ý kiến chính xác của Mao Trạch Đông, có cống hiến to lớn trong bước ngoặt vĩ đại này của đảng, tiếp đó tích cực tham gia cuộc đấu tranh thanh toán những tàn dư của chủ nghĩa “tả” của Vương Minh, viết các cuốn sách nổi tiếng một thời như “Bàn về sự tu dưõng của người đảng viên cộng sản”, “Bàn về đấu tranh trong đảng”..Năm 1943 rừ khu tráng, Lưu Thiếu Kỳ trở về Diên An, công tác tại Ban Bí thư trung ương. Trong thời kỳ này Lưu Thiếu Kỳ đã trình bầy tư tưởng Mao Trạch Đông một cách có hệ thống, góp phần xác lập tư tưởng Mao Trạch Đông là tư tưởng chỉ đạo của đảng cũng như địa vị lãnh tụ của Mao Trạch Đông trong đảng. Năm 1959, Lưu Thiếu Kỳ đựoc bầu làm Chủ tịch nước CHNDTH, cùng Mao Trạch Đông lãnh đạo cách mạng Trung Quốc. Năm 1962, khi tiếp khách nứoc ngoài, Mao Trạch Đông đã khẳng định, người kế thừa ông là Lưu Thiếu Kỳ .
Bất đồng giữa Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ đại thể phát sinh vào năm 1962. Nguyên nhân chủ yếu là thái độ nhận thức đối với “ba ngọn cờ hồng” tức “đường lối chung, nhẩy vọt lớn, công xã nhân dân”
Hưởng ứng lời kêu gọi ra sức dấy lên tác phong điều tra nghiên cứu trong đảng của Mao Trạch Đông, năm 1961 Lưu Thiếu Kỳ về quê nhà tại Hồ Nam tìm hiểu tình hình thực tế. Tại đó tận mắt ông nhìn thấy sau mấy năm mất mùa liên tiếp, đồng ruộng bỏ hoang, ngưòi đói từng đàn, phụ nữ thì ra đồng đào rau dại, người già trẻ con trẻ thì bẻ lá cây kiếm cái lót lòng, nhiều nguời sinh ra phù thũng, khắc hẳn với tình hình nghe báo cáo. Vì thế trong hội nghị công tác trung ương tháng năm năm 1961, ông đã biểu thị thái độ của mình: những sai lầm khuyết điểm trong công tác là nguyên nhân chủ yếu tạo ra những khó khăn hiện nay, trung uơng phải chịu trcáh nhiệm chính về những sai lầm đó. Đến họi nghị 7000 ngưòi tháng 1 năm 1962, Lưu THiếu kỳ đã chỉ ra, trong cả nước có một số vùng sai lầm là chính, không thể là sai lầm ba phần, đúng đắn bẩy phần. Một số ngưòi lãnh đạo đã không khiêm tốn thận trọng, mà tự mãn kiêu ngạo, làm trái tinh thần thực sự cầu thị. Ông còn nói một số điều Bành Đức Hoài nêu trong thư tại hội nghị Lư Sơn là phù hợp với tình hình thực tế, lúc đó không làm công xã nhân dân là tốt hơn, kiến nghị giải phóng Bành Đức Hoài.
Những quan điểm đó rõ ràng là động chạm đến ba ngọn cờ hồng, khiến Mao Trạch Đông rất không hài lòng, vì Mao Trạch Đông cho rằng, ba ngọn cờ hồng là phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác, Lênin tại Trung Quốc, ai phản đối ba ngọn cờ hồng là theo chủ nghĩa xét lại… Bất đồng nay dẫn tới sự chia tay không thể tránh khỏi giữa hai bạn chiến đấu già.
Nguyên nhân thứ hai tạo nên bất đồng Mao, Lưu là cách nhìn khác nhau đối với phong trào “tứ thanh”. Mao Trạch Đông cho là phải từ chính trị làm “tứ thanh”, trọng điểm đấu tranh là vấn đề giải quyết mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. Lưu Thiếu Kỳ thì cho là nên giải quyết vấn đề từ kinh tế, có mâu thuẫn gì thì giải quyết mâu thuẫn đó, không nên coi bất kỳ vấn đề nào cũng là đấu tranh giai cấp.
Năm 1964, trong hội nghị công tác trung ương, Lưu Thiếu Kỳ đã xen lời vào lúc Mao Trạch Đông đang nói, nói rõ cách nhìn của mình. Mao Trạch Đông rất tức, cho là tuyến một của Trung ưong(do Lưu Thiếu Kỳ đứng đầu) khiến ông  không yên tâm, Lưu Thiếu Kỳ phải kiểm điểm, vì Mao cho rằng đây không phải là vấn đề đúng sai cá nhân mà là vấn đề đúng sai lớn của chủ nghĩa Mác, Lênin và chủ nghĩa xét lại, xung đột giữa hai ngưòi ngày càng gay gắt, Mao Trạch Đông không tín nhiệm Lưu Thiếu Kỳ nữa.
Ngoài ra trên vấn đề ngoại giao lúc đó và một số sự kiện như khoán sản lưọng tới hộ v.v. hai ngưòi cũng có bất đồng tưong đối lớn. Cuối cùng Mao Trạch Đông cho rằng trong đảng đã có tổng đại biểu đi theo con đưòng tư bản, trong trung ương cũng đã xuất hiện chủ nghĩa xét lại.
Biện pháp giải quyết là phát động “cách mạng văn hoá”
Ngày 16 háng 5 năm 1966, hội nghị thường vụ Bộ chính trị ĐCSTQ mở rộng ra “Thông tri của Ban chấp hành TWĐCSTQ” về “cách mạng văn hoá” theo ý định của Mao Trạch Đông, tuy ông không tham dự. Lưu Thiếu Kỳ miễn cưỡng tiếp nhận. Đầu tháng 6 Nhiếp Nguyên Tử viết bài báo chữ lớn đầu tiên công khai đả kích ban lãnh đạo trưòng Đại học Bắc Kinh, và được Mao Trạch Đông ủng hộ, rồi trường Đại học Thanh Hoa xuất hiện tổ chức quần chúng Hồng vệ binh. Một loạt lớn chuyên gia, học giả ngưòi lãnh đạo bị công kích phê đấu, có ngưòi bị bắt giam, có ngưòi tự sát. Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu bình quyết định cử Tổ công tác tới hưóng dẫn, nhưng đã tạo ra tình hình đối lập, bất đồng với Hồng vệ binh. Mao Trạch Đông không tán thành cách làm này.

CT Lưu Thiếu Kỳ bị hồng vệ binh đấu tố

Ngày 1 tháng 8, hội nghị TW lần thứ 11 khoá 8, họp, tạo hội nghị Mao Trạch Đông phát biểu bài “Nã súng vào Bộ Tư lệnh”. Lưu THiểu Kỳ trở thành “Tư lẹnh của giai cấp tư sản: nhưng chưa bị chỉ đích danh, vị trí trong đảng của ông từ thứ hai tụt xuống thứ tám, Lâm Bưu đựoc công nhận là người thừa kế Mao Trạch Đông. Tiếp sau đó, Lưu Thiếu Kỳ lâm vào cảnh ngộ bị phê phán, phải viết kiẻm thảo. Ngày 23 tháng 10, Lưu Thiếu Kỳ kiểm điểm trước hội nghị công tác trung uơng về ba mặt sai lầm; thứ nhất là những sai lầm trong hơn 50 ngày đầu của cách mạng văn hoá, thứ hai là những sai lầm có tính chất đưòng lối kể từ năm 1046 đến nay, và cuối cùng là sai lầm chưa học tập tốt tư tưởng Mao Trạch Đông . Tuy rất nghiêm túc nhưng trên thực tế ông không làm rõ đựoc và cũng không thể làm rõ đựoc là rốt cuộc ông phạm sai lầm gì. Kiểm điểm của Lưu Thiếu Kỳ không làm giảm nhiệt độ đang sôi sùng sục của cách mạng văn hoá, ngày càng có nhiều cán bộ và người dân bình thường bị chỉ trích phê đấu, Trước tình hình đó Lưu Thiếu Kỳ xin từ chức Chủ tịch nước.
Đêm ngày 13 tháng 1 năm 1967, Lưu Thiếu Kỳ gặp Mao Trạch Đông, ông giận dữ và oan khuất nói : “Thưa Chủ tịch, tôi đã phạm sai lầm lớn, là sai lầm về đường lối, trách nhiệm là ở tôi, đông đảo cán bộ là tốt, đặc biệt là những cán bộ già, đều là của cải quí của nhà nước, trách nhiệm chủ yếu do tôi chịu, xin hãy nhanh chóng giải phóng đông đảo cán bộ, khiến đảng ít bị tổn thất. Tôi xin từ chức Chủ tịch nước, Uỷ viên thường vụ Bộ Chính trị trung uơng, Chủ nhiệm Uỷ ban biên tập “Tuyển tập Mao Trạch Đông” cùng vợ con đến Diên An hoặc về quê làm ruộng, để tiện nhanh chóng kết thúc cách mạng văn hoá, để quốc gia ít bị tổn thất.”
Mao Trạch Đông không thể chấp nhận yêu cầu của Lưu Thiếu Kỳ, vì dề nghị của Lưu Thiếu Kỳ là một lời khuyên can trung thành, thậm chí có thể là một sự đấu tranh ở bước đường cùng. Ngoài ra ông không muốn cách mạng văn hoá dừng lại ở đây, hơn nữa để chủ tịch nước cùngvợ con về quê làm ruộng là việc khó ăn nói. Vì vậy ông không bác bỏ, cũng không đồng ý yêu cầu của Lưu Thiếu Kỳ, ông ta vẫn là cái đích để phê phán.
Quả nhiên ngay sau đó Lưu Thiếu Kỳ và vợ là bà Vương Quang Mỹ liên tiếp bị lôi ra phê đấu, nơi ở bị cắt điện thoại, hàng chục vạn phái tạo phản tụ tập quanh Trung Nam Hải, dùng loa phóng thanh hô khẩu hiểu “đả đảo Lưu Thiếu Kỳ” đòi lôi Lưu Thiếu Kỳ ra khỏi Trung Nam HảiTừ ngày 6 tháng 4, Hồng vệ binh bắt Lưu Thiéu Kỳ phải tự nấu lấy cơm ăm, tự gịt lấy quần áo,,, và chuẩn bị trả lời về 8 tội mà trong bài viết “Chủ nghĩa yêu nước hay chủ nghĩa bán nước” ngày 1 tháng 4 năm 1967, Thích Bản Vũ đã qui kết bậy bạ cho ông.
Ngày 5 tháng 8 ông bị lôi ra phê đấu, hồng vệ binh tay đấm chân đá ông già, đầu tóc bạc phơ gầy yếu do mấy tháng ròng bị dầy vò ghê gớm về vật chất và tinh thần, có kẻ ác tâm còn vặn khuỷ tay ra đằng sau, tay ấn mạnh vào gáy dúi xuống, cho ông đi “máy bay phản lực” Ông mang hiến pháp ra kháng nghị, nhưng không ai thèm nghe. Sau trận phê đấu này, chân phải ông bị đánh bị thương, lưng không ruỗi thẳng đựoc nữa, miệng chỉ còn 7 cái răng.
Lưu Thiếu Kỳ viết thư cho Mao Trạch Đông: “Tôi đã mất tự do”, nhưng đó chỉ là tiếng kêu vô vọng.
Từ chỗ ở mới đến chỗ nhận xuất cơm chỉ cách 30 mét, nhưng do chân bị thương ông phải đi mất 50 phút, các chiến sĩ cảnh vệ tốt bụng không ai dám dìu ông hoặc đi lấy cơm hộ vì sợ bị phê là “phái bảo hoàng”.
Cơm thô,rau già, mất ngủ đã làm cho ông càng ngày càng gầy yếu, nhưng thầy thuốc không dám cho thuốc, có kẻ theo thói đời còn dùng ống nghe đánh hoặc tuỳ tiện tiêm trên ngưòi ông.
Tháng 7 năm 1968, Lưu Thiếu Kỳ bị sốt cao, do không đựoc chữa chạy kịp thời nên biến chứng thành viêm phổi. Cái cảnh không ngưòi chăm sóc, nâng đỡ, thay quần áo, không ai dìu đi đại, tiểu tiện.. không nói ra cũng thể tượng tưọng ra nỗi khổ ghê người này. Điều làm ông đau đớn vạn phần là đúng vào dịp sinh nhật 70 tuổi của mình ông nhận đựoc tin bị kết tội là tên phản bội, bán nước và bị cách hết mọi chức vụ trong và ngoài đảng cũng như bị khai trừ đảng tịch vĩnh viễn mà hội nghi TW lần thứ 12 khoá 8 vừa quyết định. Từ đó trở đi ông không nói một câu nào nữa, ông dùng cách không nói để biểu thị sự phản đối kiên quyết của mình.
Ngày 17 tháng 10 năm 1969, ông được chuyển đến Khai Phong, Hà Nam bằng máy bay. Ông được bí mật đưa đến một ngôi nhà nhỏ, canh gác nghiêm nhặt và hầu như không được chăm sóc gì về y tế cũng như sinh hoạt bình thường. do đó đến 6 giờ 45 ngày 12 thâng 11 năm 1969. Lưu Thiếu Kỳ đã trút hơi thở cuối cùng. Một chiến sĩ bảo vệ theo Lưu Thiếu Kỳ nhiều năm khi biết ông mất đã cố tìm cách vào thăm ông lần cuối, chỉ thấy ông nằm trên một tấm phản đặt dưói đất, một tấm vải cũ chùm kín người, không quần áo, bộ tóc bạc và râu ria lâu không được cắt dài tới nửa mét, môi mà mũi dã bị biến dạng. Đêm ngày 15 ngưòi ta bí mật mang ông đi hoả táng. Nhân viên đài hoá thân hòan vũ được thông tri, đây là một con bệnh chết vì bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. nên mọi di vật cũng bị hoả thiêu hết.Ngưòi ta chỉ biết:
Hộp tro xưong mang số 123
Ngưòi gửi: Lưu Nguyên
Địa chỉ: đơn vị xxx quân đội
Quan hệ với người chết: cha con
Tuổi: 71, nam
Ngề nghiệp: không nghề nghiệp
Nguyên nhân chết: bệnh

Đó là cái chết của Chủ tịch nước Cộng hoà! Không hề có tiếng khóc của ngườì thân, không có vòng hoa, không có nhạc buồn, không có cờ đảng phủ che.
Thảm thay cái chết của Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ!
Oan thay, cái chết của Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ!

Vật đổi sao dời, buớc đi của lịch sử tuy nặng nề nhưng không gì cưỡng nổi, một năm lại một năm.
Tháng 12 năm 1978, hội nghị TW 3 khoá 11 ĐCSTQ họp, bắt đầu nghiêm túc, toàn diện uốn nắn sai lầm “tả” của cách mạng văn hoá, sửa sai mọi án oan, án giả, án sai.
Tháng 2 năm 1980, hội nghị TW 5 khoã 11 ĐCSTQ ra “Quyết nghị về việc bình phản cho đồng chí Lưu Thiếu Kỳ”
Ngày 17 tháng 5 năm 1980, người lãnh đạo đảng, nhà nước Trung Quốc và hơn một vạn đại biểu nhân dân các giới thủ đô đã tới Đại lễ đưòng Nhân dân dự lễ truy điệu Lưu Thiếu Kỳ. Theo di nguyện của ông khi còn sống, vào 13 giờ ngày 19 tháng 5, tro xương của ông với 5 quân hạm hộ tống đã được rải xuống biển sâu mênh mông.

Dương Danh Dy( trích dịch, gt) 
* Nguồn: Mạng “Trung Hoa” ngày 30 tháng 4 năm 2010: “刘少奇冤 惨之死
----------------------------------------

ĐỌC THÊM :
.
.
.

No comments: