Wednesday, November 10, 2010

TỪ "LŨ BÙN ĐỎ" CAO BẰNG (Trần Khải)

TRẦN KHẢI 
Việt Báo Thứ Ba, 11/9/2010, 12:00:00 AM

Cần phảỉ tăng áp lực thúc đẩy để chính phủ CSVN ngừng ngay chuyện khai thác bô xít. Không chỉ vì an nguy môi trường, mà chính là an nguy quốc phòng. Điều lo ngại hiện nay là nhà nước đang muốn làm cho dân chúng quên chuyện những quả bom bùn đỏ do các công trường Trung Quốc treo lơ lửng trên núi rừng Tây Nguyên: từ vàì ngàỳ nay, không thấy các báo quốc nội nhắc gì chuyện này, và trên trang nhất hầu hết các báo đều không còn thấy các chữ “khai thác bô xit” hay “kiến nghị ngừng khai thác bô xit” nữa. Do vậy, một cách để gây ý thức về cuộc chiến đang bị đẩy vào bóng tối này là hãy kêu gọi ký tên vào kiến nghị ngừng bô xit.

May mắn, vẫn còn nhiều người không để bị nhà nước làm cho lạc đề. Trang Bauxite Việt Nam hôm 6-11-2010 đã đăng bài của học giả Dương Danh Dy nhan đề “
Nên dừng ngay việc khai thác boxit ” nguyên gửi trực tiếp tới blog của Nguyễn Xuân Diện, trong đó viết:“Đông đảo ngườøi dân và nhiều nhân sĩ, trí thức, nhà khoa học chuyên sâu... đã công khai phát biểu hoặc ký tên đề nghị dừng khai thác boxit tại Tây Nguyên-tôi dùng chữ Tây Nguyên chứ không nói cụ thể Tân Rai, Nhân Cơ, vì đây không chỉ là vấn đề của hai địa phương này, boxit là vấn đề của cả Tây nguyên, của cả nước.
Có mấy lý do nên dừng ngay:
1. Chưa đủ trình độ kỹ thuật đảm báo an toàn tuyệt đối. Nếu tai hoạ xẩy ra thì không chỉ là sinh mạng của một vài phi công vũ trụ hay là một số dân cư quanh một nhà máy điện hạt nhân nào đó mà là hàng triệu, hàng chục triệu con người kèm theo nguy cơ ô nhiễm lâu dài một vùng rộng lớn với hàng chục ngàn km2 ruộng đất đồi núi và nhiều dòng sông…Tôi tán thành và bổ sung ý kiến: cần công khai danh tính chức vụ những vị chức sắc, những đại biểu quốc hội nào đã đồng ý và biểu quyết cho tiếp tục công việc này. Để muơi năm sau, hoặc dăm chục năm sau khi các vị đó đã mồ yên mả đẹp, nếu không may sự cố xảy ra (điều mà ngưòi viết này không bao giờ muốn và cầu mong không bao giờ có) các thế hệ hậu sinh có thể đến đó nhổ một bãi nước miếng và nói: đồ tham lam, ngu dốt…
2. Như một số nhà khoa học, quản lý đã nói, ngành công nghiệp mới này không có tính chất dẫn dắt, thúc đẩy hoặc đột phá tới sự phát triển các ngành công nghiệp khác. Hiệu quả kinh tế không cao. Nó chưa có tính bức thiết không làm không được.
3. Để nguyên dướùi lòng đất thì đời chúng ta chưa dùng các thế hệ sau vẫn được dùng, con cháu chúng ta sẽ cám ơn vì thế hệ trước đã không “uống cả cặn”.
4. Ngay từ khi vấn đề này đựợc công khai tôi đã có bài viết giới thiệu tình hình khai thác nhập khẩu quặng boxit tại nuớc là đối tác với chúng ta. Hình ảnh con sông trong xanh hiền hoà bỗng trở thành màu máu đỏ lừ mà tôi sưu tầm được sau đó đã được một số bạn dùng lại để chứng minh sự tàn phá môi trường ghê gớm của “con dao hai lưỡi” này. Bài viết của tôi còn lấy những số liệu do chính ngưòi ta đưa ra đã cho thấy họ nhập mỗi năm tới cả chục triệu, gần hai chục triệu tấn quặng loại này. Một câu hỏi không thể không dặt ra: vì sao họ lại tha thiết theo đuổi cố hợp tác với ta cho bằng đựợc trong một thời gian dài tới gần chục năm như vậy? Đưa cả nó vào thông báo hội đàm cấp cao nhất chẳng lẽ chỉ để lấy mỗi năm 1 triệu tấn thôi à?
Đằng sau cái này có ẩn ý gì, không nói chắc các vị đều rõ. Tôi nhắc lại một ý đã viết: tôi tin chắc là phần lớn những người nuớc họ sang ta chỉ nhằm mục đích làm ăn, nhưng chỉ cần có một hay hai anh chàng 007 thì tình thế nuớc ta sẽ ra sao khi có chuyện? Chẳng lẽ những lời nói tốt đẹp bên ngoài, những lời nói ngụ ý đe doạ bên trong, hay những món quà bôi trơn quá hậu hĩnh.. đã làm một số người của chúng ta tê liệt, mất hết cảnh giác rồi chăng?
Ngày 3 tháng 11 năm 2010.”
(hết trích)

Một điều rất tình cờ, vài ngày sau khi học giả Dương Danh Dy viết lá thư cảnh báo trên, một tai nạn “lũ bùn đỏ” đã tràn vào hàng trăm hộ dân Cao Bằng. Tuy không phải thứ cực kỳ độc hại như “bun đỏ bôxit,” nhưng “bùn đỏ rửa quặng sắt” cũng minh chứng một tai họa dễ dang xảy ra và cũng dư sức tàn phá ruộng lúa, sông hồ, ao vườn, giếng nước... và không biết phải mất tới bao nhiêu năm mới có thể làm sạch nổi ruộng, vườn, giếng và con suối dẫn tới Sông Bằng.

Thông tấn Bee kể về tai nạn bùn đỏ quặng sát Cao Bằn, qua bản tin ngày 6-11-2010 như sau, trích:"Lũ bùn đỏ" tấn công hàng trăm hộ dân Cao Bằng
Đêm 5/11, “cơn lũ bùn đỏ” bất ngờ ập đến, vùi lấp hàng chục ha ruộng lúa, hoa màu và tràn vào làm ngập một số nhà dân ở xã Duyệt Trung, thị xã Cao Bằng.
Lũ bùn xuất hiện do sự cố vỡ đập chắn nước thải tuyển rửa quặng của xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng, xã Duyệt Trung, thị xã Cao Bằng (thuộc Công ty khoáng sản luyện kim Cao Bằng).
Sáng 6/11, con đường vào xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng tràn ngập toàn bùn đất, hàng chục người và xe máy dồn tắc vì không qua được dòng suối nhỏ đã bị bùn đỏ đặc quánh ngập quá đầu gối.
Cạnh đó, một chiếc máy xúc đang cố gắng dùng gàu gạt dòng bùn đỏ quặch, đặc sánh để thông đường cho dân đi lại. Dọc hai bên bờ suối dài khoảng 2 km, bùn đỏ đã tràn ngập khắp những cánh đồng lúa và hoa màu, vùi lấp giếng nước của dân.
Chị Mã Thị Bạch, xóm Nà Kéo cho biết tối hôm qua, không biết bùn từ đâu tràn vào đầy nhà. Nhiều nhà dân khác tại xóm Nà Kéo cũng bị bùn đỏ tràn vào nhà, hoặc vùi lấp chuồng trại của gia súc, ao vườn…
Đến xóm 4 Nà Gà, xã Duyệt Trung, ông Nguyễn Văn Túc đang cố gắng dùng xẻng xúc đống bùn dày đặc đang bám đầy sân và giếng nước. Ông cho hay, những hộ dân sống gần bờ suối đã bị bùn đỏ vùi lấp hết ruộng đất ven suối. Không riêng gì gia đình ông Túc, chị Bạch mà khu vực này còn rất nhiều hộ dân bị thiệt hại bởi lũ bùn như hộ Nông Văn Ngân, Nông Văn Tuyến, Lương Văn Tòng, Hoàng Văn Hoà, Hoàng Văn Quang...
Ông Lê Ngọc Quang, Phó Chủ tịch UBND thị xã Cao Bằng cho biết: Đây không phải lần đầu tiên tình trạng này xảy ra. Chính quyền thị xã đã yêu cầu xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng phải có trách nhiệm phối hợp với người dân để sớm khắc phục hậu quả do cơn lũ bùn này gây ra. Xí nghiệp này cũng phải có biện pháp khử độc do bùn thải công nghiệp gây ra, đồng thời có chính sách bồi thường cho các gia đình bị thiệt hại.
Mỏ quặng Nà Lũng được đưa vào khai thác những năm 1990. Quặng sắt sau khi được đào bới sẽ được phun nước rửa sạch. Sau đó, nước thải chảy xuống, lắng bùn tại những cái đập lớn. Hiên nay có 4 đập chắn nước thải, đập chắn số 4 là đập cuối cùng trước khi nước xả ra suối.
Theo những người dân sinh sống lâu năm ở đây, dòng suối này trước kia vốn trong xanh, cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho cả vùng, nhưng từ ngày xí nghiệp khai thác quặng đi vào hoạt động, con suối bỗng trở nên đỏ quặch, không những không thể dùng sinh hoạt mà đến cả cá tôm cũng chết sạch. Điều đáng nói hơn, con suối này còn chảy ra Sông Bằng - nơi cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho nhiều cư dân ven sông.” (hết trích)

Chưa hết, đó mới chỉ là một mỏ khai thác nhỏ ở Cao Bằng.

Thông tấn VietnamNet trong bản tin nhan đề "Lũ bùn đỏ" Cao Bằng: DN "tiết kiệm”, bất chấp hậu quả ? đăng ngày Thứ Hai 8-11-2010 đã nêu câu hỏi mới:
“..."Đây chỉ là một mỏ khai thác nhỏ, còn bao nhiêu mỏ lớn nữa ở Cao Bằng đứng trước nguy cơ này? Đây là một bài học lớn, một cảnh báo khẩn", ĐBQH, Chủ tịch MTTQ Cao Bằng Hoàng Thị Bình chia sẻ nỗi lo ngại trước chuyện đập chắn nước thải tuyển rửa quặng sắt bị vỡ kéo theo hàng ngàn khối bùn đất tràn lấp ruộng đồng hoa màu, vườn tược, nhà cửa của người dân xã Duyệt Chung (thị xã Cao Bằng) cuối tuần qua...”(hết trích)

Như thế, nếu không phải bùn đỏ quặng sắt, mà lại là thức cực kỳ độc hại như “bùn đỏ bô xit” như Hungary thì sao?

Nhạc sĩ Tô Hải viết trên blog riêng đã báo động về âm mưu nhà nước muốn làm lạc hướng chú ý của toàn dân để chệch ra khỏi chuyện khai thác bô xit Tây Nguyên.
Nhạc sĩ Tô Hải giải thích về câu hỏi “Vậy trọng tâm bây giờ là cái gì?” đã viết:
“...Qua hai ngày chất vấn Quốc Hội lại bị kéo vào cái chuyện đã gần như đã rõ như ban ngày Vụ con tầu đắm Vinashin! Các nghị sĩ hăng hái nhất cũng mạnh mẽ lên tiếng đòi lập ban thanh tra của Quốc Hội điều tra về các cá nhân chịu trách nhiệm về cuộc phá sản và đổ nợ chưa từng có của một tập đoàn kinh tế nhà nước. Hăng hái và mạnh bạo hơn là đề nghị “tạm thời đình chỉ” công tác của những ai có dính líu tới vụ này để tiện cho việc điều tra của một ban điều tra của Quốc Hội! Liều mạng hơn là đề nghị các vị dính líu, bao che, cho phép hoặc cản trở thanh tra hãy có văn hoá từ chức… Lại một dịp để những người chuyên ngợi ca chính phủ lên tiếng, thậm chí bác bỏ nhứng ý kiến mạnh bạo vừa mới mở miệng… Không thấy một ai đả động đến bô-xít, bộ-xịt gì…”(hết trích)

Tại sao CSVN cố ý làm cho dân quên chuyện khai thác bô xit Tây Nguyên? Có phải là đúng như học giả Dương Danh Dy đã nêu nghi vấn, có phải vì “những món quà bôi trơn quá hậu hĩnh” mà các cán bộ lãnh đạo cam tâm bán núi, bán rừng, bán mỏ, và bán cả các trọng điểm quốc phòng?

Hãy thúc đẩy, hãy gây thêm tiếng vang để ngừng khai thác bô xit. Để độc giả nắm rõ vấn đề, xin mời vào trang Bauxite Việt Nam (http://boxitvn.wordpress.com), nơi “Chuyên Mục” (cột bên trái), hãy nhấp chuột vào hàng chữ “Lên Tiếng” và hãy đọc lại bản văn có tên gọi “Kiến nghị về dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, với tấm gương về thảm họa vỡ hồ bùn đỏ ở nhà máy Ajka Timfoldgyar, Hungary,”  nơi đó nhắc rằng, trích:“...Ngày 05-10-2010 đã xảy ra sự cố vỡ hồ bùn đỏ chứa phế thải từ việc sản xuất alumina cho luyện nhôm của Nhà máy Ajka Timfoldgyar tại vùng Ajka, cách thủ đô Budapest 160 km về phía Tây Nam. Khoảng 1,1 triệu m3 nước thải bùn đỏ từ hồ bị vỡ này đổ xuống các vùng thấp chung quanh rộng gần 40 km2 và một số con sông, trong đó có sông Danube. Trong vùng xảy ra tai nạn có thị trấn Kolontar hoàn toàn bị ngập trong màu đỏ chết người. Tai nạn này cuốn trôi khoảng 270 căn nhà, phá hủy nhiều cầu đường, làm bị thương (dưới dạng bị bỏng hóa chất) 150 người do các hóa chất độc hại có chất ăn mòn cao trong bùn gây ra, 7 người chết và làm hư hại nhiều xe cộ, tài sản khác. Số người thương vong còn có thể tăng lên do tác động của bùn đỏ chứa hóa chất tiếp tục ngấm vào cơ thể những người đã tiếp xúc với chất thải này khi hồ vỡ.
Chính phủ Hungary coi đây là thảm họa hóa chất thảm khốc nhất trong lịch sử quốc gia này...”
(hết trích)

Bản kiến nghị đòi hỏi ngừng ngay “việc xây dựng Nhà máy Tân Rai ở Lâm Đồng để nghiên cứu tiếp cách xử lý... Tạm hủy dự án đang đàm phán tiếp với đối tác nước ngoài về Nhà máy Nhân Cơ ở Đắc Nông...”

Bản kiến nghị tính đến ngày 4-11-2010 đã có 2699 người ký tên. Nhà báo Bùi Tín, người viết blog trên đài VOA nhận định về việc ký tên đòi ngừng bô xit là một việc “bỏ qua sẽ là đáng tiếc vì thời cơ cho đất nước cựa mình đang diễn ra... Việc có vẻ giản đơn, nhỏ, nhưng ý nghĩa là rất lớn. Đây cũng là dip tham gia nâng cao dân trí như nhà CM Dân chủ  Phan chu Trinh đề xướng...”

Xin mời gọi nhau ký tên, để bắt buộc nhà nước Hà Nội phải trả lời minh bạch, và phảỉ ngừng ngay hành động mà, nói theo học giả Dương Danh Dy, “các thế hệ hậu sinh có thể đến đó nhổ một bãi nước miếng và nói: đồ tham lam, ngu dốt…”

Trang Bauxite cũng giải thích thêm cho cả người trong và ngoài nước hiểu về việc ký tên: “Việc ký Kiến nghị là minh bạch, phù hợp với pháp luật, nên xin anh/chị cho biết đầy đủ thông tin (viết có dấu): tên họ, nghề nghiệp, chức vụ (nếu có), địa chỉ cư trú, địa chỉ e-mail, số điện thoại. Khi công bố trên mạng, ba thông tin cuối sẽ được lược bỏ. E-mail gửi về địa chỉ bauxitevn@gmail.com...”
Hãy ký tên vào bản kiến nghị, để các quan chức Hà Nội không thể lẩn tránh vấn đề, và để các quan Thái Thú Trung Quốc biết rằng họ đã không mua chuộc nổi, không hù dọa nổi, không ép bức nổi dân tộc Việt Nam.

Và cũng để cho các thế hệ hậu sinh biết rằng trong thế hệ chúng ta vẫn còn có rất nhiều người luôn luôn cảnh giác để giữ gìn từng tấc đất, từng tấc rừng, từng tấc biển cho Việt Nam.
.
.
.

No comments: