Gia Minh, phóng viên RFA
2010-11-17
Giới blog Việt tiếp tục mổ xẻ các vấn đề thời sự tại Việt Nam , từ diễn đàn Quốc hội cho đến vụ bố ráp các nhà tranh đấu.
Hai đề tài thu hút sự quan tâm của giới viết blog tại Việt Nam trong tuần qua, đó là chuyện Ủy ban Thường vụ Quốc hội bác bỏ đề xuất thành lập ủy ban lâm thời điều tra trách nhiệm cuả các thành viên chính phủ trong vụ Vinashin và vào cuối kỳ họp quốc hội này bỏ phiếu tín nhiệm thủ tướng cùng một số thành viên chính phủ liên quan; tiếp đến là vụ tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ bị bắt và bị khởi tố.
Không bỏ phiếu tín nhiệm…
Nhiều ngươì cho rằng quyết định cuả Ủy ban Thường vụ quốc hội đưa ra vào chiều ngày 11-11 vừa qua đã như một gáo nước lạnh dội vào bầu khí phấn chấn cuả nhiều người sau phiên thảo luận công khai tại hội trường Ba Đình hôì ngày đầu tháng 11 vừa qua.
Tại phiên thảo luận sáng hôm đó, bài phát biểu dài 7 phút của Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết, phó chủ nhiệm uỷ ban văn hóa- giáo dục- thiếu niên và nhi đồng Quốc hội đã làm nóng nghị trường, với một đề nghị được cho là táo bạo vì chưa hề có tại Việt Nam lâu nay.
Đề nghị cuả ông Nguyễn Minh Thuyết được sự ủng hộ cuả một số các vị đại biểu khác ngay tại phiên thảo luận hôm đó như đại biểu Lê Văn Cuông, đơn vị Thanh Hoá, Nguyễn Thị Loan, đơn vị Hà Nội, Huỳnh Ngọc Đáng, đơn vị Bình Dương…
Blogger Quê Choa, ngay sau đó có bài viết đăng trên blog cuả bản thân với tựa đề ‘Bảy phút sự thật’.
Trong bài viết, blogger Quê Choa cho biết phỏng theo bài báo ‘Ba phút sự thật’ cuả nhà văn Phùng Quán để đặt tựa cho bài nói về những phút phát biểu cuả đại biểu Nguyễn Minh Thuyết hôm ngày 1 tháng 11 vừa qua với những đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm đối với chính phủ và những thành viên chính phủ liên quan trong vụ Vinashin.
Blogger Quê Choa thừa nhận bài ‘Bảy phút sự thật’ chỉ viết đăng trên blog cuả ông thôi, chứ đây là bài gửi cho các báo chính thống trong nước thì sẽ không có báo nào đăng cả.
Blogger Quê Choa viết nguyên văn:
“Khi nghe đến đoạn bác Thuyết nói ‘Vì vậy, căn cứ Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội tôi trân trọng đề nghị Uỷ ban Thường Vụ Quốc hội tổ chức để Quốc hội biểu quyết thành lập Uỷ ban lâm thời điều tra trách nhiệm cuả các thành viên chính phủ trong vụ việc này, trên cơ sở đó, vào thời gian cuối kỳ họp, bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng và một số thành viên Chính phủ có liên quan.
Để tạo điều kiện cho công tác điều tra cuả Uỷ ban lâm thời, tôi đề nghị Quốc hội tạm đình chỉ chức vụ cuả các vị cần được kiểm tra.’ thì tui rung mình nổi cả da gà.
Từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ tui chưa nghe ai nói như rứa ở bất kỳ nơi mô, ngoại trừ trong các cuộc rượu, chứ đừng nói giữa Quốc hội có truyền hình trực tiếp.”
Blogger Quê Choa vì thế bày tỏ lòng cảm phục đối với một vị đại biểu quốc hội dám thẳng thắn lên tiếng như thế. Ông đưa ra suy nghĩ cuả bản thân qua câu ngạn ngữ Phương Tây: ‘Thà thắp lên một que diêm, còn hơn nguyền ruả bóng tối’.
Tuy vậy, có thể nói que diêm bé nhỏ đó cũng chỉ chín hôm sau đã bị dập tắt với công văn trả lời cuả Uỷ ban Thường Vụ Quốc hội cho rằng việc thành lập một ủy ban lâm thời điều tra như thế là chưa cần thiết, dù rằng kiến nghị đó cuả đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Thuyết phù hợp với qui định cuả pháp luật.
Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc, cũng là một blogger, từng xác nhận việc bỏ phiếu tín nhiệm là theo luật pháp Việt Nam , không có gì lạ:
“Việc bỏ phiếu tín nhiệm là trong luật pháp Việt Nam có, nhưng lâu nay chưa thực hiện được. Nếu đặt ra để thực hiện thì ý kiến cuả một vị đại biểu quốc hội phải được tôn trọng.
Đương nhiên còn phải đi qua qui trình để tìm được sự đồng thuận chung cuả toàn bộ quốc hội trong việc này. Việc thực thi luật đã có là chuyện bình thường. Tôi nghĩ những chuyện này phản ánh thay đổi từng bước một trong nhận thức cuả đại biểu.
Vai trò của Quốc hội?
Vào ngày 12 tháng 11, blogger Trường Nhân có bài an ủi Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết:
“Sớ bác Thuyết không được việc
Thôi cầm lòng bác Thuyết ấy ơi
Trên trời còn có ông trời
Thôi thì cũng hiểu lòng ngươì nông sâu
Biết đâu rồi đến mai sau
Sớ bác còn nhắc như câu chuyện buồn…”
Thôi cầm lòng bác Thuyết ấy ơi
Trên trời còn có ông trời
Thôi thì cũng hiểu lòng ngươì nông sâu
Biết đâu rồi đến mai sau
Sớ bác còn nhắc như câu chuyện buồn…”
Blogger Phạm Viết Đào đưa ra quan ngại về quyền hạn cuả đại biểu quốc hội trong việc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Blogger Phạm Viết Đào cho rằng xét về mặt luật pháp thì tại Việt Nam có đủ qui định pháp luật về việc quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm “ Quả thật, nếu lần theo các qui định pháp luật hiện hành nghe có vẻ quang minh chính đại nhưng việc bỏ phiếu tín nhiệm về một đại biểu nào đó, về một thành viên chính phủ chẳng hạn, nếu Chủ tịch Quốc hội không đưa ra, các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội chưa bật đèn xanh thì các đại biểu cũng không thể tự đề xuất ra được, mặc dù luật pháp qui định là được quyền.”
Phản ứng đầu tiên cuả blogger Nguyễn Hữu Quý trước quyết định cuả Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về kiến nghị cuả đại biểu Nguyễn Minh Thuyết được đưa ra vào hôm 13 tháng 11, ngay sau khi truyền thông trong nước loan tải tin tức về quyết định bác bỏ kiến nghị lập ủy ban lâm thời điều tra vụ Vinashin và bỏ phiếu tín nhiệm thủ tướng và các thành viên chính phủ liên quan.
Blogger Nguyễn Hữu Quý vừa cảm thán vừa thắc mắc như sau:
“Quốc hội Việt Nam đã thua trắng thật rồi!?
Bằng việc bác đơn cuả ngài nghị Thuyết
Dẫu đơn kiến nghị phù hợp với pháp luật
Có khác nào luật pháp bị bẻ cong?
Quốc hội ViệtNam có hiểu hay không?
Rằng có nên gọi, đây là: Quốc Hội?
Bởi chính nơi này bẻ cong luật pháp
Xin hỏi rằng nước Việt sẽ về đâu?
Quốc hội đứng ra bảo vệ Chính phủ
“Cân nhắc nhiều mặt là nghiã làm sao?
Quốc hội vì dân… hay vì Chính phủ?
Vì đất nước này, hay ‘nhóm lợi ích’ nào đây?
Bằng việc bác đơn cuả ngài nghị Thuyết
Dẫu đơn kiến nghị phù hợp với pháp luật
Có khác nào luật pháp bị bẻ cong?
Quốc hội Việt
Rằng có nên gọi, đây là: Quốc Hội?
Bởi chính nơi này bẻ cong luật pháp
Xin hỏi rằng nước Việt sẽ về đâu?
Quốc hội đứng ra bảo vệ Chính phủ
“Cân nhắc nhiều mặt là nghiã làm sao?
Quốc hội vì dân… hay vì Chính phủ?
Vì đất nước này, hay ‘nhóm lợi ích’ nào đây?
Hai ngày sau, vào ngày 15 tháng 11 blogger Nguyễn Hữu Quý đưa ra nhận định cho rằng: “Rõ ràng là, đến lúc này những ngươì có lương tri và chỉ cần có hiểu biết trung bình, đều đã nhận ra rằng: ĐCSVN đang đi ngược lại với lợi ích dân tộc”.
Theo blogger Nguyễn Hữu Quý thì điều đó được chứng minh qua bốn việc làm cuả Đảng Cộng sản Việt Nam: thứ nhất là vẫn kiên quyết cho triển khai dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên bất chấp những cảnh báo nhãn tiền như thảm họa bùn đỏ ở Hungary, và lũ bùn đỏ ngay tại xã Duyệt Trung, thị xã Cao Bằng cuả Việt Nam.
Thứ hai là vụ Vinashin nợ nần chồng chất gây hậu quả nghiêm trọng cho kinh tế Việt Nam .
Thứ ba cho tái khởi động dự án Đường sắt Cao tốc Bắc- Nam; cuối cùng là quyết định bác kiến nghị cuả đại biểu Nguyễn Minh Thuyết đưa ra hôm ngày 1 tháng 11 vừa qua.
Xin phép được mở ngoặc tại đây, để nêu ra ý kiến cuả một tờ báo lề phải nói về những phát biểu gần đây cuả các đại biểu quốc hội tại nghị trường. Mạng Công an Nhân dân hôm ngày 11 tháng 11 vừa qua, đăng bài cuả tác giả Đinh Thế Cường, tước vị tiến sĩ, với nội dung cho rằng có đại biểu quốc hội “có biểu hiện muốn lạm dụng diễn đàn, đấy là chưa nói tới sự lợi dụng dân chủ để đưa ra những nhận định hay thông tin còn chưa được kiểm chứng hoặc về những lĩnh vực không phải chuyên môn sâu của mình nên khó có thể phán định chuẩn xác, thậm chí cả những kiến nghị không mang tính xây dựng, gây nên những luồng dư luận không tốt trong xã hội.”
Nhà báo Nguyễn Chính trên mạng Công An Nhân dân viết rằng: “Có đại biểu, là trí thức có học hàm học vị cao hẳn hoi, cũng đã bộc lộ tâm lý ‘té nước theo mưa’ (mà lại là mưa nhỏ!) trong các phát biểu công khai đã không dựa trên các luận chứng khoa học mà chủ yếu lại nương theo tâm lý cuả một bộ phận xã hội thiếu thiện chí, thậm chí là mang nặng ác cảm, với thực tế xã hội đương đại nên cố tình bỏ qua những mảng sáng trong bức tranh toàn cảnh mà chỉ nhấn vào những điểm còn chưa được xử lý thấu đáo do nhiều lý do khác nhau.”
Vụ Cù Huy Hà Vũ
Qui trình bắt giam Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, một nhân vật lâu nay công khai lên tiếng về nhiều vấn đề tại Việt Nam , tiếp tục là chủ đề bình luận cuả các blogger.
Blogger Đông A cất công truy tìm những văn bản pháp luật cuả Việt Nam liên quan việc xử phạt hành chính sau khi xảy ra vụ việc đối với ông Cù Huy Hà Vũ và bà Hồ Lê Như Quỳnh tại Khách sạn Mạch Lâm, phường 11 Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh hồi rạng sáng ngày 5 tháng 11 vừa qua.
Theo blogger Đông A thì trả lời báo Tuổi Trẻ của Trung tướng Hoàng Kông Tư khẳng định việc bắt giữ ông Cù Huy Hà Vũ là theo đúng quy trình.
Qua những pháp lệnh về xử phạt hành chính hồi năm 2002, pháp lệnh sửa đổi bổ sung liên quan năm 2008, và nghị định Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội năm 2005, blogger Đông A chỉ ra những bất hợp lý trong việc cơ quan an ninh khám xét các vật dụng, phương tiện làm việc cuả ông Cù Huy Hà Vũ.
Blogger Đông An kết luận: “Xét sơ qua như vậy thì tôi thấy không rõ lời phát biểu cuả ông Hoàng Kông Tư đã căn cứ vào văn bản pháp luật nào? Chuyện gì thì gì, không thể không căn cứ vào pháp luật”.
Tuy nhiên đó là lý do đưa ra ban đầu, còn sau đó cơ quan an ninh cho rằng ông Cù Huy Hà Vũ đã phát tán tài liệu tuyên truyền chống Nhà Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghiã Việt Nam, nói xấu lãnh đạo, liên kết với những thế lực thù địch nước ngoài…
Vào ngày 15-11, báo mạng Pháp Luật TP.HCM cho biết theo nguồn tin cuả báo này thì Cơ quan An ninh Điều Tra Công an Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam bốn tháng đối với ông Cù Huy Hà Vũ về hành vi tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN chiếu theo điều 88 Bộ Luật hình sự Việt Nam.
Blogger Kami hôm ngaỳ 8 tháng 11, có bài viết trình bày lại mối quan hệ cuả ông Cù Huy Hà Vũ với một số quan chức cao cấp cuả Việt Nam từ trước đến nay. Trên blog ‘nguoiduatinkami.wordpress.com’, tác giả trưng ra những bức ảnh ông Cù Huy Hà Vũ chụp chung với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, với nguyên chủ tịch nước Lê Đức Anh, tổng bí thư Đảng Nông Đức Mạnh… và nêu câu hỏi ‘Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ là ngươì tốt hay kẻ xấu?”
Blogger Kami cho rằng với những mối quan hệ như thế “Nếu ông Vũ là con ngươì xấu xa, bẩn thỉu và đê tiện như Báo Quân Đội Nhân dân và Công an Thành phố Hồ Chí Minh mô tả thì không có lẽ các ông Võ Nguyên Giáp, Nông Đức Mạnh hay Lê Đức Anh lại là ngươì tốt hay sao?”
Hôm cuối tuần rồi, blogger Kami tiếp tục có bài về ông Cù Huy Hà Vũ với tựa đề “Ngọc nát còn hơn giữ ngói lành”; trong đó blogger Kami nêu rõ:
“Do vậy ai cũng thế phải chấp nhận sự công khai và minh bạch về đời tư cuả mình, vì lẽ đó là cách duy nhất để không bị xã hội hay dư luận lôi ra đàm tiếu.
Ông Cù Huy Hà Vũ cũng vậy, sau cái ‘hạn’ đen đủi này hy vọng rằng sau khi được trả tự do thì ông Vũ càng nên công khai, minh bạch và giải trình một cách đầy đủ nhất những dị nghị, những điều mà báo chí lề bên phải họ đã nói về ông mấy ngày qua trên website cá nhân hay các phương tiện thông tin đại chúng khác có thể, để những ngươì ghét ông hay yêu quí ông được tỏ tường sự thật.
Lẽ ra những chuyện như họ nêu có hay không thì ông nên công bố thành sách trắng từ trước khi bị bắt.”
Theo dòng thời sự:
Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia . All rights reserved.
.
.
.
No comments:
Post a Comment