Tuesday, November 2, 2010

THỦ TƯỚNG VIỆT NAM ĐÓI MẶT VỚI HẬU QUẢ VỤ VINASHIN (Wall Street Journal)


Tqvn2004 chuyển ngữ
Thứ Tư, 03/11/2010

Một yêu cầu bất ngờ đòi bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, trước cách ông xử lý khủng hoảng nợ của một trong những doanh nghiệp nhà nước lớn nhất Việt Nam cho thấy hậu quả chính trị từ vụ xì-căng-đan tồi tệ nhất ở quốc gia này mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu, các nhà phân tích cho biết.

Nhà lập pháp Nguyễn Minh Thuyết kêu gọi trước Quốc Hội vào Thứ Hai, yêu cầu điều tra các quan chức cao cấp của chính phủ chịu trách nhiệm giám sát Tập Đoàn Công Nghiệp Đóng Tàu Thủ (Vinashin), doanh nghiệp đang trên bờ vực phá sản khi nợ khoảng 4,5 tỷ USD và liên quan đến một số dự án có kết cục tồi tệ, được cho là trái với các quy định của chính phủ. Ông Thuyết sau đó đề nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với ông Dũng.

"Thật khó khăn và đau đớn cho tôi khi phải nói điều đó", tờ Tuổi Trẻ hôm Thứ Ba đã thuật lại lời ông Thuyết, phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.
Vẫn chưa biết liệu Quốc Hội có tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm hay không. Quốc Hội chủ yếu chỉ bỏ phiếu thông qua hoặc bác bỏ các chương trình của chính phủ, dù vậy, nếu ông Dũng thua, ông Dũng sẽ phải rời bỏ vị trí Thủ tướng mà ông ngồi từ năm 2005.

Nhưng các nhà phân tích ở Việt Nam cho rằng lời kêu gọi bỏ phiếu tín nhiệm bất thường tại Quốc Hội lần này là chỉ dấu cho thấy ông Dũng sẽ phải đối mặt với lò lửa nóng bỏng tại một diễn đàn quan trọng hơn: đó là Đại hội Đảng 5 năm một lần tổ chức vào tháng Một tới. "Đó là nơi mà thử thách thực sự sẽ diễn ra", một nhà phân tích người Việt, yêu cầu dấu tên, cho biết.

Những vị trí cao cấp nhất sẽ được quyết định tại Đại Hội, bao gồm một Chủ tịch nước và một Tổng bí thư mới. Các nhà phân tích nói rằng quyết định được nhiều người quan tâm nhất sẽ là liệu ông Dũng có được phép làm thêm một nhiệm kỳ Thủ tướng nữa - một vị trí hành pháp quyền lực nhất, theo thông lệ Việt Nam.

Sự sụp đổ của Tập đoàn Vinashin đã làm quyền lực của ông Dũng suy giảm tồi tệ. Cựu chủ tịch và tổng giám đốc Phạm Thanh Bình đã bị bắt vào tháng Tám vì cáo buộc làm trái quy định Nhà nước và bốn lãnh đạo cao cấp khác cũng bị giam giữ trong khi điều tra viên tiếp tục làm rõ sai phạm tại doanh nghiệp này. Sự sụp đổ đã làm hỏng danh tiếng của ông Dũng như một nhà lãnh đạo kinh tế có khả năng, và làm nhiều người nghi ngờ chính sách của ông: Tạo ra các tập đoàn doanh nghiệp nhà nước lớn như Vinashin để duy trì một phần lớn nền kinh tế tự do hóa nhanh chong của Việt Nam trong quyền kiểm soát của người Việt.
Vài doanh nghiệp nhà nước đã lao vào những lĩnh vực xa rời ngành kinh doanh chủ đạo của mình. Tổng công ty Điện Lực Việt Nam đầu tư rất lớn vào mạng điện thoại di động, trong khi Tổng công ty Dầu Khí (PetroVietnam) lại đầu tư vào du lịch và nhiều ngành khác. Ông Dũng đã hi vọng các tổng công ty này lèo lái nền kinh tế tiến về phía trước như các tập đoàn lớn của Hàn Quốc và Nhật đã từng làm.

Cuộc khủng hoảng tại Vinashin làm nổi lên các chỉ trích rằng chính sách nói trên đã xua đuổi các doanh nghiệp tư nhân hiệu quả hơn ra khỏi thị trường, và đồng thời đặt câu hỏi về mối quan hệ giữa ông Dũng và ông Bình, người được ông Dũng chỉ đạo trực tiếp. Ông Dũng đã không trả lời những câu hỏi về mối liên quan của ông với tập đoàn Vinashin, nhưng gần đây đã nói trước Quốc Hội rằng chính phủ đã trải qua một giai đoạn "tự kiểm điểm" về vụ việc.

Những tài liệu nội bộ của Đảng CSVN mà tờ Wall Street Journal được xem cảnh báo vụ xì-căng-đan Vinashin có thể làm giảm lòng tin của người dân Việt Nam vào chính phủ và vào Đảng CSVN.
.
.
.

No comments: