Người Sài Gòn
Đăng ngày 19/11/2010 lúc 10:11:44 EST
Đăng ngày 19/11/2010 lúc 10:11:44 EST
Đã có một số bài viết bàn về Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại. Lạc quan cũng có nhưng đa số có vẻ bi quan về Phong Trào này. Những lí do để bi quan như: văn hoá gia tộc chỉ biết lo cho gia đình mình, ai chết mặc ai; văn hoá tìm minh chúa để phục vụ của các trí thức, không cần biết minh chúa ấy là loại người nào miễn là minh chúa ấy mạnh và có được sự ổn vững để có thể đem đến lợi lộc cho riêng mình và gia đình mình; văn hoá hành xử theo cảm tính thích trình diễn “sô” để được nổi tiếng, chỉ thấy cái lợi trước mắt, không cần để ý tới cái hại về sau hoặc cao hơn là không có văn hoá tổ chức.
Tất cả những lí do ấy đều đúng. Những người tranh đấu cho dân chủ ở hải ngoại đều nhìn thấy những điều này nhưng tại sao Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại vẫn không phát triển lớn mạnh mặc dầu đã có biết bao nhiêu cố gắng của nhiều người? Đó là câu hỏi cần có câu trả lời mà những người tranh đấu cho dân chủ ở hải ngoại phải cố tìm ra để có thể có được một Phong Trảo Dân Chủ Hải Ngoại đúng hướng và hữu ích cho việc dân chủ hoá Việt nam.
Tôi, một người hưu trí, đứng ngoài Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại, đã có nhiều năm kinh nghiệm với công việc tổ chức của Đảng Cộng Sản Việt Nam, thỉnh thoảng lại có dịp được sống ở hải ngoại một thời gian và có để ý tới cơ chế tổ chức của người Việt hải ngoại cũng như của các tổ chức ở xã hội phương Tây, mong muốn góp vài ý về tình hình của Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại với hi vọng giúp soi sáng vấn đề bế tắc này cho những người Việt hải ngoại yêu nước. Những nhận xét và góp ý của tôi - một người bên ngoài Phong Trào nên dễ nhìn thấy cái khó khăn hơn - có thể sẽ rất phũ phàng và gây bực dọc cho quý vị.
Trước hết tôi sẽ bàn về hai điểm: một là Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại đang đứng ở đâu và hai là những khả thể đem đến dân chủ cho ViệtNam . Sau đó trong mục 3, tôi sẽ nêu lên một số nhận xét và đề nghị giúp quý vị có thêm dữ kiện để tìm được hướng đi khả thi và hữu ích cho việc dân chủ hoá Việt Nam .
1. Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại đang đứng ở đâu?
Để trả lời câu hỏi này chúng ta phải tìm hiểu những mong ước và dự tính trong tương lai của các thành viên Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại khi ViệtNam đã được dân chủ hoá. Nếu mỗi thành viên của Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại tự hỏi hoặc chúng ta thử hỏi các thành viên này câu hỏi: Bạn sẽ ở đâu và làm gì khi đất nước Việt Nam có được dân chủ? Chúng ta sẽ có câu trả lời của đa số là: Tôi sẽ sinh sống tiếp tục ở tại quốc gia mà tôi đang sống; tôi không về Việt Nam để có chức này chức nọ. Những lí do để khẳng định cho câu trả lời này là con cái, công ăn việc làm, quen với nếp sống ở đây, vân vân và vân vân. Nếu hỏi tiếp: Vậy tại sao bạn lại tham gia Phong Trào Dân Chủ? Chúng ta sẽ được nghe những câu trả lời như: Vì lí tưởng dân chủ; vì dân chủ đem đến lợi ích bảo đảm hoà bình cho mọi người trên toàn thế giới trong đó có tôi; vì sự liên đới với các người cùng tổ tiên; vì tính thích sinh hoạt cộng đồng, vân vân và vân vân. Và nếu hỏi thêm: Như vậy bạn sẽ được lợi gì khi tham gia Phong Trào Dân Chủ? Câu trả lời sẽ là: Chẳng có lợi gì về mặt vật chất mà còn mất thời giờ và tiền bạc; tuy nhiên được cái lợi về tinh thần là đã sống đúng với lí tưởng của mình, vân vân và vân vân.
Tất cả những lí do ấy đều đúng. Những người tranh đấu cho dân chủ ở hải ngoại đều nhìn thấy những điều này nhưng tại sao Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại vẫn không phát triển lớn mạnh mặc dầu đã có biết bao nhiêu cố gắng của nhiều người? Đó là câu hỏi cần có câu trả lời mà những người tranh đấu cho dân chủ ở hải ngoại phải cố tìm ra để có thể có được một Phong Trảo Dân Chủ Hải Ngoại đúng hướng và hữu ích cho việc dân chủ hoá Việt nam.
Tôi, một người hưu trí, đứng ngoài Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại, đã có nhiều năm kinh nghiệm với công việc tổ chức của Đảng Cộng Sản Việt Nam, thỉnh thoảng lại có dịp được sống ở hải ngoại một thời gian và có để ý tới cơ chế tổ chức của người Việt hải ngoại cũng như của các tổ chức ở xã hội phương Tây, mong muốn góp vài ý về tình hình của Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại với hi vọng giúp soi sáng vấn đề bế tắc này cho những người Việt hải ngoại yêu nước. Những nhận xét và góp ý của tôi - một người bên ngoài Phong Trào nên dễ nhìn thấy cái khó khăn hơn - có thể sẽ rất phũ phàng và gây bực dọc cho quý vị.
Trước hết tôi sẽ bàn về hai điểm: một là Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại đang đứng ở đâu và hai là những khả thể đem đến dân chủ cho Việt
1. Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại đang đứng ở đâu?
Để trả lời câu hỏi này chúng ta phải tìm hiểu những mong ước và dự tính trong tương lai của các thành viên Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại khi Việt
Những câu trả lời trên đây của các thành viên Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại cho thấy là – phải tàn nhẫn mà nói – Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại chỉ có thể đứng ở vị thế mở đường, thúc đẩy và yểm trợ cho việc dân chủ hoá Việt Nam. Với tâm trạng của các thành viên như vậy, Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại không thể trở thành tổ chức đối trọng với Đảng Cộng Sản Việt Nam và nắm quyền lực chính trị ở trong nước khi đất nước được dân chủ hoá. Trừ khi Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại có sự liên kết với các thành viên của Phong Trào Dân Chủ trong nước. Nhưng dù vậy thì các thành viên trong nước vẫn là chủ đạo nắm quyền lực chính trị khi bắt đầu dân chủ hoá Việt
Tại sao tôi dám nói, với tình hình hiện nay, Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại lại chỉ có thể ở vị thế mở đường, thúc đẩy và yểm trợ việc dân chủ hoá Việt
- Một là phải có các thành viên thật gắn bó với tổ chức, chỉ có một chọn lựa để sống và không có đường rút lui, dành toàn sức lực và thời giờ cho tổ chức chứ không phải như tình trạng của các thành viên Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại hiện nay chỉ làm khi có giờ rảnh, hứng thì làm như kiểu một thứ thú vui giải trí (hobby), nếu không làm hoặc rút lui khỏi Phong Trào cũng không sao, không ai dám chế tài ai vì sợ bị mất người và bị chống đối khi họ rời Phong Trào, một hình thức làm việc kiểu van xin năn nỉ hoặc khá hơn là kiểu tự giác. Như vậy làm sao Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại có thể là một tổ chức đúng nghĩa như mọi người mong muốn? Có người sẽ phản bác cho rằng nhận định này không hoàn toàn chính xác vì ngay cả các hãng xưởng có lương mà khi không thích người ta cũng bỏ để đi.
Tôi đồng ý vì trong Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại có những người thật thiện chí bỏ hết sức lực thời giờ và tiền bạc cho Phong Trào nhưng thử hỏi được bao nhiêu người như vậy? Với số người có thiện chí và ít như vậy thì làm sao Phong trào Dân Chủ Hải Ngoại có thể được coi là tổ chức mạnh đúng nghĩa? Những người có thể bỏ toàn thời cho Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại chỉ có thể là những người thực sự đủ sống, không phải lo miếng ăn hoặc đã về hưu. Những người thực sự đủ sống để hoạt động cho Phong Trào Dân Chủ Hải ngoại có được bao nhiêu? Còn những người về hưu thì có bao nhiêu vị còn hứng thú tham gia Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại? Nếu chỉ có những người ở tuổi hưu hoặc gần về hưu trong Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại thì Phong Trào làm sao trẻ trung hoá và đáp ứng được nguyện vọng của tuổi trẻ?
- Hai là muốn Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại lớn mạnh phải có một cơ chế tổ chức và một hệ thống chế tài nói nôm na là hệ thống trấn áp như kiểu Đảng Cộng Sản Việt Nam đang làm mà người viết này có nhiều kinh nghiệm, hoặc như Hồi Giáo. Khi đã vào Đảng hay nhập Đạo thì không thể tháo lui vì nếu từ bỏ Đảng hoặc Đạo sẽ bị mọi áp lực từ nhiều phía chèn ép khiến khó sống kể cả bị thanh toán, hù doạ và làm hại gia đình. Vào Đảng hay nhập Đạo với cơ chế tổ chức và trấn áp như vậy sẽ bị điều kiện hoá dần dần và trở thành quán tính nên sau đó không thể bỏ đảng hoặc đạo được. Thí dụ như các trí thức kinh tế của Đảng, biết sai, dám phản biện mà vẫn không thể bỏ Đảng. Vì vậy thử hỏi Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại mệnh danh là Dân Chủ có thể và có dám làm như thế không? Xin thưa là không. Như vậy phải tổ chức Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại như thế nào để phù hợp với dân chủ và với tình hình thực tiễn hiện nay ở hải ngoại? Tôi sẽ trở lại câu hỏi này trong mục 3 khi bàn về “Hướng đi nào của Phong Trào là khả thi và hữu ích cho việc dân chủ hoá Việt
2. Những khả thể đem đến dân chủ cho Việt
Có hai kịch bản có thể đem đến dân chủ cho Việt
2.1. Kịch bản lật đổ Đảng Cộng Sản Việt Nam
Kịch bản này lại có hai biến thể: một là Phong Trào Đối Lập Dân Chủ đủ mạnh để lật đổ Đảng Cộng Sản Việt Nam và hai là có một số bộ phận từ trong nội bộ Đảng Cộng Sản làm đảo chính lật đổ Đảng Cộng Sản Việt Nam. Biến thể thứ nhất rất khó xảy ra với tình hình của Phong Trào Dân Chủ hiện nay. Có thể nói là không tưởng. Biến thể thứ hai có thể xảy ra nhưng với việc cơ chế hoá hiện nay của tổ chức Đảng Cộng Sản Việt
Nhưng dù có thể thực hiện được, kịch bản này cũng không nên làm vì có nhiều khả năng lại có một thể chế độc tài kiểu mới nhiều khi còn tàn bạo hơn.
2.2. Kịch bản Diễn Biến Hoà Bình
Kịch bản này cũng có hai biến thể: một là Đảng Cộng Sản tự diễn biến thành dân chủ và hai là một nhóm các Đảng Viên yêu nước muốn dân chủ kết hợp với Phong Trào Dân Chủ để làm cuộc cách mạng nhung hoặc màu.
Biến thể thứ nhất lại có hai khả thể: một là Đảng Cộng Sản chuyển hoá thành dân chủ như kiểu Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Đài Loan và hai là Đảng Cộng Sản chuyển hoá thành dân chủ giả hiệu trong đó có mọi màu sắc dân chủ nhưng vẫn ngấm ngầm thực thi độc tài như kiểu nước Nga hiện nay của Putin.
Khả thể thứ nhất theo tôi thì sẽ rất khó xảy ra. Bởi vì những người lãnh đạo Đảng Cộng Sản hiện nay không thể bỏ những chiếc ghế đã đem đến quyền hành và lợi lộc để thực thi dân chủ vì nếu có dân chủ thực sự chắc chắn họ sẽ bị mất ghế và quyền lợi. Quyền lực và lợi lộc đang làm họ mù mắt và u mê hết sáng suốt.
Nhưng trước áp lực đòi hỏi dân chủ hiện nay từ trong và ngoài Đảng bắt buộc Đảng Cộng Sản Việt
Biến thể thứ hai là lí tưởng và cũng là tối ưu nhất cho đất nước. Với tình hình hiện nay của nội bộ Đảng Cộng Sản, biến thể này rất có thể xảy ra và có nhiều cơ hội thành công nếu Phong Trào Dân Chủ biết hành động với tinh thần hoà giải và thoả hiệp. Hiện tại chúng ta thấy là nhiều đảng viên Đảng Cộng Sản Việt
3. Hướng đi nào của Phong Trào là khả thi và hữu ích cho việc dân chủ hoá Việt
Với tâm trạng của các thành viên Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại như đã nói trên và với việc không thể có cơ chế tổ chức với bộ máy trấn áp như Đảng Cộng Sản hoặc Hồi Giáo thì Phong Trào có thể trở thành một tổ chức mạnh - đủ người, đủ phương tiện - để có thể đối đầu với Đảng Cộng Sản Việt Nam không? Với cách tổ chức theo truyền thống tổ chức của các tổ chức chính trị từ trước đến nay thì chắc chắn là không. Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại không thể là một tổ chức mạnh đúng nghĩa như quan niệm truyền thống về tổ chức. Vậy Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại phải tổ chức như thế nào để có đủ sức mạnh làm áp lực với Đảng Cộng Sản Việt
Người của Phong Trào hạn chế và khả năng đóng góp giới hạn. Vì vậy phải biết tận dụng khả năng này cho thật tối ưu để đừng lãng phí sức lực vào những hành động vô ích. Muốn vậy phải biết chọn mục tiêu đúng và phù hợp với khả năng để làm. Do đó, trước hết Phong Trào phải biết nhìn thẳng vào thực tiễn để chọn lựa kịch bản khả thi cho việc tranh đấu dân chủ hoá đất nước. Và trong kịch bản ấy phải chọn biến thể nào và khả thể nào. Theo tôi thì kịch bản “Diễn Biến Hoà Bình” với biến thể “một nhóm các Đảng Viên yêu nước muốn dân chủ kết hợp với Phong Trào Dân Chủ để làm cuộc cách mạng nhung hoặc màu” là lí tưởng, tối ưu cho đất nước và có nhiều cơ hội thành công. Sau đó Phong Trào phải biết chấp nhận khả năng hạn hẹp của mình và chọn ra những mục tiêu thật khiêm tốn phải đạt được để tranh đấu cho kịch bản Diễn Biến Hoà Bình tôi vừa gợi ý.
Từ những chọn lựa này Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại có thể tổ chức Phong Trào theo hai cơ chế. Một là cơ chế hoá theo kiểu các tổ chức thân hữu. Hai là cơ chế hoá theo kiểu các tổ chức đội bóng đá chuyên nghiệp ở Âu Châu.
Cơ chế hoá theo kiểu các tổ chức thân hữu dễ thực hiện nhưng không thể là tổ chức mạnh để có thể tham gia vào sinh hoạt chính trị dân chủ hoá Việt
Cơ chế hoá theo kiểu các đội bóng đá chuyên nghiệp Âu Châu vừa có tính dân chủ và vừa có thể có sức mạnh để có thể tham gia vào việc dân chủ hoá Việt Nam khi Việt Nam bắt đầu chuyển sang dân chủ. Cơ chế tổ chức này có hai loại thành viên: thành viên hoạt động và hâm mộ viên (fan) tự phát. Kiểu tổ chức này cần một dự án và một quy ước sinh hoạt rõ ràng. Việc tổ chức thì cần một ban điều hành, ban quản trị tài chánh, ban nghiên cứu chiến thuật và kĩ thuật, ban huấn luyện, ban tiếp thị và một đội cầu thủ chính trị xuất hiện. Nhiệm vụ của ban tiếp thị là lo cho tổ chức có một đội ngũ hâm mộ viên (fan) tự phát được tổ chức như đội ngũ hâm mộ viên của các đội bóng đá chuyên nghiệp Âu Châu.
Với cách tổ chức này Phong Trào Dân Chủ không cần phải có nhiều thành viên hoạt động, chỉ cần khoảng 100 người. Nhưng các thành viên hoạt động này phải được sắp xếp trong một ban ngành và phải có một nhiệm vụ để thi hành, người nào cũng gắn bó với tổ chức, dành toàn thời giờ, toàn công sức có thể có cho tổ chức thì tổ chức cũng có thể là một tổ chức lớn mạnh. Không nên kêu gọi các thành viên vào tổ chức để có con số mà không có một nhiệm vụ để thực hiện cũng như không có sự gắn bó với tổ chức và do đó chỉ làm cho tổ chức rối thêm và yếu đi. Nhưng phải cố làm sao thu hút được nhiều hâm mộ viên. Vì vậy phải có các tuyển thủ chính trị ra sân xuất sắc để thu hút các hâm mộ viên. Và sức thu hút các hâm mộ viên càng lớn khi có nhiều tuyển thủ sáng giá ra sân chính trị là người trong nước.
Đây là một kiểu tổ chức mẫu mực về sự sự kết hợp giữa hải ngoại và quốc nội để cùng đóng góp vào việc dân chủ hoá Việt
Tôi viết những góp ý này gửi đến Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại với mong muốn giúp quý vị thoát khỏi bế tắc trong việc cơ chế hoá tổ chức cũng như có thể chọn một hướng đi khả thi và hữu ích cho việc dân chủ hoá Việt
Người Sài Gòn
17 /11/ 2010
17 /11/ 2010
© Thông Luận 2010
.
.
.
No comments:
Post a Comment