Tuesday, November 23, 2010

NOBEL HÒA BÌNH : CÁI GHẾ TRỐNG SẼ NÓI CHO NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC NÓI

23-11-2010 

Quyết định của Trung Quốc từ chối không cho Lưu Hiểu Ba đến Oslo nhận giải Nobel Hòa bình sẽ chỉ làm người bất đồng chính kiến đang ở trong tù thơm danh thêm.

Tất cả mọi người đều tin rằng khi giải Nobel Hòa bình được tổ chức tại Oslo vào ngày 10 tháng Mười Hai tới, ngôi sao của buổi lễ sẽ không phải là bất kỳ quan khách nào, mà là một cái ghế trống.

Ban tổ chức gỉai Nobel và những người ủng hộ đều từ bỏ hy vọng là người thân của Lưu Hiểu Ba, người được giải Nobel Hoà binh đang trong tù, sẽ được phép rời khỏi Trung Quốc để tham dự buổi lễ. Và mặc dù không có kịch bản nào viết sẵn, nhưng có đồng ý giữa số đông là cách tốt nhất là vẫn ăn mừng như thường lệ, nhưng sẽ không trao giải Nobel Hoà bình.

Trên lý thuyết, không có quy tắc rõ ràng nào ngăn uỷ ban Nobel để cho người khác không là ông Lưu Hiểu Ba hoặc thân nhân của ông nhận huy chương Nobel và bằng chứng nhận thay cho ông - ví dụ, một trong những thành viên của Văn bút Quốc tế, tổ chức đã đề cử ông Lưu Hiểu Ba được giải Nobel Hoà Bình. Nhưng giới chức Nobel chưa bao giờ nghiêm túc xem xét đến việc đó.
“Đây không phải là một quyết định khó khăn,” ông Geir Lundestad, giám đốc Viện Nobel Na Uy nói. “Chúng tôi cảm thấy rằng chúng tôi phải hoàn toàn chắc chắn rằng chúng tôi sẽ trao huy chương, bằng chứng nhận và chắc chắn tấm ngân phiếu (với giá gần 1,5 triệu dô-la), cho người thích đáng.”
Là một nhà văn bất đồng chính kiến và một nhà phê bình văn học trước đây, ông Lưu đã bắt đầu thọ án 11 năm tù từ năm ngoái vì “âm mưu lật đổ” nhà nước, và một số thấy rằng sự vắng mặt của ông tại Oslo có thể làm cho buổi lễ có ý nghĩa nhiều hơn.

Ảnh của ông Lưu Hiểu Ba sẽ được trưng bày nổi bật gần cái ghế trống dành cho ông, và một trong hai bài phát biểu đã dự định gồm một bài viết của Liu Xiabo do Liv Ullmann, nữ diễn viên Norway nổi tiếng, đọc “để được tiếng nói của ông được mọi người biết đến”, ông Lundestad nói. Sau đó sẽ là một dạ tiệc cho khoảng 250 khách ở Grand Hotel tại Oslo, theo truyền thống, và một buổi hòa nhạc tiếp tục ngày hôm sau do Denzel Washington và Anne Hathaway tổ chức.

Tienchi Martin-Liao, chủ tịch Trung tâm Độc lập Trung Quốc của Văn bút Quốc tế, sẽ tham dự lễ trao giải thưởng và đã liên lạc được với vợ của ông Hiểu Ba, Lưu Hà (Liu Xia,
刘霞), đến khi bà bị quản thúc tại gia từ tháng Mười. Martin-Liao cho biết Lưu Hà sẽ từ khước nếu được yêu nhận giải thay mặt cho ông Lưu Hiểu Ba.

“Ý của riêng tôi, và tôi không phải là người duy nhất, là ông Lưu Hiểu Ba là người duy nhất xứng đáng nhận được vinh dự này. Nếu ông không thể đi sang Na Uy, và vợ của ông cũng không thể, thì chúng ta cứ chấp nhận như thế. Và chúng ta hy vọng rằng một ngày nào đó ông có thể đi và ông có thể nhận giải thưởng ngày,” Martin-Liao nói qua điện thoại từ Thụy Điển.

Trong khi đó, đồng nghiệp người Canada của Martin-Liao, John Ralston Saul, Chủ tịch Văn bút Quốc tế tại đây, người cũng sẽ tham dự buổi lễ, tin rằng Trung Quốc đã đánh giá sai hệ quả khi giải thưởng (Nobel Hoà bình) không có người nhận.

“Chính phủ Trung Quốc sai lầm khi nghĩ rằng đó là điều bất lợi cho TQ nếu để Lưu Hiểu Ba đi nhận giải thưởng này,” ông Saul nói.

Nếu vợ của ông Lưu hoặc một người thân trong gia đình tìm cách để sang được Na Uy, Tiến sĩ Lundestad nói, “chúng ta có thể xoay sở tức thời,” nhưng vào thời điểm này “điều này có vẻ khó xảy ra.” Bà Martin-Liao cho biết rõ ràng gia đình ông Lưu đã nhận được “lệnh của chính quyền (Trung Quốc) là họ không được phép rời khỏi TQ,” bà nói.

Có bốn khác người được giải Nobel Hòa bình và đã không thể chính mình đến nhận giải thưởng vì hoàn cảnh đất nước của họ: đó là nhà báo và người đối lập với Đức Quốc xã, Carl von Ossietzky (1935), nhà vật lý hạt nhân Liên Xô, Andrei Sakharov (1975); và người hoạt động nhân quyền Ba Lan, Lech Walesa (1983), và chính khách Miến Điện, Aung San Suu Kyi (1991). Trong ba trường hợp sau này, huy chương đã được trao cho một người thân trong gia đình, nhưng không phải trong trường hợp của ông Von Ossietzky. Năm 1936, một luật sư người Đức nhận giải thưởng tiền mặt của ông Von Ossietsky cho ông, nhưng như TS Lundestad nhắc lại, “(anh luật sư đó) là một người biển lận, và đã bị kết án hai tù khổ sai.”

Ông Lundestad cho biết Ủy ban Nobel tin rằng “ngày ấy sẽ đến” khi ông Lưu Hiểu Ba sẽ được tự do đi nhận huy chương và bằng chứng nhận, và để đọc bài diễn văn nhận giải Nobel. Cho đến khi đó, cái ghế trống của ông ở Oslo có thể chính là biểu tượng nâng cao danh dự của Lưu Hiểu Ba.

“Chúng tôi sẵn sàng lý luận rằng trong lịch sử 109 năm của chúng tôi, các giải thưởng quan trọng nhất cũng có thể là những giải thưởng mà người được giải đã không có mặt,” ông Lundestad nói. “Đây là bảng danh dự của chúng tôi, có thể nói như thế.”


© DCVOnline

Nguồn: At the Nobel ceremony, an empty chair will speak volumes, JAMES BRADSHAW, From Tuesday's Globe and Mail. 22/11/2010.
.
.
.

No comments: