Monday, November 15, 2010

NHỮNG QUẦN ĐẢO GÂY TRANH CHẤP NHẤT TẠI CHÂU Á


Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
03.11.2010

SENKAKU/ĐIẾU NGƯ/ĐIẾU NGƯ ĐÀI
Địa điểm: Đông bắc Đài Loan trên vùng biển Đông Hải
Tuyên bố chủ quyền: Nhật, Trung Quốc, Đài Loan
Tranh chấp: Điếu Ngư tiếng Trung Quốc có nghĩa là "nơi đánh cá", và có những bằng chứng về những hòn đảo nhỏ bé này trong tài liệu hải hành của Trung Quốc từ thế kỷ thứ 15. Nhật tuyên bố chủ quyền pháp lý vào năm 1895 (mặc dù một số tài liệu cho biết rằng việc này xảy ra sớm hơn nữa), khi Đài Loan và những quần đảo chung quanh lọt vào tay Nhật vào cuối cuộc Chiến tranh Trung-Nhật. Không lâu sau, Tokyo chính thức sát nhập chúng vào lãnh thổ Nhật.
Nhưng sau Thế chiến thứ II, Nhật phải trả lại Đài Loan và quần đảo Hoàng Sa cho Trung Quốc. Và vì Điếu Ngư trong quá khứ là một phần của lãnh thổ Đài Loan, chính quyền Đài Bắc tin rằng họ có chủ quyền đối với quần đảo này. Để làm vấn đề phức tạp hơn, vì Bắc Kinh xem Đài Loan là một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc, họ cũng nhận chủ quyền của quần đảo. Nhưng vào năm 1970, Hoa Kỳ và Nhật ký kết một hiệp ước trả lại Okinawa đang bị chiếm đóng cho Nhật. Không như hiệp ước được ký kết trong Thế chiến thứ II, hiệp ước này đặc biệt nhắc đến Senkaku như là lãnh thổ của Nhật. Nhật dùng bản thoả thuận song phương này như là hậu thuẫn pháp lý cho sự tuyên bố chủ quyền của mình.
Việc tranh chấp lãnh thổ đã nổ ra kể từ khi Nhật trục xuất những tàu đánh cá Trung Quốc ra khỏi khu vực và những người Nhật theo chủ nghĩa dân tộc đã xây một ngọn hải đăng trên hòn đảo vào năm 1990. Và vào tháng Chín vừa qua, tranh chấp lại nổ ra lần nữa khi viên thuyền trưởng một chiếc tàu cá Trung Quốc bị bắt giữ sau khi đụng độ với các tàu chiến Nhật, dẫn đến một cuộc đối đầu ngoại giao dữ dội nhất giữa Nhật và Trung Quốc trong nhiều thập niên qua.

DOKDO/TAKESHIMA/LIANCOURT
Địa điểm: Trong biển Nhật Bản, khoảng 117 dặm phiá đông bờ biển Nam Hàn
Tuyên bố chủ quyền: Nhật, Nam Hàn
Tranh chấp: Được phương Tây biết đến với tên Liancourt Rocks, quần đảo núi lửa này còn có tên Hàn là Dokdo hay "Quần đảo đơn độc", hoặc tên Nhật là Takeshima hay "Đảo Trúc". Chỉ có hai cư dân lâu năm trên quần đảo này - Một ngư dân già Nam Hàn và vợ của ông, Tokyo tuyên bố sự hiện diện của họ là sự "chiếm đóng bất hợp pháp". Tuy nhiên, tầm quan trọng mang tính biểu tượng và tiềm năng tài nguyên năng lượng của Liancourt đã làm quần đảo này trở thành một điểm nóng trong quan hệ Nhật-Hàn trong hơn nửa thế kỷ qua.
Quần đảo này từng là một phần lãnh thổ của Nam Hàn, vốn bị quân đội Nhật sát nhập trong quá trình chinh phục khu vực bán đảo Triều Tiên vào năm 1905. Nhật mất quyền kiểm soát lãnh thổ Triều Tiên sau Thế chiến thứ II, và Seoul đã đưa lực lượng Tuần duyên Nam Hàn đến đóng quân chung quanh quần đảo như một biểu hiện của quyền sở hữu. Những cuộc đối đầu hải quân đã trở nên thường xuyên hơn trong những năm gần đây, mặc dù không quân và hải quân đã không bắn vào nhau. Cho đến nay Nhật vẫn phản đối đề nghị 60 năm qua của Seoul nhằm đưa vấn đề này ra giải quyết tại Toà án Công lý Quốc tế.
Tinh thần dân tộc khởi nguồn từ quần đảo này đôi khi lên đến mức độ cực đoan. Năm 2005, khi tỉnh Shimane của Nhật tuyên bố lễ "Ngày Takeshima", một bà mẹ và con trai Nam Hàn đã chặt đứt ngón tay để phản đối trước Đại sứ Quán Nhận tại Seoul.

QUẦN ĐẢO KURILS (Đảo Trúc)
Địa điểm: Kéo dài từ đảo Hokkaido của Nhật đến bán đảo Kamchatka của Nga
Tuyên bố chủ quyền: Nhật, Nga
Tranh chấp: Năm mươi năm sau Thế chiến thứ II kết thúc, Nhật và Nga vẫn chưa bao giờ ký kết một hiệp ước hoà bình, trở ngại của việc này là bốn hòn đảo cực nam của Quần đảo Kuril mà Nhật gọi là "lãnh thổ phía bắc." Nga và Nhật đã tranh giành quần đảo Kuril mãi từ những năm 1700s, khi những thợ săn thú lấy lông và ngư dân bắt đầu khám phá khu vực này. Năm 1875, Nga đã đồng ý giao quần đảo Kuri8l cho Nhật để đổi lấy quyền kiểm soát đảo Sakhalin rộng lớn hơn và nằm gần với phần đất của Nga hơn.
Nhưng Nhật đã chiếm quyền kiểm soát phân nửa đảo Sakhalin trong chiến tranh Nga-Nhật vào năm 1904. Trong hiệp ước San Francisco mà Nhật đã ký với phe Đồng minh vào năm 1951, Tokyo đã từ bỏ việc nhận chủ quyền quần đảo Kuril. Nhưng bản hiệp ước cũng đã không thừa nhận quyền kiểm soát quần đảo của Liên Xô, dẫn đến những phái viên của Stalin rút lui khỏi bàn đàm phán. Thoả thuận quốc tế này cũng không ngăn được Liên Xô chiếm quyền kiểm soát quần đảo và ước tính có khoảng 17 nghìn người Nhật đã bị trục xuất khỏi quần đảo này khi Liên Xô chiếm đóng nó. Nga đã khuyến khích công dân của họ đến sống tại quần đảo vì nguồn tài nguyên hải sản và quặng mỏ dồi dào, và hiện nay đã có gần 17 nghìn người Nga và thổ dân đang sống ở đây. Cho đến nay quyền sở hữu quần đảo Kuril vẫn chưa được giải quyết.
Căng thẳng đã bùng nổ lại trong những tuần vừa qua khi Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đến thăm quần đảo này, dẫn đến việc chính phủ Nhật nổi giận và tạm thời rút đại sứ của mình ra khỏi Moscow để phản đối.

QUẦN ĐẢO HOÀNG SA
Địa điểm: Nằm xa Việt Nam và Trung Quốc với một khoảng cách như nhau trên vùng biển Nam Hải
Tuyên bố chủ quyền: Trung Quốc, Việt Nam
Tranh chấp: Chuỗi quần đảo với khoảng 30 hòn đảo nhỏ và rặng san hô trên vùng biển Nam Hải đã là trọng tâm của sự tranh chấp giữa hai đồng minh thời Chiến tranh Lạnh trước đây. Có những bằng chứng của cư dân Trung Quốc trên quần đảo tận thế kỷ thứ 8 trong triều đại nhà Tần, mặc dù hiện nay chỉ có quân đội Trung Quốc chiếm giữ. Nhóm đảo nhỏ và rặng san hô này từng được Pháp tuyên bố như một phần của Đông Dương thuộc Pháp vào năm 1887 với sự phản đối mạnh mẽ của Trung Quốc.
Năm 1956 với sự ủng hộ của chính phủ Cộng sản Bắc Việt Nam, Bắc Kinh đã tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo, mặc dù tuyên bố này đa phần không có giá trị vì chính phủ Nam Việt Nam đã tiếp tục giữ một lực lượng quân sự nhỏ ở đây. Sự việc bùng nổ trong "Trận hải chiến Hoàng Sa" vào năm 1974, khi Nam Việt Nam điều động các tàu chiến đến để trục xuất quân đội Trung Quốc ra khỏi khu vực. Lực lượng Trung Quốc, được hậu thuẫn bởi Bắc Việt Nam, đã dễ dàng đánh bại Nam Việt Nam và củng cố quyền kiểm soát quần đảo của Bắc Kinh, mặc dù Việt Nam vẫn tiếp tục phản đối trên phương diện ngoại giao.
Năm ngoái, chính quyền Trung Quốc đã liên tục bắt giữ ngư dân Việt Nam trong khu vực gần quần đảo, dẫn đến những phản đối giận dữ từ Hà Nội.

QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA
Địa điểm:Trên vùng biển Nam Hải, khoảng hai phần ba khoảng cách từ Việt Nam đến Philippines
Tuyên bố chủ quyền: China, Philippines, Việt Nam, Đài Loan, Malaysia, Indonesia, và Brunei
Tranh chấp: Hầu như dễ dàng hơn khi liệt kê những quốc gia Đông Á không tuyên bố chủ quyền về tập hợp của khoảng 100 đảo nhỏ, rặng san hô và mõm đá này. Những tranh chấp chủ quyền về quần đảo và vùng biển chung quanh bắt đầu từ những năm 1930 khi nguồn tài nguyên dồi dào gồm khí đốt, dầu hoả và cá trong khu vực này được khám phá. Kể từ những năm 1950, đã có 29 mỏ dầu và 4 mỏ khí đốt được xây dựng trong khu vực Trường Sa.
Có những tuyên bố chủ quyền khác nhau, mặc dù chỉ có Trung Quốc là dám mạnh mẽ đòi chủ quyền toàn bộ quần đảo (dựa trên những tài liệu hải hành thời Hán ở tận năm 110 sau Công Nguyên). Quần đảo Trường sa được Nhật tuyên bố chủ quyền trong Thế chiến thứ II nhưng hiện nay thì Tokyo đã không tuyên bố sở hữu. Quần đảo này không có cư dân, mặc dù Trung Quốc, Việt Nam và Phillipines đều có quân đồn trú tại những hòn đảo mà họ kiểm soát. Tranh chấp đã vài lần dẫn đến bạo lực: Năm 1988 những tàu hải quân Trung Quốc và Việt Nam đã đụng độ vì một rặng san hô, có hơn 70 binh lính thiệt mạng.
Một nghị quyết chung được các quốc gia ASEAN ký kết năm 1992, trong đó các bên cam kết giải quyết việc tranh chấp một cách hoà bình, nhưng nhiều nước vẫn tiếp tục lên án Trung Quốc đang sử dụng cơ bắp quân sự của mình để củng cố quyền kiểm soát trên toàn bộ quần đảo.
.
.
.

Đài Bắc, ngày 10 tháng 11 (CNA): Chính phủ sẽ đưa một bản kháng nghị cứng rắn nếu các cơ sở giám sát trên đảo Yonaguni của Nhật Bản đe dọa an ninh quốc gia của Đài Loan, Bộ trưởng Ngoại giao Timothy CT Yang nhấn mạnh hôm thứ Tư.
 “Chúng tôi sẽ không làm ngơ”, ông Yang nói khi câu trả lời câu hỏi của nhà lập pháp Tsai Huang-liang thuộc đảng đối lập, Đảng Dân chủ Thăng tiến, tại một buổi điều trần của [hội đồng] lập pháp về quyết định của Nhật Bản thiết lập một “đội giám sát duyên hải” gồm 200 thành viên ở đảo Yonaguni, vùng lãnh thổ phía Tây của Nhật.

Ông Tsai và các thành viên khác của Ủy ban Quốc phòng và Đối ngoại [thuộc cơ quan] lập pháp lên tiếng lo ngại sau khi được tin từ các phương tiện truyền thông Nhật Bản đưa tin rằng Tokyo đã quyết định triển khai lực lượng giám sát trên đảo Yonaguni – 111 km về phía Đông Đài Loan – để theo dõi các hoạt động hàng hải của Trung Quốc trên biển Hoa Đông, bao gồm các đảo thuộc quần đảo đang tranh chấp Tiaoyutai (Senkaku).

Ông Tsai cho biết ông lo ngại hoạt động giám sát của Nhật sẽ bao gồm cả Đài Loan, và thậm chí Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có thể đi vào vùng biển Đài Loan.
Ông Yang trả lời rằng, ông hiểu sự triển khai của Nhật Bản, và văn phòng của ông chắc chắn sẽ phản đối nếu nó đe dọa an ninh quốc gia của Đài Loan.
Ông Yang khẳng định chủ quyền của Đài Loan ở Tiaoyutai (Senkaku), cách Đài Loan 200 km về phía Đông Bắc, nói rằng chính phủ sẽ truyền đạt tuyên bố của mình thông qua tất cả các kênh có thể được.

Đài Loan, Trung Quốc và Nhật Bản đều tuyên bố chủ quyền trên đảo Tiaoyutais, Nhật gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

Ngọc Thu dịch từ nguyên bản tiếng Anh
© Đàn Chim Việt
—————————————-

Đọc bài liên quan:
.
.
.

No comments: