Việt Hoàng
Đăng ngày 18/11/2010 lúc 15:48:24 EST
Đăng ngày 18/11/2010 lúc 15:48:24 EST
Trong bài viết trước đây Nhận diện đối lập dân chủ, tôi đã nêu ra bốn điều kiện cần và đủ để một cuộc cách mạng dân chủ thành công. Trong bốn điều kiện đó thì điều kiện thứ tư rất quan trọng, nếu không muốn nói là quyết định, đó là: “Có một tập hợp chính trị xuất hiện phù hợp với nguyện ước của toàn dân làm điểm hội tụ cho những khát vọng đổi mới”, và để có được một tổ chức đối lập dân chủ đúng nghĩa thì tổ chức đó phải trải qua năm giai đoạn. Những giai đoạn đầu rất quan trọng vì mất nhiều thời gian và công sức. Giai đoạn cuối “tấn công giành chính quyền” (đó là các cuộc tuần hành, bãi công, biểu tình… để buộc Đảng cộng sản ngồi vào vòng đàm phán) chỉ có kết quả khi các giai đoạn đầu đã chuẩn bị tốt và chiến thắng là điều chắc chắn không thể đảo ngược.
Thực tế các “lực lượng đối lập dân chủ” vẫn đang còn nhiều khó khăn và thách thức trước mặt để có thể chiến thắng chế độ độc tài. Nhìn nhận lại những khó khăn đó để có phương án và sự thay đổi nhằm đi đến kết quả cuối cùng là điều cần thiết. Những khó khăn đó là:
1. Những nguyên nhân khách quan:
-Thế giới rất bận rộn, vì vậy không nên chờ đợi nhiều sự giúp đỡ của thế giới, của các quốc gia dân chủ. Hiện nay thế giới có nhiều vấn đề để quan tâm hơn là dân chủ cho Việt Nam, ví dụ phải đối phó với khủng hoảng kinh tế, vấn đề hạt nhân của Iran hay Bắc Triều Tiên…
- Phản ứng chống đối dân chủ rất lớn từ chính quyền Cộng sản Việt Nam, một chính quyền vừa độc tài vừa tham nhũng. Vì độc tài nên họ chỉ biết đến quyền lợi vật chất của họ và sẵn sàng làm mọi chuyện để bảo vệ quyền lợi vật chất đó. Họ biết rõ, thậm chí rất rõ tham nhũng là quốc nạn, là ngăn chận khả năng vươn lên của quốc gia, là làm đất nước tụt hậu và hàng chục triệu gia đình phải khốn khổ trong nhiều thế hệ. Nhưng họ vẫn tham nhũng và bao che tham nhũng. Họ biết rõ nguy cơ Bắc Triều và cũng thấy nhục nhã trước sự lấn áp của Trung Quốc. Nhưng vì quyền lợi cá nhân họ chấp nhận sự nhục nhã đó, chấp nhận sự lấn áp và sự khuynh loát của Trung Quốc. Họ cho Trung Quốc khai thác quặng bô-xít, bán rừng dài hạn, ngăn chặn biểu tình chống Trung Quốc…
- Với chính quyền hiện nay, Việt Nam là một mảnh đất màu mỡ để mafia khai thác. Với toàn cầu hóa, mafia hiện nay không còn giới hạn trong một quốc gia. Nơi nào có thể khai thác được là bọn chúng “đầu tư”. ViệtNam có nhiều tài nguyên, đặc biệt là địa ốc, có thể mang lại nhiều tỉ USD. Hơn nữa, chính quyền sẽ giúp bọn chúng khai thác nhân công rẻ mạt của hơn 80 triệu người Việt Nam . Chỉ cần thu lợi trên mỗi đầu người Việt Nam 100 USD/năm là bọn chúng có thể thu vào 8 tỉ USD/năm. Một lợi tức rất lớn. Nên nhớ, mafia hiện nay không phải đơn giản chỉ là một lực lượng khủng bố, mà còn là một tập đoàn tư bản và “đầu cơ chính trị”. Với phương tiện dồi dào về tài chính và kỹ thuật tinh vi, với một đội ngũ chuyên viên có trình độ cao trong mọi lãnh vực như ngân hàng, địa ốc, đầu tư, chứng khoán… mafia giúp chính quyền Việt Nam tồn tại, ngược lại chính quyền này bao che cho mafia, nếu không là công cụ của mafia. Chúng ta cũng thấy chính quyền hiện nay cư xử như một băng đảng mafia, đã nhiều lần dùng du côn hành hung những ai gây bất lợi cho họ.
- Tham nhũng là một quốc nạn, nó trầm trọng hơn chúng ta tưởng. Nó mở cửa cho mafia, cho các thế lực tài phiệt (trong nước và quốc tế) thao túng quốc gia. Nó làm màng nhân xã rách nát, luân thường đạo lý, các giá trị đạo đức đảo lộn. Tham nhũng đã làm cho các quốc gia Châu Mỹ La Tinh hay Châu Phi vươn lên không nổi trong cả một thế kỷ. Tham nhũng ở ViệtNam hiện nay rất trầm trọng, đến độ lộ liễu (không cần che dấu) và ăn sâu vào hệ thống chính quyền. Tham nhũng và mafia là anh em song sinh. Tham nhũng mở đường cho mafia thành hình và phát triển.
- Những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam ngày nay đều xuất thân từ thành phần “bần cố nông” trước đây, vì vậy văn hóa và tư duy của họ vô cùng hạn hẹp, chính vì hạn hẹp về văn hóa, họ hoàn toàn không quan tâm đến sự phán xét của lịch sử, hay đơn giản hơn, không quan tâm đến sự phán xét của người dân và dư luận của thế giới. Những quan tâm, nếu có, chỉ là để bảo vệ quyền lực. Họ là những người không biết gì đến bình an của tâm hồn và cũng không ý thức rằng cuộc sống rất phù du, ngắn ngủi. Họ cũng chẳng biết đến xấu hổ là gì. Họ cũng rất muốn xóa đi cội nguồn nghèo khổ và khốn khó của mình bằng cách khoác lên mình những cái “áo” xa hoa lộng lẫy và sự giàu có, họ không hiểu một điều đơn giản rằng “cái áo không làm nên thầy tu”. Càng cố tỏ mình giàu có hơn người thì họ càng trở nên kệch cỡm và phản cảm trong con mắt người dân. Một chính quyền hạn hẹp vể văn hóa, mục đích tối hậu là quyền lợi cá nhân là một cản trở rất lớn cho sự chuyển hóa về dân chủ. Đối với những người này, những bài viết kêu gọi lòng nhân ái, kêu gọi lương tâm của họ, kêu gọi trách nhiệm đối với quốc gia dân tộc, hay phân biệt phải trái, không có một tác dụng nào.
- Sự tôn vinh giá trị của đồng tiền một cách cuồng tín. Ai cũng có thể thấy được: hiện nay, tại ViệtNam , tiền là giá trị tuyệt đối. Trong một xã hội mà người dân phải rất vất vả để kiếm sống thì tiền bạc có giá trị lớn. Người có tiền nhiều thường được trọng nể, được ngưỡng mộ, tất nhiên nếu đồng tiền mà họ kiếm được là chân chính. Thế nhưng ở Việt Nam thì người ta khó phân biệt, và có lẽ cũng không cần phân biệt, đó có phải là tiền tham nhũng hay không. Đa số chạy theo đồng tiền, sẵn sàng làm mọi việc vì tiền, đôi khi làm cả những việc làm trái với lương tâm. Nhiều cá nhân hay tổ chức phục vụ cho chế độ với nhiều lý do, chẳng hạn như giúp nhà nước phát triển để nâng cao đời sống của người dân… nhưng thực chất là vì bổng lộc. Tiền bạc và địa vị luôn có sức quyến rũ mạnh, đặc biệt là trong thời buổi này, và tại Việt Nam . Tâm lý nông dân và quá khứ nghèo khổ là một ám ảnh quá lớn đối với người dân Việt Nam và nhất là quan chức trong chính quyền. Có nhiều người đã rất giàu nhưng họ vẫn cố gắng để giàu hơn nữa mà đôi lúc họ cũng không cần biết nhiều tiền để làm gì?
2. Những nguyên nhân chủ quan:
- Do ảnh hưởng nặng nề của văn hóa Khổng Giáo đối với người ViệtNam , hiện nay chúng ta phải đối diện với chủ nghĩa thực dụng và tâm lý luồn lách, tìm những giải pháp cá nhân để sống qua ngày, thay vì tìm một giải pháp chung cho tương lai. Văn hóa Khổng Giáo luôn hướng về quá khứ, sống trong hoài niệm thay vì cởi mở để hướng đến tương lai. Người ta có thể ca ngợi không tiếc lời về một ông tướng nào đó đã có công trong quá khứ (thậm chí chỉ là ông Hoàng Thành làng) nhưng lại dửng dưng, vô cảm (thậm chí chỉ trích) những người đang đấu tranh cho dân chủ ngày hôm nay. Những người làm cách mạng với văn hóa Khổng Giáo luôn chủ trương kêu gọi lòng căm thù, kích động bạo lực thay vì vận động cho “hòa giải, hòa hợp” để hướng tới tương lai. Không phải ai cũng hiểu được rằng đấu tranh cho dân chủ phải khác với đấu tranh kiểu cộng sản. Đấu tranh cho dân chủ không nhằm tiêu diệt hay hạ nhục một ai, mà là đấu tranh để mang lại một tương lai chung cho tất cả mọi người, tương lai trong đó ai cũng có chỗ đứng và ai cũng có thể chấp nhận được. Dân chủ không áp đặt mà chỉ cung cấp cho mọi người thông tin, sự hiểu biết để từ đó, mỗi người có thể chọn cho mình một con đường, một lối đi. Như vậy, dân chủ bản thân nó là mâu thuẫn với văn hóa Khổng Giáo. Nếu lịch sử “chọn” Phan Châu Trinh thay vì Hồ Chí Minh thì có lẽ mọi chuyện đã khác. Người Việt Nam thích làm cách mạng “trên đường phố” hơn là ngồi nghiên cứu trước một “Dự án Chính trị”. Đã có người thành tâm hỏi tôi rằng, dù rất quí mến Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên nhưng thấy kiểu đấu tranh có vẻ “chính trị salon”, sao không thấy xuống đường biểu tình hay rải truyền đơn. Tôi trả lời rằng trước hết phải tìm được sự đồng thuận về phương pháp đấu tranh, về những phương cách thay đổi hiện tại cũng như tương lai. Tư tưởng phải “thông” cái đã, bởi vì “tư tưởng không thông, vác bình-đông cũng nặng”. Việc xuống đường biểu tình gây sức ép là việc làm cuối cùng khi tất cả đã chuẩn bị xong, đã xuống đường là phải chắc thắng 100%.
- Văn hóa Khổng Giáo cũng sinh ra một kiểu làm chính trị rất tai hại đó là “nhân sĩ”. Người ta cốt đánh bóng tên tuổi và làm cho mình nổi tiếng với hy vọng là chính quyền biết đến và mời ra làm quan. Trong lịch sử Trung Quốc có một người “nhân sĩ” chờ đến 70 tuổi mới được vua biết đến để vời ra làm quan. Các “nhân sự chính trị” có hại cho phong trào dân chủ bởi vì họ không “phục” bất cứ tổ chức đối lập dân chủ nào, họ không muốn ai hơn họ và vì thế, thay vì ủng hộ cho những lập trường đúng đắn họ quay sang chỉ trích hoặc bài bác. Họ cũng cố tình quên đi rằng “tướng” có giỏi đến đâu mà không có “quân” thì cũng chẳng làm được trò trống gì. Đừng quên rằng đảng cộng sản “cướp” được chính quyền năm 1945 là nhờ họ có tổ chức. Tâm lý không muốn thấy ai hơn mình vẫn chi phối mạnh đến tầng lớp trí thức “xã hội chủ nghĩa” ở Việt Nam, vì thế, không thấy họ tham gia vào các tổ chức chính trị. Tác giả La Thành trong bài viết “Nền độc tài của một ý thức hệ đã chết” có nhận xét về thành phần trí thức Việt Nam rằng: “Sau hơn nửa thế kỷ bị đàn áp và chia rẽ, tuyệt đại đa số trong bộ phận có học nhất của người Việt đã bị thoái hoá về ý thức phản kháng, đã lựa chọn lối sống thích nghi với hệ thống chính trị, quy phục cường quyền. Hiện tại, đây là bộ phận kém đoàn kết và kém được tổ chức nhất trong quốc dân Việt: khi một cá nhân nào đó có vấn đề với chính quyền, dường như chỉ một mình anh/chị ta phải đương đầu với các hệ luỵ. Sự liên kết nội bộ và tinh thần phản kháng của giới trí thức Việt thực sự yếu ớt hơn nhiều so với các tầng lớp ít học và nghèo khổ hơn họ”. Tất nhiên có nhiều lý do để không tham gia vào các tổ chức chính trị nhưng ít ra họ phải bày tỏ thái độ, lập trường của mình đối với các tổ chức “đối lập dân chủ”. Vì vậy, tiếng nói của họ, nếu có, cũng chỉ là những “tiếng nói của lương tâm” chứ không thay đổi được gì trong hiện tại. Họ cam chịu, chờ đợi chứ không chủ động tham gia vào quá trình thay đổi hiện tại, một hiện tại mà bản thân họ thừa hiểu là không ra gì. Một tấm gương dành cho họ đó là người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, người đã lặn lội vào tận núi rừng Lam Sơn để gặp Lê Lợi bàn kế đánh đuổi quân Minh, dành độc lập cho nước nhà.
- Văn hóa Khổng Giáo cũng làm cho ViệtNam “thiếu vắng nhân sự chính trị và trí thức có tầm vóc”. Viên Trung tướng Lưu Á Châu đã đúng khi cho rằng “Trung Quốc không có nhà tư tưởng mà chỉ có các nhà mưu lược”, kể cả Khổng Tử. Khoảng cách giữa nhà tư tưởng và nhà mưu lược là một khoảng cách rất xa. Việt Nam cũng rơi vào hoàn cảnh như vậy. Chúng ta rất thiếu những nhà tư tưởng, đặc biệt là các nhà “tư tưởng chính trị”, vì thế chúng ta không định hướng được cho tương lai và dẫn dắt thế hệ trẻ. Chúng ta bế tắc hoàn toàn. Ví dụ dễ thấy nhất là trước tình hình “nước sôi lửa bỏng” như hiện nay mà chúng ta vẫn chưa thấy xuất hiện một người nào có khả năng và uy tín cũng như tầm nhìn để chèo lái đất nước. Thậm chí tìm một người nổi bật để làm Tổng bí thư cho đại hội đảng XI cũng là một điều nan giải cho đảng cộng sản và 3 triệu đảng viên. Tất cả các ứng cử viên đều mờ nhạt và sàn sàn như nhau. Tác giả La Thành cũng thấy “Bản thân Đảng Cộng sản cũng đang là nạn nhân của chính nó (chủ nghĩa toàn trị): dù đang nắm độc quyền thống trị, đảng này đang lâm vào một cuộc khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử của nó – khủng hoảng thiếu lãnh tụ – một kết cục tất yếu của văn hoá đào tạo và đề bạt nhân lực phản-chọn-lọc. Trước thềm Đại hội XI, những cái gọi là ‘nhân lực nguồn’ của các vị trí lãnh đạo cấp cao nhất của đảng này chỉ là những nhân cách nhợt nhạt, xơ cứng, trống rỗng và hoang tưởng. Đặc điểm chung nổi bật của các nhân vật này là ở họ, khả năng biết xấu hổ đã thoái hoá triệt để”. Trong khi đó, đối lập dân chủ vẫn chưa có ai làm điểm tụ hội cho những khát vọng thay đổi, nếu có thì cũng không phải ai cũng phục. Dù rằng chúng ta đều hiểu mục đích tối thượng của đối lập dân chủ là mang lại nền dân chủ thật sự cho Việt Nam .
Khi đã có dân chủ rồi thì các “khuynh hướng chính trị” khác nhau có thể tách ra và tranh cử với nhau. Người dân ViệtNam sẽ là giám khảo để quyết định chọn ai đứng ra lãnh đạo đất nước. Chúng ta đừng quên rằng không phải tự nhiên “Công Đoàn Đoàn Kết” của Ba-Lan giành được thắng lợi. Họ đã giành được thắng lợi là do tất cả mọi thành phần, mọi giai cấp trong xã hội Ba Lan đều ủng hộ và đứng về phía họ. Kể cả tầng lớp trí thức, quân đội, văn nghệ sĩ thậm chí cả Giáo Hội Công Giáo Roma.
- Phương tiện của “đối lập dân chủ”, nói chung, không có gì đáng kể, về nhân sự, về tổ chức, về cơ sở, về tài chánh, về hậu thuẫn của thế giới. Trong khi chính quyền ViệtNam không tiếc tiền của chi cho những hoạt động “phá hoại” phong trào dân chủ. Như tạo ra các tổ chức đối lập cuội và cò mồi để lố bịch hóa những hành động đấu tranh nghiêm túc. Chia rẽ cộng đồng người Việt ở hải ngoại với đồng bào trong nước bằng cách khoét sâu những thù hận và lằn ranh quốc - cộng trong lòng những người ra đi từ Miền Nam trước đây. Một lực lượng công an hùng hậu để trấn áp những tiếng nói bất đồng trong nước.
- Một yếu tố tâm lý quan trọng vẫn đang còn tồn tại trong dân chúng: cuộc sống hiện nay dù có nhiều khó khăn nhưng so với trước đây cũng khá hơn (trước đây là trước 1975 tại miền Bắc, là trước năm 1990 trên cả nước). Những sự kềm kẹp, khủng bố tàn bạo vẫn còn trong trí nhớ của nhiều người. Chính vì sự so sánh này người dân chấp nhận cuộc sống hiện nay và tìm cách thích ứng với xã hội. Dưới chế độ tham nhũng thì họ luồn lách, chụp giật và tham nhũng để sống. Tham nhũng đẻ ra tham nhũng. Tầng lớp trung lưu là những người có hiểu biết và có tiếng nói quan trọng cho tiến trình dân chủ nhưng họ đã chọn cách im lặng và hợp tác với chính quyền. Họ chỉ lo hưởng thụ cho bản thân và gia đình.
Thực tế các “lực lượng đối lập dân chủ” vẫn đang còn nhiều khó khăn và thách thức trước mặt để có thể chiến thắng chế độ độc tài. Nhìn nhận lại những khó khăn đó để có phương án và sự thay đổi nhằm đi đến kết quả cuối cùng là điều cần thiết. Những khó khăn đó là:
1. Những nguyên nhân khách quan:
-Thế giới rất bận rộn, vì vậy không nên chờ đợi nhiều sự giúp đỡ của thế giới, của các quốc gia dân chủ. Hiện nay thế giới có nhiều vấn đề để quan tâm hơn là dân chủ cho Việt Nam, ví dụ phải đối phó với khủng hoảng kinh tế, vấn đề hạt nhân của Iran hay Bắc Triều Tiên…
- Phản ứng chống đối dân chủ rất lớn từ chính quyền Cộng sản Việt Nam, một chính quyền vừa độc tài vừa tham nhũng. Vì độc tài nên họ chỉ biết đến quyền lợi vật chất của họ và sẵn sàng làm mọi chuyện để bảo vệ quyền lợi vật chất đó. Họ biết rõ, thậm chí rất rõ tham nhũng là quốc nạn, là ngăn chận khả năng vươn lên của quốc gia, là làm đất nước tụt hậu và hàng chục triệu gia đình phải khốn khổ trong nhiều thế hệ. Nhưng họ vẫn tham nhũng và bao che tham nhũng. Họ biết rõ nguy cơ Bắc Triều và cũng thấy nhục nhã trước sự lấn áp của Trung Quốc. Nhưng vì quyền lợi cá nhân họ chấp nhận sự nhục nhã đó, chấp nhận sự lấn áp và sự khuynh loát của Trung Quốc. Họ cho Trung Quốc khai thác quặng bô-xít, bán rừng dài hạn, ngăn chặn biểu tình chống Trung Quốc…
- Với chính quyền hiện nay, Việt Nam là một mảnh đất màu mỡ để mafia khai thác. Với toàn cầu hóa, mafia hiện nay không còn giới hạn trong một quốc gia. Nơi nào có thể khai thác được là bọn chúng “đầu tư”. Việt
- Tham nhũng là một quốc nạn, nó trầm trọng hơn chúng ta tưởng. Nó mở cửa cho mafia, cho các thế lực tài phiệt (trong nước và quốc tế) thao túng quốc gia. Nó làm màng nhân xã rách nát, luân thường đạo lý, các giá trị đạo đức đảo lộn. Tham nhũng đã làm cho các quốc gia Châu Mỹ La Tinh hay Châu Phi vươn lên không nổi trong cả một thế kỷ. Tham nhũng ở Việt
- Những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam ngày nay đều xuất thân từ thành phần “bần cố nông” trước đây, vì vậy văn hóa và tư duy của họ vô cùng hạn hẹp, chính vì hạn hẹp về văn hóa, họ hoàn toàn không quan tâm đến sự phán xét của lịch sử, hay đơn giản hơn, không quan tâm đến sự phán xét của người dân và dư luận của thế giới. Những quan tâm, nếu có, chỉ là để bảo vệ quyền lực. Họ là những người không biết gì đến bình an của tâm hồn và cũng không ý thức rằng cuộc sống rất phù du, ngắn ngủi. Họ cũng chẳng biết đến xấu hổ là gì. Họ cũng rất muốn xóa đi cội nguồn nghèo khổ và khốn khó của mình bằng cách khoác lên mình những cái “áo” xa hoa lộng lẫy và sự giàu có, họ không hiểu một điều đơn giản rằng “cái áo không làm nên thầy tu”. Càng cố tỏ mình giàu có hơn người thì họ càng trở nên kệch cỡm và phản cảm trong con mắt người dân. Một chính quyền hạn hẹp vể văn hóa, mục đích tối hậu là quyền lợi cá nhân là một cản trở rất lớn cho sự chuyển hóa về dân chủ. Đối với những người này, những bài viết kêu gọi lòng nhân ái, kêu gọi lương tâm của họ, kêu gọi trách nhiệm đối với quốc gia dân tộc, hay phân biệt phải trái, không có một tác dụng nào.
- Sự tôn vinh giá trị của đồng tiền một cách cuồng tín. Ai cũng có thể thấy được: hiện nay, tại Việt
2. Những nguyên nhân chủ quan:
- Do ảnh hưởng nặng nề của văn hóa Khổng Giáo đối với người Việt
- Văn hóa Khổng Giáo cũng sinh ra một kiểu làm chính trị rất tai hại đó là “nhân sĩ”. Người ta cốt đánh bóng tên tuổi và làm cho mình nổi tiếng với hy vọng là chính quyền biết đến và mời ra làm quan. Trong lịch sử Trung Quốc có một người “nhân sĩ” chờ đến 70 tuổi mới được vua biết đến để vời ra làm quan. Các “nhân sự chính trị” có hại cho phong trào dân chủ bởi vì họ không “phục” bất cứ tổ chức đối lập dân chủ nào, họ không muốn ai hơn họ và vì thế, thay vì ủng hộ cho những lập trường đúng đắn họ quay sang chỉ trích hoặc bài bác. Họ cũng cố tình quên đi rằng “tướng” có giỏi đến đâu mà không có “quân” thì cũng chẳng làm được trò trống gì. Đừng quên rằng đảng cộng sản “cướp” được chính quyền năm 1945 là nhờ họ có tổ chức. Tâm lý không muốn thấy ai hơn mình vẫn chi phối mạnh đến tầng lớp trí thức “xã hội chủ nghĩa” ở Việt Nam, vì thế, không thấy họ tham gia vào các tổ chức chính trị. Tác giả La Thành trong bài viết “Nền độc tài của một ý thức hệ đã chết” có nhận xét về thành phần trí thức Việt Nam rằng: “Sau hơn nửa thế kỷ bị đàn áp và chia rẽ, tuyệt đại đa số trong bộ phận có học nhất của người Việt đã bị thoái hoá về ý thức phản kháng, đã lựa chọn lối sống thích nghi với hệ thống chính trị, quy phục cường quyền. Hiện tại, đây là bộ phận kém đoàn kết và kém được tổ chức nhất trong quốc dân Việt: khi một cá nhân nào đó có vấn đề với chính quyền, dường như chỉ một mình anh/chị ta phải đương đầu với các hệ luỵ. Sự liên kết nội bộ và tinh thần phản kháng của giới trí thức Việt thực sự yếu ớt hơn nhiều so với các tầng lớp ít học và nghèo khổ hơn họ”. Tất nhiên có nhiều lý do để không tham gia vào các tổ chức chính trị nhưng ít ra họ phải bày tỏ thái độ, lập trường của mình đối với các tổ chức “đối lập dân chủ”. Vì vậy, tiếng nói của họ, nếu có, cũng chỉ là những “tiếng nói của lương tâm” chứ không thay đổi được gì trong hiện tại. Họ cam chịu, chờ đợi chứ không chủ động tham gia vào quá trình thay đổi hiện tại, một hiện tại mà bản thân họ thừa hiểu là không ra gì. Một tấm gương dành cho họ đó là người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, người đã lặn lội vào tận núi rừng Lam Sơn để gặp Lê Lợi bàn kế đánh đuổi quân Minh, dành độc lập cho nước nhà.
- Văn hóa Khổng Giáo cũng làm cho Việt
Khi đã có dân chủ rồi thì các “khuynh hướng chính trị” khác nhau có thể tách ra và tranh cử với nhau. Người dân Việt
- Phương tiện của “đối lập dân chủ”, nói chung, không có gì đáng kể, về nhân sự, về tổ chức, về cơ sở, về tài chánh, về hậu thuẫn của thế giới. Trong khi chính quyền Việt
- Một yếu tố tâm lý quan trọng vẫn đang còn tồn tại trong dân chúng: cuộc sống hiện nay dù có nhiều khó khăn nhưng so với trước đây cũng khá hơn (trước đây là trước 1975 tại miền Bắc, là trước năm 1990 trên cả nước). Những sự kềm kẹp, khủng bố tàn bạo vẫn còn trong trí nhớ của nhiều người. Chính vì sự so sánh này người dân chấp nhận cuộc sống hiện nay và tìm cách thích ứng với xã hội. Dưới chế độ tham nhũng thì họ luồn lách, chụp giật và tham nhũng để sống. Tham nhũng đẻ ra tham nhũng. Tầng lớp trung lưu là những người có hiểu biết và có tiếng nói quan trọng cho tiến trình dân chủ nhưng họ đã chọn cách im lặng và hợp tác với chính quyền. Họ chỉ lo hưởng thụ cho bản thân và gia đình.
Cuối cùng, như đã nói trong bài trước: Trong một thời gian nữa, nếu người dân không thấy có hy vọng nào về “Đối lập dân chủ” thì họ sẽ thỏa hiệp với chính quyền, bằng cách luồn lách để sống. Họ không còn quan tâm đến việc phải thay đổi chính quyền vì không hy vọng thực hiện. Khi đó người dân cũng quên, hay không còn tin vào “một chế độ mới” và “những mục tiêu quốc gia mới”.
Như vậy, với những khó khăn của “đối lập dân chủ” đã nêu ra ở trên, có thể chưa hoàn toàn đầy đủ nhưng thiết nghĩ cũng đủ làm cho những người Việt Nam ưu tư với đất nước sẽ có một cái nhìn khách quan hơn về bản thân, để rồi từ đó sẽ có những sách lược đấu tranh thích hợp nhằm mang lại dân chủ thực sự cho Việt Nam.
Bất cứ một tổ chức chính trị nào, muốn thành công cũng phải cần đến sự ủng hộ của mọi tầng lớp dân chúng. Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên cũng không là ngoại lệ. Dù rằng chúng tôi chỉ là một bộ phận của “đối lập dân chủ” chứ không phải là duy nhất, tuy nhiên chúng tôi có một Dự Án Chính Trị rất rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, trong sáng và có thể thực hiện được để mang lại một tương lai tốt đẹp cho mọi người Việt Nam. Chúng tôi có những nhà “tư tưởng chính trị” xuất sắc như ông Nguyễn Gia Kiểng, chúng tôi có một đội ngũ gắn bó và có tổ chức, bao gồm mọi thành phần trong xã hội. Tuy nhiên, dù tư tưởng hay phương thức đấu tranh của chúng tôi có tốt đến đâu đi nữa mà không được mọi tầng lớp nhân dân ủng hộ thì chúng tôi cũng không thể thành công. Chúng tôi cũng nhắc lại rằng mục đích của chúng tôi không phải là đấu tranh để “giành chính quyền” mà là “mang lại một nền dân chủ thật sự cho Việt Nam”. Một khi Việt
Việt Hoàng
(Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên)
(Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên)
© Thông Luận 2010
--------------------------------------------
Việt Hoàng
Đăng ngày 16/11/2010 lúc 14:48:09 EST
Đăng ngày 16/11/2010 lúc 14:48:09 EST
.
.
.
No comments:
Post a Comment