Nguồn: Seth Mandel, Blitz
Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ
Wed, 11/17/2010 - 14:15
Giải Nobel Hòa bình 2009 đã đến với Tổng thống Mỹ Barack Obama, khi được đề cử, ông chỉ vừa nhậm chức được mười ngày. Quyết định trao giải cho ông đã gây sửng sốt cả giới ủng hộ lẫn những kẻ dèm pha và đã làm cạn kiệt thêm một giải thưởng mà phần lớn uy tín của nó đã từng bị mai một.
Tất nhiên đã không hề thiếu các ứng viên tốt cho giải thưởng này. Động thái thích hợp - không tính đến sự lựa chọn có tính lịch sử sâu sắc - có thể là nên trao giải thưởng cho một trong nhiều nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc. Không phải chỉ vì những nhà bất đồng chính kiến như thế sẽ không được công nhận, nhưng vì năm ngoái là kỷ niệm lần thứ hai mươi của vụ thảm sát tại Thiên An Môn.
Biết rằng rất nhiều ứng viên xứng đáng đang phải chịu đau đớn trong các nhà tù tăm tối ẩm thấp của thế gian mà mình chưa từng suy nghĩ đến, tổng thống Obama đã buộc phải đọc một bài diễn văn nhận giải vụng về.
Giải thưởng đã nhiều lần đến với những con người từng phá hoại các cộng đồng toàn cầu, hoặc khủng bố dân chúng – như Yasser Arafat - hoặc từng viện trợ, khuyên giải và bảo vệ những tên bạo chúa như vậy – như Jimmy Carter. Nhưng có một số năm, Ủy ban Nobel của Na Uy đã từng hành động đúng. Giải thưởng năm nay là một trong những năm đúng đắn ấy.
Nhân vật nhận được giải Nobel Hòa bình 2010 là nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc Lưu Hiểu Ba. Giải thưởng trao cho Lưu đã ném một hòn đá xuyên phá khung cửa sổ kính màu của một hình ảnh được Trung Quốc nắn nót cẩn thận.
"Ông ta là Ai ? Đưa ra câu hỏi (và những câu hỏi chắc chắn sẽ theo sau) cũng giống như kéo ra một sợi chỉ sờn rách trong tấm vải liền lạc từng được coi là một Trung Quốc hiện đại, tự tin và đang lên", Bret Stephens của tờ Wall Street Journal đã từng viết như thế.
Lưu là một trong hàng chục ngàn tù nhân chính trị tại nước Cộng hòa nhân dân. Tội gần đây nhất của ông và lý do ông khiến ông đã bị kết án mười năm tù, là ủng hộ Hiến chương 08, trong tháng 12 năm 2008.
Một bản tuyên ngôn chính trị của tự do và bình đẳng, một phần của Hiến chương 08 như sau:
"Trung Quốc, với tư cách là một quốc gia lớn trên thế giới, một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và là thành viên của Hội đồng Nhân quyền, nên đóng góp cho nền hòa bình nhân loại và tiến bộ về nhân quyền. Nhưng trước sự hối tiếc của dân chúng, Trung Quốc, đơn độc trong số các quốc gia lớn trên thế giới vẫn còn bám vào con đường chính trị độc tài. Kết quả là, Trung Quốc đã gây ra một chuỗi liên tục những thảm họa về nhân quyền và khủng hoảng xã hội, kềm hãm sự phát triển của người dân Trung Quốc và cản trở sự tiến bộ của nền văn minh nhân loại. Tình hình này phải thay đổi !. Các cải cách chính trị dân chủ không thể chậm trễ được nữa".
Đó là kết luận của bản hiến chương. Nhưng qua tiến trình, bản hiến chương đã kêu gọi sự thay đổi trong văn hoá chính trị của Trung Quốc xây dựng chung quanh các khái niệm sau đây: Tự do, nhân quyền, bình đẳng, chủ nghĩa cộng hòa, dân chủ, và chủ nghĩa hợp hiến.
Lưu đã bị tù vì vai trò của mình trong các cuộc biểu tình ở Thiên An Môn và ông đã dành giải thưởng Hòa bình của mình cho những người thiệt mạng trong vụ thảm sát. Nhưng những nỗ lực của ông, hiến chương của ông, giải Nobel của ông và thậm chí bản thân vụ thảm sát là một bằng chứng về sức mạnh của những nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc và là điểm yếu của chế độ.
Tôi từng viết vào tháng Giêng năm nay về trường hợp của Lưu và các ý nghĩa của nó trong mối quan hệ của Trung Quốc với phương Tây. Hôm Lưu bị bắt và bị kết án ngay ngày hôm sau, tôi đã viết: "Trong hai ngày ấy, một vấn đề đã được nêu rõ - nói về dân chủ hóa và áp dụng đạo đức với các chế độ độc đoán, đàn áp là chỉ để cho phương Tây nghe mà thôi. Và lối thực hành ấy đã trở thành một thói quen".
Mối đe dọa, tôi từng viết, là chúng ta ở phương Tây đã theo đuổi một chính sách "hội nhập" Trung Quốc chỉ khiến quá trình đó quay ngược trở lại về phía chúng ta. Kể từ nhiệm kỳ tổng thống của Bill Clinton, Mỹ và các quốc gia khác đã đưa sự hội nhập của Trung Quốc vào nền kinh tế toàn cầu lên đầu các danh sách các ưu tiên - bất chấp đến thực tế của một hàng ngũ lãnh đạo Trung Quốc độc tài và đàn áp tàn bạo.
Lối lý luận cho rằng bằng cách đưa Trung Quốc vào nền kinh tế rộng lớn hơn, các lực lượng của sự tự do hóa thị trường sẽ cầm giữ được, để đưa Trung Quốc đi vào một con đường tương tự như các bước đi của nền dân chủ. Tự do hóa chính trị, đưa đến tư duy và một nền tự do hóa về kinh tế sẽ sớm theo sau.
Như có thể từng bị thiếu sót, nhiều người sẵn lòng suy nghĩ theo cách này. James Mann, một học giả thường trú của trường Nghiên cứu cao cấp quốc tế Paul H. Nitze tại Đại học Johns Hopkins, đã từng nỗ lực một dự án kêu gọi sự thức tỉnh bằng cuốn “Mối Hoang tưởng Trung Quốc: Tại sao chủ nghĩa tư bản sẽ không được mang dân chủ đến Trung Quốc” (The China Fantasy: Why Capitalism Will not Bring Democracy to China) của ông.
"Phải chăng hiện nay Hoa Kỳ hội nhập Trung Quốc vào một nền trật tự kinh tế quốc tế mới dựa trên các nguyên tắc thị trường tự do ?" Mann viết. "Hay, ngược lại, chính là hiện nay Trung Quốc đang hội nhập Hoa Kỳ vào một nền trật tự mới về chính trị quốc tế, nơi dân chủ không còn được ủng hộ và sự việc chính phủ liên tục tiệt trừ tất cả các đối lập chính trị có tổ chức sẽ được chấp nhận hoặc bỏ qua ?"
Nói một cách khác, Trung Quốc đã lôi kéo phương Tây vào một thế giới của nền tài chính quốc tế không kèm theo đạo lý. Chiến lược của phương Tây đã thất bại. Nhưng có một phương cách vẫn có thể từng bước phá vỡ được áo giáp cộng sản Trung Quốc - đó là phương cách của ông Lưu Hiểu Ba.
Bất chấp sự bắt nạt của Trung Quốc, Lưu đã thắng. Bất chấp sự che giấu của các phương tiện truyền thông Trung Quốc, Lưu đã thắng. Trung Quốc chất đầy các nhà tù và trại lao động của họ bằng những người như ông Lưu - nhưng Lưu vẫn thắng. Cuối tháng qua, Trung Quốc cảnh cáo Ủy ban Nobel rằng việc trao giải cho một người bất đồng chính kiến Trung Quốc sẽ được coi là "một hành động không thân thiện, có thể dẫn đến các hậu quả tiêu cực cho mối quan hệ giữa Na Uy và Trung Quốc". Thế nhưng, Lưu đã thắng.
Vì vậy, bài học được rút ra từ giải Nobel Hòa bình năm nay không phải là sự quy phục đến tội lỗi của Trung Quốc, mà đúng hơn là đến những lời nói của một con người có thể làm rung chuyển nền tảng của những bạo chúa cộng sản.
"Làm sao một nhà nước có thể mạnh" Stephens hỏi, "nếu phải sợ hãi một người đàn ông đơn độc?
.
.
.
No comments:
Post a Comment