Wednesday, November 25, 2009

VIỆT NAM PHÁ GIÁ TIỀN ĐỒNG

Việt Nam phá giá tiền Đồng
New York Times

Tqvn2004 chuyển ngữ
Thứ Tư, 25/11/2009
http://danluan.org/node/3404

Hà Nội - Ngân Hàng Trung Ương Việt Nam nói hôm thứ Tư rằng nó sẽ phá giá tiền Đồng lần thứ ba kể từ tháng 6 năm 2008, và thu hẹp biên độ tỷ giá cho giao dịch mua bán giao ngay giữa USD và VND. Ngân hàng này cũng nói rằng nó sẽ điều chỉnh lãi suất cơ bản tăng từ 7%/năm lên 8%/năm từ 1/12/2009.

Tin liên quan:
Thông báo về việc điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu và tỷ giá
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu: Không phá giá VND

Lần phá giá này sẽ khiến tiền Đồng yếu đi 5,44%, có hiệu lực từ buổi trưa thứ Tư 25/11/2009, Ngân hàng Trung ương cho biết.
Biên độ tỷ giá cho giao dịch mua bán giữa VND và USD sẽ hạ xuống 3%, từ 5% như trước đây, có hiệu lực vào thứ Năm.
Việc phá giá tiền Đồng diễn ra chỉ 1 tuần sau khi Thống đốc Ngân Hàng và Bộ trưởng Tài Chính Việt Nam nói quốc gia này đang tiến hành các biện pháp giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào tiền USD, và sẽ không phá giá tiền Đồng.
Tiền Đồng đã sụt giá so với đồng USD trên thị trường chợ đen ở Việt Nam trong năm nay, do những tiên đoán rằng chính quyền có thể phá giá tiền Đồng lần thứ ba kể từ tháng 6/2008.
Lý do lập tức khiến tiền Đồng suy yếu, những nhà kinh doanh cho biết, là nhu cầu đối với đồng USD đã tăng lên, do có sự chênh lệch trong giá vàng giữa Việt Nam và thế giới, và sự chênh lệnh này đang tăng dần. Việt Nam đã gỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu vàng kéo dài 18 tháng vào 12/11/2009, để tìm cách hạn chế sự mua vào hoảng loạn đã khiến tiền Đồng tụt giá.
Bên cạnh đó, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động tiêu cực đến dòng chảy đầu tư nước ngoài và tiền chảy vào trong nước của người lao động ở nước ngoài cũng như các công ty xuất khẩu, điều này càng làm nguồn cung cấp USD hao hụt. Tiền USD cũng được chọn làm phương tiện dữ trữ cho các doanh nghiệp và gia đình Việt Nam, khiến các quan chức phải phàn nàn vì sự dự trữ tiền đô.
Giữa tháng 6/2008 và 3/2009, chính quyền Việt Nam đã mở rộng biên độ tỷ giá của tiền Đồng gấp 3 lần để giải phóng sức ép lên đồng tiền này. Họ cũng đã tiến hành 2 lần phá giá.
Sau mỗi lần làm như thế, tỷ giá trao đổi chính thức gần như ngay lập tiến đến cận trên của biên độ tỷ giá, và tỷ giá trên thị trường tự do cũng tăng theo.
Morgan Stanley gần đây cho biết một lần phá giá nữa "có thể tạo ra lo ngại rằng chính quyền sẽ tiếp tục phá giá tiền đồng, dẫn tới việc người dân và doanh nghiệp tăng cường nắm giữ USD, và kết quả là ngân hàng trung ương lại cần có nguồn dự trữ lớn hơn để duy trì đồng tiền Việt Nam".
Dự trữ ngoại hối của VN giảm trong tháng Tám xuống còn 16,5 tỷ từ 23 tỷ USD cuối năm 2008, dữ liệu của Ngân hàng Thế giới cho biết.
"Chúng ta có thể thấy áp lực phá giá đáng kể được đặt lên tiền Đồng trong những tuần vừa qua. The rate hike is there to support the dong," Tai Hui, một nhà kinh tế tại Ngân hàng Standard Chartered ở Singapore, nói. "Xét đến sự thâm hụt thương mại và thâm hụt tài khoản tiền tệ hiện nay, tôi cho rằng tiền Đồng vẫn bị đánh giá quá cao (so với giá trị thực của nó). Chúng ta sẽ còn thấy những mong đợi rằng tiền đồng tiếp tục bị phá giá. Nhưng hành động này của chính phủ sẽ giúp hạ bớt áp lực ở thời điểm hiện tại.”
Các quyết định của Việt Nam trong việc tăng lãi xuất cơ bản và phá giá tiền Đồng là những bước tích cực để giúp ổn định hệ thống tài chính của nó, nhưng chúng sẽ không gây ảnh hưởng ngay lập tức tới các đánh giá tín dụng đối với quốc gia này, một chuyên gia phân tích tín dụng quốc gia của Fitch Ratings nói vào thứ Tư.
“Các biện pháp thắt chặt hệ thống tiền tệ và tỷ giá hối đoái sẽ giúp ổn định vị trí tài chính của Việt Nam trong con mắt quốc tế", Vincent Ho, một nhà phân tích tại Hồng Kông, nói.
Vào tháng 6, tổ chức Fitch Ratings đã giảm mức đánh giá tín dụng nội tệ dài hạn của Việt Nam từ mức BB xuống BB-trừ, với lý do là tài chính suy giảm và tồn tại những yếu kém mang tính hệ thống trong nền kinh tế Việt Nam.


Reuters


No comments: