Friday, November 13, 2009

VIỆT NAM NÊN LÀM GÌ ĐỂ NGĂN ĐỒNG BẠC MẤT GIÁ ?

Việt Nam nên làm gì để ngăn đồng bạc mất giá?
Forbes.com
Reuters

Ngày 11-11-2009
http://www.forbes.com/feeds/afx/2009/11/11/afx7109417.html

Đồng tiền VN suy yếu, vượt qua khỏi tỉ giá 19.000 đồng/1 đô la ở thị trường không chính thức tuần này, tiếp tục trượt dài tới mức thấp kỷ lục trong năm. Hôm thứ tư, giá mua vào là 19.100 đồng, bán ra 19.200/1 đô la.
Dưới đây là những câu hỏi – đáp về tiền tệ:

* CHÚNG TA ĐANG NÓI VỀ TỈ GIÁ NÀO ĐÂY?
Đây là tỉ giá không chính thức của đồng đô la/đồng tiền VN, hay còn gọi là tỉ giá chợ đen, do các cửa hàng vàng bạc VN đưa ra, những cửa hàng như thế này nhiều gấp đôi các trung tâm trao đổi tiền tệ. Với tỉ giá 19.100 đồng, thấp hơn khoảng 12.5% tỉ giá tham chiếu hàng ngày do Ngân hàng Nhà nước đưa ra.
Một cách chính thức, tỉ giá đồng bạc VN đối với đồng đô la bị hạn chế tại thị trường liên ngân hàng ở biên độ +/-5% tỉ giá tham chiếu mỗi ngày.
Tuy nhiên, người ta nói rằng các ngân hàng thường tìm những cách [cho tỉ giá] ở quanh biên độ dựa vào đồng tiền thứ ba không bị hạn chế hoặc thực hiện các giao dịch có tính sáng tạo khác, và tỉ giá ở thị trường chợ đen phản ánh rất gần với tỉ giá hối đoái ở thị trường được chấp nhận.
Điều này có nghĩa như những người mua bán ngoại hối nói rằng, do thị trường không chính thức mua bán với số lượng nhỏ, nên đôi khi lệnh mua khoảng 10 triệu đô la trong một ngày cũng có thể gây biến động thị trường một cách đáng kể

* TẠI SAO ĐỒNG BẠC VIỆT NAM SUY YẾU SO VỚI ĐỒNG ĐÔ LA?
Những người mua bán nói rằng, lý do trực tiếp là do nhu cầu của đồng đô la tăng bởi vì có sự chênh lệch nhiều về giá vàng giữa thị trường Việt Nam và thị trường nước ngoài. Việt Nam đã cấm nhập khẩu vàng kể từ tháng 5 -2008. Những người làm thay đổi và khuynh loát hàng đầu thị trường chợ đen ở Việt Nam là những người buôn lậu vàng, họ thường xuyên hoạt động qua ngả Campuchia.
Hôm thứ tư, vàng lên tới mức gần 27 triệu đồng một lượng, khoảng 1.175 đô la/troi au-xơ (1). Trong khi thị trường vàng thế giới khoảng 1.106 đô la/troi au-xơ.
Những người mua bán tiền tệ cũng nói rằng, thêm một yếu tố khác nữa là cuối tuần qua có tin đồn ngân hàng nhà nước sẽ nới rộng biên độ mua bán, có thể nới rộng gấp đôi. Truyền thông nhà nước đã trích dẫn lời của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Giàu bác bỏ tin đồn này.
Lý do chung hơn là việc thanh toán bằng đô la đã bị siết chặt trong năm qua, một phần là do sự suy giảm mạnh từ đồng vốn đầu tư nước ngoài, từ kiều hối và xuất khẩu.
Các nhà kinh tế tin rằng, những người nhập khẩu bao gồm các công ty lớn thuộc sở hữu nhà nước và người dân đã và đang tích trữ đô la, là cách chống lại việc đồng tiền VN tiếp tục giảm giá và tình trạng lạm phát. Nhiều người Việt Nam vẫn còn nhớ lạm phát phi mã vào thập niên 80 và kết quả là nền kinh tế với đồng đô la giữ nguyên giá ở mức cao.

* LIỆU NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CÓ ĐỂ CHO MẤT GIÁ?
Ngân hàng Nhà nước luôn nói rằng họ sẽ quản lý tỷ giá hối đoái một cách linh động và rằng họ không dự định để đồng đô la mất giá hoặc nới rộng biên độ giao dịch trong thời gian tới.
Thống đốc Giàu đã nhắc lại những điểm đó vào cuối tuần và khuyên khách hàng đừng nên mua đô la để tránh lỗ lã, mặc dù ông không cho biết thêm chi tiết.
Từ giữa tháng 6-2008 tới tháng 3-2009, ngân hàng đã nới rộng biên độ mua bán ba lần, cho phép đồng tiền Việt Nam suy yếu một cách hiệu quả, dẫn đến 2 lần mất giá duy nhất.
Sau mỗi lần như thế, tỉ giá hối đoái chính thức gần như ngay lập tức bị kéo xuống cuối biên độ mua bán và tỉ giá ở thị trường chợ đen còn rơi xuống thấp hơn nữa.
Kinh nghiệm đó đã làm cho ngân hàng trung ương cảnh giác về việc mất giá thêm chút nữa.
Thật ra, Morgan Stanley nói rằng cuối tuần qua việc mất giá lần nữa ‘có thể gây ra sự mong đợi những lần mất giá thêm nữa, dẫn tới việc có thêm nhiều người tích trữ đô la, và kết quả là ở ngân hàng trung ương cần giữ thêm đô la dự trữ để hỗ trợ tiền tệ’.
Tuy nhiên, không làm suy yếu đồng tiền cũng để lại những sức ép cân đối thanh toán quốc tế không kiểm soát được. Ngân hàng trung ương đã và đang từng bước giảm tỉ giá tham chiếu song kể từ tháng năm họ đã cắt giảm một lần duy nhất 0,5%.

* NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CẦN PHẢI LÀM GÌ?
Một số giám đốc ngân hàng nói rằng thống đốc cần đưa ra nhiều hành động hơn là chỉ có “lời khuyên” và gợi ý ngân hàng trung ương hãy can thiệp bằng cách bán ra thêm nhiều đô la cho các ngân hàng để đáp ứng nhu cầu từ các nhà nhập khẩu hàng hóa, những người phải chịu thiệt thòi vì tình trạng mất giá đồng bạc VN.
Một trở ngại tiềm tàng là tình trạng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam. Từ đầu năm cho tới cuối tháng sáu, tổng dự trữ ngoại tệ đã giảm 23% xuống còn 17,6 tỉ đô la, theo số liệu từ Ngân hàng Phát triển Á châu cho hay.
Ngân hàng trung ương không công bố dữ liệu về dự trữ ngoại tệ đều đặn, song các nhà kinh tế đều tin rằng con số này giờ đây đã thấp hơn, mặc dù có thể có những nguồn ngoại hối khác để có thể rút ra được.
Căn cứ vào những hạn chế về nguồn ngoại hối, một số nhà kinh tế đã tranh cãi về đợt phá giá lớn, tiếp theo đó là một biện pháp phòng vệ mạnh mẽ với nguồn dự trữ hiện tại. Một số ý kiến cho rằng ngân hàng trung ương cũng cần phải chỉnh sửa cách mà họ điều hành tỉ giá hối đoái, cho phép có sự mềm dẻo hơn trong tương lai.
Việc siết chặt tiền tệ cũng phần nào trợ giúp cho tình hình. Tuy nhiên, chính phủ quan tâm tới những kích thích kinh tế cho những tháng tới và mới đây đã phê chuẩn việc gia hạn các khoản cho vay ưu đãi cho doanh nghiệp, điều mà nhiều người tin là sẽ sớm làm giảm bớt khả năng xảy ra những biến động về lãi suất.
Một bước mà ngân hành trung ương đã có thể dùng đến để nới lỏng sức ép đó là buộc các công ty xuất khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn của nhà nước, phải bán đô la mà họ đã và đang dự trữ. Ý kiến này đã được bàn thảo trong vài tháng trước.

(Bản dịch do một độc giả của BS gởi tới)

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
Đăng bởi
anhbasam on 13/11/2009
http://anhbasam.com/2009/11/13/359-vi%e1%bb%87t-nam-nen-lam-gi-d%e1%bb%83-ngan-d%e1%bb%93ng-b%e1%ba%a1c-m%e1%ba%a5t-gia/




No comments: