Từ bài học Ấn Độ nghĩ về Việt Nam
John Chang
VietCatholic News (05 Nov 2009 10:45)
http://vietcatholic.net/News/Html/72900.htm
Tuần báo Time, có uy tín hàng đầu không những ở Mỹ mà còn trên khắp thế giới, trong số ra 2-11-2009 (tr 48-49) viết rằng cuộc đối đầu giữa Ấn Độ và Trung Quốc có thể trở thành cuộc chiến quan trọng nhất của thế kỷ.
Nói đến Ấn Độ thì không ai dám coi thường. Đây là quốc gia đông dân thứ nhì trên thế giới (1.2 tỷ dân), trong tương lai không xa sẽ trở thành nước đông dân nhất. Ấn Độ có 9 ngàn năm lịch sử, là cái nôi phát sinh của 4 tôn giáo lớn: Ấn Giáo, Phật Giáo, Jainism, và Sikhism. Ấn Độ còn là cường quốc về kinh tế, GPP là 3,3 ngàn tỷ dollars, lợi tức đầu người là 2.8 ngàn dollars. Ấn Độ còn là cường quốc quân sự, có hàng không mẫu hạm, có vũ khí hạt nhân công khai. Nhưng cũng như các nước có cùng biên giới với Trung Quốc, Ấn Độ cũng bị Trung Quốc xâm lấn. Năm 1962 TQ xua quân chiếm luôn vùng Aksai Chin của Ấn Độ và tấn công vào bang Arunachal Pradesh. Việc này gây nên một mối quốc nhục không bao giờ nguôi ngoai cho người Ấn Độ đến tận ngày nay. Báo chí Ấn Độ luôn sôi sục khuynh hướng phục thù. Hiện nay TQ vẫn chưa dừng lại tham vọng bành trướng lãnh thổ sang phía Ấn Độ. Trung Quốc vẫn coi bang Arunachal Pradesh là một phần của Tây Tạng mà trước đó Trung Quốc đã đánh chiếm. Mới đây Trung Quốc gây áp lực với Ngân Hàng Phát Triển Á Châu để phong tỏa số tín dụng 2.9 tỷ dollars cấp cho chương trình chống lụt của bang Arunachal Pradesh. Một trong các nguyên nhân đưa đến chiến thắng của Trung Quốc trong cuộc chiến vào năm 1962 là trước đó họ đã xây dựng rất nhiều đường giao thông tiện lợi ở khu vực biên giới giúp quân TQ di chuyển rất nhanh chóng khiến quân Ấn Độ trở tay không kịp. Vì thế Ấn Độ luôn coi việc Trung Quốc giúp xây dựng các cơ sở hạ tầng ở Nepal, Pakistan, Sri Lanca là nằm trong chiến lược bành trướng của TQ. Hiện nay quân đội hai nước đang dàn trận dày đặc ở khu vực biên giới chung dài đến 3,200 cây số.
Không phải chỉ có Ấn Độ, Liên Xô thời hùng mạnh nhất vẫn bị TQ xâm lấn. Tháng 7-1964 Mao Trạch Đông tuyên bố với 1 phái đoàn đảng Xã Hội Nhật là các Sa Hoàng Nga đã cướp mất vùng Tây Bá Lợi Á rộng mênh mông của Trung Hoa. Ngày 2-3-1969, một đội quân TQ phục kích các binh lính biên phòng Liên Xô giết chết 31 người. Liên Xô trả đũa bằng việc oanh kích các trại lính TQ làm 800 binh lính TQ thiệt mạng.
Nhật Bản và Hàn Quốc thừa biết rằng TQ nuôi dưỡng chế độ cộng sản bất nhân Bắc Hàn là để khống chế hai nước này.
So với Ấn Độ, Liên Xô, Nhật Bản, và Hàn Quốc thì Việt Nam yếu hơn nhiều về mọi mặt mà cái yếu nhất là tinh thần bạc nhược khiếp sợ TQ của giới lãnh đạo ngu muội cộng sản. Bất kỳ một người VN bình thường nào cũng thấy được âm mưu đen tối của TQ trong các dự án phát triển giao thông, khai thác bauxite tại Việt Nam.
Nhưng TQ cũng không phải là toàn năng. Sự phát triển có vẻ thần kỳ của TQ cũng có cái giá phải trả nhất là môi trường bị hủy hoại. Người dân TQ sản xuất ra nhiều hàng hóa nhưng không được thụ hưởng vì bị chính quyền mang đi xuất khẩu gần hết với giá rẻ mạt. Họ chỉ biết mang tiền gởi vào các ngân hàng nhà nước. Các ngân hàng này cũng chỉ biết dùng tiền này mua công khố phiếu của Mỹ để lấy lời. Nhưng đồng tiền Mỹ luôn bị mất giá, gởi tiền vào Mỹ tuy có lời nhưng thật ra lại lỗ. Bất công xã hội lan tràn ở TQ, hàng năm có đến mấy chục ngàn vụ biểu tình đình công. TQ chi tiền quá đáng vào quốc phòng và lập lại sai lầm của Liên Xô trước đây khi mang quá nhiều tiền viện trợ cho các nước gọi là anh em để bành trướng ý thức hệ cộng sản. Sự chịu đựng của người dân chỉ có giới hạn. Bài học Thiên An Môn 1989 còn đó. Trong nhất thời quân đội có thể tàn sát vài ngàn người dân nhưng trong trường kỳ nhân dân sẽ là người chiến thắng sau cùng.
Giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã quỳ gối thần phục TQ để được hưởng sự che chở, hầu kéo dài được ngày nào hay ngày nấy ngày toàn dân chắc chắn sẽ vùng lên lật đổ ách thống trị tai hại của cộng sản trên quê hương. Nhưng đảng cộng sản TQ sẽ không phải là thành trì vững chắc muôn đời cho bọn mãi quốc cầu vinh đâu.
John Chang
No comments:
Post a Comment