Wednesday, November 11, 2009

TẦNG LỚP XÃ HỘI MỚI CỦA TRUNG QUỐC

Thế nào là tầng lớp xã hội mới của Trung Quốc
Bài này được đăng lúc 00:46 ngày Thứ Năm, 12/11/2009
http://bauxitevn.net/c/17391.html
“Thế nào là tầng lớp xã hội mới của Trung Quốc?” Tin rằng có trên 90% người Trung Quốc không biết. Vào dịp Trung Quốc họp Quốc hội và hội nghị Ủy ban Chính trị hiệp thương toàn quốc (gọi tắt là “hai hội”), Phóng viên đài VTTH TW ra đường phố tùy tiện hỏi 13 người, và không ai biết thế nào là tầng lớp xã hội mới cả. Ngày 8/3/2008, Ủy ban Chính hiệp họp báo, đã chọn ra 5 vị ủy viên là tầng lớp xã hội mới trả lời phỏng vấn của các nhà báo.
Tầng lớp mới là những người được lợi trước tiên trong cải cách mở cửa


Muốn hiểu được thế nào là “tầng lớp mới” xin xem 5 vị đại biểu này là những người như thế nào, qua đó sẽ có được ấn tượng cơ bản.

Hàn Phương Minh, Tiến sĩ Trường đại học Bắc Kinh. Nghiên cứu sau Tiến sĩ tại trường Đại học Havard. Là nhà đầu tư ngân hàng, hiện là Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn công ty cổ phần hữu hạn TCL, nghiên cứu viên Trung tâm nghiên cứu tiến trình hiện đại hóa thế giới Trường Bắc Đại, Giáo sư thỉnh giảng Trường đại học Tây Tạng. Có kinh nghiệm chuyên ngành trong các lĩnh vực như quan hệ với chính quyền, công việc công của doanh nghiệp và khống chế rủi ro v.v., đã từng giữ chức vụ quản lý cao cấp tại các đơn vị trong và ngoài nước niêm yết cổ phiếu và ngân hàng thương nghiệp. Cũng còn là chuyên gia về vấn đề quan hệ quốc tế và khu vực Đông Nam Á, thường xuyên viết bài bình luận cho giới truyền thông quan trọng trong, ngoài nước, đã xuất bản nhiều tác phẩm chuyên ngành.

Lưu Nghênh Hà, Thạc sĩ, Công trình sư, năm 1992 thành lập Tập đoàn công ty cổ phần hữu hạn Tường ưng, Cáp Nhĩ Tân, nay là Chủ tịch hội đồng quản trị, kinh doanh chủ yếu các ngành thuộc hạ tầng cơ sở thành phố như cung cấp và thải nước trong thành phố, xây dựng cầu đường v.v., dùng vật liệu mới hợp kim Magiê để nghiên cứu và phát triển sản xuất, và khai thác quặng Magiê làm điểm tăng trưởng kinh tế. Là ủy viên thường vụ Hội Liên hiệp Công thương toàn quốc, Hội trưởng Thương hội hạ tầng cơ sở Công thương liên thành thị. Giáo sư kiêm chức Trường đại học Bách khoa Đại Liên.

Hồng Tự Vũ, trước sau đã từng học tập tại Trường đại học Luật Tây Nam, Viện nghiên cứu sinh Viện khoa học xã hội, Học viện quản lý Quang Hoa, Bắc Đại, Thạc sĩ EMBA. Hiện là Luật sư góp vốn xây dựng Viện công việc luật sư Đồng Đạt, Kim Thành Bắc Kinh, và ủy viên chấp hành Hiệp hôi nữ luật sư toàn Trung Hoa.

Từ Quán Cự, học lực nghiên cứu sinh, Kỹ sư kinh tế cao cấp. Tháng 10/1986 cùng bố thành lập Tập đoàn công ty loại lớn kinh doanh, sản xuất nhiều mặt hàng, do Từ làm chủ tịch hội đồng quản trị, cón là Phó Chủ tịch Chính hiệp tỉnh Chiết Giang, Chủ tịch Hội liên hiệp công thương tỉnh, Chủ tịch hội thương mại tỉnh.

Vương Kiện Lâm, xuất thân là lính của Quân khu Thẩm dương, hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tập đoàn công ty cổ phần hữu hạn Vạn Đạt, Đại Liên. Đã từng làm Chánh văn phòng Ủy ban hành chính quận Tây Cương, thành phố Đại Liên, từ năm 1989 đến nay làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tập đoàn Vạn Đạt. Hai muơi năm qua Tập đoàn này tổng cộng đã tặng xã hội 1 tỷ NDT, Vương Kiện Lâm là đại biểu Đại hội 17 ĐCSTQ, Phó Chủ tịch Hội liên hiệp Công thương toàn quốc và nhiều chức vụ khác, năm 2005 được bầu là nhân vật kinh tế năm của VTTH TW Trung Quốc.
Tầng lớp mới là những người trên thực tế được lợi trước tiên trong 30 năm cải cách mở cửa, xã hội thay đôi hình thức, nhưng khái niệm “tầng lớp mới” sau khi chế độ cải cách xí nghiệp quốc hữu từ năm 2000 mới xuất hiện, phiếm chỉ nhóm người có tài sản bật lên trong nền kinh tế thị trường, sáu năm trước tên gọi này chưa được công nhận. Năm 2002, lần đầu tiên báo cáo ĐH 16 ĐCSTQ chính thức nêu ra “tầng lớp mới”, nhưng cho đến nay ngoại diên và nội hàm của khái niệm này giới chính thức và giới học giả còn có nhiều cach nói, nói chung bao gồm nhân viên làm việc trong xí nghiệp tư doanh, nhân viên làm việc trong công, thương cá thể, luật sư hành nghề, nhà kế toán, kiểm toán, thuế vụ…, có đăng ký hành nghề.

Tầng lớp mới có tài sản 10.000 tỷ NDT trong tay

Theo giới hạn đã định này, thực lực của “tầng lớp mới” đáng ngạc nhiên biết bao. Những tư liệu bối cảnh mà Chính Hiệp cung cấp cho phóng viên để lộ, căn cứ theo suy đoán và tính toán gián tiếp của giới chính thức thì hiện nay số người thuộc tầng lớp mới vào khoảng 75 triệu người [*], chủ yếu là do các nhân sĩ chế độ phi công hữu và phần tử tri thức tự do tổ thành, phân bố tập trung tại các tổ chức kinh tế mới, tổ chức xã hội mới và đang thể hiện trạng thái gia tăng với tốc độ nhanh. Bọn họ nắm hoặc quản lý tài sản khoảng 10.000 tỷ NDT. Lấy ngay 3 nhà doanh nghiệp trong 5 vị nói trên mà xét thấy, trong bảng 100 người giầu năm 2007 do Hồ Nhuận sắp xếp thì Vương Kiện Lâm đứng thứ 148, Từ Quán Cụ đứng thứ 328, và Lưu Nghênh Hà đứng thứ 497.
Tuy vậy tầng lớp mới không có nghĩa là tầng lớp người giàu. Lưu Hồng Vũ lấy hơn 16.000 Luật sư tại Bắc Kinh làm thí dụ nói, năm 2007 có hơn 70% Luật sư thu nhập trước thuế dưới 100.000 NDT. Trong các đại biểu và ủy viên của “hai hội” năm nay, nhân số của “tầng lớp mới” không tránh khỏi sự tăng vọt. Trong các ủy viên Chính Hiệp đã xuất hiện họ tên của hơn 100 ông (bà) chủ xí nghiệp tư doanh, như Trương Nhân, Hứa Vinh Mậu Chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Thế Mậu, Trương Cận Đông, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Tô Ninh v.v. những người đứng đầu bảng phú hào Trung Quốc; lại như trong số đại biểu Quốc hội và ủy viên Chính Hiệp khóa này số lượng Luật sư so với khóa trước đã tăng 83%, Lưu Hông Vũ giới thiệu với các phóng viên: “số Luật sư là đại biểu (Quốc hội) và ủy viên trong “hai hội” đều là mỗi bên 11 người”.
Nói đến “tầng lớp mới” người ta khó mà không liên tưởng tới cuốn sách Bàn về giai cấp mới đã từng làm thế giới điên cuồng mê muội trong những năm năm, sáu mươi thế kỷ trước của Djilas, Phó Tổng thống Nam Tư. Djilas đã sắc bén chỉ trích chế độ xã hội chủ nghĩa Liên Xô và Đông Âu đã thoái hóa thành chế độ bóc lột mới, tập đoàn quan liêu nắm quyền đã biến thành “giai cấp mới”, “giai cấp đặc quyền”. Chính quyền Trung Quốc chính là đã mượn dùng cái khái niệm “giai cấp” này làm công cụ bức hại chính trị trong thực tiễn xã hội sau năm 1949 nên đã hết sức tránh dùng từ “giai cấp”. Đặt tên là “tầng lớp mới” nhà đương cục quả đã phải vất vả dụng tâm.
Tên gọi có thể không nêu, thế nhưng cùng với việc phân hóa hai cực nghiêm trọng, hệ số Ghini đo chênh lệch thu nhập đã vượt quá đường cảnh báo nguy hiểm 4,0 cao tới khoảng 4,5 ở Trung Quốc, sự cảnh giác và nghi ngờ của dân chúng, xã hội đối với “tầng lớp mới” đã dâng cao, nhất là lo lắng tầng lớp mới này lợi dụng việc tham chính, kết giao với quyền quí, mở rộng “vốn liếng chính trị”. Tầng lớp cao cấp của ĐCSTQ vừa mừng vừa lo với quần thể này, bắt đầu từ thời đại Giang Trạch Dân đã không ngừng thử nghiệm các loại phương thức kết minh với quần thể mới này, ý đồ nhằm thu hút quần thể mới này vốn đứng ngoài thể chế và càng độc lập về kinh tế, vào trong khuôn khổ của thể chế chính trị, vừa muốn nó lớn mạnh lại vừa muốn nó thuần phục.
Trong báo cáo năm 2007 nói “thiết thực làm tốt công tác đoàn kết và giáo dục tầng lớp mới” nhưng năm nay trong báo cáo của Giả Khánh Lâm thay vào đó là, muốn “liên hệ chặt chẽ với nhân sĩ tầng lớp mới, quan tâm chú ý tới yêu cầu lợi ích của họ, làm thông suốt con đường biểu đạt lợi ích”, điều này hiển thị, thái độ của ĐCSTQ đối với việc tầng lớp mới tham chính nghị chính đã có điều chỉnh, tầng lớp mới không còn là đối tượng giáo dục nữa mà biến thành đối tượng hiệp thương chính trị.

Nguyện vọng tham dự chính trị của tầng lớp mới rất mãnh liệt

Bản thân tầng lớp mới đại biểu cho lực lượng thị trường hóa cùng với sự tăng vọt của thực lực tất nhiên yêu cầu có nhiều quyền phát ngôn, quyền tham dự, quyền quyết định hơn nữa trong đời sống chính trị xã hội, có địa vị càng cao hơn, được phần nhiều hơn trong cơ cấu xã hội. Tại cuộc họp báo, khi trả lời các vấn đề của phóng viên, Hàn Phương Minh nói một cách rõ ràng: “cùng với sự phát triển kinh tế và tiến bộ chính trị, ý chí quyền lực công dân bao gồm cả tầng lớp mới trong đó ngày một tỉnh ngộ, nguyện vọng tham dự chính trị rất mãnh liệt”.
Kết hợp với thực tiễn của mình, Hàn Phương Minh khẳng định khuôn khổ trước mắt “đã cung cấp đường đi, điều kiện và bản vẽ đường lối để chúng ta tham gia đời sống dân chủ quốc gia một cách có hiệu quả, có trật tự” trong đó bao gồm cả Chính Hiệp “một trong những kênh tham gia có hiệu quả, quan trọng”. Trong thời gian tham gia ủy viên Chính Hiệp khoá 10, trước sau Hàn Phương Minh đã trình 32 đề án, 15 bản phản ánh tình hình xã hội và ý dân, đồng thời phát biểu hơn 100 bài viết với giới truyền thông chủ yếu ở trong và ngoài nước. Trong đó, đề án giao cho cư dân Đài Loan mở cửa tư cách chuyên ngành kỹ thuật được Chính Hiệp toàn quốc bình là đề án ưu tú, các đề án thúc đẩy nhân viên lưu học nước ngoài về nước phục vụ, đề án về việc tăng cường bảo vệ an ninh nhân thân của công dân nước ta ở ngoài biên giới, đề án về lợi ích kinh tế và nhân quyền, đều được các bộ môn có liên quan đánh giá tốt, trả lời và cải tiến, có một số kiến nghị đã được bộ môn có liên quan tiếp thu.
Hàn Phương Minh dự báo: trong tương lai sẽ có ngày càng nhiều nhân sĩ tầng lớp mới có quyền phát ngôn đối với công việc chung của quốc gia.Trong phát biểu đã được chỉnh lý của chính quyền, có ghi Hàn Phương Minh nói “ý thức quyền lực công dân ngày càng tỉnh ngộ”, phóng viên ngờ là ghi chép sai, câu nói của ông ta nên là “ý thức quyền lợi công dân”, “quyền lực”(power) và “quyền lợi”(right) âm (TQ) giống nhau nhưng ý khác nhau, nói chung người ta dễ bị lẫn lộn, nhưng Tiến sĩ Hàn khó có thể nói sai. Thế nhưng cho dù ý của ông ta nói “ý thức quyền lợi công dân ngày càng tỉnh ngộ” thì có thể dự liệu là “ý thức quyền lực” của tầng lớp này cũng nhất định sẽ tăng trưởng.

Hàn Phương Minh bàn về “dân chủ”, sự sắp xếp có tính thăm dò thử
Hàn Phương Minh là Tiến sĩ Bắc Đại, sau này lại làm sau Tiến sĩ tại Đại học Havard, lại là Chủ tịch hội đồng quản trị của nhiều công ty. Có thể nói là nhà doanh nghiệp kiểu học giả từ nước ngoài trở về, chính quyền chọn ông ta làm người phát ngôn cho người ở nước ngoài trở về, hơn nữa không giống với các ủy viên khác, trả lời là vấn đề chính trị dân chủ nhạy cảm nhất, rất có khả năng đây là một sự sắp xếp có tính thăm dò thử.
Nhà quan sát nói, Chính phủ Trung Quốc đang tìm tòi một phương thức để biểu đạt dân chủ, vừa để biện hộ cho chính trị hiện hành, cũng vừa thử thăm dò mô hình an toàn cho cải cách chính trị Trung Quốc. Chính là vì áp lực nặng như vậy, nên khi trả lời vấn đề của phóng viên, so với các nhà doanh nghiệp khác, Hàn Phương Minh dường như tương đối cảnh giác, không dám tùy tiện quá.

Dưới đây là ghi chép trả lời về “dân chủ”

Phóng viên Reuter: tôi đã đọc sơ yếu lý lịch của 5 vị ủy viên, ủy viên Hàn là người đã chịu sự giáo dục phương Tây. Liệu tôi có thể hỏi một chút, “người từ nuớc ngoài trở về” (hải qui) như ngài nên nhìn nhận đối xử với dân chủ kiểu phương Tây như thế nào, ví dụ như giám sát tân văn, độc lập tư pháp, còn có chính trị đa đảng? Đối với các ngài, tầng lớp xã hội mới, hôm nay tham dự chính trị, ngài thấy như thế nào? Ngoài ra, ngài chờ đợi gì đối với dân chủ Trung Quốc? Liệu dân chủ chân chính có thể đến không?
Hàn Phương Minh: Đây là một vấn đề hay. Dân chủ là sự theo đuổi chung của xã hội văn minh nhân loại, chứ không chỉ thuộc về xã hội phương Tây. Chế độ dân chủ nhân dân Trung Quốc là sự lựa chọn chung của toàn thể nhân dân Trung Quốc bao gồm cả tầng lớp mới. Dân chủ của Trung Quốc không thể sao chép, rập theo dân chủ phương Tây. Báo cáo ĐH17 ĐCSTQ đề xuất mở rộng sự tham dự chính trị có trật tự của công dân. Hiện nay cùng với sự phát triển của kinh tế và sự tiến bộ của chính trị, ý thức quyền lợi công dân bao gồm cả tầng lớp mới trong đó ngày càng tỉnh ngộ, nguyện vọng tham dự chính trị vô cùng mãnh liệt. Tầng lớp mới là một bộ phận tổ thành của xã hội, chúng tôi tham dự là một bộ phận của toàn thể công dân xã hội tham dự.
Khuôn khổ hiến chính hiện nay đã cung cấp cho chúng tôi đường đi, điều kiện và bản vẽ đưòng lối để chúng tôi tham dự một cách có hiệu quả, có trật tự vào đời sống dân chủ quốc gia. Sự tham dự của chúng tôi thực ra là thi hành trách nhiệm xã hội, Chính Hiệp nhân dân là một trong những kênh tham dự có hiệu quả, quan trọng. Ví dụ như bản thân tôi trong thời gian giữ chức ủy viên Chính Hiệp khóa 10 đã trước sau trình 32 đề án, 15 bài phản ánh tình hình xã hội, ý dân đồng thời phát biểu hơn 100 bài viết quan trọng với giới truyền thông chủ yếu trong, ngoài nước. Trong đó đề án về việc giao cho cư dân Đài Loan mở cửa tư cách kỹ thuật chuyên ngành đã được Chính Hiệp toàn quốc bình là đề án ưu tú, kiến nghị về việc thúc đẩy nhân viên lưu học nước ngoài về nước phục vụ và đề án về việc tăng cường bảo vệ an toàn nhân thân, lợi ích kinh tế và nhân quyền của công dân nước ta ở ngoài biên giới đều được các bộ môn có liên quan đánh giá tốt, trả lời và cải tiến, có một số kiến nghị còn được bộ môn có liên quan tiếp nhận.
Chủ tịch Giả Khánh Lâm trong báo cáo của Chính Hiệp đã đề xuất phải liên hệ chặt chẽ với các nhân sĩ tầng lớp xã hội mới, quan tâm chú ý tới yêu cầu lợi ích của họ, mở thông kênh biểu đạt lợi ích. Điều này có ý nghĩa là trong tương lai sẽ có ngày càng nhiều nhân sĩ tầng lớp mới trỗi dậy trong xã hội có quyền phát ngôn đối với công việc chung của quốc gia.
Không nghi ngờ gì, nhân dân Trung Quốc sẽ kiên định không thay đổi trong việc lựa chọn dân chủ. Tôi tin chắc, trào lưu dân chủ đang mênh mông cuồn cuộn, đất nước chúng ta trên con đường dân chủ sẽ tuần tự tiệm tiến không ngừng phát triển, không ngừng sáng tạo, Trung Quốc tương lai sẽ là một Trung Quốc càng thêm dân chủ càng thêm mở cửa. Cám ơn!
Nhà quan sát nói, rất rõ ràng, trả lời của Hàn Phương Minh đã được chính quyền định sẵn luận điệu nhưng không trực tiếp trả lời:dân chủ chân chính đã đến chưa? Thế nhưng trả lời của Hàn Phương Minh cũng có một số lời nói mang chân lý huyền diệu, có thể dùng làm giải thích và liên tưởng đa trùng:
“Dân chủ là sự theo đuổi chung của xã hội văn minh loài người”
“Ý thức quyền lợi công dân gồm cả tầng lớp mới trong đó ngày càng tỉnh ngộ, nguyện vọng tham dự chính trị vô cùng mãnh liệt”
“Khuôn khổ hiến chính trước mắt đã trở thành đường đi, đìều kiện và bản vẽ đường lối để chúng ta tham dự vào đời sống dân chủ nhà nước một cách có hiệu quả, có trật tự”
“Sự lựa chọn của nhân dân Trung Quốc đối với dân chủ là kiên định không thay đổi. Tôi tin chắc trào lưu dân chủ sẽ mênh mông cuồn cuộn”
Thế nhưng cũng có nhà phân tích chính trị biểu thị, không thể giải thích, phân tích quá ngây thơ những ngôn luận của Hàn Phương Minh, nếu lần bàn về dân chủ này của Hàn Phương Minh là sự thu xếp chu đáo, thì có khả năng Hàn phương Minh được chính quyền Trung Quốc đặc biệt coi trọng, đóng một vai mà các quan chức và nhà doanh nghiệp nói chung khó diễn nổi. Thế nhưng, điều này không có nghĩa là Trung Quốc đã thực sự khởi động cải cách chính trị, ngược lại những ngôn luận của Hàn Minh Phương đã cung cấp một đống lý do để chính quyền chậm thi hành dân chủ.

Nhà đương cục kỳ vọng tầng lớp mới phải phục tùng “tổng đạo diễn”

Chính Hiệp cử hành một cuộc họp báo như vậy vừa xác nhận tầng lớp mới là một vai chủ yếu không thể thiếu trên vũ dài chính trị trong thế kỷ mới và cũng vừa biểu thị rõ, nhà đương cục kỳ vọng họ không được “được voi đòi tiên” , phải tuân theo “kịch bản” đã định, phục tùng “tổng đạo diễn”.
Suy nghĩ từ những điều nói trên, nhà đương cục tuyên truyền tầng lớp mới là những người thúc đẩy quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế Trung Quốc và là người thúc đẩy có sức mạnh cho sự sáng tạo tự chủ, trực tiếp hoặc gián tiếp cống hiến gần 1/3 tiền thuế và 40% tổng mức xuất nhập khẩu mậu dịch, 69% xuất bản phát hành; kinh tế tư doanh, cá thể đã chiếm tỷ trọng hơn 1/3 GDP, có vùng đã đạt tới trên 80%. Dự tính đến năm 2010, kinh tế phi công hữu sẽ chiếm 50% tiền thu thuế toàn quốc. Từ cải cách mở cửa đến nay, có khoảng 70% sáng tạo kỹ thuật, 65% bằng phát minh sáng tạo trong nước và trên 80% sản phẩm là đến từ các xí nghiệp vừa và nhỏ, và trong đó trên 95% thuộc chế độ sở hữu phi công hữu.
Để dẹp yên những “hiểu sai” đối với tầng lớp mới trong dân chúng do giầu nghèo không đều, nhà đương cục đồng thời còn tuyên truyền tầng lớp mới là những người xây dựng “xã hội hài hòa” Trung Quốc: tính đến cuối năm 2007 trong số 760 triệu dân có việc làm, kinh tế dân doanh đã sắp xếp gần 500 triệu việc làm, thúc đẩy hơn 7,87 triệu người thoát nghèo. Số lượng những công trình vinh quang lấy việc giúp nghèo phát triển làm nội dung chủ yếu do các nhân sĩ kinh tế phi công hữu phát động hiện đã thực thi được 16.244, với tiền vốn đã đưa vào là hơn 133,7 tỷ NDT.
Suy nghĩ từ mấy con số trên, mới thấy nhà đương cục mất bao suy nghĩ để tìm được chủ đề cho sự ra mắt của tầng lớp mới lần này, đó là “bàn về trách nhiệm xã hội của tầng lớp mới”, sắp xếp để họ khi trả lời câu hỏi của các phóng viên đã khởi xướng chia nỗi lo lắng với quốc gia, giúp dân giải quyết khó khăn, vượt khỏi yêu cầu lợi ích của tầng lớp mình mang tặng cho xã hội. Khi trả lời phóng viên Từ Quán Cự để lộ, ông ta mang theo một đề án về thúc đẩy xây dựng hệ thống tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội của xí nghiệp. Phát biểu của Vương Kiện Lâm tại đại hội Chính Hiệp có tựa đề “Các nhà xí nghiệp dân doanh gánh vác trách nhiệm xã hội như thế nào” Ông ta giải thích là: thứ nhất, kinh doanh thành thực, tin cậy, kinh doanh đúng pháp luật, nộp đúng thuế; thứ hai quan hệ với bên ngoài và quan hệ bên trong hài hòa; thứ ba là bảo vệ môi trường, có trách nhiệm với con cháu đời sau; thứ tư là quyên góp làm việc thiện, giúp đỡ nghèo khó; thứ năm là truyền thụ và kế thừa văn minh, có tác dụng tốt trong việc phát triển văn hóa Trung Hoa. Trong cuộc họp báo ông ta còn thêm một điểm “tham chính, nghị chính, lên tiếng vì dân”.
Các nhân sĩ tầng lớp mới đã hứa nhiều như thế, cho thấy rõ tham chính, nghị chính “không chỉ là nói cho người giàu mà còn nói cho người nghèo”, thế nhưng mấy mũi nhọn “vừa hồng vừa chuyên” được chọn lựa, chẳng qua là sự cấu kêt giữa chính quyền với nhà buôn đã thấy nhiều không còn lạ lẫm nữa. Trương Vinh Khôn chủ phạm trong vụ án quỹ an sinh xã hội Thượng Hải cũng là nhân sĩ của tầng lớp mới, sau khi được bầu là ủy viên Chính Hiệp toàn quốc, ủy viên thường vụ Hội Liên hiệp Thanh niên toàn quốc anh ta đã lên Bắc Kinh ra vào các nhà quyền quí tầng lớp cao, cũng chính là từ “hai hội” anh ta đã kết giao với Khưu Hiểu Hoa nguyên Cục trưởng Cục thống kê quốc gia, hối lộ người này.
Dân chúng vẫn chưa gạt bỏ được nghi ngờ rằng trong tương lai bao xa tầng lớp mới mới có thể “thực hiện được trách nhiệm xã hội”.
(Bài viết này là của một độc giả Trung Quốc – có thể là ở đại lục – giới thiệu)

Dương Danh Dy (st và dịch)

Nguồn: Hua xia kuai di ngày 10/3/2008
[*] Có số liệu nói là 50 triệu người
HC Mạng Bauxite Việt Nam biên tập





No comments: