Wednesday, November 11, 2009

TÀI LIỆU NGÀY 11-11-2009

Vài ý kiến về chủ trương xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận
talawas blog
11/11/2009 2:38 sáng
1 phản hồi
Việc Quốc hội Việt Nam đang thảo luận về chủ trương xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận đang được đông đảo dư luận quan tâm.
Giáo Sư Phạm Duy Hiển, viện trưởng viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt,
trả lời phỏng vấn Radio Free Asia về nhu cầu, mức độ khả thi và một số quan ngại của điện hạt nhân đối với Việt Nam. Trong một bài viết gần đây trên Tuần Việt Nam, ông cũng đề cập tới một số câu hỏi còn bỏ ngỏ về dự án này.
Về những rủi ro của điện hạt nhân, Bauxite Việt Nam đã giới thiệu bài viết của Tiến sĩ Phùng Liên Đoàn với tiêu đề
“Giảm thiểu 15 rủi ro của nhà máy điện hạt nhân”.
Trong bài
“Siêu dự án và cái bẫy nợ nần” đăng trên Tuần Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Quang A đề cập tới hiệu quả kinh tế của kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân và những siêu dự án khác cho nền kinh tế Việt Nam trong những năm tới.

---------------------

Điện hạt nhân (Viet-Studies)




Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Không thủy điện nào không có quy hoạch
Bài này được đăng lúc 14:00 ngày Thứ Tư, 11/11/2009
http://bauxitevn.net/c/17377.html

Bình luận của Bauxite Việt Nam :
Người ta ngạc nhiên thấy ngay khi bão lụt chưa dứt, thì tại buổi làm việc chiều 4/10/2009 với UBND tỉnh Phú Yên, người đại diện cao nhất của Chính phủ có mặt tại hiện trường, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, đã tuyên bố như đanh đóng cột rằng:
"việc điều tiết xả lũ của tỉnh Phú Yên đối với hai hồ chứa thủy điện trên địa bàn trong cơn lũ này là hợp lí, trước diễn biến lượng mưa trên sông Ba quá lớn". Trong bài trả lời phỏng vấn dưới đây, ông nói rõ hơn: “Trước khi lũ về, thủy điện này xả nước về đúng mực nước chống lũ. Sau đó do lũ về quá lớn, hết dung tích chống lũ, họ phải xả để bảo vệ đập”, từ đó khẳng định: “lũ lụt nhiều nơi vừa qua không phải do các hồ thủy điện xả lũ”, và nói thêm: “không một thủy điện nào được xây dựng mà không có quy hoạch”
Nhưng chỉ cần xác nhận của bà Nguyễn Lan Châu – Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương – rằng trong các cơn bão ở miền Trung vừa qua đều có mưa lớn nhưng chưa đến mức đột biến như những năm trước, và của ông Đào Xuân Học – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Phó thường trực Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương – rằng khi xây dựng, các đơn vị thường sợ tốn tiền, sợ đầu tư lớn nên không xây thêm hồ phòng lũ thì toàn bộ lập luận của ông Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã lung lay.

Thưa ông Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải,
Quy hoạch phải được hiểu là quy hoạch có chất lượng, chứ không phải là một thứ quy hoạch “lấy có”. Như thế, có thể cho là có quy hoạch hay không khi chính ông thừa nhận chưa có quy trình vận hành liên hồ chứa thủy điện? Có thể tin vào chất lượng quy hoạch hay không khi “việc lập quy hoạch cũng như thiết kế các hồ chứa nước đều dựa trên bản đồ (tỉ lệ 1/10.000 hoặc 1/50.000), cùng với các tài liệu về địa chất, địa hình, khí tượng – thủy văn rất sơ sài”, như tiết lộ của TS Hồ Ngọc Phú – nguyên Giám đốc Sở Thủy lợi Thừa Thiên – Huế? Có thể cho quy trình xả lũ nói riêng và vận hành nhà máy thủy điện nói chung là hợp lý hay không khi các hồ thủy điện xả lũ mà địa phương lại không biết để di dời dân và không có sự hợp tác giữa bên thủy điện với Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương?
Trước sự tổn thất to lớn của nhân dân, chính quyền nên “nghiêm túc lắng nghe, giao các nhà chuyên môn đánh giá lại toàn bộ yếu tố kỹ thuật để xem chúng ta tính hết chưa”, vì “Cuối cùng vẫn là con người chứ không thể đổ hết cho khách quan. Dù là nguyên nhân khách quan thì con người cũng phải nhận thức được để có biện pháp phòng tránh”, như ý kiến của TS Trần Nhơn, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Thủy lợi. Còn tìm mọi cách để thanh minh, thì ai dám bảo cơn lũ dữ dội như năm nay lại không tái diễn? Và một Chính phủ như thế có thể tự hào là “của dân, do dân và vì dân” hay không nhỉ? Hàng trăm tính mạng người dân trôi theo dòng nước lũ chỉ cần một lời gọn lỏn "xả lũ hợp lý" là lương tri thanh thỏa sao?
Bauxite Việt Nam
Xem tiếp tại :
http://bauxitevn.net/c/17377.html

-----------------------------

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Ai bảo thủy điện xả lũ làm chết dân? (PLTP)


Bạo hành trẻ em
talawas blog
11/11/2009 5:10 chiều
Báo chí trong nước phản ánh
hàng loạt các vụ bạo hành trẻ em, gần đây nhất là “Nghi án đóng kim khâu lốp ngập đầu cháu bé 40 ngày tuổi.”
Trả lời câu hỏi tại sao cơ quan hữu quan chỉ biết tin về vụ này qua báo chí, Trưởng phòng Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em – Sở LĐTB&XH tỉnh Thái Nguyên, bà Nguyễn Thị Anh Tuấn, “giải thích”
“sở dĩ Phòng Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em biết tin muộn như vậy là do sau khi Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc bà mẹ trẻ em của tỉnh giải thể để sáp nhập vào Sở Y tế và Sở LĐTB&XH, thì đội ngũ cộng tác viên cơ sở để nắm bắt tình hình việc xâm hại trẻ em ở địa phương không còn.”
Bà Nguyễn Thị Anh Tuấn cũng cho biết,
“Chúng tôi đang làm tờ trình lên các cơ quan cấp trên đề nghị có chính sách để số cộng tác viên trước kia được trở lại làm việc, có như vậy việc trẻ em ở các vùng quê bị xâm hại mới được lên tiếng bảo vệ kịp thời.”
Trong thời gian chờ đợi Phòng Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em làm tờ trình, gửi tờ trình lên cấp trên, cấp trên đọc, cấp trên họp, cấp trên bàn, cấp trên “nghỉ giải lao” rồi cấp trên lại bàn tiếp, vân vân, cho đến khi “số cộng tác viên trước kia được trở lại làm việc” thì “trẻ em ở các vùng quê” cứ tiếp tục yên tâm mà “bị xâm hại”?


Thưa hai ông Bộ trưởng, cho tôi được hỏi!
Hoài Nam
Bài này được đăng lúc 00:47 ngày Thứ Năm, 12/11/2009
http://bauxitevn.net/c/17551.html
Chuyện các DNNN chúng ta hiện nay làm ăn có hiệu quả hay có… hậu quả ra sao tùy nhận xét của mỗi người do lượng thông tin thật mình có được. Tuy nhiên, chuyện hai Bộ trưởng hôm nay lên tiếng tại diễn đàn Quốc hội không phải là để báo cáo về hiệu quả, mà dường như đang lý giải về hậu quả mà các doanh nghiệp mang đến. Nhưng cái cách lý giải của cá hai Bộ trưởng khiến chúng ta cảm thấy giật mình!
Thưa ông Bộ trưởng Tài chính, một người dân bình thường như tôi hiểu đơn giản rằng, đã là một doanh nghiệp, cho dù được khoác trên mình nó mấy chiếc áo, DN vẫn phải thực hiện mục tiêu căn bản duy nhất của nó là tìm kiếm lợi nhuận. Lợi nhuận đó có thể tồn tại dưới nhiều hình thức như: gia tăng tích lũy của cải vật chất, đồng vốn, bảo đảm an ninh kinh tế, thực hiện các nhiệm vụ chính trị, nghĩa vụ dân sinh… Cho dù lợi nhuận được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào, thì kết quả kinh doanh cuối cùng của DN chỉ được xem là tốt khi tổng các lợi nhuận là dương, tức là sinh lời, không thể có chuyện dù kinh doanh thua lỗ, nhưng nhìn chung là “đạt kết quả rất tốt” thưa ông Bộ trưởng! Không biết suy nghĩ như vậy của tôi có gì không ổn không thưa ông? Rất mong được ông chỉ giáo!
Xem tiếp tại :
http://bauxitevn.net/c/17551.html




No comments: