Phản đối Trung Quốc lập ủy ban thôn đảo ở Hoàng Sa
Cập nhật lúc 21h20" , ngày 16/11/2009 –
http://www6.vnmedia.vn/newsdetail.asp?NewsId=180032&CatId=23
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối việc Trung Quốc quyết định thành lập Ủy ban thôn đảo Vĩnh Hưng và Triệu Thuật, tức đảo Phú Lâm và Đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngày 16/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga cho biết như trên khi trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước quyết định hôm 8/11 của phía Trung Quốc.
Bà Phương Nga nói Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và "Việt Nam phản đối quyết định này của phía Trung Quốc."
Theo người phát ngôn, việc làm này đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, không phù hợp với nhận thức chung của lãnh đạp cấp cao hai nước, không có lợi cho tiến trình đàm phán tìm kiếm biện pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề trên biển giữa hai bên.
"Trước sau như một, Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng Luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông năm 2002 nhằm giữ gìn hòa bình và ổn định trên Biển Đông và khu vực," bà Phương Nga khẳng định.
(theo TTXVN/Vietnam+)
Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam (RFA)
Những động thái mới của Trung Quốc về vấn đề biển Nam Trung Hoa ... (Bauxite)
Phản đối Trung Quốc lập ủy ban thôn đảo ở Hoàng Sa (TTXVN)
Trung Quốc thành lập cơ quan chính quyền trên quần đảo Hoàng Sa (tuoi tre)
Hải quân Trung Quốc đưa tàu bệnh viện “Peace Ark” tới Hoàng Sa và Trường Sa (vitinfo)
Bộ Giáo dục lại “đá banh”
talawas blog
17/11/2009 2:17 sáng
http://www.talawas.org/?p=13364
Báo Sài Gòn Tiếp Thị đưa tin, theo yêu cầu của phó Thủ tướng kiêm bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân, trong năm học 2009-2010 địa phương sẽ có quyền kiểm tra các trường đại học, cao đẳng đóng trên địa bàn và các trường không đáp ứng nhu cầu xã hội, không đạt chất lượng sẽ phải chấm dứt hoạt động.
Hiện nay, bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ quản lý 54 trường (chiếm 14,4%) trong tổng số 376 trường đại học, cao đẳng cả nước và đã phải thừa nhận trước Quốc hội rằng bộ chưa thực sự quản lý được chất lượng giáo dục đại học.
Bài báo cũng cho rằng sau một loạt những sai phạm và khuất tất trong các vấn đề giáo dục bị báo chí phanh phui và Quốc hội chất vấn, ngành giáo dục – đào tạo đã lại chuyền quả bóng trách nhiệm cho phía các chính quyền địa phương.
Về đơn Kiến nghị UBTVQH của TS Nguyễn Quang A
talawas blog
17/11/2009 2:44 sáng
http://www.talawas.org/?p=13370
Căn cứ vào Luật Khiếu nại và Tố cáo, vào ngày 16/10/2009 nguyên Viện trưởng IDS TS Nguyễn Quang A đã gửi đơn Kiến nghị Ủy Ban Thường Vụ Quốc hội đình chỉ việc thi hành Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và trình Quốc hội bãi bỏ quyết định đó.
Sau một tháng không nhận được bất cứ hồi âm nào, TS Nguyễn Quang A mong các phương tiện thông tin đại chúng công bố bức thư ngày 16/10/2009 và đề nghị quý bạn đọc chuyển đến cho từng thành viên của UBTV Quốc hội.
Thư TS Nguyễn Quang A gửi các báo (Viet-Studies)
Kiến nghị của TS Nguyễn Quang A gửi Quốc Hội (Viet-Studies)
Trung Quốc và Mỹ và…
talawas blog
17/11/2009 2:39 chiều
http://www.talawas.org/?p=13418
Trong chuyến thăm Trung Quốc lần đầu tiên, Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố:
“… Thương mại tác động đến cuộc sống của người dân hai nước qua nhiều ngả. Hoa Kỳ nhập khẩu từ Trung Quốc nhiều phần của máy vi tính chúng tôi đang dùng, nhiều quần áo chúng tôi đang mặc…
Chúng tôi không chỉ ngưỡng mộ Trung Quốc về tăng trưởng kinh tế, mà cả về cam kết mạnh mẽ của Trung Quốc nhằm tới khoa học và nghiên cứu, từ việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghệ ứng dụng. Trung Quốc nay là nơi dùng Internet nhiều nhất thế giới – đó là lý do vì sao chúng tôi thật vui khi đưa Internet vào thành một phần của sự kiện hôm nay….”[1]
Mặc dù Obama có đề cập đến tự do ngôn luận và tự do tôn giáo, việc ông tránh đả động tới Tây Tạng và Tân Cương cho thấy siêu cường Trung Quốc đã thành công trong việc gây áp lực với các nước khác để đạt được chương trình nghị sự của mình như thế nào.
Tầm ảnh hưởng của Trung Quốc hiện vươn khắp thế giới. Theo Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng,
“Với lượng đôla khá lớn nhưng giá trị bấp bênh ngoài tầm kiểm soát, TQ không còn là “tàng Long” như lời Đặng Tiểu Bình khuyên các hậu bối – là chớ kích động nỗi lo của Washington khi “con Rồng thức giấc”. Con Rồng đó nay quẫy đuôi. Ở Phi châu, nơi tài nguyên thiên nhiên còn nhiều, vẫn còn ‘dị ứng’ với châu Âu – những chủ nhân ông thời thuộc địa chưa mấy xa xôi. TQ nhìn thấy những cơ hội khổng lồ tại châu lục này. Kể từ năm 2001 tới nay, tổng thương mại giữa Trung Quốc và châu Phi đã tăng gấp 10 lần…
Đặc biệt, việc TQ kiểm soát đầu nguồn những con sông lớn cũng đặt ra vấn đề an ninh ở hạ lưu và lượng nước cung cấp cho nông nghiệp. Đây là những áp lực chính trị “nặng ký” khi TQ cần uốn nắn những quốc gia khác vào con đường mình muốn. Tương tự, với những quốc gia vùng Đông Nam Á, những đập nước trên đất TQ ở thượng nguồn sông Mekong, sông Hồng… đều là những điểm “chẹt” sinh tử có thể xử dụng khi TQ cần áp đặt.”
TQ không chỉ dùng “quyền lực mềm” với châu Phi hay với những nước Đông Nam Á mà còn bỏ ra hàng tỉ đôla mua lại cổ phần của những đại công ty ở Mỹ, Tây Âu, Úc… gặp khó khăn kinh tế…”
Bên cạnh việc sử dụng “quyền lực mềm”, việc Bắc Kinh cho “thành lập cơ quan chính quyền” tại Hoàng Sa và đưa “tàu bệnh viện ‘Peace Ark’ tới Hoàng Sa và Trường Sa” cho thấy Trung Quốc cũng không ngần ngại sử dụng quyền lực “rắn”.
Trước một con rồng kiểu này, thì “Bộ ngại giao” Việt Nam còn làm được gì nổi ngoài việc diễn tuồng cải lương Hồ Quảng?
[1] Xem thêm: “Tổng thống Mỹ không được hưởng tự do internet tại Trung Quốc”, và “Trung Quốc bắt giữ một số nhà bất đồng chính kiến trước chuyến viếng thăm của tổng thống Obama.”
No comments:
Post a Comment