Cần nhận dạng vấn đề rủi ro hạt nhân cho đúng
GS Phạm Duy Hiển
Ngày 14.11.2009 Giờ 08:10
http://www.sgtt.com.vn/Detail23.aspx?ColumnId=23&newsid=59353&fld=HTMG/2009/1112/59353
SGTT - Trong ý kiến gửi Quốc hội ngày 29.10.2009, Liên hiệp Các hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho rằng chủ trương xây dựng nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) để thoả mãn nhu cầu năng lượng cho tiến trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước là giải pháp cần thiết và hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng đưa ra nhiều vấn đề mà Chính phủ và Quốc hội cần đặc biệt quan tâm khi quyết định có thông qua dự án điện hạt nhân Ninh Thuận hay không như sự an toàn, nguồn lực con người hay vấn đề xây một hay nhiều nhà máy...
Dưới đây là một số ý kiến của GS Phạm Duy Hiển, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân – Bộ Khoa học và công nghệ về vấn đề này:
"Tôi đã từng nói và xin được nhắc lại rằng chúng ta phải nhận dạng cho đúng và phải nhìn nhận theo quan điểm khoa học là có rủi ro. Khi anh bước lên xe khách, chạy trên đường quốc lộ, biết đâu sẽ lọt vào danh sách 30 người chết/ngày. Đó là điều có thực, là thứ rủi ro anh phải chấp nhận. Vấn đề ở chỗ, nếu anh chấp nhận rủi ro một cách có ý thức, sẽ tìm mọi cách giảm rủi ro. Cái sai nhất hiện nay của một số cơ quan, một số người có trách nhiệm là không nói đến chuyện rủi ro của điện hạt nhân mà chỉ nói nó an toàn tuyệt đối, điều này có thể làm hỏng việc, gây hậu quả xấu.
Theo kế hoạch phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam đến năm 2030 của bộ Công thương, sẽ có bảy nhà máy được xây dựng tại Ninh Thuận và một số điểm của miền Trung, tổng cộng suất lên tới 15.000 – 16.000MW. Như vậy, chỉ sau 15 năm, tại hai huyện của Ninh Thuận có tới bảy nhà máy điện hạt nhân. Làm điện hạt nhân không đơn giản như vậy. Xây bảy nhà máy trong 15 năm, chúng ta có làm được không? Điều kiện hiện nay đã hội đủ để xây dựng nhà máy đầu tiên chưa?
Ở đây, nên tìm hiểu và phân tích vấn đề một cách chi tiết và thận trọng hơn, không nên chỉ nghĩ đến việc xây cho bằng được. Một tổ máy công suất 1.000MW đã gấp 6.000 lần lò Đà Lạt bây giờ (cả nước có nhiều nguồn phóng xạ, nhưng phóng xạ ở lò Đà Lạt lớn nhất). Sau một năm vận hành, chất phóng xạ đã gấp 6.000 lần chất phóng xạ hiện có ở lò Đà Lạt. Với bảy nhà máy, chạy một năm, 10 năm chất phóng xạ thải ra sẽ là bao nhiêu?
Một bài học xương máu đối với Việt Nam khi quyết định phát triển điện hạt nhân, đó là trường hợp của Philippines. Năm 1976 họ đã bỏ ra 2,3 tỉ đôla để xây dựng nhà máy điện hạt nhân Bataan 621MW. Đến năm 1984, mặc dù nhà máy đã gần hoàn thành nhưng vẫn phải đóng cửa vì hàng loạt lý do an toàn như nguy cơ động đất và địa điểm xây dựng nhà máy quá gần núi lửa Pinatubo. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực nội địa của Philippines cũng chưa đủ nên sẽ phải nhập chuyên gia từ quốc gia mình mua công nghệ. Đồng thời nguồn uranium cũng đang khan hiếm, giá thành lại cao… Cộng hưởng tất cả những lý do đó, Chính phủ Philippines quyết định thà vứt đi hàng tỉ USD tiền đóng thuế của dân chứ nhất định không vận hành nhà máy điện hạt nhân. Họ nghèo và thiếu điện như ta mà vẫn quyết định như vậy đấy. Nhưng tại sao họ làm, rồi tại sao họ bỏ? Trong số những người có trách nhiệm, ai sẽ là người giải thích tại sao Philippines làm như vậy?".
X. Thi ghi
----------------------------------
Điện hạt nhân :
GS Phạm Duy Hiển: “Cần nhận dạng vấn đề rủi ro hạt nhân cho đúng” (SGTT)
NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN-CON DAO NHIỀU LƯỠI (blog phamvietdao)
Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận: Thiếu nhân lực, vật lực (KH&ĐS)
Điện hạt nhân: Không phải việc của riêng ngành điện (VNN)
“Phập phồng” với dự án điện hạt nhân Ninh Thuận (dan tri)
‘Không thể để điện hạt nhân làm gánh nợ lớn cho con cháu’ (VnEx)
“Sự an toàn của người dân được đặt lên hàng đầu” (TTXVN)
An toàn là tối thượng (tien phong)
"Cẩu thả" nguyên tử (bauxite)
Điện hạt nhân: Đại biểu muốn một, bộ trưởng nói hai (VNN)
Điện hạt nhân: Không phải việc của riêng ngành điện (VNN)
No comments:
Post a Comment