BẦU CỬ TỰ DO Ở NƯỚC TA
Nguyễn Trung Lĩnh
Hà Nội, ngày 15.11.2009
http://baotoquoc.com/2009/11/15/b%e1%ba%a7u-c%e1%bb%ad-t%e1%bb%b1-do-%e1%bb%9f-n%c6%b0%e1%bb%9bc-ta/
Cụm từ Bầu cử tự do đối với Người Việt Nam trong nước còn xa lạ lắm. Tuy nhiên nhiều năm lại đây dân Việt Nam chúng ta hàng ngày thường được chứng kiến trên các Kênh truyền hình tin tức ở nước này, nước nọ, đảng này thắng cử, đảng kia thắng cử hay Vị nào đó vừa trúng cử Tổng Thống hay Thủ Tướng. Chúng ta thử đi sâu phân tích và xem xét những mặt lợi của nó.
Ở Miền Bắc Việt Nam từ cổ xưa tới nay chưa có khái niệm Bầu cử tự do, còn ở Miền Nam thì đã được hưởng bầu không khí này gần 20 năm (từ 1955-1975). Sau hơn 34 năm Đảng CSVN toàn quyền lãnh đạo nước ta một cách triệt để thì dân ta không biết tới “chân trời” của Bầu cử tự do, chỉ thấy đến mùa bầu cử thì các loa đài, các cán bộ Xã, Phường, Thôn đi tuyên truyền khắp nơi. Những cán bộ có quyền cao gọi là “Cán Bộ Cao cấp”, những người đang thi hành công vụ, đang có quyền trong sự kiểm soát tuyệt đối của ĐCSVN thì ca ngợi hết lời cơ chế bầu cử hiện hành, tuy rằng trong thâm tâm họ không nghĩ như vậy, nào là: “Bầu cử rất dân chủ”, “Thực thi đúng pháp luật chân chính”, “Nhà nước của dân, do dân và vì dân”, v.v.
Khi một ông Cán bộ của Đảng Cộng Sản Việt Nam sắp về hưu, hoặc đã về hưu thì mới bắt đầu “có gan” nói lên sự thật và chê bai thể chế hiện nay như: “Dân chủ ở ta là dân chủ giả tạo”, “Bầu cử ở ta chỉ là hình thức”, “ai cũng biết là mọi chuyện đã sắp xếp xong từ lâu rồi” , “Ở ta chỉ là Đảng cử, dân bầu”,v.v. Những cá nhân sống và làm việc ngoài Bộ máy của Đảng CSVN cũng có cùng quan điểm với mấy ông sắp về hưu hoặc đã về hưu. Sự thật trong vấn đề bầu cử qua nghiên cứu nó rất văn minh, đầy tính trí tuệ và hữu ích cho thực tế cuộc sống.
Để có những cuộc Bầu cử tự do thật sự thì đó là một quá trình thay đổi nhận thức của cả dân tộc, đặc biệt là thế lực có quyền lực cao nhất và sự chuẩn bị công phu của hàng triệu người trên khắp cả nước. Muốn cho thế lực có quyền cao nhất có nhận thức trong sáng và chân thành đối với người dân mình thì lại do sức ép của các Cán bộ cấp thấp hơn và sức ép rộng trong toàn xã hội. Đầu tiên là chúng ta phải có tâm nguyện rằng Quyền lực chính trị là những gì chỉ để thật sự phục vụ nhân dân, phục vụ đồng bào mình mà thôi, nó không phải là những giá trị của riêng ai, của riêng nhóm người nào, của riêng một đảng nào. Ở Việt Nam ta lòng tham của những người cầm quyền còn lớn lắm. Thể hiện ở chỗ họ chỉ cất nhắc những cá nhân là con cháu các Cán bộ lớn của Đảng Cộng Sản. Tất cả các vị trí cao trong các doanh nghiệp nhà nước hay trong bộ máy chính quyền lớn đều do con cháu các Ông lớn xưa kia nắm cả. Họ tưởng như vậy là bảo vệ được “Sự vững chãi của chế độ”, nhưng thật ra lại làm cho nhân dân không hài lòng, bất bình, nạn tham nhũng tràn lan, nể nang, không chịu làm việc, kém năng lực, chỉ lo ăn chơi, cấu kết với nhau và rồi thể chế độc tài toàn trị sẽ nhanh chóng phải rút lui một khi đa số nhân dân thức tỉnh.
Đỉnh cao của Bầu cử tự do vẫn là cả chiến dịch bầu Người đứng đầu đất nước, người có quyền lực lớn nhất, người nắm toàn bộ các công việc hành pháp trong một Quốc gia. Ở Việt Nam ta người có quyền lực lớn nhất lâu nay không rõ ràng, có thể là Tổng Bí Thư ĐCSVN, hoặc Thủ Tướng Chính Phủ hoặc Chủ Tịch Nước. Chính vì vậy không có một cá nhân nào thật sự Đại diện cho đất nước và cho mọi Người dân Việt Nam, thật sự chịu mọi trách nhiệm trước nhân dân, thật sự lo toan cho dân tộc. Từ bao nhiêu năm nay mọi công việc đều đổ dồn về một Tập thể đó là Bộ Chính Trị ĐCSVN và rộng hơn là Ban Chấp Hành Trung Ương ĐCSVN. Việc này khiếm khuyết ở chỗ nếu mọi việc đều phải đưa ra một Tập thể 14-15 người bàn và quyết định thì chậm chạp và kém chính xác. Sự tinh túy “tuyệt đối” chỉ có thể có ở một người chứ không thể có cùng lúc ở 14-15 người hay 150-160 người được. Trong bất kỳ dây phút nào dân tộc ta cũng cần một con người “tuyệt tác’, một con người “lý tưởng nhất” làm tấm gương cho toàn dân và đại diện cho cả dân tộc, chịu trách nhiệm lớn nhất về mọi vấn đề của dân tộc và đất nước. Trong một giai đoạn nhất định thì mọi vấn đề quan trọng, cơ bản phải được xuất phát từ con người đó mà ra. Cá nhân “trụ cột”, “trung tâm” đó cùng với một Tập thể trợ giúp và làm cố vấn có thể đến mấy ngàn người trước khi đưa ra một quyết định được triển khai trên thực tế, đa số còn phải thông qua Quốc Hội (Hạ nghị viện), rồi thông qua Thường vụ Quốc Hội (Thượng nghị viện) hoặc có những vấn đề còn phải đưa ra toàn dân xem xét, bỏ phiếu, trưng cầu dân ý. Cơ chế “Lãnh đạo Tập thể” lâu nay sinh ra chuyện “ai cũng như ai” và rồi không có quyết định rành rọt, không có ai sốt sắng, không có ai cảm thấy mình phải chịu trách nhiệm và lo toan cho vận nước, mặc kệ các vấn đề của nhân dân và đất nước cứ tồn đọng. Rốt cuộc là tụt hậu và chây lười, nhân dân chịu hết.
Qua tiếp xúc, trao đổi và quan sát tôi thấy xưa nay ở Việt Nam người ta chưa hiểu chính trị, chưa hiểu thế nào là bầu cử thật sự dân chủ, chưa hiểu lợi ích đích thực của Bầu cử tự do thật sự và làm thế nào để thực hiện được nó trên thực tế. Xưa nay người ta chỉ làm cho lấy lệ, cần gì rườm rà mất công, mất tiền, đằng nào cũng đâu vào đấy rồi. Bầu cử tự do thật sự có nghĩa là các công dân bỏ phiếu lựa chọn những cá nhân lãnh đạo chính quyền nhà nước. Họ có thể là Đại biểu Hội Đồng Nhân Dân Tỉnh hay Thành phố, Người đứng đầu Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh hay Thành Phố, Đại biểu Quốc Hội (Hạ nghị sỹ), Thành Viên Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội (Thượng nghị sỹ) hay Người đứng đầu đất nước là Chủ Tịch Nước hay Thủ Tướng Chính Phủ. Một cuộc bầu cử thật sự do dân bầu là để lựa chọn cá nhân vào một số vị trí nhất định, phải có số Ứng cử viên nhiều hơn số cần lựa chọn ít nhất một người. Theo tôi thì từ nay về sau chỉ nên bỏ phiếu lựa chọn một người tại một khu vực bầu cử nào đó. Xưa nay ở Việt Nam tại một khu vực bầu cử có thể chọn 1-2-3 người, ví dụ như bầu Đại Biểu Quốc Hội. Như thế không chính xác và chuẩn mực lắm. Tổng số cá nhân cần lựa chọn trong một cuộc bầu cử nên bằng số khu vực bầu cử. Để chỉ chọn một cá nhân thì có thể có nhiều Ứng cử viên. Như vậy các Ứng cử viên sẽ cạnh tranh khốc liệt, công bằng và minh bạch. Các Ứng cử viên nên được tạo điều kiện cho tiếp xúc thật nhiều với các Cử tri, có thể tiếp xúc hàng trăm hay hàng ngàn lần với các Cử tri. Tiếp xúc thật sự với Cử tri trong khu vực mà họ sẽ bỏ phiếu. Qua nhiều lần tiếp xúc cọ xát, đặt câu hỏi, trả lời và phát biểu của các Ứng cử viên đôi bên sẽ hiểu nhau, hiểu những vấn đề đang đặt ra của cuộc sống và của đất nước, hiểu được năng lực thực chất của Ứng cử viên, hướng giải quyết các vấn đề ra sao? Đôi bên sẽ học hỏi lẫn nhau, bổ túc khiếm khuyết cho nhau và cùng tiến bộ, rút kinh nghiệm. Các Ứng cử viên và nhân dân sẽ biết chuyện gì đang đặt ra trước chúng ta và hướng giải quyết nó như thế nào? Tức là biết những việc chúng ta cần phải làm trong cuộc sống mỗi người và trên toàn Quốc ra sao? Những người không có tố chất chính trị, kém năng lực, tham nhũng, trốn thuế, làm chuyện xấu sẽ bị loại, hoặc tự xấu hổ không giám đi làm chính trị. Chuyện này hoàn toàn khác với lối suy nghĩ đơn giản như lâu nay ở Việt Nam ta là không quan trọng bầu cử thật sự. Cuối cùng là bao nhiêu việc cuộc sống đặt ra không được giải quyết và tụt hậu trầm trọng.
Bằng những cuộc tiếp xúc, nói chuyện, trao đổi như thế này các Nhà chính trị có điều kiện được “du thuyết”, rèn luyện khả năng thuyết trình, ứng khẩu, thể hiện quan điểm và tư tưởng của mình trên thực tế về mọi vấn đề của cuộc sống. Người dân hay cử tri mới từ chỗ ít quan tâm tới các vấn đề của cuộc sống và đất nước có điều kiện được cùng nhau nghĩ về một chuyện. Trong mỗi kỳ bầu cử Người đứng đầu đất nước thì toàn dân có dịp cùng nhau quan tâm về một số chuyện nhất định của Quốc gia dân tộc. Qua nhiều lần như vậy làm cho cả dân tộc được đoàn kết và gắn bó với nhau hơn, cùng nhau hướng tới những điều tốt và tẩy rửa những điều xấu. Chiến dịch vận động bầu cử cũng là dịp để rèn luyện năng lực và tập rượt cho ê-kíp sau này chiến thắng biết cách điều hành và làm việc như một Vị dân biểu hay Người lãnh đạo chính quyền. Các Ứng cử viên thuộc phe này hay phe kia, đảng này hay đảng kia, hay người không đảng phái cùng có chung trách nhiệm đối với xã hội, đối với đất nước và với nhân dân mình. Mỗi người, mỗi phe đều nỗ lực hết mình làm gương tốt và giải quyết các vấn nạn cho người dân mình. Để có những cuộc bầu cử thật sự có ý nghĩa thì phải có nhiều đảng chính trị cạnh tranh. Người làm chính trị phải tham gia một đảng nào đó phù hợp với trường phái quan điểm của mình. Tức là bản thân phải đứng vào trong một lực lượng chính trị nhất định, được lực lượng đó sàng lọc, đào tạo bồi dưỡng, trợ giúp và giới thiệu ra ứng cử. Đảng phái hay lực lượng chính trị chỉ là môi trường, là trường đào tạo, là nơi “sơ tuyển” các ứng cử viên, là thế lực yểm trợ lớn nhất cho các Nhà chính trị. Khi được đảng hay lực lượng của mình đồng ý giới thiệu đại diện cho lực lượng ra ứng cử trước quần chúng nhân dân thì đã qua những cuộc sơ tuyển, đào tạo và bồi dưỡng kỹ lưỡng.
Đối với những cá nhân nào muốn sau mỗi chiến dịch bầu cử có một vị trí nào đó, hoặc có đường lối chính sách có lợi cho mình thì phải ủng hộ tích cực một đảng nào hay một Ứng cử viên nào đó mà mình thấy hợp quan điểm. Mình có thể đi vận động giúp đảng nào đó hay Ứng cử viên mình thích, hoặc ủng hộ tiền bạc. Các bạn trẻ có năng khiếu chính trị thì tham gia giúp đảng này, đảng kia hay Ứng cử viên nhất định nào đó để sau thắng cử sẽ được ưu tiên bố trí công việc hay những thuận lợi về chính trị sau này. Những cá nhân nước đôi sẽ ít được cất nhắc và con đường chính trị không phát triển được. Để cho quá trình bầu cử và sinh hoạt nhiều đảng phái hoạt động có hiệu quả thì đất nước đã phải có cả một Hệ thống An Ninh, Tổ chức nhân sự theo dõi, giám sát, trợ giúp khắp cả nước. Không có hệ thống trợ giúp thì các Nhà chính trị không thể tồn tại và trong sạch hay đủ bản lĩnh đi làm chính trị được.
Ở hầu hết các nước trên Thế giới đều có đa đảng chính trị, đa lực lượng chính trị cạnh tranh nhau. Hiện chỉ còn Việt Nam, Trung Quốc, Cu Ba, Lào, Miến Điện và Bắc Triều Tiên là một đảng cầm quyền duy nhất và bầu cử chỉ do đảng ấy giới thiệu, đồng ý cho ai ra ứng cử, ai thắng cử. Ở Việt Nam ta người tổ chức bầu cử, đi trao đổi với cử tri, thu phiếu hay kiểm phiếu đều là người của Đảng CSVN và do Thường vụ Thành Ủy hay Tỉnh Ủy và Bộ Chính Trị quyết hết. Dù kết quả bỏ phiếu thế nào, ai nhiều ai ít cũng không thể biết được, không thể ai tin được tính đúng đắn và minh bạch của bầu cử. Chính vì vậy các Ứng cử viên và người thắng cử đều chung một ý nghĩ trong đầu “đằng nào cũng được sắp đặt hết rồi, có cố gắng hay nỗ lực cũng chỉ thế thôi”. Từ đó sinh ra bệnh lười nhác, lười biếng lo vận động và nỗ lực làm việc cho đất nước và nhân dân khi thắng cử. Đa số các Nhà chính trị ở ta sinh ra bệnh chây lười, chỉ lo kiếm quyền chức và kiếm tiền, im miệng cho xong, đấu tranh có khi “mang vạ vào thân”, “sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi” cần gì lo cho dân, cho nước.
Cơ chế một đảng ở Việt Nam hiện nay thì các lãnh đạo tối cao như Bộ Chính Trị và Ban Chấp Hành Trung Ương ĐCS là Ông Chủ của toàn dân Việt Nam, là Vua, không ai giám sờ đến, thích làm gì thì làm. Người đứng đầu các Cơ quan bảo vệ pháp luật như Công An, Tòa Án, Viện Kiểm Soát cũng thuộc vào số các nhân vật trên và không ai giám đụng đến. Tham nhũng, trì trệ, thiếu sót trong xã hội đều do họ làm nên cả. Mọi người dân và các cấp bên dưới đều biết, nhưng phải im lặng để có việc làm và được thăng chức. Ai lên tiếng phê phán hay chỉ trích thì chỉ chuốc lấy tai vạ. Lâu ngày toàn xã hội Việt Nam ta sống trong sợ sệt, sợ Đảng Cộng Sản Việt Nam, đặc biệt là sợ Ban Chấp Hành Trung Ương và Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam, và rồi bao nhiêu điều sai trái, vô lý, bất công cứ thế tồn tại, phát sinh làm cho đất nước và dân tộc ta tụt lùi, tụt hậu nên đến ngày nay nước ta vẫn là một trong số những nước nghèo nàn, lạc hậu nhất Thế giới.
Qua nghiên cứu ta thấy rằng trong xã hội đa đảng, nhiều đảng chính trị thì cũng chỉ có một số đảng nào đó là cơ bản. Có thể có 2 đảng (như ở Mỹ) hay 3-5 đảng cơ bản (như ở Đức). Cuối cùng cũng chỉ có 2 phe lớn nhất: Phe cầm quyền và phe chưa cầm quyền hay gọi là phe đối lập. Chính quyền nhà nước chỉ có một, không có nhiều. Các đảng, các phe phải tự biết liên kết, kết hợp với nhau để thành phe mạnh và mong muốn chiếm ưu thế để được cầm quyền hay ưu thế trong Thượng viện hay Hạ viện. Ở các nước phát triển cao, lâu đời như Mỹ, Đức, Anh, Pháp, v.v. các đảng chính trị đã có nhiều kinh nghiệm và truyền thống. Công nghệ thu nạp đảng viên đã rất chuẩn xác. Các đảng khác nhau chỉ là các trường phái khác nhau, bên tả bên hữu, bên yêu nước trực tiếp và bên yêu nước gián tiếp, bên thân thiện với nước ngoài, bên ít thân thiện hơn và mang tính dân tộc chủ nghĩa hơn, bên mền mỏng và bên cứng rắn hơn, bên hiếu chiến và bên ít hiếu chiến hơn. Nhưng tất cả các đảng, các phe đều vì quyền lợi của đất nước và người dân họ. Bình thường thì từ lúc trẻ tuổi chưa tới 30 các cá nhân thích tham gia đảng phái đã lựa chọn xong đảng mình phù hợp, ưa thích và xin tham gia đảng đó. Trong đảng mình tham gia được xem như “Đường băng” thăng tiến chính trị của bản thân. Vì tính chất cạnh tranh gay gắt mà buộc mỗi đảng phải tôn trọng nhân tài, tìm kiếm, chiu mộ nhân tài, ủng hộ tài chính và mọi mặt, bồi dưỡng và giới thiệu nhân tài ra ứng cử, cạnh tranh với các Ứng cử viên của các đảng khác. Các Đảng viên sẽ giúp nhau, hỗ trợ nhau mọi mặt trong cuộc sống để lấy lòng và tạo uy tín với cử tri khắp nơi. Chính vì vậy mà các Nhà chính trị cần nhất vẫn là tố chất bẩm sinh, những tư duy, suy nghĩ toát lên từ trong bộ não, năng lực trí tuệ của con người đó. Còn những thứ khác như tài chính, nhân lực giúp việc, lực lượng hỗ trợ đã có phe, có đảng của mình giúp. Trong cơ chế nhiều đảng cạnh tranh nhiều khi vẫn có sự dàn xếp và dự kiến nguồn nhân sự giữa các đảng từ lâu để bố trí Ứng cử viên cho hợp lý tại những khu vực tranh cử. Đây là nguyên nhân chính tạo ra những con người và ê-kíp tốt nhất có khả năng giải quyết các vấn đề của đất nước, tạo ra các giá trị, các sản phẩm tốt nhất cho xã hội.
Xưa nay ở Việt Nam hầu như không ai để ý và thực sự muốn cho các cuộc bầu cử thật sự dân chủ vì họ chưa nghĩ tới lợi ích đích thực của nó. Những cuộc đi nói chuyện, vận động nhân dân thật sự tuy có tốn kém công sức ban đầu và công tác an ninh phức tạp, nhưng nó sẽ vô cùng bổ ích là buộc những cá nhân thắng cử phải đem hết sức mình làm việc cho nhân dân, cho đất nước. Họ hiểu rõ hơn những vấn nạn của nhân dân, của đất nước do đã phải đi nói chuyện với dân nhiều. Sau chiến dịch bầu cử người thắng cử không cần thiết phải đi nói chuyện với dân nhiều nữa mà lo tập trung vào giải quyết các công việc của mình. Xưa nay ở ta các Ứng cử viên đi tiếp xúc với dân chỉ có lệ và quá ít ỏi nên không thể hiểu nỗi lòng của nhân dân được, và rồi các vấn đề đặt ra trong cuộc sống vẫn cứ trưng ra trước mắt mà không ai xử lý, đây là nguyên nhân làm cho đất nước tụt hậu. Việc này tôi đề nghị các cấp liên quan của nước ta xem xét nghiêm túc và tiếp thu.
Qua nghiên cứu ta thấy rằng trong xã hội đa đảng, nhiều đảng chính trị thì cũng chỉ có một số đảng nào đó là cơ bản. Có thể có 2 đảng (như ở Mỹ) hay 3-5 đảng cơ bản (như ở Đức). Cuối cùng cũng chỉ có 2 phe lớn nhất: Phe cầm quyền và phe chưa cầm quyền hay gọi là phe đối lập. Chính quyền nhà nước chỉ có một, không có nhiều. Các đảng, các phe phải tự biết liên kết, kết hợp với nhau để thành phe mạnh và mong muốn chiếm ưu thế để được cầm quyền hay ưu thế trong Thượng viện hay Hạ viện. Ở các nước phát triển cao, lâu đời như Mỹ, Đức, Anh, Pháp, v.v. các đảng chính trị đã có nhiều kinh nghiệm và truyền thống. Công nghệ thu nạp đảng viên đã rất chuẩn xác. Các đảng khác nhau chỉ là các trường phái khác nhau, bên tả bên hữu, bên yêu nước trực tiếp và bên yêu nước gián tiếp, bên thân thiện với nước ngoài, bên ít thân thiện hơn và mang tính dân tộc chủ nghĩa hơn, bên mền mỏng và bên cứng rắn hơn, bên hiếu chiến và bên ít hiếu chiến hơn. Nhưng tất cả các đảng, các phe đều vì quyền lợi của đất nước và người dân họ. Bình thường thì từ lúc trẻ tuổi chưa tới 30 các cá nhân thích tham gia đảng phái đã lựa chọn xong đảng mình phù hợp, ưa thích và xin tham gia đảng đó. Trong đảng mình tham gia được xem như “Đường băng” thăng tiến chính trị của bản thân. Vì tính chất cạnh tranh gay gắt mà buộc mỗi đảng phải tôn trọng nhân tài, tìm kiếm, chiu mộ nhân tài, ủng hộ tài chính và mọi mặt, bồi dưỡng và giới thiệu nhân tài ra ứng cử, cạnh tranh với các Ứng cử viên của các đảng khác. Các Đảng viên sẽ giúp nhau, hỗ trợ nhau mọi mặt trong cuộc sống để lấy lòng và tạo uy tín với cử tri khắp nơi. Chính vì vậy mà các Nhà chính trị cần nhất vẫn là tố chất bẩm sinh, những tư duy, suy nghĩ toát lên từ trong bộ não, năng lực trí tuệ của con người đó. Còn những thứ khác như tài chính, nhân lực giúp việc, lực lượng hỗ trợ đã có phe, có đảng của mình giúp. Trong cơ chế nhiều đảng cạnh tranh nhiều khi vẫn có sự dàn xếp và dự kiến nguồn nhân sự giữa các đảng từ lâu để bố trí Ứng cử viên cho hợp lý tại những khu vực tranh cử. Đây là nguyên nhân chính tạo ra những con người và ê-kíp tốt nhất có khả năng giải quyết các vấn đề của đất nước, tạo ra các giá trị, các sản phẩm tốt nhất cho xã hội.
Xưa nay ở Việt Nam hầu như không ai để ý và thực sự muốn cho các cuộc bầu cử thật sự dân chủ vì họ chưa nghĩ tới lợi ích đích thực của nó. Những cuộc đi nói chuyện, vận động nhân dân thật sự tuy có tốn kém công sức ban đầu và công tác an ninh phức tạp, nhưng nó sẽ vô cùng bổ ích là buộc những cá nhân thắng cử phải đem hết sức mình làm việc cho nhân dân, cho đất nước. Họ hiểu rõ hơn những vấn nạn của nhân dân, của đất nước do đã phải đi nói chuyện với dân nhiều. Sau chiến dịch bầu cử người thắng cử không cần thiết phải đi nói chuyện với dân nhiều nữa mà lo tập trung vào giải quyết các công việc của mình. Xưa nay ở ta các Ứng cử viên đi tiếp xúc với dân chỉ có lệ và quá ít ỏi nên không thể hiểu nỗi lòng của nhân dân được, và rồi các vấn đề đặt ra trong cuộc sống vẫn cứ trưng ra trước mắt mà không ai xử lý, đây là nguyên nhân làm cho đất nước tụt hậu. Việc này tôi đề nghị các cấp liên quan của nước ta xem xét nghiêm túc và tiếp thu.
Qua nghiên cứu tôi nhận thấy rằng việc xác định các nhân vật đi làm chính trị thường xảy ra rất sớm. Có thể từ lúc là học sinh cấp 3, hoặc sớm hơn, hoặc thời sinh viên hoặc sau khi tốt nghiệp đại học mấy năm. Người ta có thể xác định được ai sau này có thể nắm giữ vị trí nào để định hướng trước, tập trung giúp đỡ, đào tạo và bồi dưỡng. Đồng thời còn chuẩn bị cả dàn ê-kíp giúp việc đi theo. Thường thì phải định hướng đi theo một trong 2 phe. Ai hợp phe nào thì vào đảng hay phe ấy. Chúng ta không nên quá nặng nề chuyện “đảng” như lâu nay ở Việt Nam chỉ biết tung hô một đảng và tất cả đều sợ sệt đảng đó. Việc xác định các cá nhân đi làm chính trị chủ yếu căn cứ vào tố chất bẩm sinh của người đó, không quan trọng là con cái nhà ai. Chúng ta cần những nhân tài bẩm sinh, kết hợp với đào tạo và bồi dưỡng trên thực tế cũng như trên trường lớp chính quy. Vấn đề ổn định số Tỉnh và Thành phố trên toàn Quốc khá quan trọng vì liên quan tới định hướng các nhà chính trị sau này. Nếu số Tỉnh-Thành phố quá nhiều, dân số mỗi Tỉnh-Thành ít quá thì sẽ rất phiền cho việc xác định số người đi làm chính trị vì khi đó do dân số ít trong một Tỉnh-Thành thì xác xuất các nhân tài chính trị sẽ ít và chất lượng đầu vào sẽ kém. Mặt khác vì nhiều Tỉnh-Thành quá nên phải chuẩn bị, trợ giúp quá nhiều các nhân vật đi làm chính trị sẽ rất tốn kém và chất lượng sẽ thấp. Số các nhà chính trị không cần nhiều, chỉ tối thiểu cần thiết cho công tác quản lý và lãnh đạo đất nước. Nếu chất lượng các Nhà chính trị kém do tố chất bẩm sinh và do công tác đào tạo bồi dưỡng, giám sát, thúc ép thì sẽ sinh ra một dàn lười biếng, tham nhũng, nịnh hót và nhân dân sẽ mất niềm tin. Từ đó sẽ mất ổn định xã hội, nhân dân không tập trung vào các lĩnh vực khác của cuộc sống, suốt ngày lo phản đối này, phản đối nọ và rồi hao kiệt sức lực của dân tộc, đất nước chậm phát triển, đời sống của nhân dân sẽ kém hơn các nước xung quanh. Nhìn từ thực tế, có xem xét các nước văn minh như Mỹ, Đức, Tây Âu, nước lớn như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ tôi đề nghị các Cơ quan chức năng của Việt Nam nên xem xét quy hoạch lại để Việt Nam ta chỉ nên có 16-18 Tỉnh- Thành trực thuộc trung ương có độ lớn như Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh ngày nay. Mỗi Tỉnh –Thành của chúng ta như một nước nhỏ như Singapor hay Gruzia, như các Bang của Mỹ và Đức.
Khi đã chuẩn bị xong các Ứng cử viên (thường phải nhiều gấp 5-7 lần) cho từng vị trí, có tập trung trọng điểm hay dự kiến ai đó thì đến kỳ bầu cử chúng ta cho họ “vào vòng chung kết” để đi “du thuyết” , tức đi nói chuyện, trao đổi và tranh cử trước nhân dân. Để các cuộc bầu cử thật sự công bằng và minh bạch, nhân dân tin tưởng, các Ứng cử viên nên được xuất hiện trước công chúng trước thời điểm bỏ phiếu từ 1 năm đến 2 năm. Nếu xuất hiện gấp quá (ví dụ chỉ xuất hiện trước công chúng trước thời điểm bỏ phiếu có 3 tháng) thì sẽ không chính xác, không đủ thời gian để nhân dân xem xét, bới móc và cuộc bầu cử sẽ chỉ mang tính hình thức, giả tạo, nhân dân mất tin tưởng vào các Nhà lãnh đạo. Đặc biệt trong chiến dịch tranh cử Người đứng đầu đất nước trong tương lai thì các Ứng cử viên nhất thiết phải xuất hiện trước 2 năm. Sau đó từng bước sẽ gạt bớt (sơ tuyển dần), cuối cùng trước 6 tháng sẽ để lại 2 hoặc 3 Ứng cử viên vào vòng chung kết. Như vậy các cuộc tranh cử, bầu cử tự do sẽ rất tự do dân chủ, chất lượng các Ứng cử viên sẽ rất tốt, đảm bảo xã hội ổn định, nhân dân quyết định lần cuối cùng ai sẽ trúng cử. Con đường duy nhất của Việt Nam ta cũng phải tiến đến một nền dân chủ đích thực và tiến thẳng tới một xã hội như các nước Mỹ, Tây Âu, Bắc Âu và Nhật Bản. Nhưng có một lưu ý quan trọng rằng xã hội Việt Nam ta khác họ ở chỗ chúng ta đang nghèo đói nhất Thế giới, lạc hậu, kém cỏi nên xác xuất các nhân tài chính trị ít hơn các nước đó nhiều, vì vậy chúng ta phải “lên gân” một chút, dồn sức cho việc phát triển kinh tế, giáo dục và thực thi công bằng xã hội, làm việc nhiều hơn, với cường độ lớn hơn. Để nhanh chóng có ngày đó chúng ta phải chuẩn bị ngay từ bây giờ.
Hà Nội, ngày 15.11.2009
Nguyễn Trung Lĩnh
(TB: Rất hân hạnh được gửi tới các cháu học sinh phổ thông, thanh niên, sinh viên, công nhân, nông dân và những người dân bình thường trên khắp mọi miền của đất nước).
No comments:
Post a Comment