Wednesday, December 17, 2008

ĐỘT NHIÊN TRỞ NÊN YẾU ĐUỐI

Đột nhiên trở nên yếu đuối
The Economist
Đăng ngày 16/12/2008 lúc 16:49:39 EST
http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=3378
Tốc độ đám mây u ám và tuyệt vọng kéo về tích tụ lên trên nền kinh tế thế giới đã gây nên hoảng hốt ở khắp mọi nơi. Nhưng sự thay đổi đã thình lình xảy ra tại hai quốc gia đông dân nhất thế giới: Trung Hoa và Ấn Độ. Chỉ mới gần đây, hai nền kinh tế lớn phát triển mau chóng nhất thế giới cảm thấy mình hầu như miễn nhiễm không bị con bệnh hoành hành các nước giàu có lây vào thân họ. Có những người lạc quan hy vọng rằng những thị trường to lớn đang tăng trưởng này có thể dùng làm động cơ để kéo thế giới ra khỏi đà suy thoái hiện nay. Bây giờ có người lo ngại điều trái ngược: sự suy thoái toàn cầu sẽ trì kéo Trung Hoa và Ấn Độ theo, khiến cho mức thất nghiệp trở nên quy mô tại hai nước này vốn vẫn là nước nghèo, cho dù họ đã đạt được nhiều thành quả - Ân Độ chiếm tỉ sổ 2/5 trẻ em thiếu dinh dưỡng trên thế giới.
Nhận xét này có phần bi quan quá. Họ vẫn là những phần tử năng động nhất của kinh tế thế giới. Nhưng cả hai phải đương đầu với tình trạng kinh tế rối ren và tình hình chính trị khó khăn. Trong trường hợp của Ấn Độ, hình ảnh tiên tiến họ tự tạo gần đây đã phải lu mờ vì hai biến cố: nền kinh tế bị rúng động và những viên đạn của bọn khủng bố đã tấn công Mumbai tháng vừa qua. Như chúng tôi phân tích trong bản
phóng sự đặc biệt, lòng tự tin của Ấn Độ gần đây đặt căn bản trên hai nền tảng. Thứ nhất là cố gắng liên lỉ trong bình quân tăng trưởng kinh tế ngũ niên 8,8%. Thứ hai là vị thế và ảnh hưởng toàn cầu của Ấn Độ đã cùng một lúc trỗi dạy. Các chính trị gia của họ vênh váo cho rằng Ấn Độ không còn «dính liền»với Pakistan với hình ảnh đối cực của trào lưu trang bị hạt nhân. Họ đã trở thành cặp bài trùng «Trung Ấn», một mẫu mực thành công nhanh chóng.
Những tấn công vào Mumbai, quy trách cho những nhóm khủng bộ có căn cứ tại Pakistan và khiến dẫn lời kêu gọi quân đội có hành động trả đũa, đã gây trở lại lo ngại gây hấn trong vùng.
Gạch nối giữa Ấn Độ và Pakistan lại xuất hiện trở lại ở biên giới phía Tây Ấn Độ, đúng vào lúc mức độ suy thoái về kinh tế của Ấn Độ trở nên rõ rệt. Hàng xuất khẩu Tháng Mười tụt xuống 12% so với năm ngoái cùng tháng này; cả trăm xưởng dệt nhỏ bị khánh tận; ngay cả một số những cơ xưởng hàng đầu của Ấn Độ trong những năm vừa qua, trong kỹ nghệ xe hơi, cũng đã đình chỉ sản xuất. Ngân hàng trung ướng đã duyệt lại mức độ tăng trưởng kinh tế năm nay xuống đến từ 7,7 đến 8%, đây vẫn còn là con số lạc quan. Năm tới chỉ số có thể sẽ tụt xuống 5,5% hoặc kém hơn nữa, chỉ số thấp nhất kể từ năm 2002.

Sau bao nhiêu năm vẫn còn nhanh chán

Nếu chỉ số tăng trưởng của Trung Hoa tụt xuống mức độ này, điều này có thể xem là một tại hoạ trong nước và ở ngoại quốc. Tháng này Trung Hoa ăn mừng kỷ niệm lần thứ 30 thành quả chính sách «cải cách và mở rộng», nhờ vào mức tăng trưởng kinh tế hàng năm quân bình là 9,8%. Sự kiện là một cuộc họp của Trung Ướng Đảng Cộng Sản dưới sự kiểm soát của Đặng Tiểu Bình. Bước đầu còn dè dặt nhưng quyết liệt thay đổi vào những thập niên 1990, đảng vứt bỏ phần lớn cấu trúc độc khối của họ Mao, chia cắt những thửa ruộng tập thể, thu hút một số lớn đầu tư ngoại quốc và cho phép các xí nghiệp tư nhân được khuếch trương. Ngày lễ kỷ niệm có thể là một cột mốc giả tạo, nhưng người ta hiểu dễ dàng tại sao đảng lại muốn khua trống thổi kèn những thành tích của 30 năm qua. Họ đã chứng kiến một cuộc thay đổi kinh tế ngoạn mục trong lịch sử loài người. Tại một quốc gia chiếm đến 1/5 dân số nhan loại, khoảng 200 triệu người đã thoát cảnh nghèo túng.
Tuy nhiên, cũng tại Trung Hoa, sự suy thoái hiện nay đã làm thần kinh thiên hạ phải rung động. Thống kế của Trung Hoa đang rối mù, nhưng những sơ đồ về thương mại tháng vừa qua – xuất khẩu 2% thấp hơn tháng Mười Một năm 2007 và nhập khẩu 18% ít hơn – thật là nguy kịch. Năng xuất điện lực, thường là một chỉ số đáng tin cậy, giảm xuống mất 7%. Tuy Ngân Hàng Thế Giới và giới tiên đoán kinh tế vẫn mong Tổng Sản Lượng (GDP) của Trung Hoa tăng trưởng vào khoảng 7,5% năm 2009, thấp hơn con số 8% thiết yếu, hầu như là dị đoạn, để tránh xã hội không bị phân tán quá mức (*). Ngay tháng này, một quan chức nghien cứu cao cấp của đảng báo động trong một bài tường trình trước đảng «một tình trạng biến động xã hội trên bình diện quy mô». Thực vậy, việc xuống đường và phản kháng, vẫn thường xảy ra ở Trung Hoa, đang lan tràn , vì các công nhân hãng xưởng bị sa thải , các nhóm nông gia mất đất, các nhà hoạt động bảo vệ môi sinh và những nạn nhân của những hà khắc của cảnh sát kéo nhau xuống đường biểu tình.

Hố ngăn cách giữa lời nói và việc làm

Người ta lo ngại cấp lãnh đạo Trung Hoa sẽ hạ giá trị đơn vị tiền tệ Yuan để giúp các nhà xuất cảng. Đây là một sáng kiến nguy hiểm, nhưng không phải là duy nhất bởi vì chính quyền có nguồn lực để giảm bớt khó khăn bằng những phương tiện ít nguy hiểm hơn: họ đang điều hành một ngân khoản thặng dư và họ không thiếu nợ nhiều. Tháng vừa rồi họ tuyên bố có 4 tỉ tỉ Yuan (xấp xỉ $600 tỉ Mỹ kim) trong ngân khố. Những người bóp nhỏ con số này biện luận đây chỉ là lời nói xuông không đi với việc làm – phần lớn bao gồm những tài khoản cũ, tính sổ hai lần, và những hứa hẹn xuông. Vì vậy đây chỉ là tuyên truyền để thuyết chính nhân dân Trung Hoa và thế giới bên ngoài là chính quyền quan tâm đến việc thúc đẩy tiêu thụ nội bộ. Nhưng điều này xem ra cũng chẳng công bằng: điều quan trọng là khi nào tiền của hạ tầng cơ sở được tiêu dùng chứ không phải là khi được tuyên bố. Tuy nhiên, đã có chỉ dấu là chính quyền sẵn sàng đề ra những biện pháp triệt để trong hai lãnh vức nhằm thuyết phục đa số dân vùng nông thôn hãy sài tiền chứ đừng nên tích trữ: trao nhiều quyền hành hơn cho nông gia trên đất đại của mình và cung cấp một hệ thống an sinh xã hội tươm tất, đặc biệt là trong ngành y tế bảo vệ sưc khỏe.
Tuy vậy, Trung Hoa ít ra cũng có quần và túi rộng đáy. Trái lại, Ấn Độ không được thiên hạ xem như một giải đáp cho những vần đề kinh tế của thế giới. Không những nền kinh tế của họ nhỏ hơn nhiều, mà tài chính của chính phủ cũng rôi ben. Sự thâm thủng ngân quỹ – vào khoảng 8% Tổng Sản Lượng Quốc Gia – không cho phép họ tài trợ một ngân khoảng thúc đẩy kinh tế để có thể hoá giải sự suy sụp. Điều này đáng lo ngại. Nếu Trung Hoa công nhận họ cần 8% tăng trưởng để tạo công ăn việc làm cho khoảng 7 triệu thành phần trẻ, mới gia nhập thị trường lao động, Ấn Độ làm thế nào để thích ứng với tình thế. Một đất nước trẻ, lực lượng lao động gia tăng khoảng 14 triệu mồi năm – có nghĩa là vào khoảng ¼ lực lượng lao động mới của thế giới. Nhưng , một cách tai ác, những thành quả của những năm gần đây của họ trong những ngành kỹ nghệ đặt căn bản trên số lượng to lớn nhân công rẻ nhưng lại trên một số ít chuyên viên kỹ thuật có kỹ năng cao – chẳng hạn như những ngành kinh doanh trong dịch vụ vi tính và cơ xưởng sản xuất có nhiều vốn đầu tư.
Song le, về hai phương diện, Ấn Độ có một lợi điểm hơn Trung Hoa trong việc đối phó với sự trì trệ kinh tế. Họ có kinh nghiêm quá nhiều trong vấn đề này, và họ có một hệ thống chính trị thích hợp để đối phó với những sự bất bình mà không phải bận tâm với vấn đề sinh tồn. Ân Độ trả một giá phai chăng cho nền dân chủ của mình. Việc lấy quyết định thật là nhiêu khê. Và cũng giống như Trung Hoa, tình trạng bất ổn và ngay cả nổi loạn cũng lan tràn. Nhưng hệ thống chính trị của họ có sự đàn hồi và uyển chuyển mà chính các cấp lãnh đạo Trung Hoa nhìn nhận là họ thiếu. Họ phải lo âu tìm cách đối phó với những phản đổi. Còn các cấp lãnh đạo Ấn Độ suy tính đến cuộc bầu củ sắp tới.
Những phân tích của Tây phương- và Mác xít- cho rằng thay đổi kinh tế Trung Hoa sẽ dẫn đến thay đổi chính trị xem ra vô vị. Dù sao kinh tế của Trung Hoa cũng đã rộ nở nhưng lại không có dấu hiệu cởi mở chính trị đáng chú ý nào để thích ứng với nền kinh tế tự do cho mọi người. Người ta không còn dùng những lập luận xưa cũ này nữa. Thực vậy, nhiều nước, ngay cả những pháo đài dân chủ như Ấn Độ, bắt đầu chấp nhận lập luận của Đảng Cộng Sản Trung Hoa là độc tài có lợi cho sự tăng trưởng, trong khi đó nền dân chủ Ấn Độ là một xã xỉ do nhân nghèo mua sắm để kéo dài triền miên sự nghèo khó của họ.
Nhưng vào lúc Trung Hoa bước vào những năm thử thách của những ngày kỷ niểm – kỷ niệm lần thứ 50 ngày dẹp tan cuộc nổi dậy tại Tây Tạng, kỷ niệm lần thứ 20 ngày đàn áp sinh viên tại Quảng Trường Thiên An Môn ; kỷ niệm lần thứ 60 ngày thành lập Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc – những cũng nên nhớ là mùa Đông năm 1978-79 đã chứng kiến Đại Hội Trung Ương Đảng và sự ra đời của «Bức Tường Dân Chủ». Đây là sự chớm nở tự do ngôn luận, xét ra khá đặc sắc sau thời gian tự cô lập và bài ngoại của Cách Mạng Văn Hoá. Họ Đặng, cũng như Mao Trạch Đông trước đây, chấp nhận phong trào đối lập bao lâu nó phục vụ cho những mục đích của ông và sau đó phủi phắt nó đi. Và làm như vậy ông đã phá vỡ điều mà ông Ngụy Kinh Sinh (Wei Jingshen), người viết bích báo nổi tiếng nhất Trung Hoa, đặt tên là cuộc «canh tân thứ năm»: dân chủ. Trung Hoa vẫn cần đến nó.

Nguồn:
The economist, số ra ngày 11/12/2008
Nguyễn Gia Thưởng dịch

(*) Người Trung Hoa dị đoan cho rằng con sô tám là con số may mắn vì số tám đọc là «Bát» phát âm giống như chữ «Phát», có nghĩa là «Phát Phúc,Tài, Lộc» (Ghi chú của người dịch)

No comments: