Từ một góc độ, nhìn lại cuộc chiến 1954–1975
Nguyễn Văn Lục
04-12-2008
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=5774
Sau 1975, một số người Việt Nam và nhất là nhiều người Mỹ vẫn còn chia rẽ nhau về hai câu hỏi: Why are we in Viet Nam? Và How did we get out? Sự phân chia ý kiến cho thấy vấn đề chiến tranh VN là một vấn đề phức tạp, một thứ có nọc độc. Dính vào là bị lây độc, dính chùm vào nhau. Độc chất truyền từ người này sang người kia. Từ đó, bên này đổ cho bên kia, đổ trách nhiệm sang cho người khác. Giả dụ nếu thắng thì không ai đổ lỗi cho ai nữa.
Cho nên, đôi khi cần ở ngoài cuộc để hiểu cái trong cuộc.
Hai câu hỏi trên sẽ là cái mốc để vấn đề tìm hiểu được nghiêm chỉnh và khách quan hơn. Và qua hai câu hỏi đó, sẽ có nhiều câu trả lời khác nhau.
Trong cuốn Viet Nam at War, tác giả là cựu tướng Philip B. Davidson đã dành chương chót trả lời gián tiếp cho hai câu hỏi trên ở chương 27. Ông đã đặt câu hỏi: Why we lost the war? Câu trả lời của tác giả là, “This strategy of revolutionary war was the key ingredient of the Communist victory”. Đó là một cuộc chiến tranh Total war, total unity of effort, to gain political control. (Xem Viet Nam at War, Phillip B. Davidson, từ trang 715)
Chúng ta đã không tiến hành được một cuộc chiến tranh toàn diện mà đáng lẽ chúng ta phải có.
Măc dầu đã có những nỗ lực như các chương trình bình định (pacification) qua các cơ quan như Cơ quan viện trợ Mỹ (AID), cơ quan tình báo Mỹ (CIA), cơ quan thông tin liên vụ (JUSPAO) với tòa đại sứ Mỹ, chiến dịch Phượng Hoàng, Xây đựng nông thôn, Ấp chiến lược.
Bên cạnh những nỗ lực ấy là những giải pháp tìm một chiến thắng trong một ưu thế tuyệt đối về vũ lực với khai quang, vùng oanh kích tự do, chiến dịch lùng và diệt địch, chiến dịch Phượng Hoàng, v.v...
Có thể tất cả những chương trình này, chúng ta chỉ làm được một nửa.
Chúng ta đã làm rất nhiều thứ một nửa như thế. Chúng ta có dân chủ, có bầu cử tự do, có sinh hoạt đảng phái, có tự do báo chí... Nhưng thứ nào thứ nấy cũng chỉ đạt đưọc một nửa. Nhất là trong các cuộc bầu cử Thượng Viện, Hạ viện… chỉ là trò chơi dân chủ…
Thay vì là một Total war thì đã có những cuộc biểu tình chống chiến tranh. Có kêu gọi Hoà Bình một phía. Đã đốt thẻ quân dịch. Có nhạc phản chiến. Biến cố Phật giáo 01/11/1963 liên quan đến việc lật đổ ông Ngô Đình Diệm là một turning point (rẽ ngoặt – DCVOnline) lớn nhất trong chiến tranh Việt Nam. Biến cố đó làm thay đổi diện mạo cuộc chiến tranh này. Nó đưa đến biến động miền Trung có thể rơi vào tình trang vô chính phủ? Một thứ nội chiến Việt Nam.
Làm sao binh lính ngoài mặt trận có thể chiến đấu trong tình hình đất nước có thể đưa đến tình trạng vô chính phủ?
Rồi bên Mỹ, vụ Watergate, vụ Daniel Ellsberg tiết lộ tài liệu mật của Pentagon.
Tất cả nhiều ít đều gây ra một chấn thương tinh thần, Có thứ traumatism (chấn thương – DCVOnline) đối với cá nhân ông Nixon. Có thứ traumatism đụng chạm đến niềm tin của dân chúng Mỹ và dân chúng Việt Nam.
Miền Nam tiếp tay thêm với những vụ tham nhũng của ông Thiệu và một số không nhỏ tướng lãnh như một thứ nọc độc làm ung thối miền Nam. Việc ứng cử độc diễn của Nguyễn Văn Thiệu. Phong trào chống tham nhũng của LM Trần Hữu Thanh. Ngày ký giả đi ăn mày. Tất cả như môt mớ bòng bong góp phần đưa đến việc làm mất miền Nam.
Cho nên, không có tự nhiện mà mất miền Nam.
Nhưng dầu vậy, vẫn cần phải sàng lọc ra những yếu tố nhỏ, tìm ra cái chính yếu trong đường lối chính sách của Hoa Kỳ để hiểu rõ được những câu hỏi tại sao thế này, tại sao thế kia.
Đối với người Mỹ, dư luận là điều không thể bỏ qua được. Đôi khi nó trở thành yếu tố quyết định chính sách của một chính phủ.
Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon Papers. Nguồn: Published by Penguin, 2003
http://www.dcvonline.net/php/images/122008/secrets.jpg
Đối với thành phần trí thức trẻ tiêu biểu của Mỹ như Ellsberg, ông cay đắng vì không có chút hy vọng nào cả. Một losing hope. Ông nêu ra trường hợp tiêu biểu đi từ Đà Nẵng ra Hội An. Giữa đường có một đoạn bị cắt đứt: “not by the Viet cong, but by Buddhist ARVN troop units who were opposed to general Ky’s regime in Saigon. In effect, both sides in this civil war within the war were being paid out of the U.S. budget”. (Trích Secrets. A memoir of Viet Nam and The Pentagon Papers , Ellsberg, trang 134)
Họ có quyền đặt câu hỏi tiền Mỹ đã được dùng như thế nào? Khi một sĩ quan VN ăn cắp vật liệu nhà binh dùng cho nhu cầu chiến tranh thì đã làm yếu đi một phần khả năng chiến đấu của binh sĩ VNCH và người Mỹ sẽ nghĩ thế nào?
Trong khi đó, nói hay bàn về chiến tranh, phía người Việt thường đứng ở vị trí người trong cuộc, insiders, khá chủ quan để nhìn cuộc chiến, để đòi hỏi người khác, để tìm nguyên nhân ở ngoài ta, không phải là ta.
Như ông Nguyễn Cao Kỳ cũng đặt câu hỏi tương tự cho nhan đề một cuốn sách của ông: “How we lost the Viet Nam war”. Cái lý do mà ông Kỳ đưa ra khác hẳn với lối nhìn của Davidson. Ta thua vì người Mỹ cắt viện trợ. Giản dị có vậy. Có nghĩa là viện trợ đủ thì ta có cơ hội thắng? Nhưng viện trợ bao nhiêu? Viện trợ đến bao giờ? Đó chỉ là cái nhìn giản lược. Tôi tìm mãi mới thấy một câu trả lời vắn tắt cho câu hỏi ông đặt ra ở trang 222 như sau: “We had lost because the United States failed to re-supply the army and send aid. ‘You ran away and left us to do the job that you could not do. We have nothing and you want us to achieve where you failed’” (How we lost the Viet Nam war, Nguyen Cao Ky, trang 222)
Ông Thiệu không viết gì cả, vì không muốn hay không dám viết. Nhưng khi lên máy bay chạy sang Đài Loan đã không khỏi cay đắng với người Mỹ. Ông nói: “They abandoned us.” “They sold us out. They stabbed us in the back. It is true–They betrayed us. A great ally failed a small ally” (Trích The Ten Thousand Day War, Michael Maclear, trang 395.)
Ông nhận trách nhiệm, nhưng ông phủ nhận là ông không có tội. Ông có thể thấy mình vô tội, vì ông chỉ là đám tướng lãnh nhìn cuộc chiến tranh này trên cán cân quyền lực dựa trên sức mạnh vũ khí. Bài học Iraq còn đó, thưa ông Thiệu, dù ông đã chết.
Nếu chỉ dựa vào câu nói trên, tôi phải nghĩ gì về ông? Ông là người đứng đầu miền Nam. Nhưng ông là người đầu tiên chính thức chạy trốn ra khỏi nước do chính người Mỹ đứng ra sắp xếp cho ông? Ai phản bội ai?
Đó là những cái nhìn từ bên trong, từ một phản ứng cá nhân dưới góc cạnh luân lý, đạo đức, “phải quấy”, “cục bộ”. Đúng cho mình, nhưng chưa hẳn đã phản ánh tình hình thế giới, dư luận Mỹ, ngân sách Mỹ, chiến thuật, chiến lược, tình hình xã hội Việt Nam.v.v...
Mỹ cũng đả thử hết cách trong cuộc chiến tranh này. Đủ cách đánh, đử thú kỹ thuật từ cái Thingking Department đứng đầu với McNamara rồi. Từ chỗ chỉ có 400 cố vấn lúc đầu thời ông Diệm đến hơn nửa triệu quận sau 1963. Từ chỗ 350 chục triệu đô la đến cao điểm gần 30 tỉ đô la/năm. Vẫn chỉ là thứ chiến tranh với đủ thứ tên gọi cho mỗi thời kỳ. Như chiến tranh-biên cương mới cho VN, (New frontier thời Kennedy), chiến tranh-bí mật (Secret war 1964-1972),chiến tranh-phòng ngự, giữ đất giữ người. Chiến tranh-giới hạn. Chiến tranh-Ủy nhiệm. Chiến tranh-đặc biệt, Chiến tranh-Viêt Nam hóa.
Mỗi một tên gọi về chiến tranh là mỗi lần thất bại, phải đổi tên và đi tìm một tên mới, giải pháp mới. Trong đó chiến tranh-giới hạn đưa lại kết quả tồi tệ nhất (fatal flaws), vì sợ bóng ma của Tàu hay Liên Xô can thiệp.
Đã bao nhiêu lần cuộc chiến tranh này bị đổi tên?
Gìai đọan gửi cố vấn Mỹ lúc đầu là một thứ chiến tranh giới hạn.
Việc ném bom ra Bắc trong Operation: Rolling Thunder cũng là một thứ bỏ bom giới hạn (continuous limited air attacks). Các target để bỏ bom là do quyếr định của các nhà chính trị, không phải nhà quân sự ở chiến trường. Chẳng hạn, bom phải bỏ cách thành phố Hà nội 10 dặm và Hải Phòng thì 3 dặm. Mặc dầu vậy vẫn bị lên án. Tôi tìm lại số báo Hành Trình, số ra ngày 20/03/1971, có ghi lại lời lên án của bà Hetty Vorhaus ở Luân Đôn khi bà ra thăm Quảng Bình như sau: “ Máy bay Mỹ đã dội bom quá cả vĩ tuyến 19 và đã tiêu hủy những thị trấn nhỏ, như ở Quảng Bình nơi có 700.000 dân cư và người ta ước tính là có 48 rớt xuống cho mỗi đầu người và 4 trái bom cho mỗi thước vuông đất.
Chắc là bà viết sai, làm sao mỗi đầu người lãnh 48 trái bom?
Bỏ bom bên Kampuchia, không quân Mỹ được lệnh không được bỏ quá sâu 21 dặm…
Bỏ bom rồi ngừng để tiếp tục đàm phán cũng là một thứ chiến tranh-giới hạn.
Người Mỹ còn sáng chế ra đủ loại vũ khí mà nếu phối hợp nhịp nhàng có thể đưa đến kết quả tốt đẹp như họ tính toán.
Nhưng thực tế không phải vậy. Những chiến dịch hành quân với Trực thăng vận đủ loại, Xe bọc sắt M113, súng cá nhân M16. Phản lực cơ A.37, A.I-F.5 Freedom fighter, những shadow gunships Pháo đài bay B-52. Máy bay chuyên chở C.119, C.130, và C.123 võ trang 7.62mm miniguns. Những Chopper H.34, UH.I, Chinook.
Tưởng chừng là những võ khí sẽ đập tan được kẻ địch trên mọi chiến trường vì mạnh về hỏa lực, về sự can thiệp chớp nhoáng, về sự uy hiếp từ trên trời, dưới nước, trên cánh đồng xình lầy, trong rừng rậm. Nhưng trước sau vẫn là thứ chiến tranh: Un million de dollars pour un Việt Cộng.
Còn đối với VN thì có những tên như Đại Bàng, Diều Hâu, Bạch Tượng, Hắc Báo, Kình Ngư, Cọp rằn, Rồng biển…
Nhưng đừng quên rằng vẫn còn những thành tố vượt ra ngoài những tính toán lượng số của logistic.
Đó là yếu tố con người. Không phải chỉ có người lính đánh nhau ngoài mặt trận là đủ. Phải toàn dân. Nhiều lúc, tôi có cảm tưởng việc đánh nhau như một nghề nghiệp. Nghề nghiệp đi lính chứ không phải bổn phận của mọi người. Người lính ngoài mặt trận và người dân trong thành phố là hai loại người sinh ra trong hai hoàn cảnh để làm những việc khác nhau mà không có gì liên hệ giữa họ. Anh làm nghề giết người, còn tôi không?
Chúng ta quá tin tưởng vào sức mạnh của vũ khí, vào hỏa lực (overwhelming fire power) và không khỏi hãnh diện về điều đó. Nhưng đó cũng là cái cớ để thấy rằng vũ khí chưa đủ trong cuộc chiến này?
Quả thực cuộc chiến tranh này không thể chỉ dựa trên sức mạnh quân sự và việc đếm xác chết mà thôi.
Cho nên, đôi khi chúng ta cần thay đổi cách nhìn, đứng ở vị trí kẻ “ngoài cuộc” thì có thể sẽ có cái nhìn khác? Và nếu giải đáp ổn thỏa được 2 câu hỏi trên của người Mỹ có thể giúp chúng ta, người Việt đang tỵ nạn tại hải ngoại giải thoát được chính mình ra khỏi những phiền lụy, hối tiếc hay những bẽ bàng.
1.- Why are we in Viet Nam?
Tại sao người Mỹ có mặt ở Việt Nam? Sự can thiệp của người Mỹ vào Việt Nam mang mục đích gì?
Người Mỹ có mặt ở Việt Nam là để đáp ứng lại một tình thế do chính trị thế giới phân chia lưỡng cực: thế giới tự do và thế giới Cộng sản.
Chủ nghĩa thực dân đi vào giai đoạn thoái trào kể từ sau thế chiến thứ II.
Trong khi đó phong trào kêu gọi giải phóng dân tộc của Việt Minh biến tướng thực sự trở thành phong trào cộng sản quốc tế khi vào mùa đông 1949, Hồ Chí Minh gửi thư cho Mao Trạch Đông xin cứu viện. Đồng thời vào tháng 1/1950, đích thân Hồ Chí Minh bí mật sang Trung Quốc, rồi từ đó sang Liên Xô gặp Staline và Mao Trạch Đông cũng ở bên đó. Mao Trạch Đông chủ trương: chống Mỹ viện Triều (Triều Tiên) và viện Việt, chống Pháp.
Viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam, theo Mao Trạch Đông là vô điều kiện. Cho mà không phải hoàn lại.
Phần Liên Xô, lúc ông Hồ sang Mạc Tư Khoa cầu viện đã không được Staline đón tiếp. Vì ông Hồ đặt giải phóng dân tộc làm ưu tiên hàng đầu. Staline yêu cầu cầu phải tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa cùng lúc làm cách mạng dân tộc. Do sự hòa giải của Mao Trạch Đông mà ông Hồ chí Minh được Staline tiếp nhận.
Cho nên không có viện trợ của Trung Cộng và Liên Xô. Khó có thể nói tới một Điện Biên Phủ và Hiệp định Geneva được. (Đọc thêm: Ghi chép thực về đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp, Hồi ký của những người trong cuộc, Dịch giả Dương Danh Dy, nxb lịch sử Đảng cộng sản Trung Quốc, Bắc Kinh, 2002).
Hai nước cộng sản hàng đầu sau đó đã công nhận Việt Minh và tiếp tế vũ khí, đạn dược cũng như huấn luyện cho bộ đội cộng sản.
Cuộc chiến 1954 là công không nhỏ của cộng sản Tầu. Cuộc chiến 75, công không nhỏ là của cộng sản Nga.
Phần người Mỹ, cũng kể từ 1950, 3/4 chiến phí cho chiến tranh Việt-Pháp là do viện trợ Mỹ cung cấp.
Cũng vậy, kể từ 1950, dưới lá cờ Liên Hiệp Quốc, nước Mỹ trực tiếp tham chiến ở Triều Tiên. Điều đó cho thấy thế giới phân chia thành hai khối đối đầu lấy hai chủ nghĩa làm ranh giới chiến tuyến.
Nếu chúng ta giả dụ không phải Việt Minh chống Pháp, mà là Cường Để-Ngô Đình Diệm hay một người quốc gia nào khác chống Pháp, thử hỏi Mỹ có còn trực tiếp viện trợ cho Pháp nữa không? Chắc là không?
Cho nên, việc người Mỹ có mặt ở Việt Nam không hẳn là do ông Diệm, vì không có ông Diệm cũng có người khác, không phải vì muốn giúp Pháp bảo vệ quyền lợi thực dân thuộc địa. Nhưng do có cuộc chiến tranh lạnh (cold war) với chủ thuyết Domino mà Việt Nam trở thành điểm chiến lược kéo dài từ biên giới Mỹ sang Việt Nam.
“The Domìno theory became the foreign policy expression of these political, economic, and ideological needs, and as McCarthyism fanned the flames of anticommunism, the image of falling dominoes captured the public imagination”
(Trích Where the Domino fell, James S. Olson Randy Roberts, trang 30).
Neil Sheehan cũng bị thuyết Domino ám ảnh nên ông đưa ra lời cảnh báo: “The fall of Southeast Asia… would amount to strategic disaster”
Một cách nào đó, TT Lyndon B.Johnson cững tin như vậy. Ngoại trưởng Dean Rusk cũng không khác gì khi nhận xét: “If South Viet Nam fell to the communists, our guarantees with regard to Berlin would lose their credibility”.
Rõ ràng người Mỹ tham chiến ở Việt Nam không phải chỉ vì quyền lợi của người quốc gia. Chúng ta không thể đòi hỏi họ điều mà họ không có, điều mà họ thấy không còn hữu dụng nữa.
Nếu chúng ta hiểu rằng chủ thuyết Truman, thập niên 1950, với những kế hoạch Marshall nhằm cứu vớt Âu Châu khỏi tình trạng suy sụp sau thế chiến thứ II là để thêm thế mạnh đối đầu với cộng sản, khi lập cầu không vận Berlin cũng vậy, khi ủng hộ Tưởng Giới Thạch dù sau phải trôi giạt ra Đài Loan cũng không khác, tham chiến trực tiếp với đồng minh trong chiến tranh Triều Tiên là nhằm bảo vệ cái được gọi là thế giới tự do và mạnh dạn đối đầu trong vụ khủng hoảng hỏa tiễn ở Cuba cũng không gì khác hơn… Tất cả đều có chung một ý nghĩa, một đường lối là phải bảo vệ nguyên lý Domino, ngăn chặn cộng sản.
Người Mỹ tham chiến VN vì tin vào một chính sách nên có một đường lối tiến hành chiến tranh theo chính sách đó và khi chính sách đó thay đổi thì đường lối tiến hành chiến tranh thay đổi.
Người Việt Nam đánh nhau vì một lý tưởng: lý tưởng tự do. Vì thế chính sách, đường lối nào thì cũng để phục vụ lý tưởng đó. Cho nên thua cũng vẫn đánh, đánh tới cùng.
Ta khác người Mỹ ở chỗ đó.Ta không hiểu họ và về phần họ, họ không cần hiểu chúng ta.
David Halberstam của tờ New York Times cũng viết nhận xét như thế vào năm 1965 như sau: “Viet Nam is a strategic country in the area. It is perhaps one of only five or six nations that is truly vital to U.S. interest”.
Đất nước Việt Nam trở thành vị trí chiến lược sống còn cho quyền lợi của người Mỹ.
Ngày này, chúng ta có nhiều điều kiện để hiểu rõ cuộc chiến tranh 1954-1975. Khi cần vào, cần gây chiến tranh (get in) thì người Mỹ tạo ra đủ lý do để vào. Sau khi tướng Maxwell Taylor và Walt W. Rostow thăm VN về thì người Mỹ thấy cần thiết phải gửi quân sang Việt Nam bất chấp sự phản đối của ông Diệm. Từ 400 cố vấn tăng lên 11.300 người thời TT Kennedy vào năm 1961. Gọi là cố vấn, nhưng phần đông họ là quân nhân như James S. Olson nhận xét:
“Most of those 11.300 military personnel were soldiers. The United States was there to fight a war… He placed American officers and noncommissioned officers (NCOs) at every level in ARVN, where they planned and provided tactical advice for military operations. At the batallion level, advisers accompanied ARVN in the field. MACV advisers worked in provincial administration trying to improve the local militia”
(Trích Where the Domino field, James S. Olson, và Randy Roberts, trang 93).
Ngoài việc cung cấp cố vấn quân sự, chính quyền Kennedy còn cải thiện không quân VN với việc thiết lập Det. 2A of the 4400th Combat Crew Training Squadron, phần lớn hoạt động ở Biên Hòa với tên gọi Operation Farmgate. Quân đội VNCH cũng gia tăng từ 142.000 lên 210.000 trang bị với M.16 và thiết vận xa M.113.
Lực lượng đặc biệt, mũ xanh năm 1961 từ 2500 lên 10.000 người được huấn luyện bởi CIA.
Khai trừ ông Diệm xong. Quân đội Mỹ ồ ạt đổ quân vào miền Nam và tạo ra vụ tầu Maddox mà người ta gọi là một “routine patrol in intertional water” khi bị hải quân Bắc Việt tấn công tháng 08, 1964. Đây chỉ là một vụ dựng đứng và giả mạo để có cớ trả đũa Bắc Việt. (Xem thêm Secrets: A memoir of Viet Nam and the Pentagon papers, Daniel Ellsberg từ trang 7-20)
Hành quân ở Rạch Kiến (12/66-01/67)
Nguồn: Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon Papers/Published by Penguin, 2003
http://www.dcvonline.net/php/images/122008/rachkien.jpg
Nhưng khi mà cả Trung Cộng và Liên Xô đều muốn bắt tay với Tây Phương thi thuyết Domino trở thành lỗi thời. 7 năm sau, nhiều chiến lược gia Mỹ không muốn nhắc tới nữa khi cha đẻ của nó cũng không còn nữa. Và đúng như lời bày tỏ trân tráo của Kissinger khi gặp Chu Ân Lai ở Bắc Kinh ngày 22 tháng 6, 1972:
“Chúng tôi không nhằm tiêu diệt Hà Nội và ngay cả truyện thắng Hà Nội, chúng tôi cũng không nghĩ đến. Nếu có thể sống với một chính phủ cộng sản ở Trung Quốc, thì chúng tôi cũng có thể chấp nhận một chính phủ cộng sản ở Đông Dương”.
(Trích tài liệu giải mật của Mỹ công bố ngày 25/07/2006)
Cho nên không lạ gì người Mỹ sau đó bỏ cuộc, phủi tay, thay đổi đường lối, rút lui và để lại tất cả hàng triệu triệu tấn chiến cụ, kho tàng, cơ sở vật chất cho cộng sản.
Tiến hành chiến tranh là để thắng. Không thắng thì tiếp tục nữa để làm gì?
Câu trả lời thật đơn giản. Người Mỹ đến đây hy vọng tìm được một chiến thắng trong sách lược của họ. Không tìm được thì cuộc chiến kéo dài để làm gì? Trong khi đó, người chiến binh Mỹ tiếp tục mỗi ngày, vai đeo nặng 25-30 ki lô quân trang, súng ống mà không biết điều gì sẽ xảy ra, cũng không nhìn thấy gì. Họ phải lội bùn, nếm bom đạn, cái chết gần kề, chết không định trước. Họ phải sống xa xứ sở của họ mà nóng nôi, mưa và sâu bọ, muỗi mòng quấy rầy cũng tồi tệ như phải đối diện với kẻ thù.
“La chaleur, la pluie et les insectes étaient presque pires que l’ennemi. Trempés de sueur, les hommes pataugeaient dans les rizières et les plantations, s’arrêtant de temps à autre pour enlever les sangsues de leurs bottes. S’ils cherchaient une cigarette dans leur poche, leur paquet était mouillé. Et à la fin de la journèe, comme le raconte Erhart, il n’y avait rien d’autre à attendre que le lendemain…”
Theo lời kể lại của Erhart nắng, mưa, sâu bọ cũng tồi tệ chẳng kém gì kẻ thù. Mồ hôi nhớp nháp, binh lính lội bì bõm trong ruộng hoặc những đồn điền. Thỉnh thoảng phải ngừng lại để lôi những con đỉa bám vào đôi giầy bốt. Nếu họ muốn kiếm một điếu thuốc lá trong túi thì bao thuốc lá đã bị ẩm ướt, chẳng có điều gì khác hơn là chờ đợi đến ngày mai.
(Trích trong Viet Nam, Stanley Karnov, trang 286).
Người lính Mỹ sang chiến đấu ở Việt Nam, họ được gì? Họ chả được gì cả. Trong khi chính phủ họ bỏ ra hơn gần 30 tỉ Mỹ kim cho cuộc chiến tranh này mỗi năm. Tâm tình đó được Tim O’Brien viết về những kỷ niệm chiến tranh trong: If I die in a combat zone.
Cho nên, phải nhìn nhận chân thực rằng có một thứ chiến tranh cho người lính Việt Nam và một thứ chiến tranh của người lính Mỹ.
Theo lời kể lại của ông Nguyễn Cao Kỳ trong Twenty Years and Twenty Days, trang 175: Một đơn vị quân đội Mỹ ở một nơi không có nước uống và tắm giặt. Ta có thể tưởng tượng được rằng, họ có thể tập trung cả trăm binh sĩ cởi quần áo đứng vào một chỗ. Một chiếc trực thăng đến dội nước cho đám binh lính tụ tập ở dưới. Sau đó một chiếc trực thăng khác đến xịt (spray) nước sà bông cho họ kỳ cọ và 5 phút sau một trực thăng đến để họ có thể xát xà bông cho có bọt (lathered themselves) và cuối cùng chiếc đầu tiên tới sối nước cho họ.
Hay một đơn vị đồn trú ở biên gìới Lào cũng theo lời kể lại của ông Nguyễn Cao Kỳ trong một cuộc viếng thăm đơn vị của Mỹ, ông đã được mời ăn thịt bít tết mà bình thường khó có thể có ở một nơi rừng rú như vậy.
Đó chỉ là lối sống Mỹ, ngay cả khi có chiến tranh ác liệt. Không ai có thể trách họ được. Nhưng giả dụ cạnh đó có một đơn vị lính VNCH đồn trú gần đó mà họ phải dùng gạo xấy thay cho bít tết thì sẽ như thế nào?
Đối với phần đông bọn họ, tiêu biểu là Daniel Ellsberg sinh viên tốt nghiệp xuất sắc của trường đại học Harvard, hăng say và lý tưởng. Daniel sang Viet Nam, 1966 do sự tuyển chọn đặc biệt của bộ trưởng quốc phòng McNamara và làm việc cho Ngũ Giác Đài. Ở Việt Nam, ông được tuyển chọn làm trong ngành phản gián trong nhóm của trùm mật vụ Edward Lansdale. Được tiếp cận với các tài liệu mật của cuộc chiến này. 4 năm sau, ông nhìn thấy cuộc chiến tranh Việt Nam chỉ là một ảo tưởng (disillusionment). Ông tiết lộ các tài liệu mật liên quan đến Nixon và nhất là Kissinger mà người ta gọi là “một cuộc xuất huyết các tài liệu quốc gia”. Đối với ông, chiến tranh VN sẽ không bao giờ có được nôt cuộc chiến thắng:
“By 1968, if not earlier, they all wanted, as I did, to see us out of this war….I will always be grateful of young Americans who were choosing to go to prison rather than to take part in a war they knew was wrong that awakened me to these higher loyalist”
(Trích Secrets: A memoir of VietNam and the Pentagon papers. Daniel Ellsberg, Preface, trang 14)
Đánh nhau làm sao được khi chính tại nước Mỹ bạn bè họ xuống đường với những khẩu hiệu: Big firms get rich. G.I.s die. Cease fire now. Negotiate with the NLF. Viet Nam war, to end all peace, Vetrerans and reservists demand: Bring the troops Home. Now.
Phần dân chúng Mỹ thì đến 46% cho rằng chiến tranh VN là một điều lầm lẫn. Điều cần nhắc lại, dư luận Mỹ là điều quan trọng trong một thể chế dân chủ. Cho nên, người Mỹ có thể không thua cộng sản. Họ chỉ thua họ.
Vào mùa hè năm 1967, số người dân Mỹ ùng hộ cuộc chiến tranh của Mỹ sụt xuống dưới 50%. Tháng 10, chỉ còn lại 28% dân chúng ủng hộ Johnson và sau đó hơn 100.000 người đã tụ họp biểu tình ở Washington để phản đối chiến tranh.
Vì vậy, có thể nói rằng Mỹ thua Mỹ ở Mỹ. Và đến lúc cần, họ nghĩ đến việc làm thế nào ra khỏi vũng lầy chiến tranh Việt Nam.
2. How did we get out?
Trước khi rút lui khỏi chiến trường miền Nam, người Mỹ đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm tiến tới một giải pháp chung cục ở miền Nam. Những giải pháp ấy đều tùy thuộc vào sự thành bại trên bãi chiến trường.
Trận Ấp Bắc với cố vấn Mỹ: tìm một giải pháp mới.
Trận Âp Bắc ở Định Tường năm 1963 cho thấy rõ một điều: Hỏa lực chưa đủ. Phần người Mỹ, không tin tưởng vào quân đội VNCH, đưa đến việc đem quân Mỹ vào VN.
Thiết giáp M113 (chiến tranh Việt Nam và chiến tranh Iraq). Nguồn: Ảnh Bộ Quốc phòng Mỹ
http://www.dcvonline.net/php/images/122008/m113.jpg
Quân số của ta có thể gấp 3 lần Việt Cộng. Chúng ta đã thất bại trong trận này vì chiến thuật (a tactical failure). Quá tin vào hỏa lực có thể đè bẹp đối phương. Trong khi đó, kẻ thù của người lính VNCH trong trận này là cánh đồng lúa ngập nước đến đầu gối. Binh lính sư đoàn 7 trở thành bia đỡ đạn. Họ bị dậm bùn, tiến chậm chạp mà không có chỗ núp. Sau này, trung tá cố vấn John Paul Vann cố tình quên yếu tố này đã là nguyên nhân chính đưa đến thất bại. Trực thăng vận trở thành những con bọ hung nặng nề. M113 cũ mà người xạ thủ đứng phơi nửa người ra, không có lá chắn chỉ có thể chiến thắng bằng hỏa lực khi địch quân xếp hàng cho mà bắn (1). Nhưng cũng may là cùng một lúc phối hợp pháo binh và hoả lực trên không với AD-6, T-28 và B-26. Không có những con đại bàng này thì tổn hại còn nặng nề hơn nữa. Nhưng khi kẻ địch cũng có pháo binh, cũng có xe tăng thì yếu tố quyết định cho thắng lợi lúc đó là gì? (Xin xem thêm Triumph Forsaken, Mark Moyar, từ trang 186-205)
Tên tuổi trung tá Vann, cố vấn quân sự nổi tiếng lì lợm, can trường, tận tụy, có đầu óc tính toán bị lu mờ đối với cấp chỉ huy người Mỹ và đối với sĩ quan quân đội VNCH.
Và nhất là tên tuổi một số sĩ quan cấp chỉ huy VNCH như đại tá Huỳnh Văn Cao (Vào lúc này ông Cao đã là Tướng Tư lệng Vùng IV Chiến Thuật – DCVOnline), đại tá Bùi Đình Đạm. Và đến những sĩ quan cấp thấp hơn như thiếu tá Tiểu khu Trưởng Lâm Quang Thơ, đại úy Lý Tòng Bá.
Chẳng những thế, trận Ấp Bắc còn ảnh hưởng một phần tới khả năng tác chiến của binh sĩ VNCH cũng như uy tín của nền đệ nhất cộng hòa.
Nhưng nghĩ cho cùng, thắng bao nhiêu trận thì người ta quên. Thua một trận thì báo chí Mỹ với các phóng viên Sheehan, Halberstam nói mãi. Đây là những phóng viên đáng nguyền rủa nhất trên chiến trường miền Nam. Họ có chuyện để nói, để viết với cơ hội bằng vàng. Nói tới nói lui. Đổ lỗi cho quân đội VNCH yếu kém theo cách nhìn của trung tá cố vấn Vann. Phải chăng còn một thứ mặt trận báo chí cũng nguy hiểm mà chúng ta phải đương đầu?
Neil Sheehan đã viết như thế này: “The Viet Cong had accomplished the impossible” (Trích lại trong The Viet Nam wars, 1945-1990, Marilyn B. Young, trang 90)
Riêng tác giả Jamea S. Olson thì viết gần như xuyên tạc, đọc ông này phải cẩn thận lắm, “ARVN troops refused to attack, and the ARVN command refused to reinforce them. The Viet Cong escaped with twelve casualties. (Trích Where the Dominio fall, trang 99)
Phần Đô đốc Harry Felt đến VN sau khi trận Ấp Bắc xảy ra tuyên bố: “I don’t believe what I’ve been reading in the papers. As I understand it, it was a Vietnamese victory, not a defeat, as the papers say” Phần tướng Harkins gật đầu đồng ý: “Yes, that’s right. It was a Vietnamse victory/ It certainly was”. Nhưng ngoài mặt thì nói thế, ở chỗ riêng tư, đô đốc Felt phàn nàn về “sự yếu kém” trong trận đánh này của quân đội VNCH.
Sau trận đánh này, mặc dầu đại tướng Harkins không coi đó là một thất bại của quân đội VNCH đại tướng Harkins cũng đã yêu cấu thuyên chuyển (relieve) hai sĩ quan cao cấp VN trong trận đánh này đi chỗ khác.
Ông Diệm tỏ ra thất vọng về một số cố vấn Mỹ cấp dưới mà ông cho là thiếu hiểu biết về VN.
Lạc quan và thất vọng thường dễ hay lây như bệnh dịch xảy ra thường xuyên trong bất cứ cuộc chiến tranh nào. Phải chăng trận Ấp Bắc làm soi mòn phần nào nguồn hy vọng chiến thắng cộng sản và từ đó có những “giải pháp sau ông Diệm”?
Sau này, báo Văn Nghệ Trẻ có viết lại theo lời một nhân chứng tên Chú Ba, tôi xin trích dẫn lại một đoạn để so sánh. Nhưng như thường lệ, cần gạt bỏ một số “huyênh hoang” theo cách của họ.
“ Ngày 02/01/1963, khi quân bộ đánh một mũi, có tới 3 tiểu đoàn, 13 đại đội, có xe bọc thép và tầu chiến từ kinh Nguyễn Tấn Thành ứng chiến, bọn địch có điều cả một đơn vị dù thuộc sư đoàn bảo vệ tổng thống Ngô Đình Diệm để tiếp ứng cho các đơn vị của chúng bao vây, hòng tiêu diệt một lực lượng gồm một đại đội chính quy, một đại đội chủ lực của tỉnh, một trung đội địa phương quân và du kích ẩn náu trong cái ấp nhỏ bé. Địch đã thua. Thua đau. Chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”. Khẩu hiệu “bủa lưới phóng lao, bao vây hợp điểm” của “chiến tranh đặc biệt” bị phá sản. Kết quả là chúng bỏ mạng và bị thuơng 450 tên, trong đó có 20 sĩ quan, 3 cố vấn”.
Theo bá cáo của trung tá Vann, ngày 09/01/1963, thiệt hại vế phía quân đội VNCH là 80 binh sĩ tử nạn, 190 bị thương trong trận Ấp Bắc. Về phía người Mỹ thì 3 cố vấn tử nạn và 6 bị thương. Phía Việt cộng có hơn 100 bị giết, chưa kể số được khuân đi.
Sai lầm chiến thuật này còn đuợc lập lại một lần nữa ở Bồng Sơn vì quá tin vào hỏa lực mạnh trấn áp đối phương, khi tấn công vào một làng từ cánh đồng trống?
Mang trận đánh Ấp Bắc ra để thấy rằng chiến tranh ngoài mặt trận và những gì xảy ra ngoài mặt trận có nhiều chỗ không giống nhau.
Chiến tranh tự nó là một mặt trận toàn diện.
Trận Khe Sanh hay một test cuối cùng trước khi rút lui.
Khe Sanh thường được ví như “Điện Biên Phủ khác”, “Another Dien Bien Phu”, hay “một Valley decision”. Thắng hay thua cuộc chiến tranh này một phần tùy thuộc vào Khe Sanh. Tổng thống Johnson, bị ám ảnh bởi trận Điện Biên Phủ, nhìn Khe Sanh như một lối thoát cho ông và quân đội Mỹ trước các cao trào phản chiến đang lan rộng. Trong phòng làm việc của ông có cà một trận đồ Khe Sanh thu nhỏ để ông có thể theo dõi diễn tiến hằng ngày, hằng giờ trận đánh. Được tin khoảng 40.000 quân đội Bắc Việt đang tập trung ở đó. Westmoreland, vào năm 1967 đã đổ quân xuống đó. Khoảng 6000 thủy quân lục chiến được gửi đến Khe Sanh. Operation Niagara với 5000 chuyến bay oanh tạc các vị trí cộng sản với hơn 100.000 tấn bom trong một chu vi khoảng chưa tới 5 dặm vuông.
Khe Sanh - Ảnh bìa Newsweek ngày March 18 tháng Ba 1968. Nguồn: Black Star)
http://www.dcvonline.net/php/images/122008/khesanh.jpg
Trong suốt cuộc chiến kéo dài 77 ngày từ 21/01 đến 08/04/1968, trong một cuộc chiến đấu đến tuyệt vọng, nhất là tại đồi 881, Nam và Bắc dưới mưa pháo của cộng sản. Khe Sanh vẫn đứng vững nhờ sự yểm trợ tuyệt đối của không quân Hoa Kỳ. Người ta nói đến “The most concentrated application of aerial fire power in the history of warfare” Mỗi ngày hơn 350 chuyến bay, nghĩa là khoảng 15 chuyến bay/một giờ, ngày đêm, đến bỏ bom chung quanh Khe Sanh và 60 pháo đài bay B-52 dội bom gần đến độ ấn định cho phép là chỉ cách nửa dặm phòng tuyến của Mỹ ờ dưới đất.
Nếu không có sức mạnh của Không quân trong việc bỏ bom và tiếp liệu (mỗi ngày khoảng 150 tấn tiếp liệu) thì quả thực Khe Sanh là một Điện Biên Phủ thứ hai. Vậy mà có lúc như đại tướng Earle G. Wheeler nêu ra vấn đề có cần phải thả bom nguyên tử xuống chung quanh Khe Sanh?
Nhưng cuối cùng thì 6000 lính Mỹ đào hố, núp đưới hấm chờ đợi. Một cuộc chiến tranh cân não. Westmoreland chờ đợi, Lyndon Jonhson chờ đợi. Nhưng chờ mãi một cuộc tổng tấn công như một Điện Biên Phủ của quân đội Bắc Việt đã không xảy ra.
Nói về thiệt hại người thì bao giờ phía Mỹ cũng tương đối ít với 730 bị giết và 2642 bị thương. Phía cộng sản là hơn 10.000 binh lính bị giết và 15.000 bị thương. Nếu chỉ nhìn khía cạnh chiến thuật thì quả thực Mỹ đã thắng lợi (Tactical victory) với sự phối hợp ttuyệt đối giữa không quân, hải quân và bộ binh cũng như những tiến bộ mới nhất trong việc thăm dò và định vị trí địch quân trong các mục tiêu bỏ bom của máy bay Mỹ.
Trong khi đó vào dịp tết Mậu thân 1968, cuộc tấn công của quân đội Bắc Việt đã đồng thời xảy ra trên hầu hết các thành phố ở miền Nam trong khi quân đội Mỹ đang chờ đợi cuộc tấn công của quân đội Bắc Việt tại Khe Sanh.
Mục tiêu rõ ràng không phải Khe Sanh, nhưng nhằm 36 thành thị trên tổng số 44 tỉnh thành của miền Nam. Một phần của sư đoàn 3 của quân đội Bắc Việt đã rút về yểm trợ Huế trong cuộc tổng tấn công vào thành phố này. Rõ ràng là Việt Cộng đã thất bại trong cuộc tấn công này. Mỹ và VNCH đã loại các đơn vị quân đội Bắc Việt ra khỏi cuộc chiến trong tết Mậu thân.
Người ta ví von rằng Khe Sanh là trận chiến của Westmoreland và Tết Mậu thân là trận chiến của Hà Nội (Khe Sanh was Wesmoreland’s battle, Tet was Ha noi’s)
Nhưng dầu vậy, việc để cho cộng sản đột nhập được vào tòa đại sứ Mỹ cũng là một một cái đinh đóng thêm vào chiếc quan tài.
Nếu biến cố chính trị 1963 là một turning point về sự thay đổi đường lối chính trị của Mỹ thì Khe Sanh và Tết Mậu thân là một turning point về một giải pháp quân sự của Mỹ ở VN.
Điều mà quân đội Bắc Việt mong đợi là “sự mệt mỏi và chán chường” của quân đội Mỹ. Điều đó đang mỗi ngày một rõ nét. Người lính Mỹ được trang bị đến nơi, đến chốn. Nhưng chỉ thiếu có một điều: Không tránh khỏi mệt mỏi, chán chường.
Và xin dùng câu kết luận của James S Olson như sau:
“Convinced that they they would always enjoy the tactical initiative and could decide when and where to engage American people to tire of the war. It was time for Richard Nixon to deliver his secret plan”
(Trích James S. Olson, Where the Domino fell, trang 206)
Không lạ gì, nhiều đợt lính Mỹ ở Khe Sanh đã lần lượt thay nhau tham chiến ở đây. Đã thế, cứ một năm lại được thay thế bằng những người lính mới. Trong mỗi đơn vị đều có những người lính mới từ Mỹ sang và một số lính cũ được về Mỹ. Tình trạng đó xét ra tai hại ở nhiều mặt. Người lính cũ vừa làm quen với chiến trường, vừa có một số kinh nghiệm chiến đấu, nhất là sống quen thuộc với một số đồng đội đã từng vào sinh ra tử thì đã được gọi về Mỹ. Kẻ mới tới phải mất vài tháng đề tập làm quen, thích ứng với đời sống cực nhọc ở đơn vị. Tự nhiên, anh ta cảm thấy lủi thủi một mình, cô đơn và lạc lõng. Phần những người lính cũ, mất một người bạn chiến đấu cũng cảm thấy hụt hẫng và tạo ra tình trạng ai cũng chờ đến hết hạn kỳ để được trỡ về. Tâm lý cấu an ảnh hưởng lên toàn thể đơn vị. Tinh thần chiến đấu có thể bị suy sụp.
Nếu kể cả binh lính và thủy thủ trên các hàng không mẫu hạm và các căn cứ quân sự của Mỹ như Thái Lan, Phi Luật Tân yểm trợ cho cuộc chiến tranh VN, v.v... Người ta phải cộng thêm 1.2 triệu nhân sự nữa.
Và tính chung những đợt thay quân theo thời hạn một năm thì có tất cả 2.8 triệu lượt người lính đã từng chiến đấu ở Việt Nam.
Một con số khổng lồ trong cuộc chiến này. (Trích tạp chí Foreign Affairs số November/December 2005, bài Iraq: Learning the Lessons of Viet Nam, cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Melvin R. Laird, thời Nixon)
Trong khi đó binh đội cộng sản đi là đi luôn, không tính ngày trở về. Chiến đấu quen, gan dạ và có thể liều chết. Nhiều đơn vị lúc ra đi, sau này chỉ còn nửa đơn vị, có khi không quá 10 người.
Có khi chỉ còn một người. Nói như Keith Weller Taylor: Đó là những chuyên gia về sự tồn tại. Cuối cùng, ai là người ở lại là kẻ thắng cuộc, dù chỉ còn một người.
Sau những thất bại trên chiến trường, đã đến lúc Nixon phải đưa ra một lối thoát danh dự cho người Mỹ.
Người đã mở cửa cho lính Mỹ ra khỏi Việt Nam, chính là H. Kissinger. Chúng ta coi Kissinger là tên bội phản, nhất là ông Thiệu. Trong một lá thư của Kissinger gửi cho ông Thiệu sau này, nhân một bài báo trả lời phỏng vấn của ông Thiệu, trong đó ông Thiệu đả kích Kissinger. Ông Kissinger nhân đó viết cho ông Thiệu:
“I agree with you that the cease-fire terms were harsh… If it had been President Nixon’s and my intention to betray you, we could have done in it 1969... I do not expect to convince you. I can at least try to assure you of my continuing regret, and respect…”
(Trích The Palace File, Nguyễn Tiến Hưng, đoạn trích dẫn trên là ông Kissinger đã có thể thanh toán ông Thiệu từ năm 1969 mà đã không làm. Phần ông Thiệu đã không trả lời lá thư này.)
Cách get out trước tiên là Việt Nam hoá chiến tranh (Vietnamization). Đó là chủ trương, chính sách chính thức (keystone) của Nixon trong cuộc bầu cử 1968, nhằm đưa lính Mỹ ra khỏi Việt Nam. Người Mỹ đã trao lại cho quân đội VNCH gần 1.000.000 vũ khí hạng nhẹ, 46.000 xe cơ giới vá 1.100 máy bay và trực thăng.
Phần lính Mỹ thì rút dần. Tháng 6-1969, Nixon cho rút 25.000 lính Mỹ trong tổng số 541.000 người. Năm 1970, số đó giảm xuống còn 420.000. Đến 1972 xuống còn 60.000 ngàn. Con số thấp nhất kể từ 1965.
Phần quân đội VNCH tăng từ 400.000 năm 1970 lên đến 1.100.000 người.
Cho dù có Việt Nam hóa chiến tranh, có thay mầu da trên xác chết thì có thể chưa bao giờ có thực sự một cuộc chiến tranh của người Việt Nam cho Việt Nam.
Vẫn có thể là một thứ chiến tranh ủy nhiệm.
Quân đội VNCH chiến đấu bảo vệ miền Nam. Nguồn: wikimedia.org
http://www.dcvonline.net/php/images/122008/vnch.jpg
Phần ông Thiệu cũng tìm cách get out theo cách của ông. Xin có một đôi dòng về những biến động quan trọng vào giờ phút 25 lịch sử miền Nam.
Câu hỏi thứ nhất là ai đã quyết định rút lui khỏi Cao Nguyên? Ông Thiệu hay người Mỹ? Đây là một câu hỏi khá quan trọng cần được làm sang tỏ một lần.
Theo lời tường thuật của Wolf Lehmann trong “This is the Last Message from Embassy Saigon” thì sau khi mất Phước Long vào 1974, tình báo Mỹ đã nắm biết được chủ đích của cộng sản là tiến hành một tấn công lớn (Major offensive) vào đầu năm 1975, sau khi Hà Nội tiếp đón phái đoàn quân sự cao cấp Liên Xô do bộ trưởng bộ quốc phòng, tướng Victor Kulop đến Hà Nội vào dịp giáng sinh 1974, trong một tuần lễ. Ông viết:
“Although, our intelligence on it was spotty, it was quite evident that the main purpose of that mission was to put the final touches on whatever arrangement existed between Hanoi and Moscow for Soviet resupply of ammunitions, tanks, and guns. The Chinese were already backing off. But things had not deteriorated to the point that they did later on”.
(Trích lại trong Tears before the rain, Larry Engelmann, trang 33)
Cũng trong bài viết trên, Wolf Lehmann cho biết thêm là cuộc triệt thoái Cao Nguyên đã không được hỏi ý kiến người Mỹ, ông Thiệu tự quyết định một mình. Nhưng xem ra Wolf Lehmann không có ý chê trách ông Thiệu trong quyết định sinh tử này. Ông viết:
“Thieu didn’t solicit our advice on that kind of strategic decision and I don’t blame him. He was beginning to sense he was being let down, we were cutting our aid, and economic assistance. We had gone through this damned agony with the congressional delegation that had insulted him, in fact, left and right, and in Vietnamese. He saw no other choice but to ressurect this old option, which was an earlier option, to give up part of the country. He had been advised at one time some years earlier by an Australian, Ted Serong, to consider that as an option”.
(Trích sách như trên)
Nhưng quan trọng hơn cả vẫn là quan điểm của đại sứ Graham Martin, ông viết:
“The attack on Ban Me Thuot and Thieu’s decision to withdraw from the central Highlands came as a complete surprise to me. This was at the stage when President Thieu made up his mind that we were leaking information through certain people to the American press or the peace activist and then back to the Vietnamese on the other side.”
I don’t know who convinced him of this. But throughout all of this he didn’t tell us any thing”.
(Trích trong Tears before the Rain, Larry Engelmann, trang 53)
Dù sao, có lẽ đây là lần đầu tiên và lần cuối cùng, ông Thiệu đã có thể quyết định lấy một mình (2), cho dù là một quyết định sai lầm và tai hại, nhục nhã cho binh lính VNCH.
Câu hỏi thứ hai là ai đã sắp xếp để ông Nguyễn Văn Thiệu rời Việt Nam? Xin viết ra đây một lần cho rõ.
Trong một bài viết của đại sứ Graham Martin, ông tiết lộ cho biết:
“President Thiệu resigned on April 21. I did not persuade him to leave the country after that… And would I help get him out? And I said I would if he asked me to. Then about fiteen minutes later, Thieu called on the phone and asked if I could get him out of the country.”
(Trích bài viết Walking Around with My Head in Basket, trong Tears Before The Rain, Larry Engelman, trang55).
Sau đó thay vì dùng máy bay quân sự để chở ông Thiệu, đại sứ Martin đã nhờ trùm mật vụ Polgar lo sắp xếp vụ này cho an toàn hơn. Polgar ủy thác cho F. Snepp lo chở ôngThiệu ra phi trường. Frank Snepp cho biết vào đầu tháng tư, ông Thiệu đã lo trở trước 15 tấn hành lý sang Đài Loan rồi. Về việc này Frank Shepp là người có bổn phận đưa ông ra phi trường một cách an toàn đã nhận xét như sau:
“They drove to Thieu Villa’s and aides came running with suitcases and flung them into the back of my particular limousine and you could hear the banging of metal upon metal. It was the last of Thieu’s fortune. Actually, he had already shipped most of his household belongings and his fortune out of the country in early April” (Trích Decent Interval, Frank Snepp)
Khi ra đi, Ông Thiệu chỉ quên một lời hứa: ông đã bỏ rơi Đặng Văn Quang ở lại và sau này ông Quang tức giận phải tìm đường thoát thân và trốn lánh bộ hạ của ông Kỳ định thanh toán ông.
Trùm mật vụ Thomas Polgar cũng hết sức ngạc nhiên thấy ông Thiệu ra đi một mình trên xe của Frank Snepp cùng với tướng Timmes. F. Snepp là tài xế còn ông Trần Thiện Khiêm ngồi chung xe với T. Polgar. Polgar có vẻ đối xử công bằng với ông Thiệu hơn là F.Snepp. Theo T. Polgar, ông Thiệu không mang vàng trong hành lý của ông. Vì người Á Đông có thói quen gói vàng cuộn trong quần áo. Vì thế làm gi có tiếng chạm nhau của kim khí như sự tưởng tượng của F. Snepp.
Ông Thiệu lên máy bay DC.6, trực chỉ hướng Đài Loan mà không cần đáp xuống đâu để đổ xăng cùng với tùy tùng và không khỏi cay đắng với người Mỷ. Tất cả có 14 người trên chuyến bay. Tất cả bọn họ đều là đàn ông.
Có lúc ông đã bật khóc khi chia tay với đại sứ G. Martin.
Công bằng mà nói, ông là người may mắn số 1 trong số hơn 20 triệu người dân miền Nam trong lúc này.
Trở lại vấn đề trên, ở Mỹ, người ta nhìn cuộc chiến khác chúng ta. Nixon và Kissinger là những tay chơi cờ bạc giả. Vì thế, ngay cả những cuộc ném bom dữ dội xuống miền Bắc Việt Nam tưởng để xoá trắng Bắc Việt. Không phải vậy. Các cuộc oanh tạc đó cũng nhằm hai điều: Một mặt trấn an ông Thiệu là dù hiệp định Paris sau này thế nào đi nữa, nước Mỹ vẫn bảo vệ miền Nam. Mặt khác, cảnh cáo cộng sản coi chừng. Đừng coi thường sức mạnh của người Mỹ. Hãy tôn trọng luật chơi và những gì đã thỏa thuận với nhau. Trong đoạn văn ghi âm vào tháng 05/1972 ghi lại cuộc đối thoại giữa ông Nixon và Kissinger, ông Nixon đã không dấu diếm rằng đối với ông: việc thắng cử là quan trọng hơn việc quân Bắc Việt tấn công quân Nam Việt Nam hay ngược lại. Phần Kissinger cho rằng, cần giữ được tình thế trong một hoặc hai năm sau đó thì vấn đề Việt Nam sẽ rơi vào quá khứ. Nếu Washington dàn xếp được, giả dụ vào ngay tháng 10 này, thì đến tháng giêng năm 1974 sẽ chẳng còn ai để tâm tới nữa… Đối với Kissinger khi ký hiệp định Ba Lê, ông nghĩ mọi việc chỉ là “two-year thing” tức chỉ được hai năm là xong. Tóm lại cả hai người: ông Nixon và Kissinger tin rằng ngay cả khi có một lực lượng quân sự lớn mạnh hơn những gì họ đã điều động cũng không có khả năng thắng được cuộc chiến ở Việt Nam.
Operation Rolling Thunder - B66 dẫn đầu đoàn F-105 đánh bom Bắc Việt. Nguồn: wikipedia.org
http://www.dcvonline.net/php/images/122008/rollingthunder.jpg
Cho dù, ông Nixon đã ra lệnh bỏ bom miền Bắc bằng B-52, cày nát miền Bắc đến độ sau này không còn mục tiêu để đánh phá nữa. Vậy mà số tử vong chỉ giới hạn vào 1138 người chết ở Hà Nội và 305 người ở Hải Phòng. Dĩ nhiên có kế hoạch sơ tán. Nhưng ngay trung tâm Hà Nội nhà cửa, cơ sở vẫn còn nguyên vẹn.
Đây cũng nằm trong chính sách chiến tranh giới hạn.
Chỉ trừ một số khu vực như Khâm Thiên bị bỏ bom lạc. Chỉ việc so sánh giữa cuộc bỏ bom miền Bắc và cuộc bỏ bom ở Tokyo vào tháng 3/1945. Cuộc dội bom xuống Tokyo đã gây tổn thương cho 84 ngàn người dân Nhật. Sự khác biệt về số tổn thương giữa hai lần thật là rõ ràng.
Điều đó cho thấy tác dụng gây ra chết chóc ở miền Bắc có giới hạn.
Đó là lối chơi hù doạ và chơi ép của Nixon. Dọa xong thì nếu cần bỏ của chạy lấy người.
Vì thế, người Mỹ đã ra đi không tiếc nuối, vứt lại đằng sau mọi thứ.
Chiến dịch bỏ chạy có tên là “Operation Frequent wind”
Chiến dịch Operation Fredquent wind.
Toà Đại sứ Mỹ (Saigon, 4/1975). Nguồn: Amazon.com
http://www.dcvonline.net/php/images/122008/tdsmy.jpg
Cách bờ biển Việt Nam 200 dặm là 40 tầu biển, trong đó có 3 hàng không mẫu hạm là Hancock, Okinawa và Midway với 70 trực thăng khổng lồ CH-53. Với 70 chiếc trực thăng trong vòng vỏn vẹn từ 18 đến 24 tiếng đồng hồ để chuyên chở người của họ mà người ta có thể không ngần ngại gọi là một cuộc tháo chạy. (Xem thêm The Ten Thousand Day War, Michael Maclear, trang 402)
18 tiếng vào năm 1975 so với một năm cho cuộc di cư từ miền Bắc vào miền Nam. Và một phần không nhỏ cuộc di tản này được diễn ra trên nóc sân thượng tòa nhà đại sứ. Có 50.000 người được di chuyển bằng trực thăng ra biền, 70.000 bằng đường biển… Cộng chung vào khoảng 190.000 đã được định cư tại Mỹ. Trong đó có 40.000 người quyết tâm đi Canada hoặc Âu Châu.
Điều đó cho thấy rõ ràng, 1954–1955 là ra đi có trật tự, có tổ chức, mang đi theo những gì muốn mang theo. Còn 1975, chạy chốn trong hốt hoảng và kinh hoàng, để lại tất cả đúng như câu nói “bỏ của chạy lấy người”. Xem ra, trong toàn lịch sử thế giới, có thể chưa có trận chiến nào đã xảy ra tương tự như ở Việt Nam. Trong đó dọc dài từ miền hỏa tuyến đến Cà Mâu. Mọi sự kể như còn nguyên vẹn. Và kể như một trao quyền vậy.
Riêng ông Kỳ và bộ hạ đáp trực thăng xuống Hàng không mẫu hạm Midway mà đô đốc Harris vốn là một người bạn của ông. Không được đón tiêp chu đáo. Sau đó ông được chuyển sang chiến hạm chỉ huy Blue Ridge. Gặp Martin, ông này khuyên ông nên giữ miệng, đừng phát biểu gì. Ông viết như sau:
“When fourteen of us-all high-ranking officers-stepped out of the helicopter, the first words of welcome by an officious American colonel were a shout “All of you come here”. He directed us to a table and asked, “Have you any objections to being searched?”
(Trích How We Lost The VietNam War, Nguyễn Cao Kỳ, trang 230)
Đối với người Mỹ là như thế. Không có gì là khó hiểu.
Vì thế, đối với ông Nixon trong cái nhìn toàn cầu thì “cuối cùng chúng ta cũng đạt được một nền hoà bình trong danh dự”.
Đối với Kissinger thì: “Nếu lịch sử xoay vần, chuyện cộng sản làm chủ toàn diện nước Việt Nam là điều Washington có thể chấp nhận được.”
Còn đối với đại sứ Martin, một người Mỹ tại chỗ, có trách nhiệm thì nghĩ rắng kết thúc xong như thế này thấy “nhẹ người” (one of enormous relief). Ông là người Mỹ cuối cùng rời khỏi tòa đại sứ Mỹ vào 4 giờ 30 sáng, ngày 30-4. Ông vội vã rời văn phòng theo lệnh từ tòa Bạch ốc và không biết ông quên hay cố tình quên không mang theo bức chân dung tổng thống Nixon đề tặng cho ông với hàng chữ, It was signed: “For all your great work in Indochine.”
Theo Wolf Lehmann trong bài viết của ông: “This is the last Message from Embassy Saigon” . Khi mà chiếc trực thăng nhẹ nhàng đáp xuống trên mái sân thượng. Đại sứ Martin đi trước hướng vế phía trực thăng đậu, tiếp theo là trùm mật vụ Tom Polgar và George Jacobson và những người còn lại nối đuôi theo.
Wolf Lehmann còn ngồi chờ chiếc trực thăng cuối cùng đang lượn vòng chờ đáp xuống. Lúc ấy là 5 giờ 20 sáng. Wolf Lehmann viết:
“The chopper was packed with the ret of the staff and remaining civilian guards, mission warden guards, and it was utterly silent except for the rotors of the engine. I don’t think I said a word on the way out and I don’t think anybody else did. The prevailing emotion was tremendous.”
(Cũng trích sách như trên, trang 45)
Mặc dầu đây là chuyến bay trực thăng cuối cùng rời khỏi miền Nam. Nhưng sau này được biết còn ít nhất 50 người Mỹ còn bị kẹt lại miền Nam vì lý do này lý do khác.
The Ten Thousand Day War. Nguồn: Amazon.com
http://www.dcvonline.net/php/images/122008/tenthousand.jpg
Nhưng có những nhà báo như Arnett ghi lại cảm tưởng của mình giống như một số đông người Việt Nam:
“By noon it was all over and in thirteen years of covering the Viet Nam war I never dreamed it would end that way. I had figured there might be a political deal similar to the one in Laos a decade earlier. Or even an Armagedon-type battle to the finish with the city left ruins like World War 2 in Europe. A total sưrender was what I did not expect…”
(Trích The Ten Thousand Day War, Michael Maclear, trang 410)
Còn phần tôi, một người Việt như triệu người Việt vô danh khác thì đứng như trời trồng, há hốc mồm ra ngạc nhiên nhìn bộ đội miền Bắc đi về phía dinh Độc Lập như một cuộc đi dạo trên đường Công Lý gần nhà. Hai bên đường, rất nhiều quân trang của quân đội VNCH vứt lại. Tôi cố gắng mường tượng nhìn tận mặt họ để nhận ra đây là những kẻ chiến thắng, nhưng đành bất lực không nhận ra được.
Tôi không hiểu được vì mọi biến cố diễn tiến ra nhanh quá.
Còn đối với người Việt Nam như ông Bùi Diễm, có thể có nhiều người cũng đồng ý với ông Bùi Diễm là cái cách chấm dứt cuộc chiến tranh này là một thảm kịch. Phần tôi thêm vào, một thảm kịch có thể tránh được và đáng nhẽ đã không nên xảy ra.
3. Những gì người Mỹ để lại sau 1975
Chiến tranh sau cùng bao giờ cũng để lại nhiều thứ, mà đều là những thứ mất mát. Mất mát về người, về của, về xã hội, về đạo đức. Tính ra hơn 2 triệu người Việt cả hai phía đã chết mà phần lớn là dân chúng. Hơn 50 ngàn lính Mỹ tử trận thì họ đã mang xác đồng đội theo họ về Mỹ.
Họ đã chết ở đây, nhưng chỗ chôn họ lại ở một nơi nào khác. Họ có thể hy sinh, nhưng chỗ họ về để được tưởng nhớ thì lại ở một nơi nào đó trên nước Mỹ khác hẳn những người Pháp chết trong chiến tranh 1945-1954. Người Pháp hy sinh ở đâu thì chôn ở đó. Vì thế, ngày nay, không còn một dấu tích gì của người Mỹ trên mảnh đất miền Nam, dù chỉ là một tấm bia tưởng niệm.
Cạnh đó, 25 triệu mẫu đất trồng trọt bị bỏ hoang cầy xới lên vì bom đạn. Và phải mất bao nhiêu thời gian để lấy lên hết những tấn thuốc nổ nằm dấu đưới mặt đất? 12 triệu mẫu rừng bị tàn phá do 19 triệu tấn thuốc khai quang trải xuống. Chỉ nội B-52 thôi đã có 5000 lần xuất trận rải bom xuống An Lộc và Quảng Trị nhằm tiêu diệt quân đội Bắc Việt. Bà Marilyn B. Young viết tóm gọn trong The Viet Nam wars 1945-1990, trang 235, một câu: Nothing was left standing. Không còn thứ gì có thể tồn tại được nữa.
Đấy mới chỉ là nói về của.
Riêng người Mỹ, mỗi năm, họ bỏ ra từ 11 đến 17 tỉ mỹ kim chi phí cho chiến tranh Việt Nam, vào thập niên 1960, sau này cứ thế leo thang lên đến trên 20 chục tỉ, chiếm tỉ lệ 3% ngân sách. Nhưng vẫn không nhằm nhò gì khi họ phải chi ra 48% ngân sách cho chiến tranh thế giới thứ hai và 12% cho chiến tranh Triều Tiên.
9000 máy bay đủ loại bị bắn hạ trên chiến trường hai miền Nam- Bắc và Miên Lào. Riêng máy bay B-52, có 15 chiếc bị bắn hạ ở miền Bắc.
Về người thì có 879.000 trẻ mồ côi, 181.000 người bị thương tật, một triệu đàn bà góa. Nhưng dù sao, đây vẫn chỉ là những con số không nói lên được điều gì.
Riêng miền Nam thì kế thừa 200.000 gái mãi dâm mà miền Bắc không nhận. Cộng thêm một triệu quân nhân rã ngũ như những kẻ sống bên lề xã hội. Những vết thương chiến tranh đó chả bao giờ lành, nhất là trường hợp những sĩ quan bị đi học tập cải tạo nhiều năm. Đúng như lời viên chủ nhiệm báo Nhân Dân nói với Christine Pelzer White: “The war lasted thirty years, but it will take another twenty years before we will be able to overcome the legacy the problems it has left.” (Trích Christine Pelzer White, Interview with Nguyen Huu Tho, Journal of contemporary Asia, 1981, trang 130)
Mất mát đã là nhiều. Nhất là về mặt đạo đức, xã hội thì di sản để lại là khôn lường. Không tính bằng tiền được. Cũng không tính bằng con số được. Tang tóc khổ đau không lấy gì đo đếm được.
Người Mỹ đã dở sang trang khác. Nhiều người đã quên, nhất là những người làm chính trị.
Nhưng về phía người Việt nói chung. Mặc dầu giấy đã ngả màu, sờn rách. Họ không làm cách nào khác được nên vẫn dở đi, dở lại trang sách cũ. Chuyện cũ vẫn như nắm tro chấu ủ, âm ỉ và đôi lúc lại bùng cháy.
Có thể họ sẽ chẳng bao giờ quên, vì chính cái quá khứ ấy đã làm nên cuộc đời họ.
Nhưng những cơ may hàn gắn vết thương chiến tranh và phục hồi xứ sở lại do chính những người cộng sản đương quyền bỏ lỡ dịp may.
Sau ông Johnson đến Carter làm tổng thống, ông này đã nghĩ tới chuyện bắt tay hòa giải bằng cách bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Nhưng vì phía Việt Nam quá mông muội ảo tưởng với chứng bệnh vĩ cuồng, “ngon” nên đòi món quà 4 tỉ Mỹ kim vô điều kiện về lời hứa của Nixon khi ký thoả ước đình chiến vào năm 1973. (Trước khi ký kết thỏa ước ngưng bắn 1973, Nixon có hứa bồi thường để hàn gắn vết thương chiến tranh khoảng 4 tỷ đô la, nhưng chưa có sự thoả thuận của Quốc Hội Hoa Kỳ. Như vậy vẫn có thể chỉ là một lời hứa xuông).
Phái đoàn đại diện chính thức của Mỹ đến Việt Nam vào tháng 3, 1977 do Leonard Woodcock kể như về tay Không. Họ chỉ mang theo về được 12 thi hài lính Mỹ thuộc diện MIA. Tổng thống Carter sẵn sàng làm mọi chuyện, trừ truyện bồi hoàn không điều kiện. Vì thế Leonard Woocock đã nói với đại diện phía Việt Nam Phan Hiền như sau: “Let us go outside and jointly declare to the press that we have decided to normalize relations. Hien refused”. (Trích Hotbrooke, trích lại của Chanda, Brother Enemy, trang 152)
Sau này, hồi ký của Trần Quang Cơ, cựu thứ trưởng ngoại giao đã bày tỏ nỗi thất vọng chua chát về sự mông muội của Việt Nam qua Phan Hiền. Biết bao hệ lụy của việc từ chối này. Như việc Mỹ dùng quyền phủ quyết Veto, ngăn chặn việc VN vào Liên Hiệp Quốc hay vào tháng 2/1979, Trung Cộng xua 200.000 quân sang VN, đối chọi với 100.000 quân đội miền Bắc với sự thỏa thuận ngầm của Mỹ (blessing of the United States). Và sau đó, gần 200.000 người gốc Trung Hoa đã tìm cách rời khỏi VN.
Và phải mất thêm gần 20 năm sau mới có cơ hội bình thường hóa với Mỹ, với các tổ chức quốc tế. Tự mình, chính quyền mới đã tự cô lập trong sự thỏa mãn với chính mình… (Dưới thời đệ I và đệ II cộng hòa, miền Nam Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới và với tất cả các tổ chức về y tế, các học viện, các quỹ tiền tệ và các tổ chức như: Plan de Colombo, FAO, O.N.U, OMS, WHO, UNESCO, UIT, UPU, IPF, ILO, OAA.v.v…)
Chỉ tính đến năm 1955, chúng ta đã có mặt và là thành viên của trên hơn 30 tổ chức quốc tế này. (Trích tài liệu Viet Nam d’Hier et d’Aujourd’hui, Thái Văn Kiểm, trang 332).
Ngoài những hoang tàn đổ vỡ do chiến tranh để lại, cạnh đó còn có một để lại rất quan trọng của người Mỹ và chính phủ VNCH sau 1975 mà cho đến nay ít người nhắc tới.
Những để lại như quà tặng
Cuộc chiến này rất là không bình thường. Không bình thường ngay cả khi rút lui. Có thể nói người Mỹ đã để lại toàn bộ tất cả những gì mang vào Việt Nam. Một sự để lại có chủ đích và có chiến lược? Vì thế, gần như toàn bộ cơ sở guồng máy chiến tranh của Mỹ còn nguyên vẹn đã được sang tay. (Trừ những máy bay F5 được yêu cầu bay sang Phi Luật Tân hoặc Thái Lan)
Một sự để lại làm chính những kẻ chiến thắng ngạc nhiên và thích thú. Trần Bạch Đằng, kẻ chiến thắng nay thừa hưởng tất cả những gì kẻ bại trận để lại. Ông ngồi trên xe hơi Mercedès-Benz do kẻ thua trận để lại, có tài xế lái. Chỉ có một điều khác biệt là nay có thêm điện thoại cầm tay. Ông ở một ngôi biệt thự gần tòa đại sứ Mỹ trước đây nay là cơ quan của tổng công ty dầu khí. Có hàng trăm ngàn căn nhà đủ loại để lại cho kẻ chiến thắng. Và họ thừa hưởng nguồn lợi từ những căn nhà đó mà có thể không cần phải tham nhũng. Đường bà Huyện Thanh Quan là nơi mà các quan chức lớn chiếm ngụ. Như nhà của cựu phó thủ tướng Vũ Đình Liệu, đối diện bên kia đường về phía tay phải là nhà của ông thủ tướng Dũng.
Trần Bạch Đằng. Nguồn: Vietnamnetvn
http://www.dcvonline.net/php/images/122008/tranbachdang.jpg
Ông Trần Bạch Đằng nói với ký giả Peter T. White như sau:
“The Amrericans left us a very good infrastructure, roads, bridges, a wonderful airport,” he says “Only now does Thailand have the infrastructure we had”. But it’s all gone to pot. “Our machines are rusty or gone, those with high skill in management and production have gone away. Now we must bring in Filipinos to help us train air controllers! Before, the Philipinos were trained by Vietnamese…”
(Trích Viet Nam, Hard to road to peace, Peter T. White, trong National geographic, trang 616)
Có thể vì thiếu chuyên viên không lưu ở phi trường Tân Sơn Nhất nên mãi đến ngày thứ ba 10/06/1975, đại sứ Pháp Merillon mới có chuyến bay thứ ba từ nước ngoài chở theo viên đại sứ và một số nhà ngoại giao còn sót lại.
Văn Tiến Dũng trong Đại thắng mùa xuân nhắc lại cái cảm tưởng của ông khi lái xe trên đường phố Sài Gòn, trên những đường phố lớn với những căn nhà và kho hàng rộng rãi. Những nhà băng, những tiền Đô la Mỹ, những khách sạn, những cửa hàng đồ sộ nối đuôi nhau như thể không ngừng.
Họ ngạc nhiên là phải. Để xây dựng bộ máy chiến tranh với con số nửa triệu quân Mỹ ở Việt Nam. Người Mỹ cần xây dựng các cơ sở hậu cần như kho chúa hàng, bến cảng cho tầu cập bến, phi trường tối tân cho các máy bay hạng nặng có thể đáp xuống, các căn cứ quân sự như Long Bình, Cam Ranh, v.v…
Không thể mở rộng cuộc chiến tranh quy mô nếu đường xá không đủ, doanh trại, kho hàng sân bay thiếu. Năm 1965, khi số lượng quân Mỹ vào Việt Nam gia tăng lên 184.000 binh lính. Hơn 120 con tàu chở đủ loại thiết bị chiến tranh phải nằm thả neo ở ngoài bến cảng Sài Gòn nằm chờ dỡ hàng trong nhiều tháng
Vì thế, chính quyền Mỹ đã quyết định ký các hợp đồng với các hãng như tập đoàn, tổ hợp RMK.BRG mà nhiều người Việt Nam, khoảng 11.000 người đã là nhân viên của tổ hợp này. Tổ hợp này đã nhận những hợp đồng xây cất lên đến 670 triệu đô la.
Cộng chung các căn cứ Long Bình, bến Tân cảng, phi trường Tân Sơn Nhất với các căn cứ quân sư như Cam Ranh, Đà Nẵng đã tiêu tốn một số tiền là 790 đô la khi hoàn thành.
Năm dự án vừa kể trên, dầu vậy cũng chỉ chiếm chưa đầy một nửa tổng số chi phí xây dựng mà Mỹ xây dựng để tiến hành chiến tranh ở Việt Nam. Vì vậy, cho đến khi mãn hạn hợp đồng, Viet Nam Builders (RMK-BRG đổi tên) đã đầu tư gần 2 tỉ đô la trải dài khắp miền Nam.
Kể từ đó, họ đã biến miền Nam thành một nơi có thể đủ sức tiếp tế với các cơ sở hậu cần để có thể chấp nhận 536.000 lính Mỹ vào cuối năm 1968. (Trích bài Kỳ tích xây dựng của Thập kỷ, tiến sĩ James M. Carter, BBC, 02/12/2008)
Tất cả những cơ cấu xây dựng hạ tầng trên nay để lại toàn bộ cho cộng sản vào tháng tư, 1975.
Văn Tiến Dũng còn ngạc nhiên không ít khi đến bộ Tông Tham Mưu quân lực VNCH với hệ thống máy vi tính hiện đại, tồn trữ đầy đủ danh bạ toàn thể sĩ quan và binh sĩ VNCH hàng triệu người, vẫn còn hoạt động. Tổng nha Cảnh sát quốc gia cũng còn để lại các hồ sơ cảnh sát mà nhiều hồ sơ có thể di hại cho những vị sĩ quan còn ở lại miền Nam.
Cộng sản sau này còn tiết lộ cho biết sau khi tiếp thu dinh Độc Lâp, họ thu tập được toàn bộ một tập hồ sơ mật, trong đó có 27 lá thư của TT Nixon gửi TT Nguyễn Văn Thiệu.
T.T. Nguyễn văn Thiệu. Nguồn: vtc.vn
http://www.dcvonline.net/php/images/122008/nvthieu.jpg
Ông Nguyễn Tiến Hưng trong The Palace File đã cho đăng lại toàn bộ những lá thư ấy, cộng thêm những lá thư của TT Ford với những lời chú thích viết tay của ông Thiệu với lời giới thiệu như sau:
“The Palace File of letters, messages and proposals exchanged among President Richard M. Nixon, President Gerald R. Ford and President Nguyen Van Thieu from decmber 31, 1971 to March 22, 1975 was maintained by Thieu in his bedroom in the Independence Palace. The File is reproduced as Nguyen Tien Hung carried it from Saigon in 1975. There are 31 numbered letters from President Nixon to Thi, in which four are duplicates…
Hung did not imagine he would need copies of President Thieu’s letters to Nixon and Ford in his final appeal to The Congres, so he left them behind in the Palace, where they were captured by the North VietNamese. Some of the letter has been released by them, but Appendix A constitutes the full file Thieu personally guarded and entrusted to Hung. All the handwritten notes and marks were Thieu’s…
Tôi nghĩ đến điều này nhiều lắm và không thể trách người Mỹ được. Tôi tự hỏi tướng Kỳ mang theo được gì, tướng Cao Văn Viên, tướng Trần Thiện Khiêm và các ông Tổng bộ trưởng?
Trừ các cơ quan lệ thuộc Mỹ đã có kế hoạch di chuyển hoặc đốt bỏ các hồ sơ mật. Theo Vũ Quang Ninh, Giám Đốc đài phát thanh Tự Do của Mỹ, đài phát tuyến đặt tại Cồn Tề, cửa bể Thuận An có một đại đội địa phương giữ an ninh. Đài có 2 máy với công xuất cực mạnh 100 KHz. Đài có 8 tiếng phát thanh bằng tiếng Hoa, tiếng Pháp thì do Thanh Lan đọc, tiếng Mỹ do người Mỹ đọc. Vào ngày 22/03/75, người ta đã chuyển các máy móc của đài vào Sài Gòn tại số 7 Hồng Thập Tự. Riêng đài mẹ Việt Nam thiết lập năm 1972 thì còn nguyên vẹn, không kịp tháo gỡ. Các nhân viên trực thuộc đều được đưa trước ra đảo Phú Quốc.
Riêng ông Vũ Quang Ninh được tòa đại sứ Hoa Kỳ đưa vào tòa đại sứ Mỹ và rời Việt Nam ngày 29/04/1975.
Chỉ có toà Khâm sứ, do thư ký lúc bấy giờ là Đức ông Thụ, đã đóng thùng các hồ sơ và gửi về Roma, Ý gần một tháng trước khi mất miền Nam.
Chúng ta đã mất Sài Gòn. Nhưng là một Sài Gòn nguyên vẹn, nhìều khi đến vô trách nhiệm, trao cho lại cho chính quyền mới. Nhiều chỉ huy các cơ quan sau này đã trao trọn gói nhân sự, tổ chức, quyền hành cho những người đại diện đến từ miền Bắc và guồng máy hành chánh có thể hoạt động gần như bình thường.
Vì thế, không lạ gì, những đám cưới tổ chức sau 1975, người ta vẫn nhìn thấy những chiếc xe du lịch Plymouth Belvedere, đời 1958, mầu đỏ dài thòng của Mỹ. Bên cạnh chiếc xe Hoa kỳ là bảng hiệu chào mừng: Chào mừng ngày nhà giáo 20/01. Dinh Độc Lập chỉ bị hư cái cổng chính ra vào vì bị xe tăng cán xập. Cùng lắm, có một thay đổi nhỏ – thay lá cờ Quốc Gia bằng lá cờ MTGPMN trên nóc dinh Độc Lập. Hồ sơ, sổ sách trong dinh chắc còn nguyên vẹn. Thư từ tối mật còn để lại thì thứ gí được mang đi. Trừ những số tiền không biết là bao nhiêu đã được mang theo với ông Thiệu mà Frank Snepp đã nhận xét một cách có hậu ý: Khi di chuyển những chiếc valise lên máy bay, những chiếc valise nặng chĩu, nghe có tiếng lục cục, lạc cạc do sự va chạm của kim khí bên trong.
Khách sạn Majestic vẫn còn đó, nhưng khách hàng lúc bấy giờ là những người Liên Xô và từ các nước XHCN. Camp David của Mỹ cạnh trung tâm sân bay Tân Sơn Nhứt chỉ một chút tróc nóc nhỏ.
Căn cứ Cam Ranh, xây dựng từ tháng tư, 1967, được giao lại cho quân đội VNCH năm 1973, một tactical fighter base còn đó. Cộng sản chiếm miền Nam năm 1975. Và 4 năm sau, 1979, chính quyền cộng sản thỏa thuận cho Hải quân Sô Viết xử dụng Căn cứ Cam Ranh trong thời hạn 25 năm.
Xa lộ Biên Hòa còn đó.
Kết luận
Viết bài này nhắc nhở tôi đến một cuốn sách dịch cách đây gần nửa thế kỷ, cuốn Chúa đã khước từ. Truyện của Richard E. Kim, bản dịch của Lê Khắc Cầm.
Cuốn truyện nhắc nhở câu truyện một đơn vị quân đội Mỹ đóng tại Hán Thành (Seoul). Sự có mặt của quân đội Mỹ lúc bấy giờ là một phao cứu an toàn cho đám dân Thiên Chúa giáo tin tưởng và ăn mừng ca hát về ngày chiến thắng. Nhưng chỉ trong vòng một đêm, cả đội quân Mỹ hùng mạnh đã không báo trước rút đi một cách thầm lặng, để lại đám dân chúng tán loạn và mất tinh thần.
Đó là một kinh nghiệm đau thương về chiến tranh.
Nhưng kinh nghiệm đó được diễn tả lại trong câu truyện phải chăng là một lời cảnh báo cho bất cứ ai còn muốn đem vận mạng đất nước mình vào sự cam kết của người Mỹ ở Việt Nam.
Quả thực khi cần rút lui, họ có vô số gìải pháp như Việt Nam hóa chiến tranh. Và Hiệp định Ba Lê hoàn toàn không chấp nhận được. Ông Thiệu có lý để không chấp nhận Hiệp Định ấy, vì đó là cái thòng lọng treo cổ.
Chẳng hạn điều kiện rút quân thì Mỹ phải rút quân, còn quân đội của Bắc Việt thì không cần rút như Nixon giải thích trong No more Viet Nams, trang 152-153
No more Vietnams và chữ ký của R. Nixon. Nguồn: historyinink.com
http://www.dcvonline.net/php/images/122008/nixon.jpg
“We knew there was no way to force them to concede this point (to maintain their troups in South Viet Nam). It is an axiom of diplomacy that one can win in the conference table what one could win on the battlefield… If we had stood firm in demanding North Vietnam’s withdrawal, there would have been no peace agreement by october 31.”
Để đạt được thỏa ước, Nixon không có con đường nào khác là hù dọa Bắc Việt và trấn an ông Thiệu bằng cách Nói dối. Ellsberg dành một chương trong cuốn sách của ông, điều mà ông gọi là “A lying machine”…
Cuộc chiến này đã bắt đầu như thế và đã chấm dứt như vậy ngoài mọi sự quyết định của người Việt Nam.
Điều mà chúng ta mong muốn là: No more Viet Nam.
Người Mỹ để lại xa lộ Biên Hòa
Có lẽ, việc xây cất xa lộ Biên Hòa để lại một ấn tượng rõ nét về sự quyết tâm tham chiến của người Mỹ ở Việt Nam lúc khởi đầu. Nó biểu tượng cho sức mạnh của Hoa Kỳ, sự giầu có cũng như kỹ thuật tân tiến. Lúc đầu, có dư luận cho rằng xa lộ Biên Hòa sẽ dùng làm bãi đáp cho những máy bay phản lực của Hoa Kỳ.
Tin đồn được nhiều người cho là đúng, mặc dầu hoàn toàn vô căn cứ. Việc xây đắp xa lộ Sàì Gòn–Biên Hòa chưa đầy 2 năm, sau cuộc di cư 1954 đem lại một tin ttưởng vững chắc sự quyết tâm của Hoa Kỳ trrong công cuộc chiến đấu chống cộng sản. Công tác khởi công vào tháng 7, 1957 và hoàn thành 46 tháng sau và được tổng thống Ngô Đình Diệm khánh thành vào ngày 28/04/1961.
Xa lộ Biên Hoà. Nguồn: wikimapia.org
http://www.dcvonline.net/php/images/122008/xalobienhoa.jpg
Xa lộ bắt đầu từ ngã ba Phan Thanh Giản–Nguyễn Bỉnh Khiêm và chấm dứt ở Hố Nai trên quốc lộ 1 với chiều dài 32 cây số. Lộ giới rộng từ 60 đến 100 mét. Mặt đường rộng 16 mét với 1700 mét cầu. Hai cây cầu lớn là cầu trên sông Sài Gòn, dài 936 thước với ba nhịp sắt ở giữa sông và 20 nhịp với bê tông tiền áp. Cột trụ cầu có nơi phải đóng sâu xuống đến 60 mét, vì đất xấu. Cầu có thể chịu nổi xe tải nặng 32 tấn và 1000 xe cộ lưu thong mỗi giờ.
Việc xây cầu được giao cho công ty Capitol Engineering Corporation thiết kế và công ty Hobnsom Drake and Piper of Viet Nam thi công với tổn phí 35 triệu Mỹ kim.
Xa lộ Biên Hòa nối liền với 11 tỉnh miền duyên hải và 6 tỉnh miền cao nguyên. Ngã tư hương lộ 31 là làng đại học Thủ Đức, cách đó một cây số là nhà máy dệt sợi Vimitex. Cũng trong khu vực Thủ Đức đã xây cất nhà máy điện cho Sài Gòn và một nhà máy thép nhỏ, nhà máy biến điện, xưởng kim khí, nhà máy nghiền đá cho hãng xi măng, trại nuôi heo, v.v…
Ở cây số 22 là khu kỹ nghệ mới thiết lập trên bờ sông Đồng Nai với các hãng giấy Cogido, rộng 24 mẫu tây và tổn phí xây cất làv 150 triệu đồng. Một trong những nhà máy giấy tối tân nhất ở Á Châu cung ứng 15 % số giấy tiêu thụ ở miền Nam VN. Ở đây còn có nhà máy làm bao bố mà mỗi năm có thể sản xuất được 3 triệu bao bố gạo và đường. Đặc biệt nhà máy chỉ dùng sợi kenaf vốn có sẵn ở Việt Nam để chế tạo giấy.
Chúng ta cũng không cần kể hết, nhiều làng đã mọc lên bên cạnh xa lộ và có bộ mặt mới như trường hợp khu Hố Nai đang trờ thành những trú khu thịnh vượng và trù phú chung quanh xa lộ.
Xa lộ Sài Gòn–Biên Hòa là món quà gây thích thú cho chính quyền mới để đổi lấy một nền hòa bình khập khiễng và một đất nước tồi tệ trong quản lý và xây dựng.
Ngày nay tên của xa lộ này là Hà Nội.
© DCVOnline
----------------------------------------------
(1) Còn một điểm đáng chú ý mà tác giả không đề cập dến là yếu tố “Phạm Xuân Ẩn”. Thứ nhất, Đại tá Vann tưởng rằng chỉ có 120 cán binh Việt Cộng ở khu Ấp Bắc. Thực ra đây là nguyên Tiểu đoàn 261 của quân chính quy Bắc Việt và sự trợ giúp của 30 VC nằm vùng. Dù số quân gấp nhiều lần VC, Sư đoàn 7 dưới quyền Đại tá Bùi Đình Đạm đã thất bại vì địch đã có đủ thời gian chuẩn bị phản công bằng chính vũ khí tịch thu của quân đồng minh (carbin M1, 3 khẩu 30 li, nhiều súng liên thanh) – Trái với đề nghị đánh ngay của Paul Vann, Đại tá Đạm hoãn cuộc hành quân từ sau Giáng sinh đến ngày 2 tháng 1, 1963. Và quan trọng hơn cả là những phân tích thông tin chiến thuật mà Phạm Xuân Ẩn đã giao cho Hà Nội. (Berman, Larry (2007). Perfect Spy. Smithsonian Books. ISBN 978-0-06-088839-8, pps 134-143)
(2) Thật ra Tổng Thống Thiệu đã hơn một lần một mình quyết định - ở vai trò Tổng tư lệnh quân đội VNCH - TT Thiệu ra lệnh phản công bảo vệ Hoàng Sa (Trích Hội thoại với cựu HQ trung tá Hạm trưởng HQ-4 Vũ Hữu San, người cùng chỉ huy và trực tiếp tham dự Hải chiến Hoàng sa (17 đến 19 tháng 1 năm 1974).
© DCVOnline
No comments:
Post a Comment