Straits Times
Mặt tối ở Việt Nam
The dark side of Vietnam
Hãng thông tấn Pháp AFP
Ngày 1-12-2008
http://www.straitstimes.com/Breaking%2BNews/SE%2BAsia/Story/STIStory_309006.html
THẠCH SƠN (Việt Nam) - Nhìn kỹ vào cái nhà máy thuộc kỷ nguyên Sô Viết hiện ra lờ mờ qua làng quê miền bắc Việt Nam quê hương mình, Quảng Văn Vinh nhớ tới hình ảnh những gì mà khu đất chăn nuôi trồng trọt ở đây trông từa tựa trước khi nó trở nên nổi tiếng như là một 'làng ung thư'.
'Nơi đây từng là một khu vườn rộng lớn những tre, chuối, mít và nhãn,' người đàn ông 62 tuổi, trong lúc viếng thăm căn nhà thời thơ ấu bị bỏ hoang từ lâu của mình, giờ đây là một khu đất hoang bùn lầy với những cái lò gạch.
'Khung cảnh này nói lên rằng hầu như không có dấu hiệu của sự sống nào cả.'
Ông Vinh cho biết là mọi thứ đã thay đổi nhanh chóng trong những làng quê vùng Châu thổ sông Hồng từ năm 1962 sau khi nhà máy phân bón Lâm Thao được xây dựng và bắt đầu xả nước thải vào các con sông và đồng lúa, và tuôn khói đen lên bầu trời.
'Anh có thể ngửi thấy mùi khói của nhà máy ở mọi nơi,' ông nói. 'Người dân bắt đầu bị ho. Tất cả cây cối ở đây đều đã chết. Dân địa phương không biết vì sao. Thế rồi các nhà chức trách tìm mọi cách đưa chúng tôi đi khỏi đây từ khoảng 15 năm trước.'
Ông Vinh cho biết đứa con trai của ông đã chết vì bị ung thư vòm họng vào năm 2000 khi mới 23 tuổi.
'Quả thật tôi nghĩ là con trai tôi chết do ung thư vì chất ô nhiễm công nghiệp,' ông Vinh nói, mặc dù ông không có bằng chứng khoa học để bảo vệ cho niềm tin của mình.
Bác sĩ Lê Văn Tôn, người lãnh đạo trạm y tế địa phương, đã cho biết sự thiệt hại do tử vong từ bệnh ung thư trong xã này là 7.000, tăng lên hầu như mỗi năm trong gần một thập niên nay - từ 3 người năm 1999 lên tới 15 người vào năm ngoái.
Vị bác sĩ nói rằng ông hiện đang điều trị cho 41 ca ung thư, trong đó có một học sinh phổ thông trung học.
'Hầu hết các nạn nhân ung thư trong xã chúng tôi từng sống trong những vùng gần với nhà máy,' ông nhận xét.
Ít năm trước, Thạch Sơn đã làm nên những dòng tít nổi bật trên báo chí như là một 'làng ung thư'.
Các giới chức nhà nước đã tới đây, lấy những mẫu nước và theo dõi những thống kê về sức khỏe dân chúng, theo phó chủ tịch ủy ban nhân dân Nguyễn Văn Thắng.
Thế rồi họ ra đi và xã này không nghe tin tức gì về họ nữa kể từ đó, ông nói thêm.
Giống như nhiều quốc gia đang phát triển, Việt Nam cộng sản đã chọn lựa cuộc công nghiệp hóa nhanh chóng, thứ đã tạo nên phồn vinh song lại nhận được thường là một sự thiệt hại thảm khốc về môi trường tự nhiên và sức khỏe cộng đồng.
Việt Nam giờ đây có hàng trăm khu công nghiệp và hàng ngàn nhà máy, và chưa tới một phần ba chất thải lỏng từ đây được xử lý trước khi được cho chảy ra sông ngòi, chính phủ cho biết.
Các nhân viên thanh tra môi trường phải thông báo trước cho nhà máy về các cuộc kiểm tra của họ và các mức phạt là quá thấp nên nhiều nhà máy thiên về chấp nhận trả tiền phạt còn hơn là phải lắp đặt hệ thống kiểm soát ô nhiễm không khí và nước đắt tiền.
Các nhà đầu tư nước ngoài tại hội nghị Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) một năm hai lần ở Hà Nội hôm nay thứ Hai đã nói rằng họ quan ngại sâu sắc về sự suy giảm ngày càng tệ hơn của môi trường sống ở Việt Nam.
'Tình trạng xả các chất thải công nghiệp trực tiếp vào nguồn nước sinh hoạt đã lên tới mức đáng sợ, gây hủy hoại nghề nuôi trồng thủy sản và những nghề kiếm sống trong nông nghiệp của hàng triệu nông dân,' theo nhận xét của luật sư Fred Burke thuộc hãng Baker và mcKenzie, khi ông trình bày bản báo cáo của VBF về khu vực sản xuất.
'Một phương tiện sản xuất đúng là phù hợp để nhận được lời chỉ trích thoáng qua hơn là chịu bất cứ hệ quả pháp lý nghiêm trọng nào từ việc lờ đi những quy tắc chống ô nhiễm, đặc biệt nếu như công ty đó thuộc sở hữu nhà nước.'
Những dòng sông và các con suối tại hai thành phố lớn nhất, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí minh, nơi nhiều ngôi nhà đã có giếng nước ngầm, thường là những rãnh nước lộ thiên đầy rác thải, nơi mà các nhà khoa học địa phương nhận xét là đã trở thành 'những khu vực có đời sống sinh học thấp nhất'.
Một đợt bùng nổ dịch tả gần đây, một trong vài đợt tại Việt Nam trong năm qua, đã làm 23 người mắc bệnh tại tỉnh miền trung Nghệ An. Căn bệnh được phát hiện qua vi khuẩn ở trong cá và con hàu được đánh bắt từ dòng Sông Mai Giang bị ô nhiễm.
Việt Nam, không giống như Trung Quốc, đã không có được những hành động phản kháng chống lại các nhà máy hoặc đối với những vẫn đề môi trường khác, song các nhà lãnh đạo nước này đã nhận ra thực tế rằng sự tàn phá môi trường không còn có thể lờ đi được nữa.
Trong những tháng gần đây, các giới chức đã đưa ra một hành động nghiêm khắc chưa từng thấy đối với vài cơ sở gây ô nhiễm nặng - cho thấy cả ý chí mới mẻ muốn hành động và sự hạn chế trong các quy định luật pháp về môi trường của Việt Nam và của các cơ quan quyền lực.
Nhà sản xuất thực phẩm Đài Loan Vedan đã bị bắt quả tang vào đầu tháng Chín khi được cho là đang đổ 100.000 mét khối rác thải chưa được xử lý ra Sông Thị Vải mỗi tháng thông qua những đường ống được che giấu, làm ô nhiễm cả một khúc sông.
Các cư dân địa phương đã than phiền trong hơn một chục năm qua song chính quyền chỉ hành động sau khi các công ty vận tải tàu biển nói rằng họ sẽ không còn cập bến tại một cảng sông gần đó nữa bởi vì tình trạng ô nhiễm gây ăn mòn vỏ các con tàu.
Bộ môi trường vào đầu tháng Mười đã ra lệnh cho nhà sản xuất MSG phải chấm dứt xả nước thải, song các giới chức địa phương vài tuần sau lại nói rằng họ không có quyền để hành động chống lại công ty này hoặc đóng cửa nó.
Các tin tức báo chí từ đó cho hay Vedan đã chấm dứt xả nước thải song công ty này đã từ chối bình luận khi liên lạc với AFP.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói với quốc hội vào tháng trước rằng Việt Nam phải bảo vệ môi trường, song trong trường hợp Vedan, cũng cần nghĩ tới việc bảo vệ hàng ngàn công ăn việc làm trong nhà máy.
Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008
Monday December 1, 2008 - 09:55pm (ICT)
http://blog.360.yahoo.com/blog-C6To.awlc6eMWmDUvAozkYGe?p=2711
---------------------------
Straits Times
The dark side of Vietnam
AFP
Dec 1, 2008
http://www.straitstimes.com/Breaking%2BNews/SE%2BAsia/Story/STIStory_309006.html
THACH SON (Vietnam) - GAZING at the Soviet-era factory that looms over his northern Vietnamese commune, Quang Van Vinh remembers what the farmland here looked like before it became known as a 'cancer village'.
'This used to be a vast garden of bamboo, banana, jackfruit and longan trees,' says the 62-year-old, visiting his long-abandoned childhood home, now a muddy wasteland of brick kilns.
'It's sad that there's almost no sign of life anymore.'
Mr Vinh says things changed quickly in the Red River village in 1962 after the Lam Thao fertiliser plant was built and started pumping waste water into streams and rice fields, and black smoke into the sky.
'You could smell the factory's smoke everywhere,' he says. 'People started to cough. All those trees died. Local people didn't know why. Then the authorities moved us all out about 15 years ago.'
Mr Vinh says his son died of throat cancer in 2000 aged 23.
'I really think my son died of cancer because of industrial pollution,' says Mr Vinh, though he has no scientific proof to back his belief.
Dr Le Van Ton, the head of the local clinic, said the annual death toll from cancer in the commune of 7,000 had climbed almost every year for nearly a decade - to 15 deaths last year from three in 1999.
The doctor said he is now treating 41 cancer cases, including a primary school student.
'Most of the cancer victims in our commune used to live in areas close to the factory,' he said.
A few years ago, Thach Son made national headlines as a 'cancer village'.
Government officials came, took water samples and looked at health statistics, said people's committee deputy chairman Nguyen Van Thang.
Then they left and the commune has not heard from them since, he added.
Like many developing countries, communist Vietnam has opted for rapid industrialisation which has created prosperity but also taken an often catastrophic toll on the natural environment and public health.
Vietnam now has hundreds of industrial parks and thousands of factories, and less than one third of their liquid waste is treated before it is discharged into waterways, the government says.
Environmental inspectors must announce their factory visits in advance and fines are so low that many companies prefer to pay up rather than fit expensive air and water pollution control systems.
Foreign investors meeting at the biannual Vietnam Business Forum (VBF) conference in Hanoi on Monday said they were 'deeply concerned about the worsening degradation of Vietnam's environment'.
'The dumping of industrial pollutants directly into human water supplies has reached alarming proportions, destroying aquaculture and agricultural livelihoods of millions of farmers,' said Baker and McKenzie lawyer Fred Burke, delivering the VBF report on the manufacturing sector.
'A manufacturing facility is literally more likely to get hit by lightning than suffer any serious legal consequences of ignoring the pollution laws, especially if it is state-owned.'
Rivers and streams in the biggest cities, Hanoi and Ho Chi Minh City, where many houses have groundwater wells, are often garbage-strewn open sewers which, local scientists say, have become biological 'zero-life zones'.
A recent cholera outbreak, one of several in Vietnam over the past year, sickened 23 people in central Nghe An province. It was traced to bacteria in fish and oysters harvested from the polluted Mai Giang River.
Vietnam, unlike China, has not yet seen protests against factories or over other environmental issues but its leaders have woken up to the fact that the environmental carnage can no longer be ignored.
In recent months, authorities have launched an unprecedented crackdown against several major polluters - showing both a new will to act and the limitations of Vietnam's environmental laws and enforcement agencies.
Taiwanese food additive maker Vedan was caught in early September allegedly dumping 100,000 cubic metres of untreated effluent a month through hidden pipes into the southern Thi Vai River, killing a stretch of the waterway.
Local residents had complained for more than a decade but the government acted only after shipping companies said they would no longer dock at a nearby river port because the pollution was corroding the hulls of their boats.
The environment ministry in early October ordered the MSG-maker to stop discharging wastewater but provincial officials several weeks later said they did not have authority to act against the company or close it down.
Press reports since then have said Vedan had scaled back its wastewater discharge but the company declined to comment when contacted by AFP.
Prime Minister Nguyen Tan Dung told the national assembly last month that Vietnam had to protect the environment but, in the Vedan case, also needed to think of protecting the thousands of factory jobs at the plant. – AFP
No comments:
Post a Comment