Giã Từ Cuộc Chiến
SƠN ĐIỀN NGUYỄN VIẾT KHÁNH
Việt Báo Thứ Năm, 12/18/2008, 12:00:00 AM
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=2&nid=138525
Cuộc viếng thăm Iraq lần chót của Tổng Thống Bush hôm chủ nhật vừa qua đã gây ồn ào khắp nước này, cả thế giới cũng chú ý chỉ vì hai chiếc giầy ném vào ông, khi ông đứng bên Thủ tướng Iraq al-Maliki trước một cuộc họp báo đông đảo, để nhấn mạnh nạn bạo động đã giảm, Mỹ và Iraq mới ký một thỏa ước an ninh, quân Mỹ sẽ rút khỏi Iraq vào cuối năm 2011. Hai chiếc giầy không ném trúng ông vì ông né tránh được. Bush rất bình tĩnh, sau đó còn nói đùa với nhà báo" "Nếu quý vị muốn có chi tiết, đó chỉ là cỡ 10". Đôi giầy cỡ 10 của một ký giả Iraq đã rút ra để ném lên.
Ký giả này đã bị vệ sĩ của al-Maliki bắt ngay lúc đó. Tên anh ta là Muntader al-Zeidi 29 tuổi, phóng viên đài TV al-Baghdadia của một tư nhân Iraq, trụ sở đặt tại Cairo, Ai Cập. Hôm thứ ba tuần này al-Zeidi đã bị giao cho nhà chức trách Iraq. Theo tin AP, al-Zeidi, người Shi-a, năm 2007 đã bị những tay súng bắt đi trong một quận của người Sun-ni ở Bắc Baghdad, 3 ngày sau được thả vì lúc đó có lời kêu gọi của các đài TV Iraq. Nhưng nay al-Zeidi đã trở thành một phóng viên lừng danh trên thế giới nhờ đôi giầy của anh ta. Bây giờ ở Iraq anh ta đã được coi như một vị anh hùng, vì đã dám xúc phạm đến vị Tổng Tư Lệnh quân đội Mỹ, người mà phần đông dân Iraq cho rằng đã gây ra rối loạn cho nước họ vì vụ tấn công và chiếm đóng Iraq từ năm 2003. Nhưng khi quân Mỹ chiếm Baghdad, nhiều người Shi-a đã ùa ra đường phố, kéo lật đổ tượng Saddam Hussein, reo hò nhẩy múa mừng rỡ vì Saddam là kẻ thù của dân Shi-a.
Tuần này số phận của al-Zeidi đã nằm trong tay bộ Tư pháp Iraq để quan Tòa chiếu theo bằng chứng và đề nghị của Công tố tùy nghi quyết định xem nên thả hay đem ra xử. Thể thức pháp lý này sẽ kéo dài nhiều tháng. Trong khi chờ đợi khoảng 1,000 người đã biểu tình phản kháng tại Mosul, thành phố lớn thứ ba của Iraq, phía Bắc thủ đô Baghdad. Họ trương cờ và biểu ngữ đòi phóng thích al-Zeidi. Tại Nasiriyah, một thành phố Shi-a, cách Baghdad 200 dậm về phía Đông Bắc, và ở thị trấn của Sun-ni, thuộc phía Tây Baghdad, hàng trăm người cũng xuống đường đòi thả al-Zeidi.
Ông Noureddin al-Hiyaii, một dân biểu thuộc hệ Sun-ni tại Quốc hội ở Baghdad, đứng ra bênh vực hành động của al-Zeidi. Ông nói người phóng viên trẻ đã có động cơ chính đáng là vụ quân Mỹ đánh chiếm Iraq "làm tan rã chính quyền Iraq, phá nát hạ tầng cơ sở nước này" - tất cả mọi chuyện đều quy lỗi cho chính phủ Bush. Ông tuyên bố: "Luật quốc tế cho phép người dân có quyền dùng mọi cách riêng của họ để chống lại sự chiếm đóng của nước ngoài". Ông đề nghị chính phủ Iraq xét lại cần phải đối xử với al-Zeidi bằng cách nào. Ngoài ra Mouyyad al-Lami, Chủ tịch Liên hiệp Ký giả Iraq mô tả hành động của al-Zeidi "là kỳ lạ và thiếu tinh thần nghề nghiệp", nhưng yêu cầu Thủ tướng al-Maliki ân xá cho anh ta. Al-Lami nói: "Dù nếu anh ta có phạm sai lầm, chính phủ và Quốc hội đều có tư tưởng khoáng đạt, chúng tôi hy vọng sẽ thả anh ta, vì anh ta đã có gia đình và còn trẻ. Chúng tôi hy vọng vụ này sẽ kết thúc trước khi đưa ra Tòa".
Saleh Armouti, người cầm đầu Luật sư đoàn của Jordan, hôm thứ ba nói hàng chục luật sư đã ký tên tình nguyện cãi giúp al-Zeidi. Luật sư đoàn này gồm các thành phần Hồi giáo cứng rắn và khuynh tả vẫn thường chỉ trích Mỹ đánh chiếm Iraq từ năm 2003. Tại Mỹ Robert Wood, phụ tá phát ngôn nhân bộ Ngoại giao, coi những ý kiến trên chỉ là cá biệt. Ông nói: "Rất nhiều người Iraq đã từng ủng hộ những gì Tổng Thống Bush đã làm ở nước này. Chúng tôi nỗ lực đem dân chủ đến cho Iraq, một nền dân chủ được thi hành ngay giữa cõi Trung Đông". Nhưng sự kiện al-Zeidi được coi như một người anh hùng đã phản ảnh nỗi bất bình của người Á-rập khi ông Bush đưa quân Mỹ vào Iraq cũng như sự bất mãn của họ về chính sách đối ngoại của Mỹ ở Trung Đông. Sự chống đối đó vẫn tiếp tục ngay dù bạo lực đã giảm bớt hơn 80% từ đầu năm nay khi bom trên xe hơi còn nổ và các cuộc chạm súng còn nhiều.
Dù vậy lực lượng an ninh Iraq và quân đội Mỹ vẫn tiếp tục là mục tiêu của bọn nổi loạn. Hôm thứ ba tuần này, ba quả bom ở Baghdad và một ở tỉnh Diyala đã giết chết 4 người dân và 30 bị thương. Ngoài ra 2 Cảnh sát và 2 thường dân bị chết vì bom gài bên đường lộ gần Đại học Kỹ thuật ở Baghdad. Một xe bom nổ ở gần Khách sạn Babylon trong thành phố, làm bị thương 3 người kể cả một lính an ninh. Một quả bom nổ khi một đoàn xe chạy ra từ Bộ Khoa học, nhưng Bộ trưởng không có mặt. Cảnh sát Iraq cho biết một quả bom gài bên đường nhắm vào một xe tuần tiễu gần Quảng trường Andulus làm 3 Cảnh sát và 3 thường dân bị thương. Một xe Cảnh sát tuần tiễu chạy gần Saadiya bị bom gài bên đường làm 5 Cảnh sát và 4 thường dân bị thương. Cũng ở Saadiya, nhân viên an ninh cho biết 3 tay súng đã giết chết một giáo sĩ trong một đền Hồi giáo Sun-ni đêm thứ hai.
Trong một bản tin, quân đội Mỹ hôm thứ ba cho biết đã bắn hạ được 3 kẻ tình nghi nổi loạn và bắt sống được 3 tên khác trong các cuộc hành quân tiễu trừ bọn khủng bố al-Qaida trong vùng Bắc Iraq. Cũng hôm thứ ba quân đội Mỹ cho biết đã chuyển giao 10 nữ tù nhân cho chính quyền Iraq để xét xử. Hiện nay quân đội Mỹ còn giam giữ khoảng 15,500 tù nhân Iraq, so với 26,000 người khoảng tháng 11 năm 2007, số tù nhân do quân đội Mỹ giam giữ đã giảm đi rất nhiều.
Sau cuộc viếng thăm Iraq, TT Bush đã bay đến Afghanistan để dự một buổi họp ngắn với khoảng 1,000 binh sĩ Mỹ và đồng minh ở căn cứ Không quân Bagram. Tại đây ông nói: "Afghanistan ngày nay đã thay đổi hẳn thành một nước khác so với 8 năm trước đây. Chúng ta đã đạt được những tiến bộ đầy hy vọng". Sau đó ông Bush dùng trực thăng bay đến Kabul để họp với Tổng Thống Hamid Kazai. Như vậy trước khi hết nhiệm kỳ, Tổng Thống Bush đã từ giã cả hai mặt trận do ông khởi xướng nhưng vẫn chưa có khúc khải hoàn. Chúng tôi thiết nghĩ trong khung cảnh của 10 năm đầu Thế Kỷ 21, bài học chiến lược chiến thuật đã quá rõ. Cần phải loại bỏ những gì đã lạc hậu, để thay thế bằng những tư tưởng và thao tác thích ứng với thời thế mới. Đó cũng là nhiệm vụ của Tổng Thống kế tiếp Barack Obama và bộ Tham mưu của ông. Tuần báo Time đã chọn Obama là "Người của Năm 2008".
Không Phải Nhà Báo
VI ANH
Việt Báo Thứ Tư, 12/17/2008, 12:00:00 AM
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=2&nid=138485
Hành động của phóng viên Muntazer al-Zaidi ném giày và chưởi Tổng thống Bush trong cuộc họp báo, là, báo hại, báo đời. Dù phóng viên này có thẻ báo chí, đang làm việc cho một đài truyền hình al Baghdadiya,Muntazer vẫn không phải là một nhà báo. Không có hành động của một nhà báo (journalist) -- một danh từ gọn, quen dùng để chỉ chung những người làm ngành truyền thông đại chúng, phát thanh, phát hình, báo chí. Cái chỗ đúng và việc làm đúng của y có lẽ là biểu tình bạo động chống ngoài đường phố và dùng bom tự sát ở công sở, trường học, và chợ búa ở Iraq - chớ không phảïi trong các cuộc họp báo, hỏi đáp trong vòng tương kính và ôn hoà dù quan điểm và lập trường có khác nhau.
Dĩ nhiên phóng viên Muntazer al-Zaidi bị bắt ngay. Và dĩ nhiên hệ thống truyền hình al Baghdadiya chuyên chống Mỹ cũng yêu cầu thả nhân viên của mình, Nhưng lại viện một lý do rất dị nghị: thả để phù hợp với quyền "tự do phát biểu" mà Mỹ đã hứa với nhân dân Iraq. Xin để một bên hành động dùng "bom tự sát bằng giày" của Muntazer al-Zaidi trong tư cách một người ở Iraq với quan điểm lập trường chánh trị chống Mỹ quá khích, vì thuộc thẫm quyền của chánh quyền và Toà án của nước Iraq. Chỉ xin phân tích hành động của Muntazer al-Zaidi trong tư cách một nhà báo trong phạm vi có hạn của bài này.
Đứng trên phương diện thuần tuý báo chí, hành động của nhà báo Muntazer al-Zaidi là một hành động lợi dụng tự do báo chí, trái với lương tâm chức nghiệp, mà bị thúc đẩy bởi tham vọng cá nhân muốn nổi tiếng với bất cứ giá nào của một nhà báo còn trẻ. Hành động đó làm hoen ố nền báo chí của thế giới Hồi Giáo với một nền văn minh lâu đời, thâm hậu, ngay bộ mẫu tự abc, hình học mà Tây Phương đang xài xuất phát từ nơi đây.
Trước tiên ném giày trong cuộc họp báo là một loạn hành, một bạo hành, chớ không phải thể hiện tư do báo chí, tự do phát biểu. Tự do không bao giờ vô giới hạn. Tư do của người này bị hạn chế bởi tư do của người kia. Không có thứ tự do đứng đái trước người khác, đó là công xúc tu sĩ. Dù ở Đông hay Tây, Nam hay Bác, trên thế giới này, không có tự do cái kiều ỷ mình có quyền ăn, quyền nói, có tờ báo, có đài phát thanh, phát hình, có phương tiện truyền thông, có tư cách và qui chế báo chí lại dùng để chửi bới, tấn công người khác. Đó là tội hình, luật pháp sẽ nghiêm trị.
Muntazer có tự do chống hay binh TT Bush. Muntazer có phương tiện phát biểu là lời nói, máy camera, có truyền hình Baghdadiya chốâng Mỹ để phổ biến. Nhưng khi làm như vậy Muntazer không còn là nhà báo nữa, mà đã trở thành cán bộ tuyên truyền, kích động chống Mỹ vì không còn độc lập vô tư trong thông tin và nghị luận nữa. Đằng này Muntazer lợi dụng thẻ báo chí được lại gần TT Bush, trong cuộc họp báo để lấy chiếc giày ném vào và chưởi trước mặt TT Bush. Đó là hành dộng bạo lực xâm hại thân thể và xúc phạm danh dự người khác. Có dự mưu vì theo báo chí cho biết y đã từng nói ý định của y với người em và đồng nghiệp. Chẳng những có dư mựu mà có thể đây là hành động " biệt động" của tổ chức Hồi Giáo thân Iran nhằm ám hại TT Bush. Đây là trường hợp gia trọng vì theo văn minh Hồi Giáo, là một xúc phậm tối đa khi dùng giày và chữ chó để tấn công ai.
Huống hồ, chánh quyền và tùy viên báo chí của TT Iraq cũng như của TT Bush rất tự do với báo chí, tôn trọng báo chí khi chấp nhận cho phóng viên Muntazer vào gần hai tổng thống khi họp báo. Phóng viên Muntazer lại âm mưu và hành động lợi dụng để hành động bạo lực - là điều không thể tha thứ được trong sinh hoạt báo chí. Vi phạm qui điều tương kính và ôn hòa trong họp báo lòng tương kính trong cuộc họp báo. Vi pham qui luật chủ nhà bảo vệ khách. Muốn hay không ký giả Muntazer cũng là người ở Iraq, TT Bush đến nước mình. Nếu ký giả không dùng thẻ báo chí của chánh quyền Iraq cấp thì đâu có mặt được trong cuộc họp báo. Nếu chánh quyền Iraq và phái đoàn Mỹ không tôn trọng báo chí thì ký giả Muntazer đâu có vào được. Ký giả này vào và hành động như cảm tử quân Hối Giáo cực đoan, quân khủng bố al-Qaeda tấn công TT Bush như kẻ thù - rõ rệt là một lợi dụng quyền tư do báo chí để gây tội ác.
Kế đến, hành động lợi dụng báo chí của Muntazer để nổi danh cá nhân là một xúc phạm danh dự báo chí và nền văn minh của thế giới Á rập Hồi Giáo. Ký giả Muntazer mới 29 tuổi chọn con đường của Oâng Trùm Trưởng lão làng của CS Liên xô là Khruschev đã làm. Lột giày ra đập lên bàn để phản đối Mỹ tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Dù Ô Khruschev là một người làm chánh trị, một lãnh đạo Đảng Nhà Nước CS Liên xô, nhưng Oâng vẫn lễ độ hơn, chỉ dùng giày đập bàn thôi. Dù vậy bia miệng hãy còn đời nhắc đế Oâng như một người thô bỉ trong ngoại giao. Còn ký giả Muntazer bạo hơn, làm một hành động bỉ ổi hơn, lột giày dơ dáy ném vào TT Bush và còn phun ra tiếng chửi nữa.
Tự nhiên sẽ có thành phần chống Mỹ quá khích tung hô Muntazer. Nhưng văn minh Hồi Giáo không phải là những la ó hoan hô, đả đảo ngoài đường phố, những trái bom tự sát làm nổ xe ngoài chợ búa, trường học, công sở, lửa cháy, người chêt, tiếng khóc than vang trời dậy đất. Văn minh Hồi Giáo không tấn công người khách vào nhà, mà phải bảo vệ. Văn minh Hồi Giáo không lừa thế tấn công khách mời, nhà ngoại giao, sứ giả. Đại đa số dân chúng Iraq bất bình, không ai chấp nhận cái kiểu đối xử giữa con người và con người như vậy, dù người đó là kẻ thù. Còn chánh quyền Iraq, qua lời của vị tổng thống, coi đó là một hành động bạo ngược dã man đáng xấu hổ, làm nhục đất nước và nhân dân Iraq.
Trái lại TT Bush một tổng thống của một đệ nhứt siêu cường làm một chuyện rất lễ độ xã giao, đầy tình nghĩa đồng minh. Đi thăm tiễn biệt khi sắp chấm dứt hai nhiệm kỳ tổng thống mà Oâng đã dành nhiều thì giớ và công sức cho Iraq. Trước sự xúc phạm nghiêm trọng như vậy, TT Bush khéo léo né chiếc giày không chạm con người Oâng và ví von với báo chí: "Nếu quí vị cần sư kiện: đó là một chiếc giày số 10" và cho biết Oâng không hề "cảm thấy một đe doạ nhỏ nào". Trên máy bay Air Force One, Oâng nhận định với báo chí cùng đi về Mỹ, điều "kỳ quái" đó không phải là một dấu hiệu của quần chúng Iraq".
Sau cùng, một người dân Iraq Oum Mina xem cuộc họp báo trên truyền hình, nói với thống tấn xã Pháp AFP. Dù TT Bush là kẻ thù đi nữa, nhung khi anh mời kẻ thù vào nhà anh, anh không thể đối xử theo kiểu đó. Không đàng hoàng. Và người dân trên thế giới coi đó là một lợi dụng tự do báo chí, tư do phát biểu. Còn làng báo trên thế giới không ai coi đó là một nhà báo đang làm nhiệm vụ báo chí đúng đức nghiệp truyền thông đại chúng. Nhứt định chánh quyền và toà án Iraq sẽ lên án Muntazer al-Zaidi như một người đã có dự mưu lợi dụng báo chí để gây tội phạm, với trường hợp gia trọng.
No comments:
Post a Comment