NỘI DUNG :
Ai
đang ‘đánh sập niềm tin của quần chúng Phật tử’?
.
.
.
.
========================================================
.
.
Ai
đang ‘đánh sập niềm tin của quần chúng Phật tử’?
14/05/2024
https://baotiengdan.com/2024/05/14/ai-dang-danh-sap-niem-tin-cua-quan-chung-phat-tu/
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/05/1-10.jpeg
Một cán bộ Công an quỳ gối đọc thơ trước mặt nhà sư Thích
Minh Tuệ. Ảnh trên mạng
1. Thời gian qua, hình ảnh
một vị tu sĩ đầu trần chân đất, đi khất thực khắp Bắc Nam, không những đã khơi
dậy những tình cảm và nhận thức tốt đẹp của đông đảo dân chúng và tín đồ đối với
Phật giáo, mà còn khiến không ít người chẳng ngần ngại bộc lộ sự bực tức, ganh
ghét và tấn công một cách dữ dội, điển hình như trang Phật giáo đời sống (1).
Trong
hai ngày (12 và 13/5) trang này đã lên liên tiếp ba bài điên cuồng đánh ông
Minh Tuệ. Do không có nhiều thời gian, tôi chỉ viết về bài thứ ba: “Nghĩ gì về
tăng đoàn của Minh Tuệ” của tác giả Lý Diện Bích.
Ngay
tiêu đề bài báo này, tác giả của nó đã công khai chụp mũ một cách thô thiển. Gọi
“tăng đoàn Minh Tuệ” là một cách nhét chữ vào miệng người khác, dán lên trán họ
một cái nhãn mà bản thân họ không hề thuộc về. Vì trên thực tế, không có cái gọi
là “tăng đoàn Minh Tuệ”. Ông Minh Tuệ mặc áo vá, một mình ôm lõi nồi cơm điện
và chân trần đi xin như thế đã 6 năm nay. Việc ông nổi lên trên truyền thông mới
dạo gần đây là do các trang Tiktok và Youtube bốn phương tự ý đeo bám và tác
nghiệp.
Ông
Minh Tuệ, trong nhiều cuộc “phỏng vấn” bất đắc dĩ cũng đã luôn lặp lại rằng ông
không phải sư, không phải thầy, ông không thuyết pháp gì cả, cũng không nhận ai
làm đệ tử. Ông chỉ có một mình. Còn việc ngày càng có đông người đi theo ông
thì đó là do ý muốn cá nhân của họ, ông không mời gọi cũng không có quyền xua
đuổi, họ muốn đi thì cứ đi nhưng không phải là thầy trò hay đoàn thể gì hết. Họ
đi được bao lâu thì đi, khi nào không đi được nữa thì tự bỏ cuộc.
Ông
cũng nói là ông không “dìu” ai cả, vì ông dìu mình còn chưa xong! Tất cả các
danh xưng như “thầy, sư” là do dân chúng tự ý để gọi ông, còn ông chỉ một mực
xưng “con” với mọi người. Ông nói rằng ông chỉ là một công dân Việt Nam đang đi
“tập học” theo lời Phật dạy.
2. Bài viết này còn nhân danh pháp luật để vu khống
ông Minh Tuệ là “cái bẫy” là “âm mưu” để phá hoại Giáo hội Phật giáo Việt Nam
và “văn hóa dân tộc”, và đòi hỏi “các cơ quan chức năng sớm vào cuộc” để xử lý
ông.
Nói
về Luật Tín ngưỡng, tôn giáo thì nhà nước có quy định rõ ràng. Khoản 2, Điều 6
về Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người, quy định: “Mỗi người có
quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; THỰC HÀNH lễ nghi tín ngưỡng, tôn
giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo”.
Điều
24, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 cũng đã khẳng định:
“(1). Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không
theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật; (2). Nhà nước
tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”. Theo đó, chúng ta thấy, ông Minh Tuệ
chỉ đang thực hiện quyền của mình theo đúng quy định của pháp luật.
Ông
Minh Tuệ cũng chỉ đang SINH HOẠT tôn giáo tín ngưỡng chứ không phải HOẠT ĐỘNG
tôn giáo tín ngưỡng. Vì theo định nghĩa, “Sinh hoạt tôn giáo là việc bày tỏ niềm
tin tôn giáo, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi tôn giáo” với tư cách cá
nhân. Ông và cái đoàn người tự ý tự phát đi theo ông không phải là “Tổ chức tôn
giáo”, vì theo định nghĩa Tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc,
nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước
công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo”.
Ông
đã luôn từ chối học trò, không nhận mình là sư là thầy, cũng khẳng định không
có liên quan ràng buộc gì với những người đang đi theo ông. Nó chỉ giống như
quyền tự do đi lại, và tình cờ mà gặp nhau, thế thôi. Luật nào cấm những người
trên đường đi cùng nhau và nói chuyện với nhau?
Trong
Điều 5 của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo về “Các hành vi bị nghiêm cấm” (2) cũng
không có chỗ nào cho thấy ông Minh Tuệ vi phạm. Trong điều này, duy chỉ có một
điểm đáng bàn bạc, đó là mục a, khoản 4 “Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường”. Ở đây có cụm từ “trật tự, an
toàn xã hội”.
Đoàn
người đi theo ông Minh Tuệ ngày một đông, chính tôi cũng đã cảnh báo ngay từ đầu
rằng việc ấy vừa bất tiện cho ông vừa tiềm ẩn nhiều rủi ro không mong muốn về
an toàn giao thông, sức khỏe… Tuy nhiên, phải thấy rằng cái đoàn người đó không
phải do ông kêu gọi, ông cũng không cổ vũ họ. Và ai cũng biết, ông lấy quyền gì
mà xua đuổi họ. Họ đi là việc của họ, ông không liên quan và không quan tâm. Giữa
ông và họ không có liên hệ gì.
Thế
thì nếu có “mất trật tự” thì là lỗi ở cái đám đông ấy chứ không phải lỗi của
ông. Nếu có một ca sĩ nổi tiếng dừng chân ở một bãi đất trống nào đó và bị fan
phát hiện rồi vây kín, thì đó chắc chắn không thể đổ lỗi cho người ca sĩ. Ông
Minh Tuệ cũng thế thôi.
Bài
báo này còn nhân danh Phật giáo, nhân danh tăng đoàn, nhân danh giới luật và
văn hóa để đấu tố ông Minh Tuệ và người dân. Viết “Từ một sư giả Minh Tuệ,
được các Tiktoker, Youtuber, Facebooker, tung hô như Thánh Tăng, nhằm đánh sập
niềm tin của quần chúng Phật tử vào các dịp quan trọng của Phật giáo, như Phật
đản PL.2568 sắp tới, chia rẽ nội bộ tín đồ Phật giáo, theo hai xu hướng bảo vệ
và lên án hiện tượng Minh Tuệ. Để đạt được ý đồ tiêu diệt Phật giáo của chúng.
Chỉ cần cạo đầu, cầm nồi cơm điện, ăn mặc lôi thôi, lếch thếch, đi theo Minh Tuệ,
không cần học uy nghi, giới luật và liên hệ đến GHPGVN, cũng có thể làm Thầy.
Thế là cả tăng đoàn giả ra đời, để cứu nhân độ thế, bằng cách lạm dụng pháp tu
khổ hạnh của nhà Phật”.
“Sư
giả” là sao? Ông ta đâu có nhận mình là sư, trong khi mỗi người dân đều có quyền
sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo như pháp luật đã quy định? “Lạm dụng pháp tu khổ
hạnh” là thế nào và “lạm dụng” chỗ nào? Có điều gì trong thực hành của ông Minh
Tuệ là không đúng với giới luật trong kinh Phật? Và xin tác giả Lý Diện Bích thử “lạm dụng” như thế một
ngày thôi xem có làm nổi không?
Riêng
về cái gọi là “đánh sập niềm tin của quần chúng Phật tử” hay “chia rẽ” nọ kia
thì có lẽ không ai làm tốt hơn nhiều người mũ cao áo dài đang ngày ngày ngồi
tòa cao thuyết giảng sai lệch giáo lý của Phật mà cả báo chí lẫn dân chúng đã
phê phán lâu nay (trước cả khi ông Minh Tuệ xuất hiện rất lâu). Cũng không ai
làm việc ấy tốt hơn là những vị “sư” mà dân chúng từ lâu đã phải cay đắng mà
phong cho các danh hiệu như là “thích cúng dường”, “thích cúng nhà”, “thích
chuyển khoản”, “thích hiến kế”. Ai
làm mất niềm tin vào Phật giáo cho bằng chùa Ba Vàng hay những người như Thích
Thanh Toàn, thưa Lý Diện Bích và trang Phật giáo Đời sống?
Tôi
không biết chủ quản của trang Phật giáo Đời sống này là ai, thuộc cơ quan nào,
nhưng tin và biết rằng, trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam đang có không ít những
nhà sư chân chính cả âm thầm lẫn công khai thể hiện lòng yêu mến và sự tôn trọng
đối với ông Minh Tuệ. Không nói đâu xa, khi ông Minh Tuệ đi khất thực ngang qua
Thanh Hóa thì một sư cô đã đến quỳ lạy ông để thể hiện lòng tôn kính. Và cho đến
hôm nay, có nhiều vị sư đã đăng đàn thể hiện tình cảm và lòng ngưỡng mộ ấy một
cách không giấu giếm. Xin xem
video:
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/05/Su-TMT.mp4?_=1
Thật
lạ lùng, trong khi chính không ít những vị tu hành thuộc Giáo hội đang tán thán
ông Minh Tuệ và mong muốn qua hình ảnh ông để hoằng truyền Phật pháp chân chính
thì một trang nhân danh văn hóa và đạo pháp như “Phật giáo Đời sống” lại tỏ ra
hằn học, xuyên tạc, chụp mũ, đấu tố, nhằm chia rẽ cộng đồng Phật tử, tấn công
vào các giá trị văn hóa tốt đẹp.
Nhân
danh văn hóa và Phật giáo để ứng xử một cách hoàn toàn vắng mặt văn hóa và đạo
pháp như thế, đó có phải mới đích thị là một cách phá hoại hay không?
_____
(1) https://phatgiaodoisong.vn/nghi-gi-ve-tang-doan-cua-minh-tue/
(2) Luật Tín ngưỡng, tôn giáo: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Luat-tin-nguong-ton-giao-2016-322934.aspx
TB: Nhân đây, tôi một lần
nữa rất mong những người dân mến mộ ông Minh Tuệ hãy tôn trọng và giữ cho ông
có sự riêng tư, không nên đi theo thành đoàn người đông đúc như đang diễn ra.
Việc này đang có nguy cơ gây cho ông những phiền phức, rắc rối ngày càng hiển
hiện, và sẽ thành lý do để những người thù ghét tạo cớ mà làm hại ông. Đồng thời
quý vị cũng cần tôn trọng pháp luật, không thể tràn cả xuống lòng đường mà dàn
hàng ngang như thế, rất nguy hiểm về an toàn giao thông. Nếu rủi, khi có tai nạn
xảy ra rồi thì lúc đó mọi thứ sẽ phức tạp hơn ngàn lần.
------------------------------
9 giờ ·
Ai đang ‘đánh sập niềm tin của quần chúng Phật tử’?
______
Bình
luận của Nhà nghiên cứu sử học Lê Nguyễn: “Mặc dù lấy một
cái tên khá “què quặt” về mặt cấu trúc ngôn ngữ là “Phật giáo Đời sống”(!),
song chủ nhân của trang này không phải là một tổ chức Phật giáo, dù chính thống
hay phi chính thống, mà là một công ty cổ phần truyền thông văn hóa trụ sở đặt
tại Hà Nội.
Vậy
là đã rõ, mặc dầu sự xuất hiện của tu sĩ Thích Minh Tuệ kéo theo sự ngưỡng mộ
có lúc lên đến cao trào của công chúng, và mặc dầu hiện tượng này đã gây ra sự
đố kỵ của một vài nhà sư thuộc tổ chức Phật giáo chính thống, song đây chỉ là
phản ứng cá nhân, đơn lẻ và yếu ớt của vài kẻ cảm thấy quyền lợi về vật chất và
tinh thần của mình bị de đọa, chứ về mặt công khai, giáo hội Phật giáo chính thống
chưa hề có một tuyên bố nào về sự kiện này. Và nếu có tuyên bố, thì hẳn là
không ai chống báng lại hành động tu tập theo đúng Phật pháp của một cá nhân có
đầy đủ quyền tự do về hoạt động tôn giáo theo đúng Hiến pháp và pháp luật.
Cộng
đồng xã hội cần sáng suốt nhận ra và vạch trần âm mưu của những kẻ núp bóng Phật
giáo để thỏa mãn các ý đồ đen tối của họ“.
*****.
13/05/2024
https://baotiengdan.com/2024/05/13/hanh-gia-giua-cho-doi/
Có
những người vì quá yêu mến sư Minh Tuệ, lo lắng cho sự an nguy của của sư, gợi
ý khuyên sư nên thay đổi cách hành pháp mà sư đã thực chứng từ 6 năm qua là,
thay vì tiếp tục đi ngoài đường thì nên tìm chỗ nào hoang vắng để ẩn tu.
Tại
sao phải vậy nhỉ? Chẳng lẽ vì những vọng động bên ngoài mà sư phải thay đổi điều
sư đã làm theo phát nguyện của sư là “hành” cho đến khi vẫn còn hơi thở.
Sư
từ xã hội này ra, sư sống trong xã hội của thời đại này thì sư hành ngay giữa
cái chợ đời của thời đại, sư tu với những vọng động của cái chợ ấy bủa vây
quanh.
Những
vọng động đó là của người thành tâm yêu quý ngưỡng mộ sư, của những người cuồng
tín mê muội, của những người đang bị vùi dập khổ đau đang cần tìm một vị cứu
tinh, của những kẻ tò mò muốn xem một sự lạ, của những người muốn quậy phá sư,
của những người của chính quyền luôn bám sát theo dõi sư, của những youtuber,
những tiktoker, facebooker … là những người thành tâm muốn lan toả sự thiện
lành của sư lẫn những người muốn lợi dụng hình ảnh của sư để câu view mà làm
ăn, mà cầu sự nổi tiếng.
Sư
phải hành đạo pháp giữa tất cả sự vọng động của chợ đời như vậy. Sư thoát ra khỏi
tất cả những vọng động ấy không phải bằng cách lén lút trốn vào rừng mà bằng
chính cái tâm định của sư. Sư ngồi kiết già tịnh tâm giữa bao nhiêu huyên náo
chung quanh. Sư bình thản hành pháp ngay trong những nẻo đường đầy người đi
theo.
Giả
định rằng, một mai tự sư thay đổi cách tu, sư đến núi rừng hoang vắng nào đó để
ẩn tu thì liệu sư có tránh được cái chợ đời đang bủa vây sư như hiện nay không?
Bất khả thi. Vì chẳng lẽ sư phải lén lén lút lút trốn mọi người vào núi ẩn
mình? Không.
Sư
hành pháp quang minh chính đại, sư phải công khai đi vào rừng tìm chỗ ẩn tu. Chắc
chắn cái khu rừng ấy sẽ biến ngay thành nơi đại hội muôn người. Sư chỉ đi ngang
qua và tạm dừng lại nghỉ trưa trong chốc lát hoặc kiết già qua đêm ở một nơi
hoang vắng nào đó như nghĩa địa, cánh đồng hoang thì đã thấy cả ngàn người tụ lại
bao quanh sư, huống chi sư định cư hẳn ở một nơi để ẩn tu.
Có
người lại khuyên sư xa lánh hoặc bớt trò chuyện với những người muốn selfie, những
người làm youtube, làm titok, làm mạng xã hội để bớt chuốc phiền phức vào sư.
Tại
sao vậy nhỉ? Sư nói sư đang hành pháp là đang học tập tu hành theo lời dạy của
Phật, sư học hỏi trên đường đi, sư học hỏi với những người sư gặp gỡ và trò
chuyện. Sư không kêu gọi ai đi theo sư, sư cũng không từ chối ai theo sư, sư trả
lời và trò chuyện với bất cư ai bắt chuyện hay hỏi han sư, sư không phân biệt đối
xử với tất cả những người đối diện, kể cả những người chửi mắng, thậm chí còn
đánh đập sư nữa. Sư đang hành pháp giữa chợ đời thì sư chấp nhận mọi lẽ tốt xấu
của chợ đời. Làm sao mà khuyên sư phải phân biệt youtuber này là xấu phải xa
lánh, youtuber kia là tốt để gần gũi. Ai quỳ lạy sư, sư đáp lễ; ai hỏi han sư,
sư trả lời; ai “selfie” với sư, sư hoan hỉ ngồi yên, ai quay clip sư, sư bình
thản chấp thuận.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/05/1-32-233x420.jpg
Ảnh
chụp sư Thích Minh Tuệ và các câu nói của ông
Còn
với đám đông vây quanh sư? Ban đầu, xem qua các clip, tui cũng lo cho sự an
nguy của sư, nên cũng có ý định khuyên giải đám đông ấy vài lời như nhiều người
đã khuyên can. Tuy nhiên nghĩ lại thấy rất không nên. Trước hết mình không đủ
tư cách để khuyên can ai, sau đó thấy rằng đám đông luôn có cái lý của đám
đông.
Họ
là những người phải có mặt để mắng chửi sư vài lời cho hả sân si, họ phải có mặt
dõi theo từng bước của sư và từng động tĩnh của đám đông kể báo cáo kịp thời, họ
phải có mặt để quỳ lạy sư, họ phải có mặt để cho sư thức ăn nước uống, họ phải
có mặt để quét đường cho sư đi, họ phải có mặt để che nắng mưa cho sư khi sư ngồi
giữa cánh đồng không mông quạnh, họ phải có mặt để lan toả hình ảnh thiện lành
của sư, họ phải có mặt để lợi dụng hình ảnh của sư, họ phải có mặt để được nhìn
thấy sư, họ phải có mặt để được đón nhận năng lượng thiện lành toả ra từ sư, họ
phải có mặt để học tập sư, họ phải đi theo sư để cảm nhận những gian truân mà
sư đã và đang trải qua …
Đám
đông luôn có cái lý của họ, không ở trong cái đám đông đó biết gì mà khuyên
can, biết gì mà nói đừng làm phiền sư.
Sư
là một hành giả giữa chợ đời. Sư chưa thỏng tay bước vào chợ, nhưng có vẻ như
tâm trí sư đang thỏng tay đi giữa chợ đời.
Riêng
với cảm nhận của cá nhân tui, sư là một điểm sáng đang loé dần lên giữa đêm đen
của thời mạt pháp.
========================
HÀNH GIẢ GIỮA CHỢ ĐỜI
https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=10212008691410279&id=1763201593
.
*****
13/05/2024
https://baotiengdan.com/2024/05/13/tin-nguong-va-nguy-co/
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/05/3-3-319x420.jpeg
Tranh vẽ sư Thích Minh Tuệ của họa sĩ Điệp Tuấn
Tôi
không là Phật tử, cũng không là con chiên Thiên Chúa. Nhưng tôi có đức tin. Tin
vào Đạo Trời, Đạo của Cha mẹ, Tổ tiên. Đó là đạo của sự biết ơn: Biết ơn Trời đất,
Cha mẹ, Tổ tiên cho tôi sự sống. Còn đạo đức do chính mình tu rèn, đơn giản là
mọi nhận thức và hành động đều luôn biết phản tỉnh và tự sửa, không ai cho ta cả!
Trên đời, mọi tấm gương đều là ảnh ảo, giả. Phước từ đức mà ra, cũng chẳng ai
cho và càng không thể mua bằng tiền.
Nhiều
người tự hào, rằng mình đang theo đạo là có đạo đức. Thực chất đa số theo đạo
là để cầu phước, giống như cầu vận may của con bạc, đạo như vậy thì tham ngay cả
sau khi chết.
Tôi
chẳng tin ai cứu độ cho mình, trừ chính mình tự cứu mình. Tôi không thần thánh
hóa bất cứ ông nào bà nào!
Một
cá nhân không tin vào chính mình mà chỉ tin vào “vận mệnh”, “số mệnh” (giới tu
sĩ Phật giáo hiện nay gọi là “nghiệp”, “kiếp”) thì cá nhân ấy không khác con bạc
lao vào canh bạc đỏ đen, hoặc tán gia bại sản hoặc không việc ác gì không làm nếu
có cơ hội.
Tôi
còn nhớ thời bao cấp, trong lý lịch, mục Tôn giáo khai là Lương giáo. Không rõ
ai đã đặt ra chữ “Lương giáo” để đối lập với các loại tôn giáo. Có lẽ trong lịch
sử nhân loại, các tôn giáo đã từng làm những việc bất lương mới có khái niệm
“lương giáo”. Cuộc Thập tự chinh của đế chế Roma chống Hồi giáo, Chính thống
giáo phương Đông và các loại “ngoại giáo”. Cuộc truy sát người Do Thái giáo do
Hittler phát động ở phương Tây và sự đối xử tàn bạo với các dân tộc ở phương
Đông của người Nhật trong Đại chiến thế giới thứ hai đều có phần do xung đột
tôn giáo. Cuộc chiến khủng bố của người Hồi giáo hiện nay như là thể hiện mối
thù không đội trời chung với Do Thái giáo và Kito giáo…
Phật
giáo tưởng là tôn giáo hòa bình, nhưng không hẳn vậy. Cuộc thảm sát Inn Din vào
năm 2017 tại Miến Điện, nơi nổi tiếng là đất Phật (vừa rồi nổi đình nổi đám vì
sở hữu sợi lông cỏ được cho là tóc Phật). Tờ New York Times và Al Jazeera ghi
nhận, đã phát hiện các mồ chôn tập thể người Rohingya, ước tính có hơn 10.000
người Rohingya đã bị giết, và khoảng 700.000 người buộc phải sống lưu vong ở
các nước láng giềng Bangladesh và Ấn Độ. Giám đốc Nhân quyền LHQ mô tả tình trạng
trên như là “một ví dụ điển hình cho chính sách thanh tẩy chủng tộc và tôn
giáo”.
Cũng
trong một bài báo trên tờ New York Times, hai tác giả Dan Arnold và Alicia
Turner đặt câu hỏi: “Tại sao chúng ta ngạc nhiên khi người Phật giáo bạo lực?”,
“Làm thế nào, nhiều người tự hỏi, có thể là một xã hội Phật giáo – đặc biệt là
các nhà sư Phật giáo – có điều gì đó liên quan đến bạo lực khủng khiếp như việc
thanh tẩy chủng tộc hiện đang gây ra cho người thiểu số Rohingya lâu đời của
Myanmar? Chẳng phải người Phật Giáo có lòng từ bi và hòa bình sao?”.
Và
đây là câu trả lời: “Để hiểu vấn đề một cách rõ hơn, trước tiên chúng ta phải
hiểu chủ nghĩa Phật giáo dân tộc ở Myanma. Chủ nghĩa này xuất phát từ nỗi sợ
hãi hay sự hận thù đối với đạo Hồi và người Hồi giáo mà người Tây phương gọi là
Islamophobia. Sự hận thù này thúc đẩy họ có thái độ bạo lực chống lại người
Rohingya“.
Hiểu
lịch sử của tôn giáo mới thấy tôn giáo, dù là “chính giáo” với đức tin vào điều
tốt đẹp, lương thiện, vẫn manh nha cái ác và tiềm tàng sự nguy hiểm. Một là
khác đức tin, cũng giống như khác ý thức hệ, ắt xung đột và bạo lực. Hai là đức
tin sai lạc, ắt hành vi sai lạc, người ta nhân danh Thiên Chúa hay Phật để thực
hiện hành vi ma quỷ.
Tại
Việt Nam, vào năm 1874, phong trào Văn thân do các Nho sĩ (thực chất là nhân
danh Đạo pháp Dân tộc – Tam giáo đồng nguyên, Nho – Phật – Lão) chủ trương bạo
lực với khẩu hiệu “Bình Tây sát tả” đã tàn sát bừa bãi hàng vạn người Công
giáo.
Mối
nguy ấy đang ngày một hiển hiện trong bối cảnh hiện nay, bối cảnh mà giới tu
hành đang có tham vọng gây ảnh hưởng chính trị và nghĩ cách làm tiền, gọi là
“kinh tế thị trường”. Kinh tế thị trường bệnh hoạn ngay trong hoạt động tôn
giáo, mà chủ yếu trong nội bộ Phật giáo.
Khi
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị đàn áp để độc tôn Giáo hội Phật giáo
Việt Nam thì các cuộc mâu thuẫn lại tiếp tục diễn ra. Năm trước từng diễn ra khẩu
chiến nảy lửa giữa Thích Trúc Thái Minh (đại diện phía Bắc) và Thích Nhật Từ (đại
diện phía Nam). Sau đó là cuộc kiện tụng của Thích Nhật Từ đẩy giáo chủ Tịnh thất
Bồng lai Lê Tùng Vân vào tù. Và nay, Thích Chân Quang tấn công nhà sư tự do
Thích Minh Tuệ, còn hơn mấy mụ bán cá giành khách hàng.
Màu
sắc kinh tế, kể cả chính trị ẩn sau cuộc chiến tôn giáo này. Ai cũng có thể
nhìn thấy, đó là cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng, mà lại không đơn thuần là ảnh
hưởng tinh thần mà liên quan sát sàn sạt đến vật chất, tiền tài, danh vọng. Nói
trắng ra là tranh thị phần cúng dường với lợi ích mà Marx từng nói cho chủ
nghĩa tư bản, nay vận vào nhà chùa: Lợi nhuận chỉ cần 300% chúng sẵn sàng đút đầu
vào giá treo cổ. Từ khẩu chiến đi đến nguy cơ hỗn chiến bằng bạo lực là tất yếu,
nếu không có biện pháp ngăn chặn.
Nhiều
người nói đúng, rằng nhà sư Thích Minh Tuệ không nói xấu ai, không nhận tiền,
vàng, chỉ nhận mỗi ngày một bữa cơm, bề ngoài tưởng không ảnh hưởng gì đến
doanh thu của các chùa, nhưng thực chất lại rất ảnh hưởng, nếu không nói là “ảnh
hưởng nghiêm trọng”. Việc hình ảnh Thích Minh Tuệ khổ hạnh được đưa lên mạng xã
hội như hình ảnh Phật sống, rồi hàng ngàn tín đồ Nghệ An quét đường và đón nhà
chân tu đi qua, tự thân điều ấy đã lột trần bản chất lừa bịp ma mị, hào nhoáng
của các ma tăng đội lốt Phật. Mất ảnh hưởng đối với đại chúng là mất tất cả, tiền
bạc, danh vọng. Thích Minh Tuệ trở thành đối tượng thù ghét. Cứ như Phật Tổ xưa
cũng từng trải qua kiếp nạn như vậy.
Tất
nhiên, bây giờ có thể thảm khốc hơn. Đã có thông tin Thích Minh Tuệ bị Phật tử
giả côn đồ đấm vào mặt và lập tức Thích Minh Tuệ bị công an gây khó. Từ sự
tuyên truyền gây thù ghét của các nhà sư quốc doanh, kéo theo hỗn chiến của giới
Phật tử là điều có thể diễn ra chẳng chóng thì chầy.
Tôn
giáo tham dự vào giáo dục, mạnh và sâu hơn giáo dục trong gia đình và nhà trường.
Tự do tín ngưỡng của cá nhân không gây tác hại nếu tự do của người này không
xâm hại đến quyền tự do tín ngưỡng của người khác. Nhưng khi cái gọi là “Tự do
tín ngưỡng” bị lạm dụng có tổ chức, tức được chính trị hóa, kinh tế hóa, ắt
gieo rắc những thảm họa không lường.
Những
bậc chân tu như Thích Minh Tuệ có thể bị chết bất đắc kì tử khi chính sự ảnh hưởng
của ngài đẩy ngài vào thế tứ bề thọ địch. Nhưng không sao. Phật Tổ từng trải
qua 81 kiếp nạn mới đến Niết Bàn. Ngài Thích Minh Tuệ nếu bị hại, ngài càng dễ
được người đời tôn thành Phật. Chỉ đáng sợ là trên đất nước mông muội này, đại
chúng với những đức tin khác nhau, không phải dân chủ đa nguyên mà rối loạn như
hiện nay, có thể rơi vào cuộc hỗn chiến đẫm máu và nước mắt như đã từng xảy ra
trong lịch sử.
.
-------------------------------
TÍN
NGƯỠNG VÀ NGUY CƠ
.
=======================================
14/05/2024
https://baotiengdan.com/2024/05/14/nguy-khon/
Tình hình
rất là tình hình. Ở Miến Điện, Cambot, Lào… rất dễ gặp nhiều nhà sư khổ hành,
khất thực. Người dân tôn kính và lặng lẽ “cúng dường” bằng cơm chay. Trong khi ở
Đông Lào, dân gặp ngài Thích Minh Tuệ như gặp Đức Phật trong huyền thoại. Đeo
bám, bao vây, chụp hình, quay phim, đòi thuyết pháp, từ trên đường lộ đến tận gốc
cây, nghĩa địa.
Cơ chừng
ngài Thích Minh Tuệ không có thời gian ăn uống, vệ sinh. Trùng điệp người bao
vây, đeo bám để được hưởng “phước báu” từ ngài. Và đã có tranh chấp, ẩu đả.
Chưa nói ngài còn bị côn đồ đấm, bị công an gây khó. Ngài Thích Minh Tuệ rơi
vào nguy khốn! Kiếp nạn này còn khủng khiếp hơn 81 kiếp nạn mà Phật Tổ đã trải
qua. Đau đớn hơn cả Chúa Kito đóng đinh trên cây thập ác.
Không chừng
sau khi ngài Thích Minh Tuệ rời đi, kẻ được ngài bắt tay thôi cũng sẽ lâm nạn.
Tôi nhớ trong hồi ký Lý Chí Thỏa, bác sĩ riêng của Mao, có đoạn kể chuyến về Hồ
Nam của lãnh tụ Mao. Mao được dân xem như Bồ tát sống. Khi Mao rửa tay ở một
vòi nước công cộng, lập tức cái vòi nước ấy bị rào lại và xem như nước thánh.
Chỉ những người có bệnh nặng mới được phép lấy nước ở vòi nước này để uống chữa
bệnh.
Khốn nạn
cho anh dân đen được Mao bồ tát bắt tay, người dân ở đây đã xây một cái bệ, bắt
anh dân đen ấy ngồi lên và lập miếu thờ. Hàng ngày anh dân đen ấy chỉ được ăn,
không được tắm rửa, và người dân xếp hàng bái lạy và hôn lên cái bàn tay ấy như
là hôn Mao để xin Mao bồ tát ban phước báu. Chỉ sau một tuần thì anh dân đen ấy
tịch và về với bồ tát luôn!
Không
trách dân ngu muội. Vụ này đầu têu từ các trí thức khua môi múa mép tung hê
Thích Minh Tuệ như Bồ tát hay Phật sống. Thích Minh Tuệ khổ hành đã hơn 4 năm
nay, lặng lẽ như một nhà tu chân chính, không dưng các “nhà Phật học chân
chính” ồn ào lên như thể Bồ tát gặp Bồ tát, Phật gặp Phật để gây hiệu ứng bầy
đàn cho dân chúng vậy?
-------------
3 giờ ·
NGUY KHỐN
.
No comments:
Post a Comment