Saturday, February 22, 2020

ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỘ VIÊN TỊCH Ở SÀI GÒN, THỌ 92 TUỔI (tổng hợp)



NỘI DUNG :

.
.
.
================================================
.

Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Đệ ngũ Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (PGVNTN) viên tịch vào lúc 21 giờ 20 phút ngày 22/2/2020 nhằm ngày 29/1 năm Canh Tý, Phật lịch 2563 tại Chùa Từ Hiếu, Phường 1, Quận 8, Sài Gòn. Hưởng thọ 92 tuổi.

Hoà thượng Thích Quảng Độ là người đứng đầu Giáo hội PGVNTN, một giáo hội không được nhà nước Việt Nam thừa nhận vì luôn khẳng định sự độc lập trong tinh thần tín ngưỡng và từ chối mọi sự thỏa hiệp với nhà nước vô thần. Ngài đã bị chính quyền Việt Nam sau 1975 bỏ tù nhiều năm, bị lưu giam ở Thái Bình trong giai đoạn 1970 – 1980. Vào năm 1995 hòa thượng bị Công an thành phố Hồ Chí Minh bắt giam và bị phạt tù 5 năm và 5 năm quản chế với cáo buộc “phá hoại chính sách đoàn kết và lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước”. Ngài cũng từng bị bắt giam trở lại sau khi phát động các hoạt động nhân đạo cứu trợ cho đồng bào sông Cửu Long bị bão lụt vài năm 2007.

Năm 2018 có tin ngài không còn được lưu trú ở Thanh Minh Thiền Viện, Sài Gòn và phải quay về lại Thái Bình. Nhưng rồi ít lâu sau đó, ngài bí mật quay lại bằng xe lửa đường dài (do không được nhà nước cấp bất kỳ giấy tờ nào) và đến an trú tại chùa Từ Hiếu, cho đến khi viên tịch.

Với người dân miền Nam, Hòa thượng Thích Quảng Độ là biểu tượng của một nhà hoạt động vì quyền tự do tôn giáo, và quyền con người.

Lý do chính giới quốc tế nhiều lần đề cử giải Nobel Hòa Bình cho hòa thượng Thích Quảng Độ, vì ngài đã dành cả cuộc đời tranh đấu bất bạo động cho công lý, hoà bình, nhân quyền, dân chủ. Hòa thượng Thích Quảng Độ từng được trao Giải tưởng niệm Thorolf Rafto vinh danh các nhà hoạt động nhân quyền năm 2006. Cùng năm, Ngài được nhận giải Can Đảm vì Dân Chủ do Phong Trào Dân Chủ Thế Giới trao tặng. Trước đó, năm 2003, Ngài từng lãnh giải thưởng nhân quyền quốc tế Homo Homini cùng với Hòa thượng Thích Huyền Quang và linh mục Nguyễn Văn Lý.

Hòa thượng Thích Quảng Độ từng là giảng sư đại học, một nhà văn, một dịch giả với một kho tác phẩm rất đáng kính nể: Kinh Mục Liên Sám Pháp; Kinh Đại Phương tiện Phật Báo Ân; Thoát vòng tục lụy, Sài Gòn 1962 (truyện dịch từ Hán văn của Tinh Vân); Dưới mái chùa hoang, Sài Gòn 1962 (truyện); Truyện cổ Phật giáo, Sài Gòn 1964; Ðại thừa Phật giáo tư tưởng luận; Tiểu thừa Phật giáo tư tưởng luận; Nguyên thủy Phật giáo tư tưởng luận; Từ điển Phật học Hán Việt (2 tập); Phật Quang Đại Từ điển (9 tập); Chiến tranh và bất bạo động; Thơ trong tù (tháng 3 năm Đinh Tỵ đến tháng 11 Mậu Ngọ); Thơ lưu đày (tháng 2 năm Nhâm Tuất đến tháng 2 năm Nhâm Thân)…

Sự ra đi của hòa thượng Thích Quảng Độ, là sự mất mát lớn của Phật giáo Việt Nam, giữa lúc các hoạt động giả tôn giáo được tổ chức mạnh mẽ để huyễn hoặc dân chúng từ sự yểm trợ của nhà nước vô thần.

Hòa thượng Thích Quảng Độ


*

HOÀ THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỘ THÔNG THÁI, NGÀI ĐÃ DỊCH NHIỀU SÁCH KINH PHẬT SANG TIẾNG ANH VÀ NÓI TIẾNG ANH LƯU LOÁT.
.
YOUTUBE.COM
#VoteTv     Aug 20, 2018

-----------------------------------------
.
22/02/20202

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, vừa viên tịch vào lúc 9 giờ 30 phút tối (giờ địa phương) Thứ Bảy, 22 Tháng Hai, tại chùa Từ Hiếu, quận 8, Sài Gòn, hưởng đại thọ 93 tuổi.

Hòa Thượng Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền Viện năm 2007 lúc chưa bị CSVN trục xuất. (Hình: GENET/AFP/Getty Images)

Tin này được Hòa Thượng Thích Viên Lý, chủ tịch Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại kiêm viện chủ chùa Điều Ngự, Westminster, xác nhận với nhật báo Người Việt.

Theo Wikipedia.org, Hòa Thượng Thích Quảng Độ sinh ngày 27 Tháng Mười Một, 1928, là tăng thống của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất từ ngày 17 Tháng Tám, 2008.
Ông là một nhân vật bất đồng chính kiến Việt Nam vì các hoạt động đấu tranh nhân quyền.

Ông là người được trao Giải Tưởng Niệm Thorolf Rafto năm 2006 và nhiều lần được đề cử giải Nobel Hòa Bình.

Đức Đệ Ngũ Tăng Thống sinh ra với tên Đặng Phúc Tuệ, tại xã Nam Thanh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

Trong bản “Cáo Bạch” đề ngày 23 Tháng Hai, 2020 (giờ Việt Nam), của Tỳ Kheo Thích Nguyên Lý, trụ trì chùa Từ Hiếu, 59 Lô D Dương Bá Trạc, phường 1, quận 8, Sài Gòn, viết rằng “Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ – Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, đã viên tịch lúc 21 giờ 30 phút ngày 29 Tháng Giêng năm Canh Tý, tức ngày 22/2/2020. Thượng thọ 93 tuổi, 73 hạ lạp.”

Theo di huấn của Hòa Thượng Thích Quảng Độ ký ngày 5 Tháng Tư, 2019, được dẫn trên bản “Cáo Bạch” thì “Sau này khi tôi về cõi Phật, tôi hoàn toàn ủy quyền cho Hòa Thượng Thích Nguyên Lý cùng một số Tăng, Ni, và Phật tử có tâm với Giáo Hội lo toàn bộ tang sự cho tôi. Tang lễ đơn sơ, không để quá 3 ngày. Sau khi hỏa thiêu thì đem tro cốt của tôi rải xuống biển.”

Chương trình tang lễ được trụ trì chùa Từ Hiếu thông báo là lễ nhập quan lúc 2 giờ trưa ngày 23 Tháng Hai và lúc 8 giờ sáng ngày 25 Tháng Hai “cung tiễn kim quan đi hỏa thiêu,” rồi sau đó sẽ rải tro cốt xuống biển theo di chúc.

Bản “Cáo Bạch” còn dặn rằng, mọi người tới viếng “Không có điếu văn, tiểu sử, cảm tưởng và mọi hình thức thông thường khác, chỉ đến lễ bái, thọ tang mà thôi,” và “Xin miễn phúng điếu, kể cả vòng hoa, trướng liễn…”

Bản “Cáo Bạch” của Hòa Thượng Thích Nguyên Lý thông báo Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ viên tịch. (Hình: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất)

Hòa Thượng Thích Quảng Độ, 93 tuổi, cùng với Hòa Thượng Thích Huyền Quang – Đệ Tứ Tăng Thống – đã viên tịch từ năm 2008, và nói chung cả Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) nổi tiếng thế giới với tấm gương kiên trì, can đảm chống đàn áp tôn giáo của nhà cầm quyền CSVN. Hai hòa thượng là những cái gai trong mắt lãnh đão CSVN suốt nhiều năm.

Ông từng bị chế độ bỏ tù tám năm và suốt mấy chục năm bị giam lỏng tại Thanh Minh Thiền Viện ở Phú Nhuận, Sài Gòn. Đến năm 2018 thì ông bị trục xuất về sống tại quê ở tỉnh Thái Bình nhưng sau đó ông đã quay lại Sài Gòn.

Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ từng được đề cử giải Nobel Hòa Bình một số lần từ tấm gương can đảm, kiên trì đấu tranh bất bạo động cho tự do tôn giáo, nhân quyền tại Việt Nam.

Trong một chuyến viếng thăm Đức Đệ Ngũ Tăng Thống của phái đoàn Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ (USCIRF) hồi Tháng Chín, 2019, theo lời tường thuật của Hòa Thượng Thích Nguyên Lý, trụ trì chùa Từ Hiếu, cho hay: “Phái đoàn hỏi Đức Tăng Thống rằng có nhờ đoàn đưa ra các kiến nghị can thiệp với nhà nước? Ngài đưa ra ba kiến nghị nhờ phái đoàn can thiệp: Tách tôn giáo ra khỏi chính quyền, vì chính quyền gắn kết với tôn giáo thì không có tự do dân chủ; không ép buộc tu sĩ Phật Giáo tham gia vào Quốc Hội và Hội Đồng Nhân Dân các cấp, bởi vì làm như vậy là sai với giáo luật nhà Phật; can thiệp để Việt Nam có tự do dân chủ, vì nếu vẫn còn độc đảng thì Giáo Hội không thể nào sinh hoạt được.”

GHPGVNTN thành lập năm 1964 tại Sài Gòn, quy tụ các hội đoàn, tông phái Phật Giáo tại miền Nam Việt Nam về một mối sau khi Đệ Nhất Cộng Hòa bị lật đổ và Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng cố vấn Ngô Đình Nhu bị sát hại.

Sau khi Cộng Sản miền Bắc đã nhuộm đỏ được cả miền Nam năm 1975, thì đồng thời các Giáo Hội hoạt động tự do, độc lập tại VNCH trước đó đều bị cướp đoạt tài sản, nhân sự bị khống chế, tù tội hay cưỡng ép hoàn tục. Nếu muốn tồn tại phải gia nhập các tổ chức tôn giáo quốc doanh, chịu sự chỉ huy của cán bộ đảng viên Cộng Sản núp danh tu sĩ.

Năm 1982, nhà cầm quyền CSVN tại Sài Gòn trục xuất Hòa Thượng Thích Huyền Quang và Hòa Thượng Thích Quảng Độ về quản chế tại quê quán Quảng Ngãi và Thái Bình, không qua sự xét xử của tòa án. Tuy nhiên, mấy năm sau đó cả hai hòa thượng đã tìm cách quay lại Sài Gòn, cùng với hệ thống chùa và tăng sĩ trong hệ thống GHPGVNTN tiếp tục đấu tranh cho tự do tôn giáo, nhân quyền, gây nhiều tiếng vang trong dư luận thế giới.

Sau khi Hòa Thượng Thích Huyền Quang viên tịch, Hòa Thượng Thích Quảng Độ được suy cử làm Đệ Ngũ Tăng Thống. Nhưng từ những năm 2012-2013 trở đi, GHPGVNTN có những bất đồng trong nội bộ nên xảy ra nhiều xáo trộn, chia rẽ.

Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ (thứ ba từ trái) cùng một số tăng ni, Phật tử, và một nhà ngoại giao nước ngoài tại chùa Từ Hiếu. (Hình: Thượng Tọa Thích Nguyên Nguyện cung cấp)

Năm 2013, Hòa Thượng Thích Quảng Độ thông báo “Cáo Bạch” từ nhiệm chức vụ tăng thống. Nhưng đến ngày 4 Tháng Chín, hòa thượng nhận lại chức vụ tăng thống. Sau đó, Hòa Thượng Thích Quảng Độ ra Giáo Chỉ số 10 thông báo chấm dứt chức vụ viện trưởng Viện Hóa Đạo của Hòa Thượng Thích Viên Định, chủ tịch Văn Phòng II của Thượng Tọa Thích Viên Lý tại hải ngoại, đồng thời bổ nhiệm nhân sự mới. Thành viên giáo phẩm của Giáo Hội còn lại rất ít người.

Trong bức thư gửi từ trong nước đề ngày 3 Tháng Mười, 2018, được Phòng Thông Tin Phật Giáo tại Pháp (IBIB) đăng tải, Hòa Thượng Thích Quảng Độ ra hai quyết định gồm “Bãi nhiệm chức vụ tổng thư ký cùng các chức vụ khác trong Ban Chỉ Ðạo Viện Hóa Đạo của đạo hữu Nguyên Chánh Lê Công Cầu, kể từ ngày ký bức Tâm Thư này. Mọi quyết định, giáo chỉ liên quan đến chức vụ của đạo hữu Cầu trước đây đều hủy bỏ, vô hiệu hóa.”

Và trong quyết định thứ hai “Tháng Năm năm ngoái, 2017, tôi viết hai bản Di Chúc và Di Huấn căn dặn những Phật sự Giáo Hội một khi tôi ra đi về cõi Phật. Trong di chúc có khoản tôi dự tính trao cho Hòa Thượng Thích Tâm Liên chức vụ Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống để điều hành Phật sự cũng như nhất tâm với chư tôn đức Hội Ðồng Lưỡng Viện bảo vệ pháp lý lịch sử của GHPGVNTN. Chờ ngày thuận duyên có thể tự do tổ chức Đại Hội Khoáng Ðại lần thứ 11 để Hội Ðồng Giáo Phẩm Trung Ương chọn lựa và suy tôn một vị trưởng lão vào chức vụ Đệ Lục Tăng Thống GHPGVNTN. Tôi đã gửi hai bản Di Chúc và Di Huấn đó sang Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế ở Paris để ban hành và công bố ngày nào tôi không còn nữa.”

Vì bất đồng ý kiến, nhiều hòa thượng, thượng tọa thuộc GHPHVNTN đã lập ra Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất hoạt động độc lập cả từ trong nước và hải ngoại. Bây giờ, Hòa Thượng Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ viên tịch, GHPGVNTN có khôi phục lại như xưa hoặc vẫn tiếp tục chia rẽ, tùy thuộc vào các chức sắc đứng đầu hiện tại. (TN)

--------------------------------------------------------

TIN BUỒN: Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ đã viên tịch, cây đại thụ của giáo hội Phật Giáo đã an nghỉ
22 thg 2, 2020
Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Đệ ngũ Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (PGVNTN) viên tịch vào lúc 21 giờ 20 phút ngày 22/02/2020 (nhằm ngày 29/01 năm Canh Tý, Phật lịch 2563) tại Sài Gòn. Hưởng thọ 92 tuổi. Hòa thượng Thích Quảng Độ là người đứng đầu Giáo hội PGVNTN, một Giáo hội không được nhà nước Việt Nam thừa nhận, kể từ sau năm 1975. Hòa thượng Thích Quảng Độ đã từng nhận nhiều giải thưởng Nhân quyền quốc tế, và đã từng nhiều lần được đề cử giải Nobel Hòa bình. ... Cuộc đời của Hòa thượng Thích Quảng Độ hiển nhiên cũng là một phần lịch sử đầy thăng trầm của Phật giáo Việt Nam thời đương đại (trong khoảng một thế kỷ gần đây), bất kể các bên liên quan đã từng nhìn nhận đúng sai ra sao... Thành kính R.I.P Ngài.

*
Phái đoàn Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Mỹ thăm Hòa thượng Thích Quảng Độ (VOA)
19 thg 9, 2019

*

*
Việt Báo    22/02/2020

*

*
22/02/2020

Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ (1928-2020)

SÀI GÒN - “Do niên cao lạp trưởng Cố Đại Lão Hòa thượng đã thuận thế vô thường, thu thần viên tịch vào lúc 21 giờ 20 phút ngày 22/2/2020 nhằm ngày 29/1 năm Canh Tý, Phật lịch 2563 tại Chùa Từ Hiếu, Phường 1, Quận 8, Sài Gòn. Hưởng thọ 93 tuổi. Thành kính thương tiếc báo tin,” trang Duyên Giác Ngộ Facebook viết vắn tắt về sự ra đi vĩnh viễn của Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ trên Facebook đêm thứ Bảy tại Việt Nam, tức sáng cùng ngày tại California nơi tin buồn đã được lan truyền mau chóng trong giới Phật tử.

Trong hơn bốn thập niên từ ngày cộng sản chiếm miền Nam Việt Nam, Ngài Quảng Độ đã bị chế độ cộng sản kềm kẹp, theo dõi, phong tỏa, quản thúc tại gia vì ngài thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không được nhà cầm quyền công nhận.

Sự tranh đấu cho tự do ngôn luận và tôn giáo trong tinh thần ôn hòa, bao dung, và nhẫn nhục của Hòa Thượng Quảng Độ đã được giới Phật tử nói riêng và người Việt tự do nói chung ngưỡng mộ, thán phục. Ngài đã nhiều lần được người Việt hải ngoại cũng như các chính khách quốc tế nhắc tới cho giải Nobel Hòa Bình. Tuy đã ra đi, Ngài để lại một ngọn đuốc, một tấm gương cho tiếng nói tự do được truyền đến các thế hệ tiếp nối.

Dưới đây là tiểu sử của Ngài Thích Quảng Độ được viết trên Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia:

Hòa Thượng Thích Quảng Độ sinh ngày 27 tháng 11, 1928 là Tăng Thống của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất từ ngày 17 tháng 8, 2008 và là một nhân vật bất đồng chính kiến Việt Nam vì các hoạt đồng đấu tranh nhân quyền. Ngài được trao Giải Tưởng Niệm Thorolf Rafto năm 2006. Là một người được đề cử cho giải Nobel Hòa Bình nhiều lần, Ngài được báo chí quốc tế xem là một trong những người có cơ hội đoạt giải này.

Tiểu sử

Ngài sinh ra với tên Đặng Phúc Tuệ tại xã Nam Thanh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Năm 1954, Ngài di cư vào Nam và trở thành một nhân vật lãnh đạo Phật giáo.

Tổng thư ký Viện Hóa Đạo

Ngài được bầu làm Tổng Thư Ký Viện Hóa Đạo trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) năm 1965. Năm 1981, các giáo phái Phật Giáo ở hai miền Việt Nam bị đưa vào Mặt trận tổ quốc làm một thành viên và ép tổ chức đại hội thống nhất tất cả các tổ chức Phật giáo thành một tổ chức mang tên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN). Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bị nhà cầm quyền giải tán. (Tuy không có một văn kiện nào của nhà nước giải thể GHPGVNTN hay tuyên bố Giáo Hội này bất hợp pháp).

Thập niên 1970-1980: lưu giam ở Thái Bình

Vì không chịu cho nhà nước giám sát giáo hội và kêu gọi biểu tình chống chế độ, Ngài bị nhà chức trách bắt giam từ tháng 6 năm 1977. Đến năm 1982 thì Ngài và mẹ bị trục xuất về nguyên quán xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Mười năm sau Ngài tìm vào Nam hoạt động công khai đòi tự do tôn giáo tại Việt Nam. Nhà chức trách đã có lệnh trục xuất Ngài về Bắc nhưng Ngài không chịu thi hành vì công dân Việt Nam có quyền cư trú ở bất cứ đâu trên đất nước theo Hiến Pháp quy định.

Tuyên án tù 1995

Năm 1995, công an TP HCM đã bắt tạm giam Hòa Thượng Thích Quảng Độ.
Tháng 8 năm 1995, Tòa Án Nhân Dân đã xét xử, tuyên phạt Hòa Thượng cùng nhóm của Ngài (các Thầy Không Tánh, Đồng Ngọc, Nhật Thường, Trí Lực) 5 năm tù giam và thời hạn quản chế 5 năm với tội danh “phá hoại chính sách đoàn kết và lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước.”
Nhà cầm quyền nói là trong thời gian bị giam giữ Hòa Thượng Quảng Độ đã tỏ ra ăn năn, hối cải nên nhân dịp Quốc Khánh 2-9-1998, chủ tịch nước Việt Nam đã quyết định đặc xá, tha tù trước thời hạn cho Ngài, trả về nơi cư trú cũ tại Thanh Minh Thiền Viện ở Sài Gòn.
Trong khi đó, theo đài RFA tại Hoa Thịnh Đốn, dưới áp lực từ Hoa Kỳ, Hòa Thượng được trả tự do và bị yêu cầu phải đi tỵ nạn tại Mỹ nhưng Ngài từ chối và nói rằng Ngài phải ở lại trong nước với quần chúng Phật tử. Tuy mang tiếng là được thả ra, nhưng thực chất bị giam giữ tại gia, vì Ngài bị cấm thuyết pháp. Có một đồn công an nằm trước thiền viện kiểm soát rất kỹ. Dưới áp lực chính trị, vào ngày 15/9/2018 Thích Quảng Độ, đã bị trục xuất khỏi Thanh Minh Thiền Viện. Ngài quyết định trở về quê tổ của mình ở Thái Bình.

Viện trưởng Viện Hóa Đạo

Năm 1999, Hòa Thượng Thích Quảng Độ được bầu làm Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, một tổ chức của GHPGVNTN (được phục hồi hoạt động từ năm 1991). Tuy nhiên, tổ chức này không được nhà cầm quyền Việt Nam và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam công nhận và bị cấm hoạt động tại Việt Nam, vì nhà cầm quyền đã lập ra Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam năm 1981 để cai quản tất cả các sinh hoạt Phật giáo ở trong nước.
Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã có 8 năm ở tù vì những hoạt động kêu gọi tự do tôn giáo và sau đó, tiếp tục những hoạt động nhằm khôi phục Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Ngài đã tạo được nhiều sự chú ý trong các nhà ngoại giao nước ngoài] và dư luận quốc tế.
Tháng 9 năm 2006, Ngài được trao Giải Thorolf Rafto vì đã “dũng cảm và kiên trì chống đối ôn hòa chế độ Cộng sản Việt Nam.” Cộng Sản Việt Nam cho rằng việc Ngài được trao giải là một việc “hoàn toàn không thích hợp” vì Ngài là một người “vi phạm luật pháp, xúi giục chia rẽ tôn giáo, phá hoại tình đoàn kết quốc gia, và từng bị pháp luật Việt Nam kết án.”

Trú trì tại Thanh Minh Thiền Viện

Chính phủ Hoa Kỳ và Liên Minh Âu Châu đã nhiều lần chỉ trích chính phủ Việt Nam vì Ngài bị quản chế tại thiền viện. Tuy chính phủ Việt Nam phủ nhận chuyện này, Ngài đã phản bác trong một cuộc phỏng vấn với đài Á Châu Tự Do (RFA). Ngày thứ Tư, 5 tháng 8, 2015, sau dịp Thứ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, Đặc Trách Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động, ông Tom Malinowski cùng bà Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Rena Bitter đến vấn an và trao đổi với Đức Tăng Thống Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, về tình hình tôn giáo và nhân quyền, trong cuộc phỏng vấn với bà Ỷ Lan của đài RFA, Ngài cho biết là vẫn bị quản chế tại Thanh Minh Thiền Viện với sự kiểm soát thường trực của những mật vụ khá lộ liễu.
Cuối tháng 10 năm 2006 Hòa Thượng cho biết Ngài sẽ không rời Việt Nam để nhận Giải Thorolf Rafto tại Na Uy vì Ngài e ngại chính quyền Việt Nam sẽ buộc Ngài phải sống lưu vong. Thay vào đó, Ngài sẽ ủy thác cho ông Võ Văn Ái, phát ngôn viên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ở hải ngoại, nhận giải thưởng này thay Ngài.

Xử lý Thường Vụ Viện Tăng Thống

Sau khi Hòa Thượng Thích Huyền Quang viên tịch năm 2008 tại Bình Định, theo chúc thư để lại thì Hòa Thượng Thích Quảng Độ được chọn làm tăng thống thứ năm của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Trong khi chờ chính thức lĩnh nhiệm thì Ngài là Xử lý Thường Vụ Viện Tăng Thống.

Đệ Ngũ Tăng thống

Tháng 11 năm 2011 trong kỳ Đại Hội Kỳ IX của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tổ chức ở chùa Điều Ngự Westminster, Nam California thì Hòa Thượng Thích Quảng Độ mới nhận chức là Đệ Ngũ Tăng thống.[26].

Từ nhiệm và tái nhiệm

Năm 2013, Hòa Thượng Thích Quảng Độ muốn tẩn xuất Hòa Thượng Thích Chánh Lạc khỏi giáo hội, và gọi vị này là tăng phạm trọng giới. Tuy nhiên nhiều thành viên như Thích Viên Định (viện trưởng Viện Hóa Đạo), Thích Viên Lý (Văn phòng II) không đồng ý, thậm chí còn đề nghị tôn Thích Chánh Lạc làm Cố Vấn Văn Phòng II, thay Hòa Thượng Phó Tăng Thống Thích Hộ Giác mới viên tịch. Vì sự bất đồng ý kiến này nên ngày 10 tháng 8, 2013 Hòa Thượng Thích Quảng Độ ra thông báo Cáo Bạch từ nhiệm, rời khỏi chức vụ Tăng Thống. Tuy nhiên hai ngày sau Ngài chủ động tái nhiệm nắm giữ chức vụ Tăng Thống.
Sau đó Hòa Thượng Thích Quảng Độ ra Giáo Chỉ Số 10 loại bỏ Thích Viên Định, Thích Viên Lý khỏi Viện Hóa Đạo và Văn Phòng II. Những người bất mãn với giáo chỉ này đã tách khỏi Giáo Hội và lập Tăng Đoàn GHPGVNTN, tôn Thích Thiện Hạnh làm Thượng thủ, Thích Chánh Lạc làm Chủ tịch Hội Đồng Giáo Phẩm. Từ lúc này Hòa Thượng Thích Quảng Độ không còn vai trò với hầu hết các hoạt động.

Rời Thanh Minh Thiền Viện

Sau 20 năm lưu trú tại Thanh Minh Thiền Viện, cuối năm 2018, vị thầy trụ trì của Thiền Viện đã gây áp lực để Ngài phải rời đi. Ngày 15 tháng 9, 2018 Hòa Thượng Thích Quảng Độ phải rời khỏi thiền viện, tá túc tại một số ngôi chùa, và ngày 5 tháng 10, 2018 lên tàu về quê cũ ở Thái Bình. Nhưng đến ngày 18 tháng 11, 2018 thì Ngài trở lại Sài Gòn và tạm trú tại chùa Từ Hiếu từ đó cho đến ngày qua đời.

Hoạt động với người dân khiếu kiện

Vào ngày 17 tháng 7, 2007, Ngài đã tham gia cứu trợ các người dân đang khiếu kiện tại thành phố Sài Gòn và kêu gọi “chấm dứt cái nạn độc quyền cai trị” tại Việt Nam. Tờ The Wall Street Journal cho rằng đây là lần đầu tiên mà các khiếu kiện về đất đai được hội tụ lại với phong trào nhân quyền và có thể là dấu hiệu các nông dân khiếu kiện bắt đầu nhận thức rằng khiếu nại của họ có liên quan đến các nguyên lý trừu tượng như tự do và dân chủ và sẽ khiến Đảng Cộng Sản phải “đau đầu”.

Ngài bị công an bắt vào ngày 23 tháng 8 vì bị cho là có kế hoạch biểu tình chống đối chính quyền. Thượng Tọa Thích Không Tánh được Hòa Thượng Thích Quảng Độ cử mang tiền ra Bắc để cứu tế cho những người khiếu kiện cũng bị bắt tại Hà Nội ngày 23 tháng 8 khi đang phát tiền cứu trợ cho những người khiếu kiện tại Hà Nội, hòa thượng bị áp giải về lại Sài Gòn trong cùng ngày. Sau đó, báo chí của nhà cầm quyền bắt đầu đồng loạt chỉ trích Hoa Thượng Thích Quảng Độ và GHPGVNTN. Báo Nhân Dân trong bài xã luận tựa đề “Thích Quảng Độ và các tham vọng chính trị đội lốt tôn giáo” cho rằng Ngài đã cầm đầu “một số phần tử cực đoan” để “hoạt động chống phá Nhà Nước, gây rối làm mất trật tự công cộng” và “khiến dư luận hết sức bất bình và cực lực lên án.” Báo Tiền Phong cho rằng hoạt động cứu trợ của Ngài là hoạt động “phản động,” và “kích động gây rối.” Báo Tuổi Trẻ Online cho rằng Ngài đã dùng việc cứu giúp người dân nghèo để làm tổ chức của Ngài nổi tiếng và kêu gọi nhân dân chống phá nhà nước.

Những tác phẩm của Ngài Quảng Độ

Kinh Mục Liên Sám Pháp
Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân
Thoát Vòng Tục Lụy, Sài Gòn 1962; (truyện dịch từ Hán văn của Tinh Vân)
Dưới Mái Chùa Hoang, Sài Gòn 1962; (truyện)
Truyện Cổ Phật Giáo, Sài Gòn 1964;
Ðại Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận
Tiểu Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận
Nguyên Thủy Phật Giáo Tư Tưởng Luận
Từ Điển Phật Học Hán Việt (2 tập)
Phật Quang Đại Từ Điển (9 tập)
Chiến Tranh và Bất Bạo Động
Thơ Trong Tù 06.04.1977-10.12.1978 (tháng 3 năm Đinh Tỵ đến tháng 11 Mậu Ngọ)
Thơ Lưu Đày 25.02.1982-22.03.1992 (tháng 2 năm Nhâm Tuất đến tháng 2 năm Nhâm Thân)

(Nguồn: Tinh Tấn Magazine)






No comments: