Monday, February 24, 2020

NHÌN COVID-19 Ở NAM HÀN, VIỆT NAM SẼ BỚT 'PHẤN KHỞI, LẠC QUAN'? (Trân Văn)




NỘI DUNG :
.
.
.
.
=================================================
.
25/02/2020

Nên xem diễn biến của dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona (COVID-19) gây ra tại Nam Hàn là hồi chuông cảnh báo cho Việt Nam, đặc biệt là khi có nhiều biểu hiện cho thấy hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam nghiêng về những yếu tố nặng tính… thành tích!

***
Cách nay năm ngày, Nam Hàn cho biết, tính đến 9 giờ sáng ngày 18 tháng 2 (hai tháng sau khi viêm đường hô hấp cấp do COVID-19 trở thành một loại dịch đe dọa toàn cầu), quốc gia này chỉ có 31 người nhiễm COVID -19 (1). Tuy nhiên 4 giờ chiều ngày hôm sau (19 tháng 2), số người nhiễm COVID-19 đã tăng lên 51, trong 20 ca nhiễm mới có 18 người cư trú tại thành phố Daegu và tỉnh Bắc Gyeongsang (2). Cũng kể từ đó, số người nhiễm COVID-19 tại Nam Hàn tăng không ngừng. Tính tới 4 giờ chiều ngày 23 tháng 2, số người nhiễm COVID-19 đã là 602 người (3). So với ngày 18 tháng 2, chỉ trong vòng năm ngày, số người nhiễm COVID-19 tăng 19,5 lần và đã có năm người thiệt mạng!

Diễn biến lây nhiễm virus Corona tại Nam Hàn làm thế giới rúng động. Thứ bảy vừa qua (ngày 22 tháng 2), Israel cách ly ngay lập tức 12 công dân Israel từ Nam Hàn trở về, đồng thời buộc phi cơ chở họ phải quay lại Seoul. Cũng trong ngày thứ bảy, các viên chức hữu trách của cả Israel lẫn Palestine kêu gọi tất cả những người từng tiếp xúc với một nhóm du khách Nam Hàn vừa đến thăm Israel và khu vực Bờ Tây hãy tự cách ly với bên ngoài. Sự kiện, mỗi ngày, số người nhiễm COVID-19 tại Nam Hàn tăng lên hàng trăm khiến Israel và Palestin giật mình. Kiểm tra nhóm du khách vừa đề cập kỹ hơn, Israel và Palestine choáng váng: Có chín người trong nhóm dương tính với COVID-19 (4)…

***
Hai tháng sau khi COVID-19 xuất hiện tại Trung Quốc, càng ngày càng nhiều dấu hiệu cho thấy hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở Việt Nam giỏi tự khen hơn tổ chức phòng ngừa dịch bệnh lây lan. Chỉ một ngày sau khi hệ thống truyền thông chính thức giới thiệu bài thơ của một cô giáo ở Gia Lai khen việc phòng chống dịch, Văn phòng Chính phủ đã soạn - phát hành ngay công văn khen lại tác giả và khen thêm chính mình. Nếu đảng, nhà nước, chính phủ và Thủ tướng thật sự có trách nhiệm trong phòng chống dịch COVID – 19 và việc “chỉ đạo, triển khai thực hiện” thật sự có hiệu quả thì tại sao trẻ con phải dùng giấy thay khẩu trang để che mũi, miệng (4)?

Tại sao hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương có thể thi nhau khen một cô giáo làm thơ khen mình nhưng lại cùng làm ngơ khi cả hệ thống y tế lẫn dân chúng loay hoay trong việc thiếu khẩu trang hợp cách và loại hàng hóa đơn giản nhưng hết sức cần thiết này vẫn tiếp tục được gom ở mức nhiều tấn để chuyển sang Trung Quốc? Tại sao đảng, nhà nước, chính phủ và Thủ tướng không chỉ đạo điều tra, tìm giải pháp khắc phục tình trạng trẻ con phải dùng giấy thay khẩu trang mà để Sở GDĐT Nghệ An và Phòng GDĐT huyện Kỳ Sơn thành lập Hội đồng Kỷ luật để “phê bình, nhắc nhở” những người phản ánh sự thật này?..

Nên mừng hay lo khi phạm vi tác động của COVID-19 càng ngày càng rộng, càng ngày càng nghiêm trọng thì hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam bắt đầu bàn đến khả năng công bố Việt Nam là “quốc gia đầu tiên dập được dịch COVID-19” (6)? Giống như nhiều quốc gia khác, COVID-19 không chỉ gây xáo trộn sinh hoạt xã hội mà còn tạo ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho kinh tế Việt Nam. Việt Nam chỉ khác những quốc gia khác ở chỗ hệ thống chính trị, hệ thống công quyền “không điều chỉnh hoặc hạ chỉ tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế” và cũng vì vậy không có kế hoạch sử dụng “các gói cứu trợ kinh tế tránh tác động tiêu cực từ COVID-19” (7).

Quyết tâm để tăng trưởng kinh tế đạt… chỉ tiêu nên ngày 16 tháng 2, chính phủ đã yêu cầu chính quyền tỉnh Quảng Ninh rút kinh nghiệm vì không cho du thuyền Aida Vita của Ý cập cảng Hạ Long (8). Trong mắt hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam, 1.100 du khách từ châu Âu ấy là phương tiện hỗ trợ nỗ lực đạt chỉ tiêu tăng trưởng, bất kể một số du thuyền cũng chở du khách từ châu Âu, châu Mỹ, châu Úc bị thiên hạ từ chối vì sợ du khách trên những du thuyền này phát tán mầm dịch và trên thực tế đã trở thành những ổ dịch.

Chỉ một tuần sau khi chính quyền tỉnh Quảng Ninh bị yêu cầu rút kinh nghiệm vì từ chối đón Aida Vita, Ý trở thành quốc gia dẫn đầu châu Âu vì số người nhiễm COVID-19 (132 người, đặc biệt là trong vòng 48 tiếng có tới ba người trong số này thiệt mạng) và số thành phố bị cô lập (hơn một chục thành phố ở miền Bắc nước Ý) (9). Liệu hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam có tiếp tục thực hiện kế hoạch “kích cầu du lịch”, sử dụng tất cả các biện pháp “thân thiện” để mời chào “du khách châu Âu, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc” (10), kể cả “khôi phục việc qua lại Việt Nam của công dân Trung Quốc” (11) và sớm nối lại các đường bay giữa Việt Nam và Trung Quốc?

Hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam đang rùng rùng chuyển động theo hướng thuyết phục dân chúng Việt Nam mạnh dạn lên đường du lịch và đón khách du lịch. Ngày 22 tháng 2, Thanh Niên giới thiệu một phóng sự cho biết, chỉ có người Việt mới sợ và hủy hoặc đòi dời các tour du lịch ngoại quốc trong khi du khách ngoại quốc từ châu Âu vẫn đến Việt Nam! Nên hoan hỉ hay âu lo khi Del Shannon – nữ du khách Scotland – khen “chính phủ Việt Nam quản lý việc phòng dịch rất tốt, cung cấp đầy đủ thông tin cho du khách, yêu cầu du khách rửa tay và mang khẩu trang” nhưng video clip mà Thanh Niên ghi – giới thiệu cho thấy, không du khách nào kể cả Shannon mang khẩu trang (12)?

Tương tự, có nên nhìn Zuzanna Karolina – nữ du khách Ba Lan – như mẫu mực khi Karolina nhấn mạnh, bà không sợ dịch và chẳng ngán ngại chút nào nếu quanh bà có ai đó húng hắng ho? Chẳng lẽ nhận định của Karolina: Tuy Ba Lan khuyến cáo công dân nên mang khẩu trang khi đi du lịch nhưng Karolina thấy không cần thiết và không làm theo – lại là đúng đắn và hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam “hoàn toàn nhất trí” nên Thanh Niên mới mạnh dạn tuyên truyền theo hướng này để thuyết phục dân chúng Việt Nam cũng nên “lạc quan” như vậy? Lẽ nào “chỉ tiêu tăng trưởng” mới là điều chính yếu, còn sức khỏe, tính mạng người Việt vẫn chỉ là chuyện thứ yếu?

------------------------

Chú thích













----------------------------------------------------------------
.

Trong thời đại mà tai họa ngày càng bất định thì “cửa” tồn tại của một xã hội dường như chỉ là tìm cách thích ứng, sống chung.

Mười bảy năm đã qua của dịch SARS, chẳng có gì là nhục nhã, con người nằm phục trong bãi nước bọt của mình để hiểu, và tìm cách… bắt tay chung sống với con siêu vi gây viêm phổi hô hấp cấp.

Giờ thì đến hậu duệ của nó.

Việt Nam đã chọn sách lược ứng phó theo kiểu tiêu thổ kháng chiến. Nhưng cuộc chiến trường kì chưa thể xác định sẽ trường kì đến bao lâu. Cuộc tiêu thổ làm đảo lộn các tập tính thường nhật có thể chưa kịp trừ được họa thì đã khiến xã hội tiêu tùng.

Rồi thì cũng sẽ phải thích ứng, sống chung với con Cô Vi gì đó thôi.

Vấn đề là xã hội với một cấu trúc tổ chức phức tạp được ủy thác cho chính trị liệu có thể đáp ứng đòi hỏi thích ứng đó hay không?

Như thông tin về cơn dịch Vũ Hán, họa tàng ẩn trong chính cơ chế điều hành quản lí xã hội. Đó là sự vô độ của quyền lực chính trị.

Nền chính trị chuyên chế được tô son trát phấn bởi hình ảnh một bộ máy tinh hoa lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, hay trách nhiệm vì dân vì nước của cán bộ đảng viên gì gì đi nữa, thì trận dịch Vũ Hán đã làm bộc lộ sự lỗi thời vượt ra ngoài tưởng tượng của nó.

Một xã hội cố kết bởi quyền lực chính trị đơn nhất đã khuếch đại kiểu sai lầm trong thái độ ứng xử với bác sĩ trẻ Lý Văn Lượng thành tai họa hiện thời ở Trung Quốc.

Một chính quyền để cho bộ máy cảnh sát an ninh quyền định nghĩa thực tế vận động của xã hội, thì chống dịch cũng có thể là treo lơ lửng hiểm họa phát xít. Trước đòi hỏi dập tắt nhanh chóng dịch bệnh, kiểu xã hội nào giúp ý muốn chính trị nhanh chóng có được kết quả?

Một xã hội kiểm soát chặt chẽ tin tức, lại trong tình trạng đóng cửa, liên tục thay đổi cách thống kê, gọi tên dịch bệnh… sẽ chỉ có khả năng tạo lập đời sống cách li.

Kéo dài vô độ quyền năng khẩn cấp, tạm thời ấy, chính là nguy cơ cuốn xã hội vào cuộc đấu cờ người, hạnh phúc con người được tìm trong đấu tranh, lợi ích dễ thu hoạch từ đối kháng. Những tiếng nói ẩn chứa sâu xa mối lo lắng về những biểu hiện như vậy đã xuất hiện trong lòng người Vũ Hán.

Những chi tiết được tiết lộ kín đáo về một xã hội cung cấp theo kiểu tem phiếu đang dựng đầu dậy cái thị trường âm binh mậu dịch quốc doanh. Hàng ngày, hàng tuần người dân mua nhu yếu phẩm cho gia đình, dễ dàng, và đầy đủ nếu được tính toán kế hoạch hoá chu đáo. Nhất là tiện ích mạng có thể giúp mua sắm dễ dàng. Nhưng để ngăn chận dịch bệnh, dân chúng bị cách li khỏi các khu vực nguy cơ lây nhiễm cao. Nhà nước tổ chức ra lực lượng đem hàng hoá đó đến địa điểm người dân cư trú. Hàng hoá qua logictic đó đã nhanh chóng biến những nhân viên giao hàng thành một thứ quyền lực tiếp cận thị trường. Còn những nhân viên giao nhận hàng đang đánh đổi quyền lực bằng công lao nhiễm dịch của mình. Một ghi chép của một nhà văn ở Vũ Hán cho thấy, lực lượng này là đối tượng phát dịch tập trung trong tuần lễ qua.

Cơn dịch đã cuốn xã hội vào những trạng thái mất cân bằng khi mà dịch vụ y tế bị lôi cuốn vào nhu cầu khẩn cấp dập dịch. Nền y học cổ truyền phải cãi vã với các bác sĩ tân thời liệu có khả năng tham gia phòng chống dịch bệnh. Nguồn lực truyền thống đã bị xao nhãng thành ra lãng phí đến mức đáng ngạc nhiên. Trong khi hoạt động thiện nguyện nhân đạo chưa thực hiện đã cờ đèn kèn trống rình rang. Xã hội như không có khả năng tạo ra sức đề kháng từ sức khỏe bên trong của nó.

Chống dịch như đặc tính chính trị Trung Quốc đang là thế trận toàn dân… ở trong các boongker do nhà nước phân công, nhất loạt chờ mệnh lệnh truyền đạt qua các loa. Trận chiến dằng dai đã xuất hiện tình cảnh người dân xả dao vào người bảo vệ toà nhà của mình để giành được quyền chạy đi mua sữa cho con. Những kiểu “mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân” ấy đã trở thành tin tức chia sẻ theo kiểu hoạt động bán công khai. Xã hội thì thầm các mối lo của mình lại có đang được vẽ ra viễn cảnh thắng dịch bệnh sẽ phát triển gấp mười ngày xưa đấy.

Chính trị chuyên chế, cho dù có tuyên bố cùng vào cuộc mạnh mẽ, thì chống dịch chỉ là cách li, cách li khả năng tác phát cấp thời của dịch bệnh. Đó là thực tế diễn ra ở Vũ Hán.
Còn khi phải tiến hành cuộc trường kì chung sống với tác nhân gây bệnh, thì nền chính trị chuyên chế ấy đôi khi tìm thấy những hố thẳm quản lí đầy bất ngờ khiến cuộc chiến đình trệ. Kiểu như bệnh viện không có chế độ phụ cấp trực chiến chống dịch như người lính đánh trận. Hay những kiểu bận tâm đề xuất công nhận liệt sĩ với những thầy thuốc, cán bộ y tế chết vì bị lây nhiễm trong quá trình chống dịch.

Một xã hội phụ thuộc vào “chế độ nhà nước” để xác lập hành động cho mình, bạn có tưởng tượng được không chúng ta cũng sẽ lâm trận chống dịch với một khuôn khổ như vậy?

Nhà nước không thể bằng mệnh lệnh huy động sức chiến đấu với con Corona theo tư duy phân công chức năng mà nhà nước điều khiển hết thảy. Thì như hiện nay, sẽ phân công gì cho đoàn thanh niên, hội phụ nữ tham gia mặt trận chống dịch? Lấp ló ở đâu đó trong cách chủ tịch Hà Nội triển khai cao điểm mới phòng chống dịch. Lại vẫn là công an phải sát từng nhà, từng khách.

Xã hội chúng ta đối diện với dịch bệnh như thể cũng nhang nhác nguy cơ Vũ Hán.


Đã nhiều lần tôi viết, ncq/csVN là một bản photocopy không thể hoàn hảo hơn của ncq/csTQ ! Những gì đã, và đang xảy ra tại Vũ Hán, TQ, nếu chẳng may sẽ xảy ra tại VN, nó sẽ biến VN thành Vũ Hán ngày hôm nay, và có thể còn tệ hại hơn rất nhiều lần ! Chưa kể là trình độ nhận thức, cách điều hành của cán bộ, quan chức TQ hơn rất xa cán bộ quan chức VN chúng ta, phương tiện vật chất và tiền bạc của họ cũng dồi dào hơn chúng ta rất nhiều !
Không ai có thể tưởng tượng được những thiệt hại về tâm lý, nhân mạng, kinh tế..., nếu dịch bệnh Covid-19 bùng nổ tại VN sẽ khủng khiếp và to lớn như thế nào ?!

-----------------------------------------------------------------
.

1. Vừa khen ông Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng mạnh mẽ vì ra lệnh cách ly 14 ngày toàn bộ 80 hành khách đến từ vùng dịch bệnh Daegu Hàn Quốc, thì phải thất vọng đến ngao ngán.

2. Số là chuyến bay chở 80 khách từ Daegu Hàn Quốc đến Đà Nẵng 10h43 sáng nay, thì 58 người Việt Nam được chuyển vào khu cách ly quân đội, khách nước ngoài được chuyển đến Bệnh viện Phổi, còn Phi hành đoàn cách ly tại Bệnh viện 199 (Bộ Công an). Nhưng 20 khách Hàn Quốc chuyển thẳng đến bệnh viện Phổi lại không chịu vào vùng cách ly. Như Vnexpress (24/2/2020, Khách Hàn Quốc không muốn vào khu cách ly) cho biết thì:

“Đến Bệnh viện Phổi, nhóm người Hàn Quốc lại không đồng ý vào khu cách ly. Một số khách nêu mong muốn về nước, số khác muốn cách ly tại khách sạn. Một số nêu lý do “chỉ có kế hoạch đến Đà Nẵng du lịch hai ngày”.

Sở Y tế đã nỗ lực liên hệ được một khách sạn ở quận Sơn Trà để chuyển khách từ Bệnh viện Phổi đến. Thành phố sẽ lo chi phí ở. Bác sĩ Lê Thành Phúc – Giám đốc Bệnh viện Phổi cho biết, “nhóm du khách Hàn Quốc sau đó lại không muốn đến khách sạn khi biết có một người Việt bị sốt trên cùng chuyến bay. Họ lo ngại không được chăm sóc y tế cũng như phát sinh tiền ăn uống”.

Sau nhiều giải thích của lãnh đạo Sở Y tế, nhân viên Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại Việt Nam, nhóm người Hàn Quốc mới vào khu cách ly.

17h, nhân viên sứ quán thông báo với lãnh đạo Bệnh viện việc nhóm khách Hàn Quốc muốn về khách sạn ở Sơn Trà. Tuy nhiên đến lúc này, khách sạn ở Sơn Trà lại từ chối tiếp nhận. Nhóm khách được nhân viên Bệnh viện Phổi cho ăn nhẹ trong khi chờ phương án tiếp theo.

Gần 18h, chính quyền Đà Nẵng đã quyết định đưa số khách Hàn Quốc về một khách sạn 4 sao ở quận Hải Châu. Sở Y tế Đà Nẵng sẽ tiêu độc khử trùng khu vực này, trước khi tiếp nhận đoàn khách. “Thành phố sẽ lo chi phí ăn, ở”, ông Hoàng Sơn Trà – Phó chánh văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND và UBND TP Đà Nẵng nói.

Đến 20h, khách sạn cho biết đã chuẩn bị sẵn một tầng riêng biệt, bếp ăn riêng. Tuy nhiên, đoàn khách Hàn Quốc vẫn chưa đến khách sạn”.

3. Chống dịch như chống giặc. Dịch bệnh là thời chiến. Ở bệnh viện như đã bố trí là rất hợp lý và rất tốt. Cho vào đâu thì phải ở đó. Sao lại còn yêu sách?
Người nào muốn về lại Hàn Quốc sớm thì tự mua vé đến 1 thành phố không dịch. Nếu không phát hiện nhiễm dịch, thì đến giờ bay cho vào xe cách ly chở thẳng ra phi trường.

4. Lãnh đạo Đà Nẵng nên nhớ rằng chi phí mà Đà Nẵng chi cho người bị cách ly là do nhân dân Việt Nam chi trả.
Chúng ta là nước rất nghèo, không thừa tiền để trả cho khách sạn 4 sao cách ly những hành khách này, bất cứ họ đến từ nước nào, trừ phi nước đó chịu trang trải chi phí.
Thế còn 58 đồng bào người Việt vào trại quân đội cách ly họ có đòi ở khách sạn 4 sao không?

5. Trước hết là phải đối xử công bằng với công dân mọi quốc tịch. Nếu phải ưu tiên thì ưu tiên cho công dân nước mình.

Thật khó tìm được một lãnh đạo có bản lĩnh!

P/S: Theo cmt của bạn Ngoc Pham dưới đây ( tôi chưa xác minh lại ) thì sự khác biệt giữa người Trung Quốc với người Việt Nam bị cách ly là:
“Tiêu chuẩn ăn của "khách" TQ khi ở khu vực cách ly là 150.000đ/ngày (do ngân sách địa phương chi trả), của người lao động VN khi về nước phải cách ly là <60 .000="" ng="" o:p="" y="">


-----------------------------------
.

Ở Vũ Hán bây giờ người chết la liệt, lò thiêu hoạt động hết công suất và có bổ sung, quạ bay rợp trời sặc mùi tử khí… Hàn Quốc bây giờ đã nâng mức báo động lên cấp cao nhất. Iran bây giờ đã chết nhiều người dù ban đầu ngỡ không có dịch.v.v..

Thế giới bây giờ thực sự lo lắng Corona là siêu đại dịch! Việt Nam sắp chuẩn bị đón kiều bào vùng dịch về nước, nhất là số kiều bào ở Hàn Quốc. Nhưng đợt đón kiều bào về từ Trung Quốc ở Cao Bằng vừa qua đã lập tức quá tải, phải mở rộng khu cách ly nhưng không xong đành chuyển thêm qua tỉnh khác. Nguy cơ dịch lan lại tăng thêm.

Nhắc lại một chút, ở Hàn Quốc, dịch lan nhanh vì một bà già mắc dịch không chịu hợp tác với lực lượng y tế mà đi lung tung, nhất là chỗ đông người. Dịch lan theo bà ấy đến mức mất kiểm soát.

Với các kiều bào về từ vùng dịch, việc đón về nước là cần thiết song cũng cần ý thức hợp tác chống dịch của bà con cũng như sự nghiêm cẩn trước dịch của cơ quan chức năng.
Hôm qua, ông Chủ tịch Hà Nội bày tỏ sự lo lắng khi tiếp nhận người về từ vùng dịch. Nhưng cũng chính tại thủ đô, chiều qua, tôi chứng kiến dòng người lũ lượt đi cúng bái ở Phủ Tây Hồ. Điều này hoàn toàn bất nhất nếu xét về nỗi lo kỹ trị và thực tế cảnh báo dịch tễ chưa đủ làm người dân quan tâm.

Lại nhắc về Vũ Hán. Người giàu mắc dịch ném tiền qua cửa sổ bày tỏ nỗi thất vọng của mình. Nhưng có người giàu khác lại “vung tiền” để mua vật tư y tế để chống dịch đến cùng dù hoàn toàn có thể rời quốc gia khi Vũ Hán chưa bị cô lập.

1,5-2% người chết vì dịch là một tỉ lệ không cao nhưng nếu số lượng người nhiễm dịch lan đến mức 60% dân số thế giới như WHO cảnh báo thì con số chết người tương ứng sẽ là siêu lớn.

Cho nên cảm thấy vô cùng khó chịu khi có ai đó lo lắng trong một cuộc họp lớn kiều hối sẽ giảm bởi phải đón kiều bào về nước. Không phải chỉ kiều hối và kiều bào, mà thuế phí nói chung nuôi nhà nước và nhân dân mang danh người chủ đất nước trước giờ đã sống ổn hay sống mòn, đó mới là vấn đề cần lo lắng.

Người kinh doanh có đạo đức luôn coi khách hàng là thượng đế. Một chính quyền tốt sẽ thực sự coi nhân dân là chính chủ quốc gia. Chứ không phải chăm chăm nhìn túi tiền, tài sản của người ta mà ứng xử trong toan tính vơ phần có lợi nhất về mình.

***
Nói thêm một chút, sản phẩm của SafeLife Vietnam bán bình ổn giá và bị nhiều người bán hàng online ngoài hệ thống đại lý có hợp đồng, tăng giá vô tội vạ. Ban đầu, thái độ của tôi là tức giận và định làm cho ra lẽ vài vụ. Song nghĩ lại thấy không cần thiết, chuyện chung tay chống dịch quan trọng hơn. Và những bạn làm ăn thất đức như vậy sẽ có cuộc đời “xử lý”.

Tối qua, sau khi bày tỏ rằng doanh nghiệp xã hội SafeLife Vietnam chỉ còn 1 tỉ đồng trong tài khoản và sẽ mua khẩu trang vải kháng khuẩn với số tiền lớn hơn nhiều để bán bình ổn giá tặng các cơ quan y tế, quân đội, công an và hải quan vùng biên đang căng mình chống dịch; tôi nhận được sự đồng ý giúp đỡ. Cả sự giúp đỡ về mặt nguyên liệu giữa lúc đứt chuỗi cung ứng do nền sản xuất phụ thuộc Tàu.

Rất đơn giản là bày hết suy nghĩ trong lòng ra, đề nghị chung tay và nhận được sự đồng ý. Thật may là đã kiếm đúng người bởi trước đó, tôi gặp nhiều cá nhân giả người “nhứ mồi” nguyên liệu lúc khan hiếm để đòi cưa đôi thành phẩm và xuất đi kiếm lợi trong lúc khẩu trang bán cho dân nhỏ giọt.

Nếu ai hỏi quốc gia này có đang “đói” khẩu trang (và phần nào là nước sát khuẩn) để nhân dân chống dịch không, tôi sẽ đáp là không. Sự thú vị duy nhất lúc này là nhìn ra “ai là ai”, nó cần thiết cho đường dài sau này, chứ đâu phải “lướt sóng” hay “sang tay” mùa dịch?

Hãy tỉnh táo trước các con buôn, nhất là con buôn chính trị, cũng là cách bình thản ứng phó biến cố nói chung và dịch bệnh Corona nói riêng.

Chú thích: Tỷ phú Diêm Chí ở Vũ Hán có tài sản 2 tỉ đô la. Ông ở lại, bao 5 chuyên cơ vật tư y tế, xây 7 bệnh viện điều trị cho hơn 2.000 bệnh nhân giữa tâm dịch dù có thể chạy trốn khỏi thành phố này lúc chưa bị phong tỏa. Kiếm bồ tát chi cho xa, ai vì chúng sanh như Diêm Chí, người ấy đích thị bồ tát.

Tỷ phú Diêm Chí ở Vũ Hán








No comments: