Sinh Viên Dược
Tác
giả gửi tới Dân Luận
06/01/2017
Ta phải thay đổi, đúng chứ?
Đôi khi trong cuộc đời có những quyết định rất khó
khăn nhưng vẫn phải quyết định, có những thứ rất khó đổi thay nhưng vẫn phải
thay đổi, có những hành động rất khó thực hiện nhưng vẫn phải thực hiện.
Hồi lớp 9 tôi được đăng 1 bài thơ trên báo tỉnh, nhuận
bút thì chỉ được 15 ngàn đồng thôi, nhưng hồi đó vui lắm. Ba tôi sau khi biết
chuyện rất phiền lòng, ông bảo con không thấy bây giờ không biết bao nhiêu người
chết vì làm văn thơ hả. Từ đó ba cấm tôi không viết báo hoặc hoạt động xã hội
gì. Ngày xưa ông cũng từng trót dại viết một bài trên báo Giác ngộ. Đó chỉ là một
bài viết về Phật giáo thôi, chẳng mang một thông điệp gì cả, thế nhưng công an
lại cho rằng người viết bài này không phải bình thường và về điều tra xem có
“chống phá nhà nước” hay không!
Ba tôi vốn là một cử nhân Toán từ thời tổng thống
Nguyễn Văn Thiệu, hồi trẻ cũng nhiều hoài bão lắm. Đến tận khi giải phóng,
không như nhiều người chạy ra hải ngoại, ông vẫn quyết tâm ở lại để xây dựng đất
nước. Để rồi sau đó được vô “Trại cải tạo”, được đuổi dạy vì là cử nhân của chế
độ cũ, được ép “xung phong” đi dò bom mìn còn sót lại sau chiến tranh… Rồi về
cuối đời như câu truyền miệng của hàng ngàn thế hệ Việt Nam: “Ba ra ri (ra như
thế này) là vì chế độ, con phải học làm sao cho ba nở mày nở mặt”.
Tôi khác ba tôi. Hồi đó ba tôi còn một gia đình phải
gánh vác có mẹ già, có vợ con nên ba sợ chế độ. Còn tôi - mới 22 tuổi đầu - còn
hoài bão và ước mơ cho dân ta được tự do bình đẳng, cho đất nước mình được như
Hàn Quốc, Nhật Bản. Nếu ta theo chân những bậc đàn anh hoạt động vì dân quyền
bình đẳng xã hội thì ngồi tù vài năm so với việc đất nước mình được thay đổi vẫn
lời chán. Tại sao mình giải phóng 40 năm rồi mà cứ làm bãi rác của thế giới vậy?
Cái gì cũng lẹt đẹt theo đuôi người ta, thế nhưng mở miệng thì lại xã hội công
bằng dân chủ văn minh!
Hồi đó ba tôi lớn lên trong chế độ trọng dụng nhân
tài nên ước mơ của ông là về khoa học; còn tôi lớn lên trong chế độ độc tài nên
ngoài khoa học ra tôi còn mong muốn đất nước mình được tự do bình đẳng, được hưởng
nhân quyền.
Phương châm sống của dân ta bây giờ là “biết thì nói
là không biết, không biết thì cũng nói là không biết, thế là sống”. Khen thôi!
Khen suốt thì không sao, chứ lỡ có chê 1 câu hoặc nêu lên 1 vấn đề “chưa được”
của đất nước ngay lập tức bị chụp mũ là phần tử “phản động”, “chống phá nhà nước”!
Bị đuổi học hoặc tù 5 - 7 năm là chuyện bình thường. Nhà nước thì luôn hoạt động
trong “vòng bí mật” bấy lâu nay, không rõ họ ăn bao nhiêu tỷ, không rõ họ định
làm cái gì, không rõ họ hoạt động như thế nào. Luật Việt Nam chẳng có quy định
nào về việc những người đang sử dụng những đồng tiền thuế của nhân dân phải có
trách nhiệm thông tin sự việc, báo cáo kết quả công việc với nhân dân cả.
Còn văn chương trên báo và các nhà xuất bản bây giờ
chỉ toàn những thứ ca ngợi Đảng và nhà nước; hoặc những chuyện mơ tiên ái tình
lãng mạn anh anh em em mà nói như Nam Cao: “có khác gì ru ngủ đồng bào”. Tôi
hay nhái mấy đứa con Đảng – dựa theo nguyên văn của đài VTV tuyên truyền: “Ngày
xưa, nhà mình nghèo lắm, nhưng từ khi được Đảng và nhà nước hỗ trợ 2 cây trứng
cá (cây mật sâm), nhà mình đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Trung bình một
vụ chỉ riêng tiền bán quả trứng cá thôi cũng thu được 200 triệu đồng”.
Mà đúng là dân mình bị nhồi sọ dữ thiệt. Mấy đứa con
Đảng thì mở miệng ra là kể công với tuyên truyền, trong đó câu cửa miệng là: “Nếu
không có Đảng thì Việt Nam vẫn còn bị Pháp đô hộ”. Nên tôi cũng hay nhái theo:
“Ừ, nếu không có Lê Lợi chắc giờ Việt Nam còn bị nhà Minh đô hộ, nếu không có
bác Hồ thì bên châu Phi vẫn còn là thuộc địa Pháp”. Trời ơi, giải phóng tổ quốc
và xây dựng đất nước là 2 chuyện khác nhau!!! Công ra công, tội ra tội. Không
phải vì bạn có công mà bạn có quyền đưa đất nước đến chỗ nghèo, có quyền đánh
dân, có quyền độc tài… Thà độc tài mà dân mình sướng như Thụy Điển, Thụy Sĩ thì
cũng tạm chấp nhận được, đằng này độc tài xong đất nước đi xuống vũng bùn luôn.
Kinh tế thì đã tan nát, còn văn học nghệ thuật thì sao? Từ hồi “Văn nhân giai
phẩm” đến nay còn có tác giả, tác phẩm nào ra hồn nữa đâu.
Còn trong lịch sử tất cả những ai chống Đảng đều bị
nói xấu cả. Ai đời cô dạy môn “Đường lối Cách mạng của ĐCSVN” - là 1 thạc sĩ
ngành Lịch sử - nói: “Đảng Việt Quốc là một đảng phản động do Nguyễn Thái Học
lãnh đạo”. Trời đất, Nguyễn Thái Học là vị anh hùng dân tộc còn bị cô xuyên tạc
trắng trợn vậy, huống chi những người chống Đảng Cộng sản như Nguyễn Hải Thần.
Ai dám bảo Nguyễn Hải Thần không yêu nước? Ông ta cũng chống thực dân Pháp,
tham gia phong trào Đông Du, thậm chí từng vận động để trao trả tự do cho Hồ
Chí Minh khi ông Hồ bị Quốc Dân Đảng bắt giam. Thế nhưng giờ người ta xem ông
ra sao? “Phản động”!
Tham nhũng và độc tài đâu phải chỉ ở cấp cao, nó như
liều thuốc độc đã ngấm đến từng chân rễ của chế độ. Tham nhũng không phải từ rễ
lên ngọn, mà là từ ngọn xuống gốc. Cấp trên nghiêm thì dưới có kỷ luật. Cấp
trên trong sạch thì dưới không dám tham nhũng. Tướng phải chỉ huy quân chứ đâu
phải quân chỉ huy tướng! Cho nên từ ngày Đinh La Thăng về Sài Gòn, không một
anh CSGT – Con sâu gặm tiền – nào dám chặn đường xin tiền dân; nhưng chỉ cách
đó 40km qua Bình Dương, CSGT núp đầy sau những cột điện kiếm ăn, cứ 5km có 1
toán!
Diễn văn của Nguyễn Tấn Dũng bảo rằng ông chống lại
tham nhũng, nhưng chính ông ta là một trong những người tham nhũng nhất. Một
trong những việc làm tai hại nhất của ông ta là cho khai thác Bô xít ở Tây
Nguyên. Vừa làm ô nhiễm môi trường nặng nề, đã không có thu nhập mà mỗi năm lỗ
hàng chục triệu USD.
Hồi năm 4 tôi có yêu một cô gái, học ngành Dược. Tôi
trên cô ấy 2 khóa. Cô bé ấy là bạn từ nhỏ của tôi. Rất xinh, rất dễ thương và tốt
bụng.
Nhưng bố và họ hàng của cô gái ấy làm trên huyện ABC
(xin giấu tên, có thể cung cấp tên huyện cho Ban biên tập làm chứng cứ vụ việc
có thật vì ngại ảnh hưởng đến cô bé đó). Cái đám chính quyền ấy tham nhũng đến
mức chỉ vì vài chục tỷ đồng mà khiến hàng trăm hộ lao vào cảnh khổ sở mất nhà mất
cửa.
Mỗi khi xây một cái chợ thì tiền vào túi ban lãnh đạo
rất nhiều. Vốn là 10 năm trước, đám lãnh đạo của nhiệm kỳ đó có xây 1 cái chợ
được khoán trong thời gian 20 năm. Nhưng bây giờ, mới sau 10 năm thôi, đám lãnh
đạo của nhiệm kỳ mới lại muốn ăn thêm một khoản tiền nữa. Thế là họ xây thêm một
cái chợ nữa ở ngay dưới chân 1 cái đập, sau đó lùa dân buôn bán xuống chợ đó. Tất
cả thịt cá rau đều phải xuống chợ mới hết. Ai dám bán ở trên chợ cũ đều bị tịch
thu và bị dù là bán trong nhà, nhiều người chống trả đều bị ra tay đánh đập.
Video đó được quay lại và gửi lên khiếu nại trên cấp
cao hơn nhưng rồi cũng bặt vô âm tín. Cô cách nhà tôi vài ngày thôi vừa mới bị
đánh bầm mặt bầm mày. Đảng đã nói là làm.
Cách đây khoảng 5 năm do một cơn mưa to, ban lãnh đạo
huyện đã xả đập cuốn trôi nhiều nhà cửa và tài sản của nhân dân ở vùng dưới đó.
Thế nhưng bây giờ vì tham tiền, ban lãnh đạo mới lại đi xây một khu chợ ngay dưới
chân đập. Mà ở Việt Nam chuyện tràn đập, vỡ đập là chuyện thường như cơm bữa. Mấy
bác lập dự án thủy điện liên tiếp để bán rừng, thế nên hễ động mưa lớn hay nhỏ
là lũ là lụt.
Khoảng cách của dòng suối và mặt ngang của chợ. Chú
thích: Cái hồi tràn đập nước chảy cao hơn vị trí này khoảng 2 - 3m. Đây là lúc
con suối cạn nhất, trong vắt.
Lại còn vấn đề ma túy nữa, cách nhà tôi khoảng 10
nhà thôi là trùm ma túy huyện từ năm 2010 đến nay. Bọn tiêm chích xong găm đầy
kim tiêm ở cây cà phê và quẳng lung tung ở dưới đất, đặc biệt nghĩa địa là khu
tụ tập nhiều đám chích hút nhất.
Công an có truy quét không? Xin thưa đó là nhà công
an.
Bao bì kim tiêm dân chích hút ma túy bỏ lại ngay sau
chợ (chỉ sau 1 đêm).
Tôi yêu cô ấy! Ai mà chẳng từng trải qua. Nhưng với
sự việc ấy, không lẽ mình nói toẹt với em ấy rằng: “Ừ, Tiên. Ba với chú em làm
nhiều việc thất đức lắm. Cái hồi vụ xả súng lãnh đạo tỉnh Yên Bái cả huyện đều
nói: “Nếu có thằng nào xách súng bắn hết đám chó ấy (tức là lãnh đạo huyện) thì
chắc dân huyện mình treo ảnh thờ luôn”. Hồi cái vụ xả súng Yên Bái, dân ở huyện
mừng như “cha chết sống lại”. Cứ ngỡ như đang là ngày Quốc khánh.
Thế nên cũng dần dần im lặng, xa cách em ấy dần.
Chia tay không một tiếng nói, nhưng cũng không thù hằn nhau như những người
khác yêu nhau. Buồn chứ. Nhưng đâu thể để em ấy khó xử!
Cho nên để sau này không còn sự tham nhũng và độc
tài, hoặc ít nhất là cũng bớt bớt đi, ai cũng phải góp một phần đấu tranh. Những
hoạt động của những người hoạt động nhân quyền cũng giúp cho Đảng và đất nước
càng ngày càng tự do hơn, so với 10 hoặc 20 năm trước đây thì đã tự do thoải
mái hơn nhiều.
Trước khi kết thúc xin kể một câu chuyện lạ:
Tôi có thằng bạn rất thân, cả dòng họ nó đều làm
quan to cách mạng. Thế nhưng ba mẹ nó không hề cho nó vào Đảng. Vì sao? Ba mẹ
nó bảo: “Mày không thấy bây giờ chế độ thối nát lắm rồi à, không biết ngày nào
nó sụp đổ đây”. Bố mẹ nó sợ một cuộc tắm máu để trả thù, cả dòng họ phải để lại
một người nối dõi chứ. Lời khuyên thật lòng: Nếu bạn không làm chính trị, đừng
nên vào Đảng!
Sinh
Viên Dược
No comments:
Post a Comment