Sunday, January 15, 2017

BÀN TAY CỦA ÔNG PUTIN ? (Lê Phan)




Lê Phan
(Theo New York Times)
January 14, 2017
.
Bên ngoài trụ sở của Orbis Business Intelligence Ltd ở London. (Hình: Getty Images)
.
Câu chuyện bắt đầu cách đây bảy tháng, khi một cựu nhân viên tình báo Anh tên là Christopher Steele được một hợp đồng để thành lập một hồ sơ về liên hệ giữa ông Donald J. Trump với Nga. Tuần rồi, những chi tiết nóng bỏng – những câu chuyện kể không có bằng cớ về những vụ chơi đùa với các cô gái làng chơi, hợp đồng địa ốc mà mục đích là để mua chuộc và điều phối với tình báo Nga trong việc đột nhập tin tặc vào đảng Dân Chủ – đã được tóm lược như là một phụ đính trong bản phúc trình mật trình lên Tổng Thống Barack H. Obama và Tổng Thống Đắc Cử Donald J. Trump cùng các vị lãnh đạo bên Quốc Hội.

Hậu quả của vụ này thật khó biết sẽ ra sao và chắc là nó sẽ còn tiếp tục sau ngày nhậm chức. Những chi tiết là có một bản tóm tắt này được tiết lộ bởi CNN hôm thứ ba, và sau đó mọi phương tiện truyền thông đều loan tin.

Hôm Thứ Tư, trong cuộc họp báo đầu tiên suốt từ khi đắc cử, ông Trump đã lên án mọi sự là ngụy tạo, một thứ bôi nhọ kiểu Nazi do những người “bệnh hoạn” chế ra. Nhưng nó đã làm hại đến liên hệ của ông với cộng đồng tình báo và sẽ là một ám ảnh cho tân chính phủ.

Tối hôm Thứ Tư, sau khi nói chuyện với ông Trump, Giám Đốc Tình Báo Quốc Gia James R. Clapper Jr, đưa ra một thông cáo lên án vụ tiết lộ này và nói là về hồ sơ của ông Steele các cơ quan tình báo “không có phán xét là những thông tin trong tài liệu này là đáng tin cậy.” Ông Clapper giải thích là các viên chức tình báo tuy vậy đã chia sẻ nó với các nhà làm chính sách để đưa ra “một bức tranh toàn cảnh nhất về những vấn đề có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.”

Một phần của câu chuyện này nằm ngoài tầm của của các nhà báo – đặc biệt quan trọng nhất là bao nhiêu, nếu có cái gì, trong hồ sơ này là sự thật. Nhưng có thể thu thập đầu đuôi câu chuyện nói chung về cái gì dẫn đến vụ này, kể cả một câu hỏi vẫn còn tiếp tục về liên hệ giữa ông Trump và toán của ông với Nga. Vụ này, ngoài ra, cũng cho chúng ta thấy một chút về mặt trái của cuộc tranh cử tổng thống, liên quan đến các thám tử được thuê để tìm những gì tệ nhất mà người ta có thể tìm về lãnh tụ sắp tới của Hoa Kỳ.

Câu chuyện bắt đầu vào Tháng Chín năm 2015, khi một nhà bảo trợ giàu có của đảng Cộng Hòa vốn mạnh mẽ chống lại ông Trump bỏ tiền ra thuê một công ty nghiên cứu ở Thủ Đô Washington do một số cựu phóng viên chủ trì, mang tên là Fusion GPS, thu thập một hồ sơ về những scandal trong quá khứ của nhà đầu tư địa ốc này cũng như những nhược điểm của ông. Đó là theo tờ New York Times, dẫn một nguồn tin thân cận. Người yêu cầu ẩn danh, dẫn lý do bản chất nóng bỏng của câu chuyện và tương lai có thể có tranh chấp pháp lý. Danh tính của nhà bảo trợ cũng không được biết là ai.

Fusion GPS, đứng đầu bởi một cựu phóng viên của nhật báo Wall Street Journal, nổi tiếng theo đuổi tường thuật cho đến kỳ cùng, ông Glenn Simpson, hầu hết làm việc cho các khách hàng doanh nghiệp. Nhưng trong kỳ bầu cử tổng thống, công ty thỉnh thoảng được các ứng cử viên, các tổ chức đảng hay những nhà bảo trợ, thuê để làm một việc gọi là “oppo” tức là đối lập chính trị – viết tắt cho chữ nghiêng cứu đối lập – ngoài những công việc bình thường.
Nó thực ra là không có gì lạ và thường bao gồm việc thiết lập một kho dữ liệu lớn từ những thông tin có sẵn: những bản tin trong quá khứ, tài liệu về các vụ kiện tụng và những thông tin thích hợp. Trong nhiều tháng, Fusion GPS thu thập và lập một hồ sơ về quá khứ của ông Trump trong doanh nghiệp và kỹ nghệ giải trí. Số tài liệu thật là phong phú.

Sau khi ông Trump trở thành ứng cử viên cho đảng Cộng Hòa vào mùa Xuân, bên Cộng Hòa từ bỏ việc tài trợ cho cố gắng này. Nhưng bên Dân Chủ của bà Hillary Clinton rất chú ý, và Fusion GPS tiếp tục cuộc đào bới cho những khách hàng mới.

Đến Tháng Sáu, cố gắng đột nhiên thay đổi. Tờ Washington Post tường thuật là Ủy Ban Quốc Gia đảng Dân Chủ đã bị đột nhập tin tặc, và có vẻ như những người của chính phủ Nga, và một nhân vật bí ẩn tự nhận là “Guccifer 2.0” bắt đầu cho phổ biến những tài liệu bị đánh cắp lên Internet.

Ông Simpson thuê ông Steele, một cựu nhân viên tình báo Anh mà ông đã từng hợp tác. Ông Steele, trạc ngũ tuần, đã từng là điệp viên ở Moscow trong thời đầu thập niên 1990 và sau đó trở thành chuyên gia hàng đầu về Nga ở tổng hành dinh của tổ chức Tình Báo Quốc Ngoại của Anh MI6. Khi ông nghỉ việc vào năm 2009, ông mở một công ty riêng mang tên là Orbis Business Intelligence.

Cả hai cựu ký giả và cựu điệp viên, theo những người biết họ, đều có một cái nhìn rất bi quan về Tổng Thống Vladimir V. Putin của nước Nga, một cựu viên chức KGB, và những chiến thuật đủ loại mà ông và các điệp viên của ông đã sử dụng để bôi nhọ, bắt địa hay mua chuộc các mục tiêu của họ.

Là một cựu điệp viên, đã từng hoạt động ở Nga, ông Steele không thể tự mình đi Moscow để nghiên cứu những liên hệ của ông Trump ở đó. Thay vì vậy, ông thuê những người bản xứ để gọi những tay chỉ điểm bên trong nước Nga và lén lút liên lạc với những nguồn tin cũ trong nước Nga của ông.

Ông Steele viết ra những điều ông tìm được trong một loạt các memo, mỗi cái vài trang, mà ông bắt đầu trao cho Fusion GPS vào tháng 6 và tiếp tục cho đến tháng 12. Vào lúc đó, cuộc bầu cử đã kết thúc, và cả ông Steele lẫn ông Simpson đã không được trả đồng nào bởi các khách hàng chính trị của họ, nhưng họ không ngưng cuộc điều tra vào điều mà họ tin là rất quan trọng.

Những báo cáo này tả lại hai chiến dịch của người Nga. Chiến dịch đầu là cố gắng một năm trời để tìm cách ảnh hưởng ông Trump, có thể vì ông đã có liên lạc với mấy ông đại gia Nga mà ông Putin muốn theo dõi. Theo một trong những memo của ông Steel, sử dụng một lô những chiến thuật quen thuộc: việc thu thập những “kompromat,” những thứ như các đoạn video thâu ông Trump với các cô gái làng chơi ở một khách sạn sang trọng ở Moscow, hay đề nghị những mối làm ăn béo bở để lôi cuốn ông Trump.

Mục tiêu có lẽ không bao giờ để biến ông Trump thành một người của Nga, nhưng là để biến ông thành một nguồn tin có thể cung cấp thông tin cho những “thân hữu” người Nga. Nhưng nếu ông Putin và các thuộc hạ của ông muốn dụ ông Trump vào những cuộc làm ăn, họ đã không thành công. Ông Trump đã nói là ông không có tài sản nào quan trọng ở đó, tuy một trong hai ông con của ông đã tuyên bố ở một hội nghị về địa ốc hồi năm 2008 là “có nhiều tiền” đang “đổ vào từ Nga.”

Chiến dịch thứ nhì được diễn tả mới xảy ra gần đây: Một loạt các cuộc gặp gỡ với các đại diện của ông Trump trong lúc đang tranh cử, một phần là để bàn cách đột nhập vào Ủy Ban Quốc Gia đảng Dân Chủ và chủ tịch ban vận động của bà Clinton, ông John D. Podesta. Theo nguồn tin của ông Steele, nó bao gồm, trong số những việc khác, một cuộc gặp gỡ vào cuối mùa Hè ở Prague giữa ông Michael Cohen, một luật sư cho ông Trump, và ông Oleg Solodukhin, một viên chức Nga làm việc cho Rossotrudnichestvo, một tổ chức nhằm quảng bá quyền lợi của Nga ở ngoại quốc.

Ông Steele nghe đâu có uy tín tốt với các bạn đồng nghiệp trong ngành tình báo Anh và Mỹ và đã làm việc cho FBI trong cuộc điều tra về hối lộ ở FIFA, cơ quan quản trị túc cầu thế giới. Những đồng nghiệp nói là ông rất nguy cơ ông và đồng sự của ông có thể bị cung cấp tin dỏm của Nga. Tình báo Nga đã tổ chức một chiến dịch tin tặc phức tạp để làm hại bà Clinton. Một chiến dịch tương tự có thể được tổ chức chống lại ông Trump.

Hầu hết những điều ông được cho biết, và chuyển cho Fusion GPS rất khó kiểm chứng. Và có một số điều có thể kiểm chứng có vẻ không chính xác. Ông Cohen, chẳng hạn, tweet hôm thứ ba là ông chưa từng đến Prague; ông Soludukhin, người bị nói là kẻ liên lạc với ông phía Nga, bác bỏ trong một cuộc phỏng vấn điện thoại, nói là ông chưa từng gặp ông Cohen hay bất cứ ai đại diện cho ông Trump. Hôm thứ tư, tổng thống đắc cử, dẫn một số nguồn tin nói là có một ông Michael Cohen không có liên hệ với ông Trump có thể đến thăm Prague và hai ông có thể bị lẫn lộn trong báo cáo của ông Steele.

Nhưng tin đồn về hồ sơ này bắt đầu loan truyền trong giới chính trị. Ông Rick Wilson, một viên chức Cộng Hòa làm việc cho một quỹ super PAC ủng hộ ông Marco Rubio, nói ông nghe thấy từ hôm Tháng Bảy, khi một phóng viên điều tra của một hệ thống truyền hình quan trọng gọi ông hỏi ông có biết không.

Đến đầu mùa Thu, một số những memo của ông Steele đã được trao cho FBI, vốn đã điều tra về mối liên hệ của ông Trump với Nga, và cho các nhà báo. Một viên chức MI6, mà công việc buộc phải ẩn danh, nói là vào cuối Hè đầu thu, ông Steele cũng đưa phúc trình mà ông soạn về ông Trump và Nga cho tình báo Anh. Ông Steele quan ngại về những gì ông nghe được về ông Trump, và ông nghĩ là những thông tin này không nên chỉ nằm trong tay những người đang tranh cử.

Đến sau cuộc bầu cử, những memos này, vẫn được bổ túc bởi cuộc điều tra của ông, trở thành một trong những bí mật mà ai cũng biết ở Washington, với các phóng viên cố gắng xác nhận hay phủ nhận chúng.

Nó cũng đến Điện Capitol. Thượng Nghị Sĩ John McCain, Cộng Hòa tiểu bang Arizona, nghe nói đến hồ sơ này và đến Tháng Mười Hai thì được ông David Kramer, một cựu viên chức cao cấp của Bộ Ngoại Giao nay làm cho Viện Nghiên Cứu McCain của Viện Đại Học Arizona State, trao cho một bản. Ông McCain trao nó cho ông James B. Comey, giám đốc FBI.

Điều đáng nói nhất cho Washington là nhiều phóng viên của những cơ quan tin tức đối nghịch nhau có được những memos này nhưng họ không tiết lộ vì không kiểm chứng được. Việc này chỉ thay đổi tuần này, sau khi các vị đứng đầu CIA, FBI và Cơ Quan An Ninh Quốc Gia, kèm một tóm tắt của những memos này, cùng với những thông tin tình báo khác, trong bản phúc trình về cuộc tấn công tin tặc của Nga.

Trong khi đó, đài BBC loan tin là ông Steele đã phải đi trốn. Một phóng viên đài BBC nói là ông Steele đã rời nhà từ trước khi tin này được tung ra. Hàng xóm cho biết ông Steele, có bốn con, đã nhờ hàng xóm trông nom hộ ba con mèo. Theo phóng viên Paul Wood của đài BBC, vốn được thấy hồ sơ này từ Tháng Mười năm ngoái, đã được cho biết là ông Steele “sợ cho tính mạng của mình” vì đã nói ra về liên hệ giữa Nga và ông Trump.

-----------------------


Ông Trump sẽ làm gì?  (Ngô Nhân Dụng  |  January 13, 2017)





No comments: